Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
TÁN SỎI THẬN QUA DA TRONG SỎI THẬN SAN HÔ<br />
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Trần Thanh Nhân*, Lê Anh Tuấn*,<br />
Chung Tuấn Khiêm*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Việt Cường**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đã thành thường quy tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh viện<br />
Bình Dân. Bài viết này giới thiệu loạt 28 bệnh nhân sỏi san hô thận được áp dụng kỹ thuật mổ này tại Trung tâm<br />
của chúng tôi.<br />
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 12/2006 đến 3/2011 tại Khoa Niệu C bệnh<br />
viện Bình Dân đã phẫu thuật tán sỏi qua da cho 28 bệnh nhân với sỏi san hô / bán san hô thận. Sau khi gây mê<br />
bệnh nhân được soi bàng quang để đặt thông niệu quản vào bể thận. Sau đó bệnh nhân được đặt nằm sấp để tạo<br />
đường hầm vào thận bằng kỹ thuật nong đường hầm biến đổi riêng với chọc dò đài thận dùng đường vào trên<br />
hoặc dưới sườn 12, dưới C-arm. Sau khi nong tạo đường hầm sẽ soi thận và tán sỏi bằng máy tán sỏi xung hơi<br />
rồi gắp mảnh sỏi bằng kềm. Đặt thông mở thận ra da. Đánh giá kết quả sớm ngay sau mổ bằng phim KUB và /<br />
hoặc siêu âm.<br />
Kết quả: Có 20 bệnh nhân nam (71,4%) và 8 nữ (28,6%), tuổi trung bình: 48,4 (28-62). Tám bệnh nhân<br />
mổ bên phải (28,6%), 20 mổ bên trái (71,4%). Hai trường hợp sạn tái phát (7,1%), 26 sạn mổ lần đầu (92,9%).<br />
Kích thước sạn trung bình: 31,4 mm (20-43). Mười tám trường hợp sạn san hô toàn phần (64,3%), 10 trường<br />
hợp sạn bán san hô (35,7%). UIV trước mổ tất cả các trường hợp chức năng thận đều tốt, 3 trường hợp thận<br />
không ứ nước (10,7%), 15 thận ứ nước độ I (53,6%), 9 thận ứ nước độ II (32,1%), 1 thận ứ nước độ III (3,6%).<br />
Sáu trường hợp dùng đường vào trên sườn (21,4%), 20 dùng đường vào dưới sườn (71,4%), 2 trường hợp phối<br />
hợp đường trên và dưới sườn với 2 đường hầm riệng biệt (7,1%). Hai mươi lăm trường hợp chỉ tạo một đường<br />
hầm (89,3%), 3 trường hợp phải tạo 2 đường hầm riêng biệt (10,7%). Năm trường hợp vào đài trên thận<br />
(17,9%), 11 vào đài giữa (39,3%), 9 vào đài dưới (32,1%), 2 kết hợp đài giữa và đài dưới (7,1%), 1 kết hợp đài<br />
trên và đài dưới (3,6%). Thời gian mổ trung bình: 98,3 phút (60-180). Lượng máu mất trung bình: 308,3 mL<br />
(100-800). Thời gian rút thông thận trung bình: 5 ngày (3-10). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 5,2 ngày<br />
(3-10). Bốn trường hợp chảy máu lúc mổ (14,3%) trong đó 1 trường hợp chảy máu nặng phải dừng phẫu thuật.<br />
Hai trường hợp phải truyền máu sau mổ (7,1%). Kết quả điều trị sỏi ngay sau mổ: tốt (sạch sỏi): 14 (50%), khá<br />
(còn mảnh sỏi < 5mm): 6 (21,4%), trung bình (còn mảnh sỏi > 5mm, nhiều mảnh): 8 (28,6%), trong đó 4 trường<br />
hợp được tán sỏi ngoài cơ thể sau mổ 1 tháng, 3 trường hợp được soi thận lần hai sau 1-2 tuần, 1 trường hợp<br />
được soi thận lần hai và tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung.<br />
Kết luận: Tán sỏi thận qua da trong sỏi san hô thận là một kỹ thuật khá phức tạp. Kết quả ban đầu của<br />
chúng tôi là đáng khích lệ và kết quả này khả quan hơn khi phối hợp với tán sỏi ngoài cơ thể. Tán sỏi thận qua da<br />
hoàn toàn có thể trở thành một lựa chọn thay thế cho mổ mở trong sỏi thận san hô trong tương lai gần trong điều<br />
kiện Việt Nam.<br />
Từ khóa: Tán sỏi qua da, Sỏi san hô, Kỹ thuật nong đường hầm biến đổi<br />
<br />
* Khoa Niệu C, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
** Khoa Tiết niệu, bệnh viện Quân Y 175<br />
Tác giả liên lạc: Ts.Bs. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: npchoang@gmail.com<br />
<br />
86<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY FOR STAGHORN CALCULI<br />
Nguyen Phuc Cam Hoang, Tran Thanh Nhan, Le Anh Tuan, Chung Tuan Khiem, Vu Le Chuyen,<br />
Nguyen Viet Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 86 - 93<br />
Background: Percutaneous nephrolithotomy (PNL) is now performed routinely at the Department of<br />
Urology of Binh Dan hospital. This paper is to introduce our recent series of 28 patients with staghorn calculi<br />
undergoing PNL in our centre.<br />
Materials and Methods: From December 2006 to March 2011 we performed PNL for 28 patients having<br />
partial / complete staghorn calculi. After general anesthesia, the patient had a cystoscopy for a ureteral catheter<br />
placement. Then he was placed into prone position for tract dilation using our modified technique, with<br />
supracostal or subcostal access under C-arm. After tract dilation, nephroscopic stone fragmentation using<br />
pneumatic lithotriptor and fragments removal using forceps were performed. Placement of a nephrostomy tube at<br />
the end of procedure. Postoperative outcomes were assessed with a KUB and / or ultrasonography on discharge.<br />
Results: There were 20 male (71.4%) and 8 female (28.6%) patients. Mean age: 48.4 (28-62). Eight patients<br />
(28.6%) had right side stones and 20 (71.4%) had left side stones. Two patients had recurrent stones (7.1%) and<br />
26 had primary stones (92.9%). Mean stone size: 31.4 mm (20-43). Eighteen patients had complete staghorn<br />
calculi (64.3%), 10 patients had partial staghorn calculi (35.7%). Preoperative IVU revealed good renal function<br />
in all cases, 3 cases with no hydronephrosis (10.7%), 15 cases with mild hydronephrosis (53.6%), 9 cases with<br />
moderate hydronephrosis (32.1%) and 1 case with severe hydrpnephrosis (3.6%). Six cases with supracostal<br />
access (21.4%), 20 cases with subcostal access (71.4%), and 2 cases with combined supracostal and subcostal<br />
access with two separate tracts (7.1%). Twenty-five cases with only one tract (89.3%), 3 cases with two separate<br />
tracts (10.7%). Five cases with upper calyx puncture (17.9%), 11 cases with middle calyx puncture (39.3%), 9<br />
cases with lower calyx puncture (32.1%), 2 cases with combined middle and lower calyx puncture (7.1%), 1 case<br />
with combined upper and lower calyx puncture (3.6%). Mean operating time: 98.3 mins (60-180). Mean<br />
estimated blood loss: 308.3 mL (100-800). Nephrostomy tube removal after 5 days (3-10). Postoperative hospital<br />
stay: 5.2 days (3-10). There were 4 cases with important intraoperative bleeding (14.3%) in which one required<br />
stopping the procedure. Two cases required blood transfusion (7.1%). Postoperative outcomes: good (stone-free):<br />
14 cases (50%), pretty good (residual fragments < 5 mm): 6 cases (21.4%), mediocre (residual fragments > 5mm,<br />
multiple fragments): 8 (28.6%) in which 4 cases had extracorporeal shockwave lithotripsy one month<br />
postoperatively, 3 cases had second look 1-2 weeks postoperatively for removal of residual fragments, 1 case had<br />
second look and extracorporeal shockwave lithotripsy.<br />
Conclusions: PNL for staghorn calculi remains a sophisticated renal procedure. Our initial outcomes were<br />
encouraging and this procedure has more optimistic results when combined with extracorporeal shockwave<br />
lithotripsy. It can become an alternative to open surgery for staghorn calculi in near future in VietNam.<br />
Key words: Percutaneous nephrolithotomy, Staghorn calculi, Modified tract dilation technique.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tán sỏi thận qua da (PNL- Percutaneous<br />
Nephrolithotomy) đã thành thường quy tại<br />
Khoa-Bộ môn Tiết niệu học bệnh viện Bình Dân<br />
trong chiến lược điều trị sỏi đường tiểu trên<br />
bằng phẫu thuật ít xâm lấn(14,21). Nhiều kỹ thuật<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
trong phẫu thuật này dần đã được hoàn thiện và<br />
áp dụng trong một số trường hợp sỏi phức<br />
tạp(15). Bài viết này giới thiệu loạt 28 bệnh nhân<br />
sỏi san hô thận được mổ PNL tại Trung tâm của<br />
chúng tôi trong thời gian từ tháng 12/2006 đến<br />
tháng 3/2011.<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
tiểu làm kháng sinh đồ. Dùng kháng sinh điều<br />
trị uống 1 tuần trước khi phẫu thuật.<br />
<br />
TƯ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN<br />
Tư liệu<br />
<br />
Dụng cụ<br />
Máy soi thận: máy soi cứng, Storz, 26 Fr.,<br />
Bao Amplatz số 28, 30 Fr. (Hình 1.A)<br />
<br />
Tại khoa Niệu C bệnh viện Bình Dân, từ<br />
tháng 12/2006 đến tháng 3/2011có 28 bệnh nhân<br />
sỏi thận bán san hô / san hô được mổ lấy sỏi qua<br />
da. Sỏi tái phát hay sỏi mổ lần đầu.<br />
<br />
Máy tán sỏi xung hơi, kềm gắp sỏi.<br />
Bộ dụng cụ nong tạo đường hầm: bộ nong<br />
kim loại (Alken), Cook®, hay Webb.<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Chẩn đoán hình ảnh<br />
Siêu âm và UIV: xem kích thước sỏi, độ ứ<br />
nước thận, chức năng thận,…làm thường quy<br />
trong tất cả các trường hợp sỏi được can thiệp<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Máy X quang C-arm kỹ thuật số (Hình 1.B)<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Gây mê toàn diện bằng ống nội khí quản.<br />
Bệnh nhân nằm thế sản: soi bàng quang để<br />
“monter sonde” niệu quản.<br />
<br />
CT/MSCT: hiện không là thường qui trong<br />
bệnh lý sỏi được can thiệp tại trung tâm của<br />
chúng tôi. Chỉ thực hiện khi nghi ngờ có bệnh lý<br />
kết hợp (bướu thận, dị dạng bẩm sinh đường<br />
tiểu,…)<br />
<br />
Chọc dò đài thận và tạo đường hầm: sau khi<br />
“monter sonde” niệu quản sẽ đặt bệnh nhân<br />
nằm sấp (Hình 1.C).<br />
<br />
Xét nghiệm nước tiểu trước mổ<br />
Làm tổng phân tich nước tiểu và cấy nước<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 1: A. Bộ dụng cụ lấy sỏi qua da. B. Máy X quang C-arm. C. Tư thế bệnh nhân nằm sấp<br />
<br />
Kỹ thuật chọc dò và nong đường hầm biến đổi riêng của chúng tôi, “mini-lumbotomy” (Hình 2)<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 2: Kỹ thuật chọc dò và tạo đường hầm biến đổi “mini-lumbotomy”: A. Rạch da 1,5 cm. B. Kéo phẫu thuật<br />
tách cân cơ lưng. C.Ngón tay thám sát mỡ cạnh thận, thận. D. Kim chọc dò luồn vào đường rạch qua Amplatz xẻ<br />
đường mở này và dưới hướng dẫn C-arm qua<br />
Rạch da dài 1,5 cm ở vị trí da định đâm<br />
2 mặt phẳng sẽ chọc dò đài thận đich, đường<br />
kim, dùng kéo phẫu thuật tách cân cơ lưng đến<br />
vào trên sườn (vào đài trên hoặc đài giữa)<br />
hết lớp cân ngang, dùng ngón tay thám sát vùng<br />
hoặc dưới sườn 12 (vào đài giữa hoặc đài<br />
mỡ cạnh thận, sờ thận. Luồn kim chọc dò vào<br />
<br />
88<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
dưới). Luồn dây dẫn (guidewire) vào đài bể<br />
thận hoặc niệu quản và tiến hành nong tạo<br />
đường hầm bằng dụng cụ nong.<br />
<br />
A<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong trường hợp cần thiết sẽ tạo đường<br />
vào cực trên thận (Hình 3) hoặc 2 đường hầm<br />
cực trên và cực dưới, qua 2 đường rạch da<br />
riêng biệt. (Hình 4)<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 3: Chọc dò và tạo đường vào đài trên. A. Mặt phẳng bên. B. Mặt phẳng trước-sau. C. Nong đường hầm,<br />
dùng kỹ thuật “triangulation”. D. Amplatz soi thận đi từ đài trên xuống<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 4: Kỹ thuật 2 đường hầm. A.B.Nong tạo đường hầm thứ hai. C. Thông dẫn lưu thận sau mổ<br />
xuống cực dưới (Hình 5). Kiểm tra dưới C-arm<br />
Soi và lấy sạn: soi từ đài thận đường vào<br />
nếu sạch sỏi sẽ đặt thông Foler 26 Fr. mở thận ra<br />
vào bể thận. Tán sỏi chỉ dùng máy xung hơi,<br />
da.<br />
gắp sỏi bằng kềm. Nếu dùng đường vào cực<br />
trên sẽ tán và gắp mảnh sỏi từ cực trên thận đi<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 5: Tán sỏi thận qua da cho sỏi san hô. A. Sỏi san hô toàn phần. B. Nong tạo đường hầm vào đài trên. C. Soi<br />
và lấy sạn đi từ cực trên xuống. D. Sạch sỏi trên C-arm.<br />
Hậu phẫu: Chụp KUB kiểm tra ngày hậu<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
<br />
phẫu 2-3. Nếu sạch sỏi rút thông thận sau 48-72<br />
<br />
1. Giới: 20 nam (71,4%) ; 8 nữ (28,6%)<br />
<br />
giờ. Nếu còn mảnh sỏi quan trọng sẽ soi thận<br />
<br />
2. Tuổi trung bình: 48,4 (28-62).<br />
<br />
lần hai gắp sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 12/2006 đến 3/2011<br />
có 28 bệnh nhân sỏi san hô / bán san hô thận<br />
được mổ PNL.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
3. ASA: ASA I: 9 (32,1%) ;<br />
(57,1%); ASA III: 3 (10,7%)<br />
<br />
ASA II: 16<br />
<br />
Sạn<br />
1. Sạn bên trái: 20 (71,4%) ; Sạn bên phải: 8<br />
(28,6%)<br />
2 Sạn tái phát: 2 (7,1%), sạn mổ lần đầu: 26<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
(92,9%).<br />
3. Kích thước sạn trung bình (mm): 31,4 mm<br />
(20-43).<br />
4. Hình thức sạn: Sạn bán san hô: 10 (35,7%);<br />
Sạn san hô toàn phần: 18 (64,3%).<br />
5. UIV: Thận không ứ nước: 3 (10,7%) ; Thận<br />
ứ nước độ I: 15 (53,6%) ; Thận ứ nước độ II: 9<br />
(32,1%), thận ứ nước độ III: 1 (3,6%).<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
1. Đường vào: Trên sườn: 6 (21,4%) ; Dưới<br />
sườn: 20 (71,4%); Phối hợp trên và dưới sườn (2<br />
đường hầm riêng biệt): 2 (7,1%).<br />
2. Số đường hầm: 1 đường hầm: 25 (89,3%),<br />
2 đường hầm: 3 (10,7%), trong đó 2 trường hợp<br />
đường hầm vào đài giữa và dưới, 1 trường hợp<br />
vào đài trên và dưới.<br />
3. Đài thận đường vào: Đài trên: 5 (17,9%);<br />
Đài giữa: 11 (39,3%); Đài dưới: 9 (32,1%); Kết<br />
hợp đài giữa-dưới: 2 (7,1%); Kết hợp đài trêndưới: 1 (3,6%)<br />
4. Thời gian mổ trung bình (phút): 98,3<br />
(60-180)<br />
5. Lượng máu mất trung bình (mL): 308,3<br />
(100-800).<br />
6. Truyền máu quanh lúc mổ: 2 trường hợp<br />
(7,1%)<br />
7. Tai biến lúc mổ: chảy máu lúc mổ: 4<br />
trường hợp (14,3%), trong đó có 1 trường hợp<br />
chảy máu nặng phải ngưng thủ thuật.<br />
8. Thời gian rút thông thận trung bình<br />
(ngày): 5 (3-10)<br />
9. Nằm viện sau mổ trung bình (ngày): 5,2<br />
(3-10).<br />
10. Kết quả điều trị sỏi ngay sau mổ lần<br />
đầu:<br />
Tốt (sạch sỏi): 14 (50%),<br />
Khá (còn mảnh sỏi < 5mm): 6 (21,4%)<br />
Trung bình (còn mảnh sỏi > 5mm, nhiều<br />
mảnh): 8 (28,6%), trong đó 4 trường hợp được<br />
tán sỏi ngoài cơ thể sau mổ 1 tháng, 3 trường<br />
hợp được soi thận lần hai sau 1-2 tuần, 1 trường<br />
<br />
90<br />
<br />
hợp được soi thận lần hai và tán sỏi ngoài cơ<br />
thể. (Hình 6).<br />
11. Điều trị phối hợp: Soi thận lần hai lấy<br />
mảnh sỏi sót (second look): 3 (10,7%).<br />
Tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung: 4 (14,3%).<br />
Soi thận lần hai + tán sỏi ngoài cơ thể: 1<br />
(3,6%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chỉ định tán sỏi thận qua da trong sỏi san<br />
hô<br />
Theo AUA guidelines 2005(17) và EAU<br />
guidelines 2008(20), PNL đơn trị là chỉ định hàng<br />
đầu trong điều trị phẫu thuật sỏi san hô thận. Ba<br />
lựa chọn còn lại là phối hợp PNL với tán sỏi<br />
ngoài cơ thể (SWL), SWL đơn trị, phẫu thuật<br />
mở. Phẫu thuật mở hiện nay không còn là “tiêu<br />
chuẩn vàng” trong điều trị sỏi san hô thận, và<br />
chỉ chiếm tỉ lệ < 1% trường hợp. Mổ mở chỉ nên<br />
dành cho một số ít trường hợp sạn san hô thật<br />
lớn và hệ bồn đài thận rất phức tạp.<br />
Phối hợp PNL với SWL (điều trị<br />
“sandwich”): PNL-SWL-PNL được Streem và<br />
cộng sự giới thiệu năm 1987(20), trong đó nhấn<br />
mạnh cơ bản phải dựa trên PNL và PNL phải là<br />
phương pháp điều trị sau cùng. Phương pháp điều<br />
trị phối hợp ngày nay ít được sử dụng vì kết quả<br />
sạch sỏi kém hơn PNL đơn trị dùng các kỹ thuật<br />
cải tiến hơn và nhất là sự phối hợp với soi thận<br />
và niệu quản bằng máy soi mềm(4,9).<br />
Al-Kohlany(1) trong một nghiên cứu tiền cứu<br />
so sánh ngẫu nhiên mổ mở và PNL cho sỏi san<br />
hô toàn phần thấy kết quả sạch sỏi như nhau ở<br />
cả hai nhóm nhưng nhóm phẫu thuật PNL có tỉ<br />
lệ biến chứng trong mổ (chảy máu cần truyền<br />
máu, biến chứng màng phổi, tổn thương niệu<br />
quản) thấp hơn mổ mở. Hơn nữa, nhóm mổ<br />
PNL có thời gian mổ, thời gian nằm viện, thời<br />
gian phục hồi ngắn hơn, chi phí thấp hơn mổ mở.<br />
Trung tâm của chúng tôi đã áp dụng PNL từ<br />
năm 1997 nhưng chủ yếu cho các trường hợp sỏi<br />
thận không quá phức tạp(14,21). Thời gian gần<br />
đây, PNL được áp dụng cho một số trường hợp<br />
sỏi phức tạp hơn như sỏi đài trên, sỏi trong túi<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />