intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ và văn hóa và mối liên kết của nó luôn được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu khoa học quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Sau khi tìm hiểu và đọc qua các bài nghiên cứu về chủ đề này cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tác giả bài viết "Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ" sẽ phân tích thêm về tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ

  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ Phạm Thị Thanh Thắm Tóm Tắt: Ngôn ngữ và văn hóa và mối liên kết của nó luôn được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu khoa học quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Sau khi tôi tìm hiểu và đọc qua các bài nghiên cứu về chủ đề này cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin được phân tích thêm về tầm quan trọng của văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại hiện nay. Từ khóa: Nhật Bản, ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ nhật Abstract : Language and culture and its linkages have always been of great interest and extensive research by domestic and foreign scholars. After I researched and read through the research articles on this topic and also with practical experience, I would like to analyze more about the importance of culture in language teaching in modern times. Keywords: Japan, language and culture, Japanese language 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên kết chặt chẽ với nhau, khi con người học và sử dụng một ngôn ngữ khác, qua quá trình học hỏi đó con người cũng trực tiếp tiếp xúc với nền văn hóa của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Mối liên kết của ngôn ngữ và văn hoá ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố nhằm khẳng định thêm tầm quan trọng của văn hoá trong việc học ngôn ngữ. Điều đó được biểu hiện qua việc hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ danh tiếng đang áp dụng phổ biến phương pháp giảng dạy đào tạo ngôn ngữ kết hợp với tìm hiểu văn hoá đang thu hút nhân lực trẻ theo học các chương trình này. 286
  2. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ 2.1. VĂN HÓA ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỂ HÌNH THÀNH TƯ DUY 2.1.1. Khái niệm về Văn hóa, ngôn ngữ Văn hoá là gì? Hiện tại có nhiều định nghĩa về văn hoá, chẳng hạn như nhà nghiên cứu Hofstede xét về khía cạnh ý thức thì cho rằng: Văn hoá là sự lập trình mang tính tập thể của trí não và sự lập trình này phân biệt các thành viên của một nhóm hoặc một loại người với các thành viên của một nhóm hay một loại người khác. Với nhà nghiên cứu dân tộc học và giao tiếp văn hoá đại diện là nhà nghiên cứu Tylor đã nhấn mạnh vào bản sắc trong các yếu tố cấu thành của văn hoá với định nghĩa: Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng mang tính dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng bất cứ khả năng và thói quen nào khác mà một con người có được với tư cách là thành viên của xã hội. [6, tr.75] Về khái niệm ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thực tập thể, độc lập ý tưởng, tình cả và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hoá khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên kết với nhau, khi chúng ta sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ đồng thời cũng giúp chúng ta có dịp tiếp xúc và am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán con người của quốc gia đó. Mối liên hệ của ngôn ngữ và văn hoá ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Tôi xin điểm qua các công trình của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm với bài “Ngữ dụng học và văn hoá – ngôn ngữ học” đăng tạp chí Ngôn ngữ vào năm 1999 đã nêu rõ: Văn hóa - ngôn ngữ học giao tiếp. Lĩnh vực giao tiếp nói chung và giao tiếp ngôn ngữ nói riêng luôn luôn là một lĩnh vực mang tính đặc thù rất cao của mọi nền văn hóa. 287
  3. 2.1.2. Các yếu tố văn hóa giống và khác nhau trong sự tư duy của mỗi dân tộc Các học giả ngày nay cho rằng lịch sử, địa lý và văn hoá có thể thay đổi cách ta tư duy và nhìn nhận vấn đề. Ví dụ, hai miền nam bắc của Trung Quốc được phân cách bởi sông Hoàng Hà, miền nam trồng lúa gạo và miền bắc trồng lúa mì. Thông thường, trồng lúa mì không cần phải tiêu tốn nhiều công sức, chủ yếu dựa vào lượng nước mưa để nuôi cây lớn. Ngược lại, trồng lúa gạo cần phải có một hệ thống tưới tiêu phức tạp trải dài qua nhiều đồng ruộng, người nông dân phải lao động nhiều hơn và phải cùng hợp tác với người xung quanh để ruộng của mình được tốt hơn [8]. Sự khác biệt này cũng phần nào lập nên hệ tư tưởng cá nhân và tư duy tập thể và toàn thiện hơn. Về các từ vựng ngôn ngữ, trong các nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học, không khó để chúng ta nhận ra sự khác nhau về cách nhìn nhận thế giới của người Anh, người Pháp, người Hà Lan, người Trung Quốc, người Việt Nam, … được thể hiện thông quá ẩn dụ khái niệm của ngôn ngữ. Theo từ điển ngôn ngữ học của Jean Dubois (1984) định nghĩa ẩn dụ là dùng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng mà không có mặt những từ, cụm từ để chỉ sự so sánh. Hay nói rộng hơn ẩn dụ là việc dùng tất cả các từ mà từ này có thể thay thế bằng một từ khác có những điểm tương đồng sau khi đã bỏ tất cả những từ dùng để sự so sánh. Tuyệt đại đa số các khái niệm cơ bản của con người như thời gian, sự kiện, quan hệ nhân quả, tâm trí, bản ngã, đạo đức,… đều được thể hiện bằng ẩn dụ. Nhờ vào việc so sánh ẩn dụ khái niệm trong từng loại ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy mỗi dân tộc đều có sự tri nhận riêng về ngôn ngữ và văn hóa bản xứ. Ví dụ đối với các bộ phận cơ thể người như đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, má, răng, tay, mép, cổ, vai, tay, chân, ..., ngoài những chức năng, vị trí, hình thức chung của từng bộ phận, thông qua hình thức ẩn dụ mà mỗi dân tộc có một cách tri nhận, tư duy riêng. Ví dụ trong tiếng Việt ta có mặt bàn, mặt ghế, mặt đất, mặt sông,... nhưng lại không có mặt núi như trong tiếng Anh “face of a mountain” (sườn núi); có miệng hang, miệng hầm, miệng giếng,... nhưng không có miệng sông như trong tiếng Anh “mouth of a river” (cửa sông); có tay nải, tay bánh, tay chèo, tay đòn,... nhưng 288
  4. không có tay đồng hồ như trong tiếng Anh “hands of a watch” (kim đồng hồ),... [3]. Hay về sực khác biệt cách sử ngôn ngữ trong văn hoá giao tiếp, giữa hay nước Việt Nam và Nhật Bản luôn có mối quan hệ hữu nghị hợp tác bền vững trong khu vực Châu Á, văn hoá của hai quốc gia cũng có phần khác nhau. Nhật Bản với tư duy làm hài lòng mọi người và tránh mất lòng người khác, thì người Nhật ít khi nói “ không” với người không phải gia đình hay người chưa đến mức độ thân thiết. Và họ thường hay nói lấp lửng và nói tránh nói vòng khi giao tiếp nhằm mong muốn đối phương thấu hiểu và hài lòng đối phương. Thông thường người Nhật họ ít bày tỏ cảm xúc và cách suy nghĩ rõ ràng của họ và họ luôn giữ một khoảng cách nhất định khi giao tiếp. Khác với lối tư duy đó, người Việt Nam thường thích nói thẳng vấn đề đó là điều chứng minh rằng mình đang thành thật và chân thành với đối phương, mong muốn được kết giao lâu dài. Trong môi trường giao tiếp công ty người Nhật từ xưa luôn nêu cao tinh thần tập thể và tôn trọng người lãnh đạo và luôn vì sự phát triển của công ty mà cố gắng hoà nhập và cùng tập thể phấn đấu. Cá nhân và tập thể luôn liên kết chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau và họ luôn vì mục tiêu chung và phát triển chung để làm việc và phấn đấu. Những ví dụ được nêu trên cho thấy sự khác nhau và giống nhau trong tư duy văn hoá của mỗi dân tộc. Khi đã xác định chinh phục ngôn ngữ đó thì ta cần trang bị thêm kiến thức về văn hoá , điều đó giúp ít cho người học vừa thành thạo ngoại ngữ vừa am hiểu văn hoá bản địa tạo nên môi trường giao tiếp ngoại ngữ thật sinh động. 2.1.3. Văn hóa ảnh hưởng đến tư duy trong dạy và học ngoại ngữ Những công trình nghiên cứu khoa học như trên đã làm rõ mối liên kết giữa ngôn ngữ và văn hoá là mối quan hệ không thể tách rời. Vì thế, trong qua trình học ngôn ngữ nếu được đào tạo song song trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ kết hợp với học văn hoá của quốc gia đó thì người học sẽ cảm nhận được sự tương tác giao văn hoá: Tương tác văn hoá được xác định là quá trình tương tác giữa những đối tác sống ở các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hoá khác nhau[6, tr.78]. Một trong những ngôn ngữ được yêu thích hiện nay là ngôn ngữ Nhật và 289
  5. nền văn hoá Nhật Bản. Với nền kinh tế phát triển vượt trội là một trong những nước đứng đầu Châu Á và thế giới, Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam và cung ứng nhân lực trẻ phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài và phát triển bền vững. Cụ thể là, với nỗ lực Nhật Bản là nước viện trợ văn hoá và giáo dục lớn nhất cho Việt Nam. Một trong những thành quả lớn nhất của hợp tác giáo dục Việt – Nhật là việc đưa tiếng Nhật vào giảng dạy như là ngoại ngữ phổ thông tại các trường Việt Nam. Sau một thời gian dài phấn đấu, ngày nay tiếng Nhật được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thừa nhận là 1 trong 6 ngoại ngữ giảng dạy ở bậc phổ thông, thi đại học và sau đại học. Đặc biệt, từ tháng 9-2017, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở cấp tiểu học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.[7, tr.371-372]. Vì thế nhiều cơ sở giảng dạy từ trung tâm ngoại ngữ, các trường cao đẳng, đại học đào tạo ngôn ngữ Nhật để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường kinh tế. Về lĩnh vực kinh doanh, tôi có cơ hội trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực trẻ từ nhiều cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực được đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ, các bạn được đào tạo giỏi về ngôn ngữ giao tiếp và luôn sở hữu các bằng cấp theo tiêu chuẩn qui định nhằm phục vụ cho nhu cầu du học hay làm việc tại các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam. Đối với các bạn đi du học hầu như các bạn bị sốc văn hoá từ văn hoá đời sống, văn hoá doanh nghiệp của Nhật Bản, các bạn ngại tiếp xúc văn hoá mới và cần thời gian để hoà nhập văn hoá. Riêng các bạn du học sinh được đào tạo tại các cơ sở trường học có kết hợp phương pháp giảng dạy ngôn ngữ và dạy văn hoá thì các bạn hoà nhập rất nhanh và các bạn ấy thích và tự tin tham gia trải nghiệm văn hoá Nhật trên đất nước bản địa. Về phần sử dụng nhân lực thành thạo ngôn ngữ Nhật tại thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản, ứng viên luôn được lựa chọn đó là thông thạo ngoại ngữ và am hiểu văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản và có kinh nghiệm làm việc với Nhật Bản hoặc đã sang Nhật. Vì trong quá trình vận hành doanh nghiệp, công ty Nhật Bản luôn áp dụng qui tắc chung là: Báo cáo・liên lạc・thảo luận「報 告 ・ 連 絡 ・ 相 談 = ほ う れ ん そ う 」 hay còn được gọi tắt là phương pháp 290
  6. Horenso「報・連・相」để giúp ích cho việc làm tương lai. Horenso là phương pháp giao tiếp đặc trưng của Nhật Bản trong qui trình làm việc với Nhật Bản đặc biệt là làm việc nhóm. Đối với nguồn nhân lực được đào tạo văn hoá doanh nghiệp thì các bạn hiểu rõ mục đích của phương pháp này là giúp tối ưu giao tiếp ở nơi làm việc và giá trị của tổ chức và cố gắng phấn đấu để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng trong công việc. Và ngược lại, các bạn ít am hiểu về văn hoá thì cảm thấy áp lực trong công việc và luôn có xu hướng chuyển đổi nơi làm việc. Chính vì thế, trong những năm gần đây Nhật Bản muốn sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo và hiểu văn hoá cũng như phướng pháp làm việc của Nhật bằng chương trình hợp tác (MOC) liên quan đến chương trình kỹ năng đặc định với Việt Nam vào tháng 7 năm 2019. Hay còn gọi là kỹ năng đặc định (特定技能) là chương trình dành cho nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc tại Nhật và đã thi sách hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật căn bản do cơ quan chính phủ Nhật Bản qui định và cấp chứng chỉ được quay lại Nhật làm việc thời hạn tối đa là năm năm và hợp đồng lao động được qui định như người bản xứ. Những ví dụ được nêu trên cho thấy tầm quan trọng của việc giảng dạy ngôn ngữ kết hợp với văn hoá cho nguồn nhân lực trẻ vừa thông thạo ngoại ngữ và am hiểu văn hoá bản địa đang được đề cao hơn. 2.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẪN NHẬP CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VÀO GIẢNG DẠY 2.2.1. Sử dụng thành ngữ tục ngữ Thành ngữ tục ngữ là một phần không thể thiếu trong mọi ngôn ngữ và mọi nền văn hoá. Vì thế việc học ngoại ngữ thông qua việc giảng dạy thành ngữ tục ngữ ngoài việc giúp người học thông thạo ngôn ngữ sử dụng tiếng như người bản xứ, mà còn giúp người học am hiểu sâu sắc hơn về văn hoá của quốc gia đó. Khi đạt đến trình độ cao của ngoại ngữ, việc học vài thành ngữ, tục ngữ và thậm chí tiếng lóng trong ngôn ngữ đó tạo cho người học có khả năng ngoại ngữ phong phú hơn. Mặc dù không mấy khi sử dụng thành ngữ tục ngữ, nhưng điều này sẽ giúp người học nhận ra và hiểu nghĩa khi đọc được ở đâu đó hoặc nghe người bản điạ nói. Đồng thời, người học dần sử dụng quen ngôn từ giống người bản địa hơn khi tô điểm thêm cho sự phong phú khi vận dụng tốt ngôn ngữ của mình. 291
  7. 2.2.2. Giao lưu Văn hóa Việc áp dụng phương pháp dạy ngôn ngữ kết hợp với văn hoá cũng được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm và nghiên cứu chi tiết. Đó là công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Nhật Takasaki Sachiko (高崎幸子) với công trình “Cách dạy văn hoá Nhật Bản cho người nước ngoài học tiếng Nhật” (海外の 日本語学習者に日本文化をどう教えるか ) được thực hiện tại nước Indonesia vào năm 2016. Trong công trình, nhà nghiên cứu Takasaki quan tâm đến phương pháp giảng dạy ngôn ngữ tiếng Nhật có kết hợp với việc giảng dạy văn hoá Nhật và so sánh với văn hoá của người học nhằm tạo ra môi trường giao tiếp sử dụng ngôn ngữ đã học một cách sinh động trong lớp học. Hay trường hợp các bạn người Myanmar, tôi được đảm nhiệm vai trò giảng dạy về ngôn ngữ Nhật và văn hoá Nhật Bản cho các bạn kỹ sư công nghệ thông tin qua chương trình: “ Hội nhập và giao lưu văn hoá Nhật Bản với các nước Đông Nam Á phát triển ngành công nghệ thông tin của Tỉnh Okinawa tổ chức thường niên. Thành phần tham dự là đại diện các quốc gia là các Kỹ Sư IT Việt Nam và Kỹ Sư IT Myanmar và các doanh nghiệp khách mời. Do ngôn ngữ chung sử dụng sẽ là tiếng Nhật và trình độ tiếng Nhật của các bạn Việt Nam và Myanmar khác nhau nên vấn đề "trình độ của người học có sự khác biệt" để đạt hiệu quả cao thì phải chọn phương pháp dạy ứng dụng một cách linh hoạt. Phương pháp được chương trình thông qua là giảng dạy theo dạng trao đổi ngôn ngữ và tìm hiểu văn hoá và ứng dụng vào thực tiễn làm việc tại Nhật Bản. Đó là những buổi chia người học thành các nhóm và để họ quyết định chủ đề nghiên cứu từ các chủ đề họ quan tâm. Hay đơn giảng là giáo viên có thể kiểm tra các nguồn tài liệu mà người học thường sử dụng, và giáo viên giới thiệu đến học viên thêm một số tài liệu theo yêu cầu. Kết quả thu nhận được là bảng tóm tắt và báo cáo bằng ngôn ngữ Nhật về những gì họ đã tìm hiểu và thiết kế PowerPoint chuẩn bị cho phần phát biểu trong hội thảo. Vào cuối khóa học, là tổng kết và nhận xét chung sau khoá học để xem lại các thành tích đã đạt được. Với phương pháp này, người học có thể nhận thức được cách suy nghĩ của họ đã thay đổi và trưởng thành và phát triển như thế nào, đồng thời có thể giúp họ tự học tập ngoại ngữ và 292
  8. có kiến thức nền tảng vững, cũng thông qua đó học và thực hành thực tế theo phong cách giao tiếp và làm việc của người Nhật trong quá trình làm việc tại Nhật Bản cũng như về nước nhà và làm việc với các doanh nghiệp Nhật. Trong công việc, báo cáo và liên lạc để trao đổi thông tin, còn thảo luận là để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Về phần Giáo viên có thể biết những gì mỗi người học đã học và suy nghĩ, và có thể sử dụng nó để thiết kế giáo trình giảng dạy trong các bài học sau này. Và năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Nhật được nâng lên tầm cao mới đó chính là sự am hiểu không chỉ giới hạn ở kiến thức chung về thông thạo ngôn ngữ, mà còn bao gồm một loạt các mối quan hệ xã hội, văn hóa và khu vực, cũng như cách mọi thứ liên quan đến ngôn ngữ đó. Đối với văn hóa, thông qua việc giảng dạy văn hóa truyền thống như lễ hội, trà đạo, thư pháp Nhật Bản mà còn phải có khả năng cảm nhận và hiểu các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, vai trò của văn hoá trong việc giảng dạy ngôn ngữ là quan trọng và nên được đặt lên hàng ưu tiên. 3. KẾT LUẬN Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên kết với nhau, khi chúng ta sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ đồng thời cũng giúp chúng ta có dịp tiếp xúc và am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán con người của quốc gia đó. Với ngành ngôn ngữ Nhật phát triển như hiện nay, mối quan hệ hai nước Việt Nam – Nhật Bản về mặt chính trị, văn hoá kinh tế và hỗ trợ giáo dục thì nhu cầu học tiếng Nhật càng gia tăng. Nhìn vào số liệu được thông kê của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản về số lượng thí sinh dự thi kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) được tổ chức trên toàn thế giới, số lượng thí sinh dự thi tại Việt Nam năm 2017 đạt 71.242 người, đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.[7, tr.371]. Điều đó cho thấy, người Việt Nam có nhu cầu rất cao học ngôn ngữ Nhật và tìm hiểu về văn hoá của quốc gia này. Những cơ sở đào tạo ngoại ngữ với thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp và phong phú sẽ thu hút được càng đông số lượng người tham gia. Với chương trình đề cao tầm quan trọng của việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá có thể nâng cao hứng thú của người học và tự tin hơn trong học tập. Người học thì có thể nhận thức được cách suy nghĩ của họ đã thay đổi, trưởng thành và phát triển như thế nào, đồng thời có thể giúp họ tự học tập ngoại ngữ và có kiến thức nền tảng vững, cũng 293
  9. thông qua đó học và thực hành thực tế theo phong cách giao tiếp và làm việc của người Nhật trong quá trình làm việc tại Nhật Bản cũng như về nước nhà và làm việc với các doanh nghiệp Nhật. Với giảng viên thông qua việc tích lũy các bài thực hành có thể trao đổi ý kiến, trao đổi thông tin, thu thập các ví dụ thực tế giữa các giáo viên với người học sẽ tạo thêm tính sáng tạo nhiều trong việc thiết kế bài giảng. Giáo viên có thể biết những gì mỗi người học đã học và suy nghĩ, và có thể sử dụng nó để thiết kế giáo trình giảng dạy trong các bài học sau này. Và năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Nhật được nâng lên tầm cao mới đó chính là sự am hiểu không chỉ giới hạn ở kiến thức chung về thông thạo ngôn ngữ, mà còn bao gồm một loạt các mối quan hệ xã hội, văn hóa và khu vực, cũng như cách mọi thứ liên quan đến ngôn ngữ đó. Vì thế tầm quan trọng của việc giảng dạy ngôn ngữ kết hợp với văn hoá nên được triển khai mạnh mẽ trong xu hướng giáo dục hiện nay. 294
  10. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 2019: Trao đổi bản ghi nhớ hợp tác (MOC) liên quan đến chương trình kỹ năng đặc định với Việt Nam. Lê Khả Kế, 2009:Vietnamese-English dictionary. NXB Văn hóa Sài Gòn. Lê Thị Diên Anh, 2009: Xây dựng từ điển ẩn dụ tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh. Lý Toàn Thắng, 2008: Thử nhìn lại một số vấn đề cốt yếu của Ngôn ngữ tri nhận, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24, 178- 185. Nisbett, R. E. & Miyamoto, Y, 2005: The influence of culture: holistic versus analytic perception. Trends in Cognitive Sciences 9(10), 467-473. Nguyễn Quang, 2008: Văn Hoá, giao thoa văn hoá và giảng dạy ngoại ngữ tr.69-851, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Ngoại ngữ. Nguyễn Tiến Lực, 2018: Nhật Bản - Những bài học từ lịch sử, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Phạm Khang & Lê Minh, 2011: Tìm hiểu văn hoá Trung Hoa, NXB Văn hoá Thông tin. Trần Ngọc Thêm, 1999: Ngữ dụng học và văn hoá – ngôn ngữ học, tạp chí Ngôn Ngữ, số 4-1999, tr.32-37, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Vĩnh Sính, 2001:Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa, NXB Văn Nghệ TP.HCM. 朝尾直弘編 Asao Naohiko, 1991:日本の近世 (Nhật Bản thời cận thế), Chuo Koronsha 高崎幸子 Takasaki Sachiko, 2016: 海外の日本語学習者に日本文化をど う教えるか(Cách dạy văn hoá Nhật Bản cho người nước ngoài học tiếng Nhật). 295
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2