intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm quan trọng của văn hóa trong vấn đề hoằng pháp, an sinh xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung đánh tầm quan trọng của văn hóa trong vấn đề hoằng pháp và an sinh xã hội của Phật giáo. Bởi suy cho cùng, cần phải thay đổi được nhận thức và hành vi của con người trong cộng đồng mới mong có một sự phát triển bền vững, ổn định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm quan trọng của văn hóa trong vấn đề hoằng pháp, an sinh xã hội

  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA TRONG VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP, AN SINH XÃ HỘI NCS. THÍCH CHẤN ĐẠO1* Tóm tắt: Trong xu hướng phát triển hiện nay, mà mặt trái của khoa học kỹ thuật đã đặt ra nhiều thách thức cho sự bình ổn xã hội, bền vững tài nguyên. Phật giáo hiện đại đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hoằng pháp góp phần an sinh xã hội. Bài viết này tập trung đánh tầm quan trọng của văn hóa trong vấn đề hoằng pháp và an sinh xã hội của Phật giáo. Bởi suy cho cùng, cần phải thay đổi được nhận thức và hành vi của con người trong cộng đồng mới mong có một sự phát triển bền vững, ổn định. Từ khóa: An sinh, Hoằng pháp, Nhận thức, Phật giáo, Văn hóa. Đặt vấn đề Tuyên bố chung của đại lễ Vesak 2019 tại Hà Nam đã đưa ra tám điều gồm: 1) Cam kết chung cùng thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; 2) Hồi đáp của Phật giáo về trách nhiệm cùng chia sẻ; 3) Cách tiếp cận của Phật giáo về xã hội bền vững; 4) Lãnh đạo có chánh niệm vì hòa bình bền vững; 5) Cách tiếp cận Phật giáo về gia đình hài hòa, y tế và xã hội bền vững; 6) Cách tiếp cận Phật giáo đối với giáo dục toàn cầu về đạo đức; 7) Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 8) Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững. Trước những biến động và thực trạng của xã hội, tuyên bố này hướng đến sự bền vững nhằm mang lại sự an lạc, bình ổn cho hiện tại và tương lai. Phật giáo gắn liền với an sinh xã hội, xây dựng đời sống tự thân, bình ổn thân tâm, tạo nội lực để chung tay xây dựng đời sống cộng đồng, phát triển xã hội. Tuy nhiên, cần phải nắm rõ nội hàm của hoạt động an sinh xã hội để đưa ra những sách lược hiệu quả và lâu * Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 935 dài. Muốn hướng đến trách nhiệm chung phải bắt đầu từ con người cá nhân, mà điều đó không đi ngoài giáo lý Tri túc, Thiểu dục, tức giảm nhu cầu cá nhân để tiết kiệm nguồn năng lượng chung. Con đường hoằng truyền Phật pháp nhằm mục đích là đem lại lợi lạc cho số đông. Công cuộc hoằng truyền giáo pháp, an sinh xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề trong tính hợp lý, hiệu quả và bền vững. Ở đây, chúng tôi chỉ xin “đi xuyên qua văn hóa” để thấy được “lõi cây”, thấy được bản chất nhằm đặt ra những mục tiêu và kế hoạch tiếp theo trong hành trình hoằng pháp, bình ổn đời sống, phát triển xã hội. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Dựa vào những thành tựu về phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học như lịch sử, tôn giáo, văn hóa, xã hội học… để tìm hiểu tầm quan trọng của bản sắc văn hóa vùng miền, sau đó trình bày con đường truyền pháp của Phật giáo và sự linh động, tùy duyên của Phật giáo Việt Nam thể hiện trong lịch sử. Từ đó rất mong các nhà hoạt động xã hội vận dụng và đưa ra những sách lược lâu dài trong vấn đề an sinh xã hội. 1. Bản sắc văn hóa vùng miền Văn hóa chính là đặc điểm để nhận diện tính riêng biệt của một cộng đồng, một dân tộc. Tùy vào đặc điểm vị trí địa lý, lịch sử và chủng tộc mà cộng đồng đó hình thành nên những đặc tính riêng trong đời sống thường nhật. Chính sự tích tụ đồng thời cùng với tiếp biến tạo nên bản sắc văn hóa riêng của vùng miền, lãnh thổ, quốc gia, dân tộc. “Bản sắc văn hóa là cái hình thành nên trong quá trình sống của một cộng đồng cư dân trên một địa bàn nhất định, ảnh hưởng bởi điều kiện địa lí, không gian, môi trường và cách thức sinh sống của cộng đồng đó. Như vậy bản sắc văn hóa là cái đã được định hình nơi một dân tộc đã có quá trình lập quốc lâu đời”1. Mỗi dân tộc có một đặc trưng văn hóa riêng, tuy nhiên văn hóa vùng miền, dân tộc không phải là một cái tồn tại thường hằng, bất biến mà luôn luôn có sự thay đổi. Việc phát triển của xã hội làm cho văn hóa có sự lựa chọn, tiếp biến và không ngừng được bồi đắp từ những yếu tố văn hóa nơi khác. Văn hóa Việt Nam từ xưa đã ưa chuộng hòa bình, thích sự hòa hợp và gắn bó yêu thương. “Khi gặp gỡ đạo Phật, dân tộc Đại Việt đã yêu thích và tiếp nhận vì nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là tinh thần bình đẳng, vị tha. Phật giáo Thiền tông đã bồi đắp thêm vào tình yêu thương người vốn có của dân tộc Đại Việt một yếu tố cực kì quan trọng là tinh thần 1 Đoàn Thị Thu Vân (2014), “Từ những thành tựu của thời đại Lý - Trần nghĩ về những nét bản sắc của văn hóa Đại Việt”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 60, 2014, tr.4-12.
  3. 936 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... “phá chấp”. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã tạo nên một luồng sinh khí mới cho Đại Việt buổi đầu thời đại tự chủ”1. Chính vì vậy mà khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, với những nét tương đồng đã nhanh chóng cắm rễ sâu vào trong lòng của dân tộc. Phật giáo được đón nhận một cách nồng nhiệt, trở thành nếp nghĩ và cách sống của dân tộc Việt. Trong những thế kỷ đầu của dân tộc Việt, Phật giáo đã góp phần lớn trong sự hình thành và phát triển đa dạng phong phú những nét đặc trưng văn hóa Việt. Phật giáo có vai trò kiến tạo nên nền văn hóa Việt Nam và đạt thành tựu rực rỡ dưới thời Lý - Trần. Một hệ tư tưởng khi được sinh thành hay được truyền bá đến một vùng miền mới muốn tồn tại cần phải có sự tương quan nhất định đối với văn hóa bản xứ. Văn hóa bản xứ là căn cốt quan trọng, là cách nghĩ, là nếp sống sinh hoạt thường nhật chống lại những vấn đề ngoại lai. Nếu một vùng miền có văn hóa đa dạng, có biệt sắc, có chiều sâu nhất định thì cộng đồng cư dân, dân tộc đó tồn tại lâu dài. Lịch sử Việt Nam chứng minh rằng, mặc dù trải qua ngàn năm Bắc thuộc nhưng người Trung Hoa vẫn không thể đồng hóa dân tộc Việt, bởi dân tộc Việt có một nền văn hóa sâu sắc, đủ mạnh để chống lại nền Hán hóa. Ý thức tự chủ, tự cường, bảo tồn giá trị riêng chính là sức mạnh quan trọng của một dân tộc. Có thể nói rằng, văn hóa bản xứ là một bức tường thành kiên cố để duy trì cộng đồng cư dân, chống lại sự xâm thực văn hóa từ bên ngoài. 2. Con đường truyền bá Phật giáo với văn hóa vùng miền Nhìn chung, lịch sử truyền bá Phật giáo mang những đặc điểm như sau: Thứ nhất, Phật giáo được truyền bá bằng con đường hòa bình. Chưa bao giờ con đường này tạo ra xung đột cả về quân sự lẫn văn hóa. Thứ hai, với quan điểm tùy duyên bất biến và bất biến tùy duyên, tăng sĩ Phật giáo đã mềm dẻo trong công việc hoằng pháp. Chính sự mềm dẻo đó đã tạo ra khả năng dễ dàng chấp nhận từ các truyền thống văn hóa bản xứ mà Phật giáo du nhập đến. Thứ ba, khi truyền bá đến một vùng miền thì Phật giáo trở thành nhân tố góp phần tham gia kiến tạo văn hóa vùng miền. Không chỉ thế, đối với một số dân tộc Phật giáo trở thành nét nổi trội, gắn bó mật thiết và đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc ấy. Con đường truyền bá Phật giáo vào Việt Nam, quá trình thẩm thấu, tiếp nhận và hòa cùng với văn hóa dân tộc đã khẳng định tính chất hòa bình của Phật giáo. 1 Đoàn Thị Thu Vân (2014), Tlđd, tr.11.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 937 Trải qua các thời kỳ, triều đại khác nhau, Phật giáo luôn được các nhà cầm quyền ưu tiên duy trì và phát triển, có lúc đạt đến sự cực thịnh, được xem là quốc giáo. Bản chất hòa bình, bất bạo động lại đúng với cơ tầng văn hóa, nhận thức của dân tộc Việt đã giúp Phật giáo ngấm sâu vào trong tâm thức dân tộc, có vị trí quan trọng trong vấn đề kiến tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Phật giáo ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu khách quan đặt ra trong quá trình phát triển lịch sử, văn minh văn hóa nhân loại. Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: “Phật giáo cũng là một bộ phận hiện hữu trong cấu trúc văn hoá - xã hội, trong lịch sử phát triển tư tưởng và nền văn minh của xã hội loài người và tương đồng với những cách hình dung khác, những hệ phái tư tưởng và giáo phái khác[…]. Theo chúng tôi, đây chính là cơ sở nhận thức để từ đó tiến hành khảo sát, định giá những đóng góp quan trọng của Phật giáo đối với lịch sử văn hoá dân tộc cũng như dự cảm khả năng phát triển của Phật giáo trong tương quan với nền văn hoá dân tộc - hiện đại”1. Từ đó cho thấy rằng, giữa văn hóa dân tộc, văn hóa bản xứ với văn hóa Phật giáo có một sự tương quan mật thiết. Phật giáo truyền bá tư tưởng không đi ngoài ý nghĩa giải thoát, hòa bình, an lạc mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân về vấn đề bình ổn cả tinh thần lẫn nhu cầu xã hội. Ngược lại, chính văn hóa bản xứ lại có tác động ngược trở lại trong vấn đề chú trọng kinh điển phù hợp với văn hóa tại vùng miền đó. Tinh thần Phật giáo là tùy duyên nhưng bất biến, đồng thời bất biến nhưng lại tùy duyên. Văn hóa luôn có sự vận động tiếp nhận và cải biến. Tuy nhiên, căn cốt văn hóa của mỗi dân tộc chính là đặc trưng đề dân tộc tồn tại. Việc hoằng pháp nói riêng và việc truyền bá tư tưởng luôn luôn phải đặt trên nền tảng nhận diện bản sắc văn hóa. Để việc hoằng pháp có thành tựu trước hết phải nắm bắt được đặc điểm lịch sử văn hóa vùng miền, quốc gia. Kinh Pháp Hoa ví lời Phật dạy như trận mưa tùy cây lớn nhỏ mà hấp thụ nước thì hoằng hóa giáo pháp cũng tùy đối tượng xã hội, thuộc tính dân tộc. Thực hiện công việc hoằng truyền giáo pháp cũng tương tự như việc tùy cây mà tưới ít hoặc nhiều nước mới phát huy hiệu quả; như tùy bệnh mà cho thuốc thì bệnh mới giảm. Nắm được bản sắc của vùng miền cùng với đặc điểm truyền bá Phật giáo thì con đường hoằng pháp sẽ được thuận lợi, tránh những mâu thuẫn, những đối kháng, xung đột về văn hóa. 1 Nguyễn Hữu Sơn (2007), “Phật giáo Việt Nam và những đóng góp cho nền văn hóa dân tộc, http://www.daitangk- inhvietnam.org/node/1474.
  5. 938 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 3. Tùy duyên trong nền văn hóa vùng miền Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần đó là tinh thần tùy duyên. Tinh thần này đã được áp dụng trong đời sống tu tập cũng như hành đạo của tăng sĩ. Các vị thiền sư có một vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội thời bấy giờ. Ngoài vấn đề tu tập giải thoát, các vị thiền sư còn tham gia trong việc trị an, có nhiều đóng góp lớn trong tư tưởng văn hóa văn học Việt Nam. Tuệ Trung thượng sĩ là một trong những người đặt nền móng quan trọng trong tư tưởng của Phật giáo thời Lý - Trần. Tư tưởng nhập thế tùy duyên được thể hiện rất rõ trong sáng tác của thượng sĩ. Trong bài Vật bất năng dung, Tuệ Trung thượng sĩ đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình: “Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y Lễ phi vọng dã tục tùy nghi Kim xuyên thốc ẩu vi huyền dặc Minh kính manh nhân tác cái chi Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính Hoa trang anh lạc tượng hà tri Hồ tai nhất khúc huyền trung diệu Hợp bả hoàng kim chú Tử Kỳ.” (Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo, Không phải là quên lễ, chỉ tuỳ theo thói tục mà thôi. Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo, Tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén. Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe, Bông hoa có trang sức thêm chuỗi ngọc thì voi cũng không biết đến. Hỡi ôi, một khúc huyền trong diệu, Nên đem vàng mà đúc Tử Kỳ)1. Tuệ Trung thượng sĩ lấy điển tích vua của một nước trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc để nói đến tính tùy duyên. Khi vua Vũ đến thăm một nước mà ở đó 1 Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý - Trần (tập II), Nxb Khoa học xã hội.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 939 mọi người không mặc quần áo, nhà vua cũng đã tuân theo. Với việc thể hiện tính tùy duyên, Tuệ Trung thượng sĩ đề cao việc “tục tùy nghi” - tùy theo phong tục, tôn trọng nền văn hóa bản xứ. Nếu không tôn trọng lễ tục của bản xứ thì rất khó để có thể hòa đồng vào trong cộng đồng ấy. Không nắm được căn cốt văn hóa thì thực hiện công việc không những không thành tựu mà có khi còn phản tác dụng. Tuệ Trung đã làm nổi bật ý này qua các hình ảnh đối lập: “chiếc thoa vàng” đối với “bà già hói đầu”; “Tấm gương sáng” đối với “người mù”; “tiếng ngọc nhập vào đàn” đối với “con trâu”; “Bông hoa có thêm chuỗi ngọc” đối với “con voi”… Những hình ảnh đối lập này chứng tỏ rằng, đối với đối tượng này thì vật này có giá trị nhưng đối với đối tượng khác thì không hề có ý nghĩa. Cũng có thể hiểu rằng, điều cần thiết của người đang khát là nước uống, người đang đói là thức ăn cũng như người đang lạnh là chăn áo ấm. Qua bài thơ này, Tuệ Trung thượng sĩ cho rằng, sống trong lòng thế tục, hoà cùng cuộc sống cộng đồng thì phải theo phong tục tập quán (văn hoá) của chính nơi đó. Chỉ với bài thơ Vật bất năng dung cũng đủ thấy tư tưởng tùy duyên của Tuệ Trung thượng sĩ. Tư tưởng ấy, một mặt phản ánh sự tôn trọng tập quán, bản sắc văn hoá riêng, mặt khác, nói lên sự hiểu biết thấu đáo về cuộc sống trần tục. 4. Kết luận a. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa đặc trưng riêng. Tín ngưỡng, sự tôn thờ, trọng vọng các đấng có công với dân tộc, vùng đất tạo nên những nét chủ đạo trong đời sống của chính họ. Nên chăng, một mặt, cần tạo ra những hình tượng văn hóa như hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm mang thân nữ, Tứ Pháp trong câu chuyện Man Nương, Thiên Y A Na từ người Chăm… gắn liền với vị thần xứ sở; một mặt, đời sống hóa những hình tượng Phật giáo trong các lễ hội bản xứ để Phật giáo hóa các lễ hội, chuyển hóa những lễ hội mang tính sát sinh, phi nhân bản thành những lễ hội nhân bản nhân văn hơn theo tinh thần Phật giáo. Thay đổi những nhận thức của người dân sẽ thay đổi được văn hóa và tất yếu, xã hội sẽ bình ổn, bền vững và văn minh. b. Cần hiện đại hóa ngôn ngữ Phật học. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để chuyển tải tư tưởng. Mặc dù tôn chỉ của thiền tông là bất lập văn tự với bài kệ: Bất lập văn tự Giáo ngoại biệt truyền Trực chỉ nhân tâm Kiến tánh thành Phật
  7. 940 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nói rộng ra, Phật giáo không đề cao ngôn ngữ vì những hạn chế của lớp vỏ ngôn ngữ nhưng rõ ràng tác dụng của ngôn ngữ là điều tiên quyết đã sớm được xác định. Ngôn ngữ được ví như chiếc thuyền, ví như ngón tay chỉ trăng. Cũng có nghĩa, muốn hiểu được giáo pháp của Phật thì bậc sơ cơ không thể không dựa vào ngôn ngữ văn tự. Văn tự của Phật giáo Việt Nam đa số chịu ảnh hưởng của hệ chữ Hán Trung Hoa. Hầu như ngôn ngữ Phật học của Việt Nam đều sử dụng chữ Hán Việt, mang tính lý thuyết, thuật ngữ cao siêu nên mức độ phổ biến còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các vị cao tăng Việt đã có ý thức diễn nghĩa ngôn ngữ Phật học bằng chữ Nôm nhằm khẳng định giá trị riêng của Phật giáo Việt Nam, khẳng định tự tôn dân tộc cũng như để dễ dàng chuyển tải tư tưởng Phật giáo đến với quần chúng. Đơn cử trong lĩnh vực văn học hiện đại, hàng loạt những truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại mang âm hưởng tôn giáo như Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng; Nhân sứ, Bụt mệt của Hòa Vang; Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan; Thợ may của Phạm Hải Vân; Đường Tăng của Trương Quốc Dũng; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái như Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi; của Nguyễn Xuân Khánh như Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Hồ Quý Ly, Chuyện ngõ nghèo; của Nguyễn Đình Tú như Xác phàm, Hoang tâm, Bãi săn và nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp… Với những tác phẩm có tiếng vang như trên, ta thấy rằng, tác giả không phải là một “tín hành tôn giáo”, họ không phải là người rao giảng cho tôn giáo nhưng họ chính là người lấy “bột” tôn giáo để “gột” nên tác phẩm. Nói như Chu Văn Sơn, đây chính là tác giả có “tín tâm nhưng không hề là tín đồ của bất cứ giáo phái hiện hành nào, tôn giáo chỉ đơn thuần như một cảm quan, một cái nhìn nghệ thuật về thực tại”1. Văn học hiện đại chịu sự tác động của tôn giáo nhưng không còn đơn thuần thuyết giáo mà mượn tôn giáo như một bước đệm để nhân vật, cốt truyện trở nên hấp dẫn. Đồng thời, qua đó trình bày cảm quan, thái độ của chính tác giả đối với tôn giáo. Trên văn đàn, những tác phẩm văn xuôi hiện đại này (số lượng in ấn, phát hành, tái bản…) có một sự tác động rất lớn đến đời sống văn học, văn hóa xã hội. Không chỉ trong lĩnh vực văn học mà cần phải Việt ngữ và hiện đại hóa Phật ngữ ngay trong những lễ hội Phật giáo, trong các buổi thuyết giảng. c. Tinh thần khế cơ, khế lý, khế thời là một yếu tố quan trọng để giáo pháp của Phật dễ dàng thâm sâu vào trong đối tượng, có tác dụng tích cực trong đời sống xã 1 Chu Văn Sơn (2012), Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo, Nxb Văn học.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 941 hội. Phong tục tập quán của từng vùng miền, xứ sở, quốc độ là điều cần phải nhận diện đầu tiên trong công tác truyền bá tư tưởng. Nắm được căn cốt văn hóa sẽ tránh được những xung đột, đồng thời tạo ra được sự đồng điệu giữa cái cũ và cái mới. Từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân trong xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không dám lạm bàn về vấn đề văn hóa cũng như những cách thức hoằng truyền giáo Pháp của Phật để mang lại lợi lạc quần chúng, bình ổn xã hội một cách dễ dàng và rộng rãi mà chỉ tạm khơi gợi những yếu tố văn hóa như một tiên đề quan trọng trong việc hoằng pháp, an sinh xã hội. Nắm được văn hóa thì việc tùy duyên sẽ có tác dụng tích cực đúng với tinh thần “tự thắp đuốc lên mà đi, lấy chánh pháp làm ngọn đèn, lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa”. Đồng thời, để tránh tình trạng đi lệch tinh thần của Phật pháp từ “tùy duyên” trở thành “tùy tiện” trong việc hoằng pháp. Nắm được văn hóa để hoằng truyền pháp Phật sẽ là con đường an sinh xã hội một cách bền vững. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Viện văn học (1988), Thơ văn Lý - Trần (tập II), Nxb Khoa học xã hội. 2. Nguyễn Hữu Sơn (2003), Loại hình tác phẩm “Thiền uyển tập anh” (tái bản), Nxb Khoa học xã hội. 3. Đoàn Thị Thu Vân (2014), Từ những thành tựu của thời đại Lý - Trần nghĩ về những nét bản sắc của văn hóa Đại Việt, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, số 60, 2014, tr.4-12. 4. Nguyễn Lang (2014), Việt Nam Phật giáo sử luận toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. Phan Huy Lê (2014), Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1