Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
TẦM SOÁT THIẾU MEN G6PD VÀ SUY GIÁP BẨM SINH<br />
TRÊN SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CƠ SỞ 4,<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2006-2007<br />
Phạm Diệp Thùy Dương* , Huỳnh Thị Duy Hương*, Phạm Phương Phi**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tầm soát thiếu men G6PD và suy giáp bẩm sinh đang được thực hiện ngày càng rộng rãi ở<br />
VN. Điều này cho phép phát hiện sớm bất thường, nhằm điều trị sớm hay có biện pháp dự phòng thích hợp,<br />
giúp cải thiện tiên lượng bệnh.<br />
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm để thống kê tỉ lệ trẻ thiếu men G6PD và suy giáp<br />
bẩm sinh trên sơ sinh tại bệnh viện chúng tôi trong năm 2006-2007.<br />
Phương pháp: cắt ngang và mô tả<br />
Kết quả: Trong năm này, trên tổng số 4930 ca khảo sát, xét nghiệm tầm soát phát hiện có: 48 ca thiếu<br />
men G6PD (0,97%) trong đó có 5 nữ (10,4 %), 43 nam (89,2%); 3 ca có TSH cao (0,062%). Xét nghiệm<br />
kiểm tra nồng độ TSH, FT4 ngay khi có kết quả tầm soát TSH: 01 ca chức năng tuyến giáp bình thường, 02<br />
ca mất liên lạc. Xét nghiệm men G6PD lúc 2 tháng tuổi cho thấy 24 ca có men G6PD thấp, 12 ca có nồng độ<br />
men G6PD bình thường, 12 ca không liên lạc được.<br />
Kết luận: Tầm soát các bệnh lý bẩm sinh và di truyền để chủ động điều trị và dự phòng thật sự cần<br />
thiết trong giai đoạn sớm sau sinh.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SCREENING OF G6PD DEFICIENCY & CONGENITAL HYPOTHYROIDISM IN THE NEWBORNS<br />
BORN AT HCMC UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL, 2006-2007<br />
Pham Diep Thuy Duong, Huynh Thi Duy Huong, Pham Phuong Phi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 29 - 32<br />
Background: Screening of G6PD deficiency and congenital hypothyroidism is proceeding more and<br />
more generous in Vietnam. That allows to early detect these abnormalities, and then to have early treating or<br />
appropriately prophylaxis, finally to improve prognosis.<br />
Objectives: We made this study to determine the proportion of G6PD deficiency and congenital<br />
hypothyroidism in the newborns born in our unit for one year (2006-2007).<br />
Method: sectional & descriptive<br />
Result: in 4930 cases, 48 cases (0,97%) were G6PD deficiency, iclude 5 females (10,4 %), 43 males<br />
(89,2%); 3 cases had elevated TSH (0,06%) on the test of screening. Then we quantified again TSH & FT4<br />
just after we had abnormal tests, and at second month of age for decreased G6PD cases. Result: 0 case was<br />
hypothyroidism ( 2 cases were lost); 12 case had normal G6PD level, 24 cases were G6PD deficiency (12<br />
cases were lost).<br />
Conclusion: Screening of congenital and heriditary anormalies for adequate treatment and prevention<br />
is necessary in the early period after birth.<br />
<br />
* Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP.HCM (ĐT: 0908143227)<br />
** Khoa Phụ Sản – BV. Đại học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008<br />
GIỚI THIỆU<br />
Thiếu men G6PD phân bố ở khắp nơi trên<br />
thế giới, là một nguyên nhân gây vàng da sơ<br />
sinh, làm tăng nguy cơ vàng da nhân. Đây<br />
cũng là một trong những nguyên nhân gây<br />
thiếu máu tán huyết ở mọi lứa tuổi, có thể mạn<br />
tính hoặc từng đợt cấp tính trên nền mạn ở<br />
nhiều mức độ khác nhau. Thiếu men G6PD là<br />
một bệnh di truyền, nên việc phát hiện sớm và<br />
phòng tránh những cơn tn huyết có thể xảy ra<br />
là một vấn đề thiết thực.<br />
Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý dễ bị bỏ<br />
sót hay chẩn đoán chậm trễ, vì các triệu chứng<br />
sớm rất mơ hồ. Mặt khác, các tác động bệnh lý<br />
lại xảy ra âm thầm từ rất sớm, gây nhiều ảnh<br />
hưởng trầm trọng trên toàn bộ quá trình phát<br />
triển thể chất-tâm vận, làm cho trẻ đần độn,<br />
không có khả năng học tập, lao động kèm 1 số<br />
bệnh lý mạn tính. Việc phát hiện sớm và điều<br />
trị thích hợp giúp ngăn ngừa các tác động nêu<br />
trên. Do vậy, chẩn đoán sớm suy giáp bẩm<br />
sinh là điều tối cần thiết.<br />
Xét nghiệm tầm soát thiếu men G6PD và<br />
suy giáp bẩm sinh từ giai đoạn sơ sinh đã<br />
được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế<br />
giới cũng như ở Việt Nam từ nhiều năm qua.<br />
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình tầm<br />
soát đã được làm tại Bệnh Viện Từ Dũ, Bệnh<br />
viện Pháp Việt, Bệnh viện Hùng Vương, và bắt<br />
đầu được triển khai tại Bệnh Viện Đại Học Y<br />
Dược Cơ Sở 4 từ năm 2005. Đây là số liệu mà<br />
chúng tôi thu được trong năm thứ 2 thực hiện<br />
tầm soát.<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Quantase TM Neonatal TSH Screening (BIORAD Laboratories Europe Perth, UK).<br />
- Test đo TSH và FT4: AxSYM R<br />
Ultrasensitive hTSH II và AxSYM R Free T4,<br />
cả hai test đều dựa vào kỹ thuật MEIA (Xét<br />
Nghiệm Miễn Dịch Men Vi Phần Tử).<br />
- Test định lượng G6PD (MEDIC) lúc 2<br />
tháng<br />
tuổi:<br />
GLUCOSE-6-PHOSPHATEDEHYDROGENASE-PD<br />
410<br />
(RANDOX<br />
Laboratories Ltd., UK).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Mọi trẻ sinh ra được chăm sóc theo dõi tại<br />
Bệnh Viện Đại Học Y Dược Cơ Sở 4, bao gồm<br />
trẻ nằm với mẹ và trẻ nằm tại phòng Nhi Sơ<br />
Sinh của Bệnh Viện, không kèm một tình trạng<br />
lâm sàng nguy cấp đang diễn tiến nào (vd: suy<br />
hô hấp, hạ đường huyết, xuất huyết tiêu hóa,<br />
hạ thân nhiệt…).<br />
- Đủ 36-48 giờ tuổi.<br />
- Được sự chấp thuận của cha/mẹ bé sau<br />
khi đọc tờ rơi giới thiệu về ý nghĩa và lợi ích<br />
của xét nghiệm tầm soát này.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
- Sơ sinh đang có tình trạng lâm sàng nguy<br />
cấp, như kể trên.<br />
- Sơ sinh được chuyển viện ngay sau sanh<br />
hoặc trước 36 giờ do bệnh lý nặng.<br />
- Gia đình từ chối tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Định nghĩa ca bệnh<br />
- Test tầm soát TSH bình thường: giá trị đo<br />
được < 20 microIU/ml<br />
<br />
Đối tượng khảo sát<br />
<br />
- Test tầm soát TSH bất thường: giá trị đo<br />
được > 20 microIU/ml<br />
<br />
Tất cả các bé sơ sinh sinh tại Bệnh Viện Đại<br />
Học Y Dược Cơ Sở 4 trong thời gian từ tháng 9<br />
năm 2006 đến tháng 8 năm 2007.<br />
<br />
- Ca bệnh suy giáp: TSH ≥ 40 µUI/ml và<br />
FT4 < 2 ng/dl<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Cắt ngang và mô tả<br />
<br />
Các phương pháp đo đạt<br />
- Test tầm soát TSH, G6PD: Quantase TM<br />
Neonatal G6PD Dificiency Screening và<br />
<br />
- Test tầm soát G6PD bình thường: ≥ 3 U/g Hb<br />
- Test tầm soát G6PD bất thường: < 3 U/g Hb<br />
- Test định lượng men lúc 2 tháng tuổi<br />
(MEDIC): giới hạn bình thường 118-144<br />
mU/109 Hồng Cầu.<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008<br />
PHÂN MỨC ĐỘ THIẾU MEN G6PD<br />
LOẠI MỨC ĐỘ<br />
<br />
I<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
II<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
III<br />
IV<br />
V<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
Nhẹ<br />
không<br />
thiếu<br />
Không<br />
thiếu<br />
<br />
HOẠT ĐỘ MEN<br />
<br />
TẦN XUẤT<br />
<br />
Thiếu máu tán<br />
huyết với HC<br />
không hình cầu với Không thường gặp<br />
chức năng HC bình<br />
thường<br />
Thay đổi; thường<br />
< 10 % bình<br />
gặp ở người Châu Á<br />
thường<br />
và Địa Trung Hải<br />
10 - 60 % bình 10 % nam da đen tại<br />
thường<br />
Mỹ<br />
60 -150 % bình<br />
thường<br />
<br />
Hiếm<br />
<br />
> 150 % bình<br />
thường<br />
<br />
Hiếm<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Đối với trường hợp tăng TSH<br />
Kiểm tra ngay TSH và FT4 (máu tĩnh<br />
mạch) làm tại phòng xét nghiệm Bệnh Viện<br />
Đại Học Y Dược. Khi có kết quả, Bác sĩ phòng<br />
Nhi xem và đánh giá ngay tại phòng. Nếu TSH<br />
≥ 40 µUI/ml và FT4 < 2 ng/dl kết luận suy<br />
giáp, gởi bé ngay đến BV Nhi đồng 1 hoặc 2 để<br />
điều trị.<br />
Ghi lại kết quả kiểm tra vào sổ.<br />
Xử lý các các số liệu thu được bằng phần<br />
mềm Excel 2003.<br />
<br />
Số liệu thu được<br />
<br />
Nguồn: Diagnosis and Management of G6PD DeficiencyCopyright © 2005 by the American Academy of Family<br />
Physicians<br />
<br />
Thu thập dữ kiện<br />
Điều dưỡng phòng nhi lấy hai giọt máu<br />
của bé, nhỏ lên phiếu giấy thấm chuyên dùng,<br />
có đề rõ các thông tin cá nhân của bé. Tập<br />
trung mẫu mỗi ngày từ lầu trại và phòng nhi<br />
gởi phòng xét nghiệm.<br />
Điều dưỡng phòng nhi nhập tên họ của mẹ<br />
trẻ, cùng các thông tin cá nhân vào máy vi tính,<br />
lập thành file Excel theo từng đợt tập trung và<br />
gởi sang cho nhân viên phòng xét nghiệm.<br />
Phòng xét nghiệm xuất số liệu tương ứng<br />
vào file nhận được và trả lại kết quả xét<br />
nghiệm cho phòng nhi bằng phiếu kết quả in<br />
và bằng file kết quả.<br />
<br />
Xử lý dữ kiện<br />
- Các bác sĩ phòng nhi đánh giá kết quả<br />
nhận được, nếu kết quả bất thường: điện thoại<br />
báo mời cha mẹ bé tới phòng Nhi nhận kết<br />
quả. Ba mẹ bé được bác sỹ tư vấn giải thích về<br />
khả năng bệnh lý của bé.<br />
<br />
Đối với trường hợp giảm men G6PD<br />
Phát phiếu tư vấn phát tờ Tham Vấn Về Bệnh<br />
Thiếu G6PD + ghi phiếu xét nghiệm cho bé lúc 2<br />
tháng tuổi tại MEDIC để định lượng G6PD bằng<br />
máu tĩnh mạch. Hẹn tái khám tại dưỡng nhi.<br />
<br />
Tổng số ca khảo sát: 4930 ca<br />
<br />
Số ca có kết quả tầm soát men G6PD bất<br />
thường<br />
48 ca (0,97%), trong đó có 5 nữ (10,4%), 43<br />
nam (89,6%).<br />
Số ca khảo sát lại men G6PD lúc 2 tháng<br />
tuổi (MEDIC)<br />
24 ca thiếu men (0,49%), 12 ca có hoạt độ<br />
men bình thường, 12 ca không liên lạc được.<br />
Số ca có kết quả tầm soát TSH tăng: 3 ca<br />
(0,06%), trong đó có 2 nữ<br />
Số ca suy giáp bẩm sinh xác định lại bằng<br />
TSH và FT4<br />
1 ca có TSH và FT4 bình thường, 2 ca<br />
không liên lạc được.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ thiếu men phát hiện được là 0,49%<br />
(24 ca) trên số 4928 ca khảo sát (đã trừ đi 12 ca<br />
không liên lạc được để kiểm tra lại hoạt độ<br />
men lúc 2 tháng tuổi), thấp so với thống kê của<br />
chúng tôi trong năm trước ( 0,734%) và tại BV<br />
Từ Dũ là 2,06% trên số 136.009 ca khảo sát.<br />
Trong suốt thời gian này, không phát hiện<br />
trường hợp suy giáp bẩm sinh nào, so với 1/4857<br />
ca sinh sống phát hiện được tại BV Từ Dũ.<br />
Có những lý do có thể giải thích cho sự<br />
khác biệt này như sau:<br />
- Số ca khảo sát còn hạn chế<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008<br />
- Một số trường hợp mất liên hệ trong quá<br />
trình nghiên cứu (địa chỉ sai, mơ hồ, số điện<br />
thoại di động đã cung cấp không còn sử dụng<br />
hay không chính xác…). Đây lại là những ca có<br />
kết quả xét nghiệm bât thường, làm ảnh<br />
hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT<br />
- Tầm soát sớm các bệnh lý bẩm sinh và di<br />
truyền để chủ động điều trị và dự phòng là<br />
một việc làm hết sức có ý nghĩa trong giai<br />
đoạn sơ sinh, và là một khuynh hướng ngày<br />
càng phát triển của y học thế giới.<br />
- Dù bước đầu còn một số vướng mắc khó<br />
khăn, nhưng kết quả thu được vẫn có một ý<br />
nghĩa khích lệ cho đơn vị chúng tôi tiếp tục<br />
triển khai chương trình tầm soát này và có<br />
những thống kê lâu dài hơn về tỷ lệ các ca<br />
bệnh lý tầm soát được.<br />
- Chú ý yêu cầu thân nhân trẻ cho địa chỉ liên<br />
lạc và số điện thoại chính xác, dễ tiếp cận nhất<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
CONN'S Current Therapy (2000) “Hereditary Enzyme<br />
Deficiencies” W.B. Saunders Company- c98, p 365<br />
Lê Thị Ngọc Dung (1997) “ Suy giáp”. Bài Giảng Sau Đại<br />
Học. Nhà xuất bản Đà nẵng. Tr 429-51.<br />
Nelson’ Textbook 2004 On CDROM – “Hypothyroidism”Chapter 559 – P1873; “Glucose – 6 - Phosphate<br />
Dehydrogenase (G6PD) and Related Deficiencies”- Part 20,<br />
p. 1636<br />
Phạm Nghiêm Minh (2007) “Chương trình tầm soát bệnh<br />
lý sơ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ 2002-2007: Thiểu năng<br />
tuyến giáp bẩm sinh và Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh”<br />
Hội nghị Sản Phụ Khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình<br />
Dương Lần VII tháng 05/2007. Tr 76-7.<br />
Tạ Thị Ánh Hoa (1997) “ Bệnh thiếu men G6PD”. Bài giảng<br />
sau đại học. Nhà xuất bản Đà nẵng. Tr 286-94.<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />