intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

Chia sẻ: Anhnangchieuta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

  1. 338 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam Vũ Thị Tuyết Mai Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng vttmai@cit.udn.vn Tóm tắt. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình tác động cố định (FEM) trên 90 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chính sách đầu tư tài sản lưu động và hiệu quả hoạt động, trong khi đó chính sách tài trợ vốn lưu động lại không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất muốn gia tăng hiệu quả hoạt động cần phải rút ngắn thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thu tiền. Từ khóa: chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động, doanh nghiệp sản xuất. 1. Đặt vấn đề Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về mức đầu tư tài sản lưu động và huy động nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản, tài sản lưu động; thực hiện việc quản trị các khoản như: hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả,... Do đó, mục tiêu chính của quản lý vốn lưu động đầu tiên là phải đưa ra quyết định mức đầu tư tài sản lưu động và nguồn tài trợ rồi mới tính đến việc quản trị khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả sao cho hiệu quả. Hơn nữa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có nguồn vốn lưu động không nhỏ, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn ở mức cao [22]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm mối quan hệ của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016; từ đó đưa các hàm ý chính sách về quản lý vốn lưu động để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Vốn lưu động là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Nguyễn Thanh Bình (2009). Vốn lưu động chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn dự trữ sản xuất, vốn lưu động có thể là nguyên vật liệu, nhiên liệu. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động có thể là bán thành phẩm hay vốn chi phí trả trước. Trong khâu lưu thông, vốn lưu động có thể là thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu. Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Raheman và Nasr (2007). Cách
  2. Vũ Thị Tuyết Mai 339 thức quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp Deloof (2003). Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam đề cập đến mối quan hệ này. Nghiên cứu của Deloof (2003) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu 1.009 doanh nghiệp phi tài chính của Bỉ từ 1992-1996 đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận hoạt động gộp và số ngày phải thu, hàng tồn kho và thanh toán. Nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006) trên 131 doanh nghiệp phi tài chính Athens (Hy Lạp) giai đoạn 2001-2004 và nghiên cứu của Usama (2012) về các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi giai đoạn 2006-2010 cũng cho kết quả tương tự. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ này ở tầm quốc gia, khu vực hay một số ngành nghề nhất định: nghiên cứu của Khawaja và cộng sự (2011) ở khu vực châu Á, nghiên cứu của Napompech (2012) tại Thái Lan, nghiên cứu của Sur và Chakraborty (2011) về ngành dược ở Ấn Độ. Ngoài việc sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hay số ngày phải thu, số ngày luân chuyển hàng tồn kho và số ngày thanh toán để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn lưu động. Một hướng nghiên cứu khác của Weinraub và Visscher (1998) đã thảo luận về vấn đề các chính sách quản lý vốn lưu động tích cực và thận trọng bằng cách sử dụng số liệu hàng quý cho giai đoạn 1984-1993 của các công ty Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản hay chính sách đầu tư tài sản lưu động và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản hay chính sách tài trợ vốn lưu động để đánh giá chính sách quản trị vốn lưu động và đã tìm ra sự khác biệt đáng kể về chính sách vốn lưu động giữa các ngành công nghiệp. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012), Al-shubiri (2011) cũng đã tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động và lợi nhuận trên tài sản Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình phải kể đến như: nghiên cứu của Dong và Su (2010), Từ Thị Kim Thoa và Tạ Thị Uyên Uyên (2014), Tô Thị Thanh Trúc và Tạ Đình Thiên (2015) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động ở các giai đoạn khác nhau; nghiên cứu của Bùi Ngọc Toán (2016) về ngành Bất động sản, nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy (2014) về ngành công nghiệp chế tạo máy, nghiên cứu của Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam (2015) về đối với các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống… Hầu hết, các nghiên cứu đều tìm thấy mối quan hệ đáng kể của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu kỳ chu chuyển tiền đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra mối quan hệ của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động và kỳ phải thu bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân, kỳ thanh toán bình quân với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các công ty có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
  3. 340 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” 2012-2016. Bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu đã chọn được 90 doanh nghiệp với 450 quan sát. 3.2. Các biến và mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nghiên cứu sử dụng là tỷ lệ lợi nhuận gộp (GOP) được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận gộp (doanh thu-giá vốn hàng bán) trên tổng giá trị tài sản ngoại trừ tài sản tài chính. Việc sử dụng GOP thể hiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động, bởi vốn lưu động được dùng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chính tại đơn vị. Có rất nhiều nghiên cứu sử dụng GOP làm biến phụ thuộc Lazaridis và Tryfonidis (2006), Dong và Su (2010), Gill và cộng sự, (2010), Alipour (2011)… Biến giải thích Biến giải thích về công tác quản trị vốn lưu động gồm có biến về chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân Chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP): Quản trị vốn lưu động đầu tiên được xem xét thông qua chính sách đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chính sách đầu tư tài sản lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách đầu tư tài sản lưu động thể hiện mức đầu tư vào tài sản lưu động - được đo lường bằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Biến này được sử dụng trong nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012), Al-shubiri,... Chính sách tài trợ vốn lưu động (FP): Sau khi nhà quản trị đã quyết định được mức đầu tư cho tài sản lưu động thì cũng sẽ xem xét nguồn tài trợ cho các tài sản lưu động. Chính sách tài trợ vốn lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tài trợ vốn lưu động được biểu hiện qua tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, gọi tắt là tỷ trọng nợ ngắn hạn. Biến này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012), Al-shubiri,... Kỳ thu tiền bình quân (AR): Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian trung bình kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền, là một nội dung quan trọng của quản trị vốn lưu động. Nghiên cứu của Dong và Su (2010), Gill và cộng sự (2010), Lazaridis và Tryfonidis (2006),… cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV): Kỳ luân chuyển hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, một nội dung then chốt của quản trị vốn lưu động. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho hiệu quả. Nghiên cứu của Dong và Su (2010), Gill và cộng sự (2010), Lazaridis và Tryfonidis (2006)… cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động. Kỳ thanh toán bình quân (AP): Kỳ thanh toán bình quân là khoản thời gian trung bình từ lúc mua chịu cho đến khi trả tiền người bán. Nghiên cứu Dong và Su (2010) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi,
  4. Vũ Thị Tuyết Mai 341 nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006); Khawaja và cộng sự (2011) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cũng đưa thêm vào mô hình các biến kiểm soát như tỷ trọng tài sản tài chính (FATA), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE) nhằm đánh giá đúng mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động. Các biến trên cũng được các nghiên cứu Alipour (2011), Khawaja và cộng sự (2011), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Napompech (2012), Charitou và cộng sự (2012), Vahid và cộng sự (2012) sử dụng làm biến kiểm soát. Mô hình nghiên cứu Để tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động, nghiên cứu đề xuất mô hình phân tích định lượng như sau: GOP=β0+β1IPit+β1FPit+β3ARit+β4INVit+β5APit+β6FATAit+β7SASit+β8SIZEit+β9GROWTHit+ωit Trong đó, i ký hiệu cho các công ty, t ký hiệu cho năm và ωit là sai số. Các biến trong mô hình được định nghĩa như sau: - GOP: Tỷ lệ lợi nhuận gộp = (Doanh thu-giá vốn)/ (Tài sản-Tài sản tài chính); - IP: Chính sách đầu tư tài sản = Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản; - FP: Chính sách tài trợ vốn lưu động = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản; - AR: Kỳ thu tiền bình quân = (Bình quân khoản phải thu/ Doanh thu thuần)*365; - INV: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = (Bình quân hàng tồn kho/ Giá vốn)*365; - AP: Kỳ thanh toán bình quân = (Bình quân khoản phải trả/ Giá vốn)*365; - FATA: Tỷ trọng tài sản tài chính = Tài sản tài chính/ Tổng tài sản; - SIZE: Quy mô = Ln (Tài sản); - GROWTH: Tốc độ tăng trưởng doanh thu = (Doanh thu nămt-Doanh thu nămt-1)/ Doanh thu nămt-1 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max GOP 450 0,317 0,2487 -0,3528 1,1865 IP 450 0,6217 0,1961 0,0226 0,9994 FP 450 0,4042 0,1902 0,003 0,9754 AR 450 42,78 38,23 1,01 364 INV 450 99,89 61,22 1,6 326 AP 450 35,32 27,63 0,76 299 FATA 450 0,1634 0,155 0 0,6457 GROWTH 450 0,1421 0,665 -0,8084 11,25 SIZE 450 14,01 1,36 9,26 18,1
  5. 342 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Kết quả ở Bảng 1 cho thấy trung bình các doanh nghiệp sản xuất bỏ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 24,87 đồng lợi nhuận gộp, trong đó doanh nghiệp tạo lợi nhuận gộp cao nhất là 118,65 đồng và thấp nhất là -35,28 đồng; kết quả này cho thấy khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong việc tạo ra tỷ lệ lợi nhuận gộp là rất lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rất chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản lưu động và lựa chọn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản là chủ yếu khi mức đầu tư tài sản lưu động (IP) trung bình 62,17% >50%, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (FP) 40,42% |t| [95% Conf.Interval] IP 0,1654 0,0526 3,15 0,002 0,0620 0,2689 FP -0,0021 0,0513 -0,04 0,996 -0,1030 0,0987 AR -0,0005 0,0002 -2,79 0,006 -0,0009 -0,0001 INV -0,0005 0,0001 -3,38 0,001 -0,0007 -0,0002 AP -0,0001 0,0002 -0,56 0,575 -0,0005 0,0003 FATA 0,4462 0,0541 8,25 0,000 0,3398 0,5526 GROWTH 0,0127 0,0064 1,99 0,047 0,0001 0,0253 SIZE -0,0487 0,0120 -4,05 0,000 -0,0724 -0,0251 _cons 0,9017 0,1780 5,06 0,000 0,5514 1,2519 R2=37,35 Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có các biến thể hiện công tác quản trị vốn lưu động: chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) có mối quan hệ đáng kể với tỷ lệ lợi nhuận gộp ở mức ý nghĩa 5%; trong khi các biến về chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) và kỳ thanh toán bình quân (AR) lại không có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 37,35% sự thay đổi của biến phụ thuộc GOP thông qua giá trị R2. Chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nazir và Afza (2009). Khi doanh nghiệp sản xuất gia tăng mức đầu tư vào tài sản lưu động 10% thì tỷ lệ lợi nhuận gộp sẽ tăng thêm 1,654%. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên có quyết định hợp lý trong việc gia tăng mức đầu tư vào tài sản lưu động để có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp.
  6. Vũ Thị Tuyết Mai 343 Kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động. Thời gian thu tiền bình quân 43 ngày và thời gian luân chuyển hàng tồn kho bình quân 100 ngày. Nếu doanh nghiệp sản xuất giảm thời gian thu tiền 10% còn 39 ngày, thời gian luân chuyển hàng tồn kho 10% còn 90 ngày thì tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng lên 0,005%. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây như Bùi Ngọc Toán (2016), Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014), Dong và Su (2010),… Thật vậy, việc rút ngắn thời gian thu tiền, thời gian luân chuyển hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất xoay vòng nguồn vốn nhanh, tái đầu tư trong hoạt động sản xuất tạo ra càng nhiều doanh thu, gia tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao thường đầu tư vào tài sản tài chính nhiều. Thực tế, tài sản tài chính có thể được xem như nguồn vốn dự phòng cho hoạt động sản xuất chính tại doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu, nguồn vốn dôi ra sẽ được đầu tư vào tài sản tài chính; ngược lại khi hoạt động sản xuất giảm xuống, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản tài chính thành tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động và những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường tạo ra tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn. 5. Kết luận Nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư về tài sản lưu động mà còn ở khía cạnh quản trị khoản phải thu, hàng tồn kho với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chính sách đầu tư tài sản và hiệu quả hoạt động, mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động. Trong khi, chính sách tài trợ vốn lưu động và kỳ thanh toán bình quân có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất muốn gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cần phải gia tăng mức đầu tư tài sản một cách hợp lý và quản trị tốt tài sản lưu động nhất là khoản phải thu và hàng tồn kho. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng có phần hạn chế khi chỉ thực hiện trên 90 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và thành phố Hà Nội (HNX). Vì vậy, những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng trên phạm vi tất cả các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hay nghiên cứu ở lĩnh vực, ngành nghề khác. Tài liệu tham khảo 1. Alipour, Mohammad. “Working capital management and corporate profitability: Evidence from Iran”. World Applied Sciences Journal 12.7 (2011): 1093-1099. 2. Al-Shubiri, Faris Nasif. “Analysis of the relationship between working capital policy and operating risk: An empirical study on Jordanian industrial companies”. Hebron University Research Journal 6.1 (2011): 287-306. 3. Charitou, Melita, Petros Lois, and Halim Budi Santoso. “The Relationship Between Working Capital Management And Firm's Profitability: An Empirical Investigation For An Emerging Asian Country”. The International Business & Economics Research Journal (Online) 11.8 (2012): 839. 4. Deloof, Marc. “Does working capital management affect profitability of Belgian firms?” Journal of business finance & accounting 30.3‐4 (2003): 573-588.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2