intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tận dụng các phần cứng máy tính

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tận dụng các phần cứng máy tính Thông thường, ở một thời điểm mỗi máy tính chỉ phục vụ được một người dùng. Ngoài cách dùng cơ bản này, nhiều người đã nghĩ ra 2 cách dùng phân tán và hội tụ nhằm tiết kiệm đến mức có thể khi mua sắm các thiết bị phần cứng. Với 2 cách dùng này, bạn có thể chỉ dùng một CPU phục vụ cho nhiều người dùng cùng lúc, hoặc kết nối nhiều máy tính vào một màn hình để ngồi một chỗ mà làm việc trên nhiều máy tính, hoặc thậm chí kết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tận dụng các phần cứng máy tính

  1. Tận dụng các phần cứng máy tính Thông thường, ở một thời điểm mỗi máy tính chỉ phục vụ được một người dùng. Ngoài cách dùng cơ bản này, nhiều người đã nghĩ ra 2 cách dùng phân tán và hội tụ nhằm tiết kiệm đến mức có thể khi mua sắm các thiết bị phần cứng. Với 2 cách dùng này, bạn có thể chỉ dùng một CPU phục vụ cho nhiều người dùng cùng lúc, hoặc kết nối nhiều máy tính vào một màn hình để ngồi một chỗ mà làm việc trên nhiều máy tính, hoặc thậm chí
  2. kết nối thiết bị xem tivi, đầu đĩa karaoke, đầu đĩa VCD/DVD... vào một màn hình và bấm remote để thưởng thức. n Cách dùng phân tán Một khi dùng cách này, bạn có thể chia sẻ bộ máy tính đang dùng thành nhiều bộ máy tính khác hoạt động độc lập bằng cách lắp thêm từng bộ 3 gồm màn hình, bàn phím và chuột, hoặc lắp thêm bộ 4 gồm card màn hình chuẩn PCI, màn hình, chuột và bàn phím. Đối với cách lắp thêm bộ 3, bạn cần mua thêm thiết bị MUPC và làm theo hướng dẫn trên LBVMVT 197. Còn nếu chọn cách lắp thêm bộ 4, bạn chỉ cần mua đúng 4 thiết bị trên rồi thực hiện như bài viết ở LBVMVT 87. Ưu điểm của cách này là tiết kiệm được chi phí sắm thêm một thùng máy với đầy đủ linh kiện bên trong (tức là chỉ thiếu màn hình), nhưng bù lại người dùng sẽ bị hạn chế về tốc độ xử lý của máy (do bị “chia năm xẻ bảy”). Vì vậy chỉ thực hiện ở những máy tính có tốc độ CPU và bộ nhớ RAM tương đối cao, và cũng chỉ cài và sử dụng được các chương trình thường dùng không chiếm nhiều bộ nhớ, đĩa cứng. Chính vì dùng ép như vậy nên tuổi thọ của các linh kiện phần cứng bên trong thùng máy tính cũng bị suy giảm so với cách dùng bình thường. Ngoài kiểu phân tán tài nguyên hệ thống này, còn một cách dùng phân tán khác là “nhân bản” tín hiệu màn hình lấy ra từ 1 card màn hình của máy tính để “chiếu” trên nhiều màn hình khác qua cổng VGA. Chẳng hạn, bạn cần lấy tín hiệu của một máy tính, chiếu ở tất cả các màn hình đặt ở các phòng, các tầng lầu... Thật ra, cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần mua thêm thiết bị chia tín hiệu màn
  3. hình (VGA multi) với giá chừng 5 - 13 USD và dây cáp VGA (từ 2 - 4 USD, tùy chiều dài) truyền tín hiệu. Tùy theo số lượng màn hình cần lấy tín hiệu mà bạn mua loại chia 4, 8 hay 16 màn hình. Khi đã có đầy đủ các thiết bị cần dùng, bạn chỉ cần dùng dây nối lấy tín hiệu từ card màn hình máy tính cắm vào ngõ VGA in trên VGA multi rồi dùng dây nối ngõ VGA out trên thiết bị này đến các màn hình. n Cách dùng hội tụ Vẫn với mục đích tiết kiệm chi phí mua sắm phần cứng, nhưng cách dùng này trái ngược hoàn toàn với cách phân tán, theo như tên gọi của 2 cách. Ở cách dùng hội tụ này, ngoài tiết kiệm chi phí, nó còn giải quyết vấn đề không gian phòng làm việc (do không phải lắp thêm bàn, màn hình, bàn phím, chuột), đồng thời tiết kiệm thời gian di chuyển qua lại nếu cùng xài nhiều máy tính. Nếu bạn có ý định lắp thêm một máy tính mới nhưng vẫn dùng màn hình cũ thì cách dùng này sẽ giúp bạn dùng song song 2 máy tính mới và cũ với cùng một màn hình. Lúc đó, bạn có thể dùng máy tính mới (mạnh hơn máy tính cũ) để chơi game, xử lý hình ảnh, biên tập phim..., còn máy tính cũ để thử nghiệm chương trình hay cài các chương trình ít dùng. Để triển khai cách dùng này, bạn mua thiết bị bộ chuyển mạch, thường gọi là KVM switch với giá từ 24 - 220 USD, hoặc loại rẻ tiền có tên gọi Data VGA (từ 5 - 7 USD). Tùy số lượng thùng máy tính là 2 hoặc 4 mà bạn chọn thiết bị phù hợp. KVM switch đã bao gồm cáp kết nối và dùng cách chuyển tự động, đồng thời có giao tiếp USB cho chuột và bàn phím, thậm chí còn có thêm cổng cắm audio out. Còn Data VGA chưa bao gồm cáp kết nối, và chỉ có cổng giao tiếp PS/2
  4. cho bàn phím và chuột nên bạn phải mua thêm dây cáp KVM 3 sợi gồm dây tín hiệu màn hình, chuột, bàn phím với giá từ 2 - 3 USD. Data VGA dùng nút bấm để tắt mở tín hiệu từ các máy tính đến màn hình; do chi phí rẻ nên chất lượng thường bị xao động nhưng có thể chấp nhận được. Để kết nối KVM switch hoặc Data VGA với các máy tính và màn hình, bạn cắm dây tín hiệu màn hình, chuột và bàn phím vào ngõ VGA out, chuột, bàn phím trên thiết bị; rồi dùng cáp KVM để kết nối lần lượt các máy tính đến các ngõ VGA in, chuột và bàn phím trên thiết bị. n Hội tụ mở rộng đa phương tiện Nếu chưa dừng lại ở việc kết nối các máy tính, bạn có thể sắm thêm thiết bị Tivi box (khoảng 15 USD) để bắt tivi analog hoặc truyền hình cáp và kết nối thêm đầu đĩa VCD/DVD hoặc đầu karaoke 6 số vào xài chung với màn hình máy tính. Khi đó, các cổng kết nối ở cách hội tụå sẽ được mở rộng bằng cách: bạn cắm dây tín hiệu màn hình vào ngõ cắm VGA trên Tivi box, dùng dây tín hiệu kèm theo Tivi box để kết nối Tivi box đến ngõ cắm VGA out trên KVM switch hoặc Data VGA. Cuối cùng, cắm dây chuyển ngõ cắm kèm theo Tivi box vào ngõ cắm hình chữ nhật tương ứng trên Tivi box để được 3 đầu cắm tròn dạng jack cắm bông sen. Bạn dùng dây nối tín hiệu tương ứng có 6 đầu cắm dạng này để nối đầu cắm màu vàng với ngõ video out, và 2 đầu cắm màu đỏ và trắng với 2 ngõ âm thanh left, right trên đầu đĩa. Sau đó, bạn vẫn dùng cách chuyển tín hiệu như ở cách dùng hội tụ để nhận tín hiệu từ các máy tính đến màn hình; còn khi muốn xem tivi, bạn bấm nút đỏ trên remote kèm theo Tivi box. Để lấy tín hiệu
  5. hình từ đầu đĩa, bạn chuyển sang chế độ xem tivi rồi bấm tiếp nút chuyển tín hiệu đầu vào (nút bấm có hình mũi tên hướng vào vòng tròn) trên remote để chọn tín hiệu AV. Ngoài việc kết nối tín hiệu hình ảnh và dữ liệu từ các thiết bị, bạn có thể kết nối tín hiệu âm thanh để dùng một bộ loa với 2 nguồn âm thanh. Chẳng hạn, bạn đang có một bộ loa và đang xài cho một máy tính, bạn có thể cắm dây tín hiệu âm thanh lấy từ một máy tính khác vào 2 ngõ cắm input (phía sau loa có 4 ngõ cắm input) còn lại trên loa để dùng. Tuy nhiên, cùng một thời điểm chỉ lấy được một tín hiệu âm thanh ở một thiết bị phát mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2