TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
lượt xem 8
download
Tham khảo tài liệu 'tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
- TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) theo NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (ĐMV) và khảo sát sự liên quan giữa số thành phần trong HCCH và tình trạng tổn thương ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện ở 146 bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp 50% khẩu kính lòng mạch chính. Kết quả: tỷ lệ HCCH là 57,5%, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (72,2% so với 52,7%,p=0,04). Thành phần thường gặp nhất trong HCCH là tăng triglyceride (TG). Bệnh nhân có HCCH có giá trị trung bình VE, HA tâm thu, HA tâm trương, ĐH và TG cao hơn và HDL-C thấp hơn bệnh nhân không có HCCH (p
- Kết luận: HCCH chiếm tỷ lệ 57,5 % ở bệnh nhân bệnh ĐMV. Có mối liên quan giữa số thành phần trong HCCH với tổn thương lan rộng và tổn thương hẹp nặng ĐMV. ABSTRACT Objectives: To estimate the prevalence and characteristic of metabolic syndrome (MS) according to NCEP ATP III applied for Asian population in patients with coronary artery disease and the relationship among factors in this syndrome with the stage of coronary artery lesion. Methods: cross – sectional descriptive study in 146 patients having at least 1 branch of coronary vessel stenosed more than 50% in diameter. Results: the prevalence of MS is 57.5%, found in women rather than men (72.2% vs 52.7%, p = 0.04). Hypertriglyceridemia is the most common. The mean waist circumplex, systolic tension, diastolic tension, glycemia and trglyceride concentration of MS patients are higher than non-MS patients; the mean HDL- cholesterol concentration of MS patients are lower than non-MS patients (p
- Conclusions: The MS affects about ½ of patients with coronary artery disease. There is a correlation between factors of MS and the extent and stenosis of coronary artery lesions.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh xơ vữa động mạch trong đó có bệnh động mạch vành (ĐMV) vẫn đang là nguyên nhân tử vong ở những nước công nghiệp. Ở Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh ĐMV ngày càng gia tăng, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, bệnh ĐMV đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với cộng đồng. Phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ (YTNC) có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV. Một trong những YTNC mới của bệnh ĐMV hiện đang được y giới quan tâm đó là hội chứng chuyển hóa (HCCH). HCCH đang tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Sự tăng dịch tễ học của béo phì, và hội chứng chuyển hóa sẽ tăng dịch tễ học mới của bệnh ĐMV, không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. HCCH chiếm tỷ lệ khoảng một nửa ở bệnh nhân bệnh ĐMV(6,19). Có nhiều nghiên cứu nước ngoài về đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV(6,7,17,19,21). Tại Việt Nam, tác giả Trần Diệp Khoa bước đầu ghi nhận tần suất và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV và ghi nhận có sự khác biệt về số nhánh ĐMV tổn thương trung bình giữa bệnh nhân có và không có hội chứng này(10). Nhằm góp phần vào các số liệu về HCCH- một YTNC của bệnh ĐMV, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh động mạch vành theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III áp dụng ở người Châu Á. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu 146 bệnh nhân có bệnh ĐMV được điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2005 đến tháng 6/2006. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân có bệnh ĐMV được chẩn đoán dựa vào kết quả chụp mạch vành tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy: bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp (≥ 50% khẩu kính lòng mạch). Tiêu chuẩn loại trừ Điều trị rối loạn lipid máu kéo dài (> 4 tuần); có bệnh lý cấp tính; có bệnh cơ tim; suy chức năng thận, suy chức năng gan. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được khám lâm sàng khai thác tiền sử, bệnh sử, đo HA, đo VE, đo chiều cao, cân n ặng. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sang gồm mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn đói ít nhất 12 giờ gồm: công thức máu; ĐH; bilan lipid (cholesterol, LDL-C, HDL-C, TG); BUN, creatinin; AST, ALT; CK-MB, Troponin I. Đo điện tâm đồ. Chụp động mạch vành: thực hiện trên máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền tại phòng thông tim bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả chụp ĐMV được đánh giá thống nhất của 2 bác sỹ chuyên khoa.
- Chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp dụng ở người Châu Á khi có ≥ 3/5 tiêu chuẩn sau đây: VE ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ, TG ≥ 150 mg/dl, HDL-C < 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ, HA ≥ 130/85 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị THA, ĐH lúc đói ≥ 110 mg/dl hoặc đang dùng thuốc điều trị ĐTĐ. Rối loạn lipid theo NCEP ATP III. Đánh giá mức độ tổn thương lan rộng ĐMV qua chụp mạch(2): số lượng nhánh ĐMV chính bị tổn thương, tổn thương thân chung ĐMV trái được xem là tổn thương 2 nhánh. Phân loại: 1 nhánh (đơn nhánh), ≥ 2 nhánh (đa nhánh). Mức độ tổn thương hẹp ĐMV: 50 – 70% khẩu kính lòng mạch (hẹp vừa), ≥70% khẩu kính lòng mạch (hẹp nặng). Xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS for Window 11.5. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân bệnh ĐMV Bảng 1: Đặc điểm các YTNC YTNC n=146 Tuổi (năm): trung bình (±59,27 ( độ lệch chuẩn) 11,77) Giới: Nam: n (%) 110 (75,3%) VE (cm): trung bình (± độ83,79 (
- lệch chuẩn) 7,58) Béo phì theo VE: n (%) 47 (32.2%) BMI (kg/m2): trung bình (±22,61 ( độ lệch chuẩn) 3,28) Béo phì theo BMI (BMI31 (21,3%) ≥25): n (%) ĐTĐ: n (%) 66 (45,2%) THA: n (%) 97 (66,4%) Tăng Cholesterol: n (%) 29 (19,9%) Tăng LDL-C: n (%) 19 (13,0%) Giảm HDL-C: n (%) 91 (62,3%) Tăng Triglyceride: n (%) 117 (80,1%) Tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV
- Biểu đồ 3: Tỷ lệ HCCH phân bố theo giới
- Biểu đồ 4: Tỷ lệ HCCH phân bố theo BMI Biểu đồ 5: Tỷ lệ các thành phần trong HCCH Biểu đồ 6: Tỷ lệ các thành phần trong HCCH theo giới
- Biểu đồ 7: Tỷ lệ số thành phần trong HCCH Biểu đồ 8: Tỷ lệ các dạng phối hợp 3, 4 thành phần thường gặp Bảng 2. Giá trị trung bình các thành phần trong HCCH Thành phần HCCH HCCH (-), p HCCH (+), n = 84 n = 62 (TB (TB ±
- ĐLC) ± ĐLC) VE (cm) 86,13 ± 80,54 ±
- Tổn Tổn thương thương đa 2 p đơn nhánh nhánh (%) (%) HCCH(-) 33 29 (46,78%) (53,22%) (n=62) 6,65 0,009 HCCH(+) 62 22 (26,20%) (73,80%) (n=84) Bảng 4. Tỷ lệ tổn thương hẹp nặng ĐMV ở bệnh nhân có HCCH Tổn Tổn thương thương 2 p hẹp vừa hẹp nặng (%) (%) HCCH(-) 19 43 (30,65%) (69,35%) (n=62) 6,7300,009 11 73 HCCH(+) (13,10%) (86,90%)
- (n=84) Bệnh nhân có HCCH có tỷ lệ tổn thương đa nhánh, tổn thương hẹp nặng ĐMV cao hơn so với bệnh nhân không có HCCH (p 3 thành phần trong HCCH có tỷ lệ tổn th ương đa nhánh ĐMV, tỷ lệ tổn thương hẹp nặng ĐMV cao hơn so với nhóm 3 thành phần (p
- Biểu đồ 13: Số nhánh ĐMV tổn thương trung bình theo số thành phần trong HCCH BÀN LUẬN Tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP III áp dụng cho người Châu Á là 57,5%. Ở các đối tượng có bệnh ĐMV, nhiều nghiên cứu cho thấy HCCH chiếm một tỷ lệ đáng kể. Tỷ lệ HCCH theo NCEP ATP III ở bệnh nhân bệnh ĐMV theo Mehmet Birhan Yilmaz là 49%(21); Bela C. Solymoss là 51%(17); Jobien K. Olijhoek là 45%(13), AS. Wierzbicki là 46,5%(24), Zeller M là 46%(23), Lin RT là 51,8%(11). Ở Việt Nam, tỷ lệ này theo tác giả Trần Diệp Khoa(18) và Phạm Tú Quỳnh(14) nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV được chứng minh qua chụp ĐMV lần lượt là 46,83% và 48,98%. Khi khảo sát HCCH theo giới, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ HCCH ở giới nữ (72,2%) cao hơn giới nam (52,7%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,04). Nhiều nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV ghi nhận tần suất HCCH ở nữ giới cao hơn nam giới. Birhanyilmaz M
- (nữ 62,8% nam 43,6%, p=0,003)(21), Gorter PM (nữ 60% nam 37%)(8) Turhan H (nữ 73% nam 31%)(20), Baltali M (nữ 72,6% nam 39%)(3). Ở Việt Nam, tác giả Trần Diệp Khoa (nữ 67,57% nam 35,11%, p
- và giảm HDL-C. Trong đó thường nhất là tăng HA và tăng TG. Điều này đã được ghi nhận trong cơ chế bệnh sinh của HCCH. Hầu hết các nghiên cứu đều công nhận rằng có sự đề kháng insulin trong HCCH và kháng insulin làm tăng cường giải phóng acid béo tự do vào tuần hoàn từ các mô mỡ. Khi sự kháng insulin được thiết lập, sự giải phóng acid béo tới gan làm tăng quá trình tổng hợp TG. Sự tăng TG là yếu tố quan trọng biểu hiện sự kháng insulin và là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của HCCH. Ngoài ra, còn có sự rối loạn một loại lipoprotein nữa trong HCCH, đó là sự giảm HDL-C do rối loạn của cholesterol ester trasferase. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH(9,15). Khi khảo sát tỉ lệ các thành phần trong HCCH theo giới thì chúng tôi nhận thấy tăng VE (nữ 69,2%, nam 43,1%), giảm HDL-C (nữ 84,6%, nam 67,2%) và THA ở nữ nhiều hơn nam, nhưng chỉ có tăng VE là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới (với p=0,027). Tăng VE đã được ghi nhận là thành phần thường gặp nhất (30,7%) trong HCCH ở đối tượng là các phụ nữ mãn kinh theo kết quả nghiên cứu của tác giả Châu Ngọc Hoa(5). Tác giả Savage PD cũng ghi nhận ở bệnh nhân bệnh ĐMV có HCCH thì nữ có tần suất cao hơn nam về béo bụng, THA với p
- kết quả nghiên cứu của Trần Diệp Khoa (27,8% và 16,7%, theo thứ tự), đây là kết quả đáng lưu ý trong điều trị các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có HCCH; và “tăng VE – tăng TG - giảm HDL-C” (chiếm tỉ lệ 16,66%). Dạng phối hợp 4 thành phần thường gặp là “tăng VE – THA - tăng TG - giảm HDL-C” (29,03%) và “tăng VE – THA – tăng ĐH – tăng TG” (25,80%), dạng phối hợp này cũng là dạng phối hợp thường gặp trong nghiên cứu của Trần Diệp Khoa (với tỉ lệ 45,46%)(18). Đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân có HCCH Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có HCCH có tổn thương đa nhánh ĐMV, tổn thương hẹp nặng ĐMV cao hơn so với bệnh nhân không có hội chứng này (p
- Chúng tôi ghi nhận số nhánh ĐMV tổn th ương trung bình ở bệnh nhân có 3 thành phần, 4 thành phần, 5 thành phần lần lượt là 1,90 ± 0,82; 2,26 ± 0,77; 2,82 ± 0,40 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p3 thành phần nhiều hơn so với bệnh nhân có 3 th ành phần trong HCCH. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,004 và 0,014. Tương tự tác giả Phạm Tú Quỳnh cũng ch o thấy tổn thương đa nhánh ĐMV chiếm tỉ lệ 76,40% và tổn thương hẹp nặng ĐMV chiếm tỉ lệ 87,64% ở bệnh nhân có >3 thành phần nhiều hơn so với bệnh nhân có 3 th ành phần trong HCCH(14). Thật vậy, HCCH gồm nhiều th ành phần như tăng VE, tăng ĐH, tăng HA, tăng TG, giảm HDL-C. Mỗi thành phần là một YTNC bệnh ĐMV. Số lượng thành phần trong HCCH đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây tổn thương XVĐM. Do vậy mà khi càng có nhiều thành phần trong HCCH thì tổn thương ĐMV càng nặng. KẾT LUẬN HCCH theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III áp dụng cho người Châu Á ở bệnh nhân bệnh ĐMV chiếm tỷ lệ là 57,5%, thường gặp ở giới nữ hơn là giới nam. HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV có các đặc điểm:
- - Thành phần thường gặp trong HCCH theo thứ tự là tăng TG, THA, giảm HDL-C, tăng ĐH và tăng VE. Nữ có tỉ lệ tăng VE nhiều hơn nam (69,2% so với 43,1%, p=0,027), giảm HDL-C ở nữ nhiều hơn (84,6% so với 67,2%, p=0,009). - Bệnh nhân có HCCH có giá trị trung bình VE, HA tâm thu, HA tâm trương, ĐH và TG cao hơn bệnh nhân không có HCCH (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh gan do đột biến gen ở trẻ em
5 p | 189 | 30
-
TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
18 p | 124 | 12
-
Điều trị bệnh cơ tim chu sinh - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
21 p | 77 | 3
-
Bài giảng MSCT trong chẩn đoán bất thường xuất phát & đường đi của động mạch vành - TS. BS. Nguyễn Tuấn Vũ
38 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn