intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1)

Chia sẻ: Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

133
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tâm lý trẻ con tuổi chập chững chia sẻ bí quyết nắm được tâm lý trẻ con tuổi chập chững: tự tin là bí quyết quan trọng nhất, điều gì làm trẻ chập chững hoạt động, lối cư xử như thế nào là bình thường, trẻ khó nuôi bẩm sinh hay phương pháp nuôi dạy, hiểu biết hành vi của trẻ chập chững... và còn nhiều điều mà tác giả đã chia sẻ trong cuốn sách này. mời các bậc phụ huynh tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1)

TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG<br /> (PHẦN I)<br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> <br /> Tôi từng nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, vậy nhưng khi chính<br /> tôi có con thì suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi! Khi những cậu nhóc quậy phá của<br /> chúng tôi ra đời tôi mới nhận thấy hiểu biết của mình thật ít ỏi, và những lời khuyên<br /> về giáo dục trẻ em trong các sách hiện có lại cũ rích và không thực tế.<br /> Đó là thời gian cách đây 15 năm và kể từ đó tôi tâm niệm phải tìm ra những phương<br /> cách đúng đắn hơn nữa để nuôi dạy và tận hưởng niềm vui với con trẻ. Tôi khởi đầu<br /> bằng cách cổ động những bậc phụ huynh mà tôi tiếp xúc trong công việc áp dụng<br /> những ý tưởng mới được hun đúc của tôi. Một số họ quay lại gặp tôi sau vài tuần và<br /> nói rằng họ rất ngạc nhiên khi áp dụng thành công những thành công của tôi. Một số<br /> người nói tôi khuyên bậy.<br /> Thời gian trôi qua, hàng trăm phụ huynh tôi biết đã loại bỏ những kỹ thuật không mang<br /> lại hiệu quả và bắt đầu thu thập, chắt lọc, thử nghiệm những kinh nghiệm thích hợp.<br /> Nhờ những phụ huynh đã cho tôi thấy thực tế của công việc nuôi dạy trẻ con, sau tám<br /> năm, tôi nhận ra mình hiểu biết khá nhiều về công việc này đến nỗi không thể không<br /> chia sẻ với những người khác.<br /> Ngay sau lần đầu tiên xuất bản cuốn “Tâm lý trẻ con tuổi chập chững - những lời<br /> khuyên hữu ích nhất” này, tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên về sự thành công đến rất<br /> nhanh của cuốn sách. Quyển sách bán chạy không chỉ vì những ý tưởng thực tế<br /> trong sách mà còn vì mang lại sự hiểu biết mới và niềm vui đối với việc nuôi dạy con<br /> trẻ, củng cố sự tự tin và động viên phụ huynh rằng không phải chỉ họ gặp phải<br /> những khó khăn này.<br /> Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 và những ý tưởng của tôi trở nên mạnh mẽ, rõ<br /> ràng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghệ thuật giáo dục trẻ em cũng phải tiến bộ theo<br /> thời gian. Phương thức tiếp cận mới đánh giá cao vai trò của quan hệ và bảo vệ trẻ<br /> con khỏi những biến động và căng thẳng trong môi trường gia đình. Nói đến kỷ luật<br /> thì tôi cho là phải lấy tình yêu thương làm cơ sở và phụ huynh phải vạch ra những<br /> giới hạn rõ ràng mà trẻ phải tuân thủ.<br /> Phụ huynh ngày nay phải chịu áp lực tài chính lớn hơn, nhiều bà mẹ sinh xong phải<br /> đi làm vì lý do kinh tế. Chất lượng nuôi dạy trẻ vì thế phải được quan tâm hơn. Các<br /> ông bố phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn vì chính họ đóng vai trò ngang hàng như<br /> những người vợ trong quyết định có con. Nếu tỷ lệ ly dị cứ theo đà tăng lên như ở<br /> TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG- (PHẦN I)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mỹ thì trẻ em càng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Trong bối cảnh đó, những vấn<br /> đề như trẻ vị thành niên có thai và quyền của trẻ em khi có phụ huynh nghiện rượu<br /> và ma tuý cũng cần phải được đặt ra.<br /> Tôi tin rằng đã đến lúc phải rũ bỏ hết những lý thuyết trống rỗng và thiếu thực tế<br /> (thường chỉ là người đọc bối rối) và tập trung vào những giá trị quan trọng hơn.<br /> Phỏng có ích gì khi cho thai nhi nghe nhạc cổ điển để kích thích tế bào thần kinh mà<br /> không tạo ra được môi trường ấm áp và hạnh phúc cho trẻ phát triển sau khi ra đời.<br /> Việc nuôi dạy trẻ là một việc làm tự nhiên, không nên xem là một khoa học phức tạp.<br /> Các bậc phụ huynh đã thực hiện được vai trò của mình trong nhiều thập niên qua<br /> mà không cần đến các chuyên gia. Đã đến lúc không nên quá nghiêm khắc với bản<br /> thân và đánh giá quá cao vai trò của bác sỹ, nhà tâm lý. Thời gian với con trẻ trôi<br /> qua rất nhanh – hãy tận hưởng niềm vui với chúng!<br /> <br /> 1<br /> Tự tin là bí quyết quan trọng nhất<br /> <br /> Nhìn lại 20 năm làm việc của tôi trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, tôi thường tự hỏi<br /> không biết có những mốt thời thượng và xảo thuật trong việc nuôi dạy con có ích gì<br /> không. Tôi không có ý phê phán việc phải ép trẻ con ăn, bỏ bú đúng lúc, cho bú mẹ<br /> thay cho bú bình, giáo dục trẻ từ nhỏ và bài trừ đánh đập trẻ em.<br /> Đằng sau những hô phong hoán vũ phù phiếm về việc nuôi dạy trẻ là những ý tưởng<br /> rất quan trọng và kiên định làm nền tảng cho sự phát triển an toàn và mạnh mẽ của<br /> trẻ.<br /> Tôi nhận ra năm thành tố trong công thức quan trọng sau đây đúng cho cả quá khứ<br /> lẫn tương lai. Chắc chắn là trẻ con sẽ phát triển tốt nhất nếu chúng:<br /> được yêu thương và quan tâm;<br /> được sống trong môi trường hạnh phúc và an bình;<br /> được theo gương tốt của người lớn;<br /> được chăm sóc chu đáo và nhất quán;<br /> được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ tự tin.<br /> Sách này không viết cho những người “viển vông”. Sách dành cho những ông bố bà<br /> mẹ kiên định muốn có những lời khuyên thực tế để nuôi dạy trẻ một cách thành công<br /> và vui thú. Với mục tiêu này, tôi nghĩ nên bắt đầu bằng điểm mấu chốt giúp bạn làm tốt<br /> vài trò bố mẹ của mình - sự tự tin.<br /> Những ông bố bà mẹ tự tin.<br /> Sự tự tin sẽ làm cho những người làm cha làm mẹ có suy nghĩ tích cực, có sức<br /> mạnh và sự cam kết thực sự với trách nhiệm này. Nếu bạn tự tin, những trục trặc trong<br /> đời sống hàng ngày giống như những hòn sỏi trên đường đi. Nhưng nếu không có<br /> TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG- (PHẦN I)<br /> <br /> 2<br /> <br /> lòng tự tin, chúng ta sẽ dễ mất phương hướng và những việc vặt vãnh có thể trở<br /> thành đại sự. Lòng tự tin có ích trong mọi mặt của cuộc sống. Nó giúp những người<br /> làm cha làm mẹ áp dụng kỷ luật một cách có hiệu quả, cải thiện ứng xử của con trẻ<br /> và về lâu về dài, nó hình thành cơ sở cho lòng tự tin của chính đứa trẻ.<br /> Cách đây vài năm khi tôi nói chuyện với một tập thể thính giả gồm rất nhiều phụ<br /> huynh ưu tú, tôi hỏi họ 1 câu đơn giản: “các ông bà tự tin đến mức nào về khả năng<br /> làm cha mẹ của mình?” 77% trả lời rằng họ không chắc chắn lắm về những kỹ thuật<br /> họ đang áp dụng.<br /> Thật lạ là ngày nay có vô số chuyên gia về giáo dục trẻ em,các quầy sách thì có đầy<br /> rẫy sách về phương pháp giáo dục trẻ, đức tính tự tin lại giảm sút hơn là phát triển<br /> lên. Có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân cho hiện tượng này.<br /> Điều gì huỷ hoại lòng tự tin<br /> Đã qua rồi những gia đình nhiều thế hệ, nhiều bố mẹ trẻ bây giờ thường có cảm giác<br /> cô độc và hoang mang. Có người chưa bao giờ phải đối mặt với vấn đề tâm lý, chưa<br /> hề tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ con. Ngoài ra, lý thuyết về chăm sóc trẻ con ngày<br /> càng trở nên phức tạp, làm cho chúng ta ít tin vào bản năng tự nhiên của mình hơn.<br /> Chính vì thế, chúng ta dễ bị những yếu tố sau đây làm cho mất lòng tự tin hơn vào<br /> bản thân trong việc nuôi dạy con:<br /> Không biết những vấn đề nào đó có bình thường hay không<br /> Con chúng ta ra đời mà ít ai trong chúng ta lại được chuẩn bị để đối phó với những<br /> khó khăn tiếp theo sau đó. Đa số các gia đình trẻ sống xa gia đình bố mẹ nên phải<br /> chịu thiệt thòi, không thể gặp ngay bố mẹ mình để xin những lời khuyên về những<br /> vấn đề thông thường trong cư xử và quản lý gia đình. Chúng ta cứ tưởng rằng chỉ có<br /> chúng ta mới gặp phải vấn đề nào đó trong khi rất nhiều người cũng ở trong tình<br /> cảnh như vậy.<br /> Đối với trẻ chập chững thì phải xem những vấn đề về cư xử là tất yếu mà những<br /> người làm cha làm mẹ sẽ gặp. Trẻ chập chững thường táy máy chân tay, chưa biết<br /> phân biệt đúng sai trong những việc mình làm. muốn trở thành trung tâm của sự chú ý<br /> và không lắng nghe lời phụ huynh nói. Trẻ 2 tuổi thường đánh nhau với anh chị hoặc<br /> em nhỏ, ăn ít, không chịu đi ngủ, khóc nhè, không vâng lời và nhất là hiếu động.<br /> Một số trẻ em thể hiện những tính cách trên ở mức độ ít còn một số thì lên đến tột<br /> đỉnh.<br /> Sự ganh đua<br /> Chúng ta sống trong một thế giới cạnh tranh và chúng ta không ngăn được sự dòm<br /> ngó xem những ông bố bà mẹ khác quản lý gia đình, chăm lo cho các quan hệ và nuôi<br /> dạy trẻ con của họ như thế nào. Rồi chúng ta cứ phải so sánh mình xem có thua<br /> kém người khác không.<br /> Các phương tiện truyền thông cũng tỏ ra giúp đỡ 1 tay bằng cách thiên vị trong thực<br /> tế. NHiều tạp chí tâng bốc những cố gắng đạt đến sự hoàn thiện. “Cuộc hôn nhân<br /> hoàn hảo”, “Đời sống tình dục như ý” “kinh doanh hoàn toàn sạch sẽ” “Chế độ ăn sáng<br /> tuyệt đối cân bằng”, “Phương pháp nuôi dạy con hoàn hảo”. Chẳng cần nói cũng<br /> TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG- (PHẦN I)<br /> 3<br /> <br /> biết không có cái gì là hoàn hảo, và hầu hết những cái chúng ta muốn đạt đến là<br /> những mục tiêu hoang đường không bao giờ đạt được.<br /> Những người xuất hiện thường xuyên trên các chương trình gương thành công, các<br /> vở kịch trong nhà ngoài phố là các diễn viên gây ấn tượng với công chúng với vẻ tự<br /> chủ và có trách nhiệm nhưng thực chất trong đời tư thì cũng mất thăng bằng, mệt<br /> mỏi và bất hạnh như chính chúng ta. Một phóng viên châm biếm nhân dịp kỷ niệm<br /> 10 năm hoạt động của một tạp chí phụ nữ của Úc đã nhận xét…”Chân dung một<br /> người phụ nữ mà họ vẽ nên cần - một nghề nghiệp, một ông chồng, những đứa con,<br /> một cái nhà, trang sức, áo quần, sự sôi động và du lịch” Kết quả là nhiều phụ nữ<br /> cảm thấy họ đã bị lừa. Đối với đa số “siêu” phụ nữ mà tôi tiếp xúc, họ chỉ được<br /> hưởng cảm giác hồi hộp và được đi lại chỉ với chuyến xe đi bệnh viện để điều trị cho<br /> đứa con còn lâu mới được coi là “hoàn hảo” của họ,<br /> Trước kia trẻ con không đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo cho đến 6 tuổi, giờ thì ngay từ bé nó<br /> được tiếp xúc với người ngoài và như thế trẻ em phải cạnh tranh và chuẩn bị<br /> ganh đua rất nhiều.<br /> Nếu ngồi trong một bệnh viện nhi đồng, bạn sẽ thắc mắc không hiểu vì sao tất cả<br /> các đứa trẻ khác đều mập mạnh, nhiều răng và lanh lẹ hơn con bạn. Bạn thích tham<br /> gia nhóm những người có con nhỏ nhưng ngại người ta nhìn con mình “Hãy nhìn<br /> đứa bé kia, đã 13 tháng mà vẫn chưa biết đi, chắc nó bị làm sao đấy?” “Hãy nhìn<br /> thằng bé chỉ mới 1 tuổi đã cắn đứa khác, chắc nó sẽ thành dân bặm trợn sau này”. Khi<br /> trẻ sắp đến tuổi đi học, bạn cảm thấy căng thẳng nếu trẻ không biết cắt hình và nô<br /> đùa với bạn trong khi những đứa khác biết làm thủ công và kể chuyện.<br /> Bố mẹ có thể rất dễ bị tổn thương nếu con cái học hành không giỏi ở trường. Một số<br /> người mắc bệnh khoác lác về năng lực của con họ. Nếu bạn tham gia một buổi sinh<br /> hoạt phụ huynh hoặc giáo viên, có thể có 1 ông bố hăng hái tuyên bố “Con tôi mới 5<br /> tuổi nhưng có thể đọc thuộc làu thơ của Shakespeare”, rồi 1 phụ huynh ảo tưởng khác<br /> “con gái tôi 4 tuổi nhưng chơi violon tuyệt vời”, còn bạn nhủ thầm “con tôi 5 tuổi và<br /> đêm nào cũng đái dầm”<br /> Đái dầm là việc phổ biến đối với trẻ em chưa đến tuổi đi học. Thật ra trong lớp có thể<br /> vẫn có vài đứa giữ thói quen này nhưng phụ huynh của bé sẽ không bao giờ nói ra<br /> điều đáng xấu hổ này.<br /> Động một cái là gọi bác sỹ<br /> Trong những giờ phút ảm đạm nhất của đời mình, tôi tự hỏi nếu các bác sỹ bị quét<br /> sạch khỏi mặt đất thì các phụ huynh có khổ sở hơn không. Tôi muốn định nghĩa lại<br /> việc nuôi dạy trẻ và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự tin, dường như hàng trăm<br /> người khác muốn làm cho việc này khó khăn hơn. Lòng tự tin rất mỏng manh và dễ vỡ<br /> và những ý tưởng sai lệch và lỗi thời sau đây đã góp phần phá hoại lòng tự tin:<br /> Những bà mẹ phải đi làm thì sẽ gây hại rất nhiều cho con: không đúng<br /> Người mẹ nào cũng muốn ở nhà cả ngày để chăm con, nếu phụ nữ nào không muốn<br /> như vậy thì họ đáng xấu hổ. Lầm. Một số ông bố muốn chăm con cả ngày và nhiều<br /> khi biết dành thời gian cho bản thân cũng là điều có lợi cho cả con lẫn bố mẹ<br /> TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG- (PHẦN I)<br /> 4<br /> <br /> Trẻ con phải ngồi trong sẽ giang chân quá nhiều và chân sẽ bị vòng kiềng: Tất cả trẻ<br /> con một tuổi đều bị chân vòng kiềng, không cần biết chúng có ngồi xe hay không vì<br /> Chúa sinh ra chúng như thế.<br /> Trẻ con thức dậy nửa đêm bố mẹ phải dỗ dành: Một lý thuyết không thực tế, lỗi thời.<br /> Đây là vấn đề giấc ngủ cần phải khắc phục sớm. Sự thiếu ngủ là một hình thức tra<br /> tấn, và bố mẹ thiếu ngủ thường hơi cáu gắt, gây tâm lý không tốt cho trẻ<br /> Nếu trẻ con không bú mẹ thì rất bất lợi: Ai cũng khuyến khích trẻ bú mẹ nhưng điều<br /> này không bắt buộc Phụ huynh đánh con sẽ gây tổn thương về tình cảm: Hiểu sự việc<br /> như thế là hoàn toàn sai<br /> Trẻ ở tuổi chập chững thỉnh thoảng nghịch chỗ kín của nó là sự bất thuờng về tình<br /> dục: Vô lý, trẻ con làm thế là vì nó thích hoặc vì nó chán, không có gì để chơi.<br /> Nhiều sách đưa ra những lời khuyên không thực tế, những ý kiến lỗi thời và đặt ra<br /> những mục tiêu quá cao dẫn đến những lo sợ và tạo ra cảm giác thiếu năng lực cho<br /> những người làm bố làm mẹ. Nên dùng làm giấy vụn hoặc tái chế những sách đó<br /> cho việc gì có ích hơn. Cuộc sống đã đủ những lo toan rồi, chẳng cần những nhà<br /> triết học thông thái sản sinh ra mớ tài liệu làm cho chúng ta cảm thấy mình chỉ là<br /> công dân hạng hai.<br /> Không nhận biết cá tính<br /> Mỗi đứa trẻ được sinh ra với những tài năng và tính cách riêng biệt chỉ có thể điều<br /> chỉnh chứ không thể thay đổi hoàn toàn bởi nhiệt tâm và kỹ năng của bố mẹ. Cách<br /> nhanh nhất để huỷ hoại sự tự tin của trẻ là bắt buộc chúng làm những gì không<br /> muốn và không có khả năng thực hiện. Một đứa trẻ 3 tuổi có tính cách hoạt bát sẽ<br /> không chịu ngồi yên học bài, bất kỳ trẻ con nào không có tính cách hiền lành như<br /> thánh Francis đều không thích hợp khi đứng ở hàng trước của đội bóng Bang Origin<br /> Dù cho tôi có nói gì thì vẫn có quan điểm lạc hậu cho rằng trẻ con được sinh ra bản<br /> tính giống nhau hoàn toàn, nếu có bất kỳ sự khác nhau, sự hư hỏng hoặc sai trái gì<br /> cũng đều do hành động của bố mẹ gây ra.<br /> Tất cả chúng ta phải học cách chấp nhận đứa trẻ mình sinh ra và rồi nỗ lực hết sức<br /> mình. Hãy nhớ rằng là cha mẹ, chúng ta là những cá nhân có tính cách và phong<br /> cách làm phụ huynh khác nhau. Chúng ta phải có niềm tin của riêng mình và không<br /> được để người khác kiểm soát mình.<br /> Những cản trở từ nhà chuyên môn<br /> Một số nhà chuyên môn chúng ta có thể làm cho các ông bố bà mẹ cảm thấy bất tài.<br /> Thật dễ làm lung lay sự tự tin của các ông bố bằng cách cho rằng chúng ta nuôi dạy<br /> con mình đúng cách và rằng những vấn đề về hành vi chỉ có ở con cái họ. Tệ hơn,<br /> một số trong chúng ta ngập đầu trong những ý tưởng của những năm 1950 và không<br /> thể đưa ra những lời khuyên thực tế về hành vi mà không thực hiện phân tích tâm lý<br /> bố mẹ.<br /> Tôi gọi phương thức tiếp cận tâm lý - động học này là “kỹ thuật dự báo thời tiết của<br /> Irắc”. Kỹ thuật này có thể nói cho bạn biết tất cả những gì có thể xảy ra hôm qua,<br /> TÂM LÝ TRẺ CON TUỔI CHẬP CHỮNG- (PHẦN I)<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2