Tân Trào - Khu Di tích quốc gia đặc biệt: Phần 1
lượt xem 3
download
Cuốn sách "Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào" khái quát Khu di tích lịch sử Tân Trào gắn liền với sự kiện trọng đại của đất nước trong kháng chiến chống Pháp, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945 và giới thiệu một số địa danh nổi tiếng như đình Thanh La, đình Hồng Thái, cụm di tích Nà Nưa, thôn Tân Lập và cây đa Tân Trào... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tân Trào - Khu Di tích quốc gia đặc biệt: Phần 1
- NGÔ QUÂN LẬP K hu, DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
- K hu DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT T âN TRÌRO
- NGÔ QUÂN LẬP K hu DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TÂN TRÀO (Xuất bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT HÀ NỘI - 2014
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tân Trào - Thủ đô lâm thòi Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và chín nám trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi ghi dấu những tháng ngày hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốíc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến. Tháng 5-1945, Tân Trào được chọn làm căn cứ địa cách mạng, là nơi ở và làm việc của Bác, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh để chuẩn bị lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quôh. Tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, có tính chất bưốc ngoặt của dân tộc. Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại khu rừng Nà Nưa, Tân Trào. Ngày 16-8-1945, dưới bóng đa Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh sô' 1 và chỉ huy đơn vỊ Giải phóng quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội. Những địa danh trong Khu Di tích lịch sử Tân Trào như lán Nà Nưa, đình Thanh La, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Đèo Chắn, sân bay Lũng Cò,... gắn liền vối những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ,
- Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban. ngành góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, Tân Trào là nơi tập trung cao nhất trí tuệ, tinh thần quyết tâm, anh dũng, quyết thắng giặc Pháp xâm lược, đồng thòi là minh chứng cho tình quân - dân gắn bó, thủy chung của nhân dân Việt Nam. Vối những giá trị lịch sử lỏn lao, Khu Di tích lịch sử Tân Trào đã được xếp hạng là Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào theo Quyết định sô' 548/QĐ-TTg ngày 10-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là niềm vinh dự, tự hào lớn lao của nhân dân Tuyên Quang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Hưống tối kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2014) và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản lần thứ "ba (có sửa chữa, bổ sung) cuôn sách Khu Di tích quốc g ia đặc biêt Tân Trào của tác giả Ngô Quân Lập - nguyên Giám đô'c Ban Quản lý Khu Du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào. Vối những bài viết và ảnh tư liệu quý giá, cuô'n sách đã tái hiện lại hình ảnh mảnh đất Tân Trào anh hùng trong giai đoạn lịch sử oanh liệt của đất nước. Tân Trào mãi mãi là một điểm sáng trong lịch sử dân tộc, là cái nôi nuôi dưỡng truyền thông dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ người dân Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuô'n sách vối bạn đọc. Tháng 7 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
- LỜI NÓI ĐẦU Khu căn cứ cách mạng Tân Trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ xây dựng đã trở thành địa danh nổi tiếng, là Thủ đô lâm thời Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn với vận mệnh của dân tộc: khởi nghĩa Thanh La, thành lập chính quyển cấp châu đầu tiên trong cả nưốc; Hội nghị toàn quốc của Đảng, quyết định khởi nghĩa giành chính quyền; Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào, thành lập u ỷ ban lâm thời Khu giải phóng (tức Chính phủ lâm thời); cây đa Tân Trào nơi xuất phát của đoàn Quân giải phóng, tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về Hà Nội. Đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quôh hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành lên Việt Bắc chọn Tân Trào làm trung tâm để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vê những di tích tiêu biểu trong Khu căn cứ cách mạng Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi tổ chức sưu tầm tài liệu và biên soạn cuốn K hu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gồm 183 di tích gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ương thòi tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Mặc dù đã có nhiều cô" gắng, song cuô"n sách khó tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để lần xuất bản sau cuô"n sách được hoàn chỉnh hơn. Nhân dịp cuốh sách ra mắt bạn đọc, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan lưu trữ, đồng chí và đồng nghiệp; cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã nhiệt tình giúp đỡ cho việc xuâ"t bản cuô"n sách này.
- bangI ẽ h I ng DI TIÍCH QU
- KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TÂN TRÀO Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm ở phía đông nam của tỉnh Tuyên Quang bao gồm 11 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (Sơn Dương, Tuyên Quang); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi. Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa (Yên Sơn, Tuyên Quang). Phía bắc giáp xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) và hai xã Nghĩa Tá, Bình Trung (Chợ Đồn, Bắc Kạn); phía đông giáp các xã thuộc hai huyện Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên); phía nam giáp các xã Tú Thịnh, Hợp Thành (Sơn Dương, Tuyên Quang); phía tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn, Tuyên Quang). Đây là khu di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương. Ghi dấu những sự kiện trọng đại của đất nước trong thòi kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Tân Trào, thời liền khới nghĩa là tên gọi chung của cả khu căn cứ cách mạng nằm ở phía đông bắc huyện Sđn Dương, phía đông huyện Yên Sơn. Trung tâm khu căn cứ cách mạng cách quốc lộ 37 và huyện lỵ Sơn Dương 12 km vê phía tây nam. Đây là vùng đất rộng lốn có nhiều núi đá vôi xen kẽ núi đất, sông, ngòi dày đặc, đồi, núi trùng điệp, nhiều thung lũng nhỏ, có độ cao trung bình từ 70 đến 700 m so vối mực nước biển và thấp dần từ bắc xuống nam. Cư dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ... mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, sống quây quần thành từng làng bản trong các thung lũng, ven sông, suối, trên các triền đồi, phân bô" không đồng đểu và thưa thớt. Đồng bào sinh sống chủ yếu bằng tự cung, tự cấp, lương thực chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn... kết hỢp vối chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, kinh tê nông nghiệp còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn. Trưốc đây, vào khu căn cứ cách mạng Tân Trào chỉ có một con đường độc đạo, từ huyện lỵ Sơn Dương qua Tú Thịnh (Mỏ Giát) men theo chân núi, bò suôi, phải qua đèo Chắn, độ dô"c lớn, hai bên là vách núi cao. Từ trung tâm khu căn cứ cách mạng có hệ thông giao thông là các đường mòn nối liền các làng bản với nhau; theo các triền núi ngược phía bắc qua Bắc Kạn lên Cao Bằng, sang Chiêm Hóa, Hàm Yên (Tuyên Quang) vượt qua dãy núi Hồng tối huyện Đại Từ, 10
- Định Hóa (Thái Nguyên); dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo vê Lập Thạch (Vĩnh Phúc)... Đây chính là hệ thống giao thông hên lạc của các đoàn quân cách mạng Nam tiến và Bắc tiến trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tuy hệ thống giao thông khó khăn, song dễ cơ động "thuận đường tiến, tiện đường thoái". Chính vì vậy Tân Trào được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm Thủ đô lâm thời Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào có tổng diện tích tự nhiên là 530,9 km^ được phân chia thành hai vùng rõ rệt. Phía đông nam gồm 5 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên,_ Lương Thiện. Đây là vùng đồi núi đa dạng, núi đá xen kẽ núi đất, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, suối. Phía tây bắc khu căn cứ gồm 6 xã: Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Kim Quan, Công Đa, Đạo Viện có diện tích tự nhiên là 383,98 km^, là vùng núi đá vôi, thành cao, vách đứng, độ cao trung bình từ 200 đến 700 m, có nhiều rừng cây cổ thụ, các con suối nhỏ. Khu căn cứ có nhiều dãy núi cao được che phủ bởi những rừng già rậm rạp. Sông Phó Đáy chảy từ bắc xuống nam, cùng nhiều khe suối rất thuận lợi cho việc thực hiện chiến tranh du kích, xây dựng phát triển lực lượng, cất giấu vũ khí, lương thực, thực phẩm... trong thời kỳ chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền và chiến tranh giải phóng, nhằm bảo toàn lực lượng, đảm bảo cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến. 11
- Trong những năm 1941-1943, Đội Cứu quốc quân II từ khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai đã phát triển đến Tuyên Quang, xây dựng phong trào Việt Minh, thành lập đội du kích ở các huyện. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào là căn cứ địa cằch mạng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Đầu năm 1944, khu căn cứ địa đã hình thành, nối liền các tỉnh Việt Bắc. Phân khu Nguyễn Huệ (Phân khu B) ra đời gồm các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang; Đại Từ, Định Hóa và một phần huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên; Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, lấy Sơn Dương làm trung tâm. Đội Cứu quốc quân III đưỢc thành lập tại Khuổi Kịch, xã Tân Trào (ngày 25-02-1944) làm nòng cốt cho việc xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang trong toàn Phân khu. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Phân khu Nguyễn Huệ, Đội Cứu quốc quân III đẩy mạnh phong trào cách mạng trong vùng căn cứ địa. Cuối năm 1944, phong trào cách mạng phát triển khắp các vùng trong tỉnh Tuyên Quang, các căn cứ địa được nối liền, cuộc đấu tranh của quần chúng phát triển thành cao trào, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, 12
- ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau uà hành động của chúng ta. Tuy chưa nhận đưỢc chỉ thị. nhưng trước dâ'u hiệu biến động chính trị, lãnh đạo Phân khu Nguyễn Huệ đã phát động quần chúng nhân dân xã Thanh La, huyện Sơn Dương đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyển ngày 10-3-1945. Nhân dân Thanh La cùng lực lượng vũ trang cách mạng mau lẹ, khẩn trương tước vũ khí của lính dõng; cuộc khởi nghĩa Thanh La nhanh chóng giành thắng lợi. Tháng 4-1945, cả vùng rộng lốn ở trung tâm chiến khu đã có chính quyển cách mạng nhân dân lãnh đạo, trở thành căn cứ địa vững chắc, đây là yếu tố quan trọng để Bác Hồ quyết định ròi căn cứ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 4-5-1945, Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình Pác Bó - Tân Trào theo con đường Nam tiến mà Bác đã vạch ra cho Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ngày trước. Trải qua 18 ngày đêm, trưa ngày 21- 5-1945 Bác đến Tân Trào, dừng chân nghỉ tại đình Hồng Thái, sau đó vào làng Kim Long ở tại gia đình ông Nguyễn Tiến Sự (Chủ nhiệm Việt Minh của làng Kim Long). Được ít ngày sau, để đảm bảo bí mật và tiện làm việc, Bác chuyển từ nhà ông Nguyễn Tiến Sự lên ở, làm việc tại một căn lán nhỏ trên rừng Nà Nưa (lán Nà Nưa), cách làng Kim Long hơn 500 mét. 13
- Từ tháng 5 đến tháng 8-1945, Tân Trào vinh dự đưỢc lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa để chuẩn bị lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Tháng 6-1945, Khu giải phóng bao gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang đưỢc thành lập, Tân Trào là Thủ đô lâm thòi Khu giải phóng. Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp tại khu rừng Nà Nưa, Tân Trào, quyết định thành lập úy ban Khởi nghĩa do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Ngay trong đêm 13-8-1945, Úy ban khởi nghĩa ra bản Quân lệnh sô" 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Chiều ngày 16-8-1945, dưối bóng đa Tân Trào, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh sô" 1 của ủ y ban khởi nghĩa, chỉ huy đơn vỊ giải phóng quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến vể Thủ đô Hà Nội. Trong hai ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân Đại hội đưỢc tổ chức tại đình Tân Trào. Đại hội đã thông qua Nghị quyết giành chính quyền trong cả nước; 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh; bầu ủ y ban dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thòi) do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quy định quốc kỳ, quốc ca. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân vui mừng hưởng nền độc lập mới. Tuy nhiên, hòa bình chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm 14
- nước ta một lần nữa, nền độc lập bị đe dọa, cả nước lại bước vào một cuộc kháng chiến mới đầy cam go. Tân Trào, chiếc nôi của cách mạng, Thủ đô lâm thòi Khu giải phóng khi xưa, nay lại được chọn làm Trung tâm Thủ đô kháng chiến, nơi đặt trụ sở làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều bộ, ban, ngành Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Canh nông, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Nha Công an Trung ương, Nha Thông tin, Mặt trận Liên - Việt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học, Nhà xuất bản Sự thật... Là Thủ đô lâm thời Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến nơi có những địa danh nổi tiếng như: lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Hang Bòng, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lấu - Vực Hồ, Thác Dang (Lập Binh), Chi Liền* (Trung Yên), An toàn khu Kim Quan, Khu căn cứ cách mạng Tân Trào đã đi vào lịch sử, là niềm * Nay là thôn Đồng Mà (BT). 15
- vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Ghi nhận những giá trị lịch sử của khu cản cứ địa cách mạng Tân Trào thòi kỳ tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 10-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định sô" 548/QĐ-TTg cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 16
- HỘI NGHỊ KHƯỔI KỊCH, THÀNH LẬP ĐỘI CỨU QUỐC QUÂN III Khuổi Kịch là một xóm nhỏ của đồng bào dân tộc Dao ở phía bắc thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), dân cư thưa thốt, sinh sông phần lớn dựa vào nương rẫy. Đầu năm 1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Thường vụ Trung ương Đảng đến Võ Nhai, Thái Nguyên gặp gỡ các đội viên Cứu quốc quân I và II, sau đó đồng chí từ Võ Nhai đến Khuổi Kịch, xã Tân Trào tổ chức Hội nghị cán bộ chiến khu Hoàng Hoa Thám (Hội nghị Khuổi Kịch). Khi đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng đoàn cán bộ từ Võ Nhai đến Khuổi Kịch thì đồng chí Chu Văn Tấn (bí danh Tân Hồng) cùng 40 cán bộ trong chiến khu đã tập trung đông đủ. Hội nghị họp ngày 18-2-1944, nội dung Hội nghị đưỢc chia làm hai phần: phần thứ nhất quán triệt các nghị quyết của Trung ương, học chính trị; phần thứ hai 17
- học tập quân sự. Đồng chí Hoàng Quốc Việt phô biến Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tháng 2-1943, nhận định cuộc chiến tranh thê giới đang chuyên sang giai đoạn mới: Mặt trận dân chủ chông phátxít đã hình thành, phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh, Liên Xô là đội quân tiên phong của cách mạng thê giới, mặt trận dân chủ chống phátxít sẽ giành thắng lợi. Bản Nghị quyết nêu rõ: "Năm 1943 này là năm phe dân chủ sẽ đánh phe phátxít một cách quyết liệt hơn để sửa soạn điểu kiện cho bước thắng lợi cuối cùng"'. Các đại biểu dự Hội nghị được quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám, ôn lại Chương trình Việt Minh, nghiên cứu phương pháp, công tác cách mạng về tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng, thành lập các đội Cứu quốc quân vừa đánh du kích, vừa vận động quần chúng. Trong phần học tập quân sự do hai đồng chí Chu Văn Tấn và Lê Dục Tôn phụ trách, các đại biểu học bắn súng, các động tác lăn lê, bò, toài và ném lựu đạn. Ngày thứ tám của Hội nghị cũng là ngày cuối cùng, một sự kiện quan trọng kết thúc Hội nghị lịch sử này, đó là 1. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.279. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
5 p | 309 | 55
-
Phan Bội Châu với xu hướng bạo động – từ Duy Tân hội đến phong trào Đông Du
12 p | 256 | 43
-
Những năm tháng không thể nào quên
15 p | 115 | 27
-
Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết – Nghệ Tĩnh
11 p | 181 | 21
-
Phan Chu Trinh với xu hướng cải cách
2 p | 126 | 14
-
Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
8 p | 85 | 12
-
Phan Chu Trinh với xu hướng cải cách
9 p | 104 | 8
-
Đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (18971914)
24 p | 78 | 7
-
Những diễn biến trong thời đại đồ đồng ở Việt Nam (tiếp theo)
7 p | 92 | 6
-
Quan điểm canh tân về văn hóa, giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam – nội dung cơ bản và giá trị lịch sử trong giai đoạn hiện nay
7 p | 48 | 5
-
Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực
9 p | 100 | 4
-
Lịch sử địa đạo Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An: Cái nôi của Địa đạo Củ Chi (1947-1954) - Phần 2
69 p | 11 | 4
-
Phong trào đấu tranh công khai hợp pháp đòi tự do dân chủ (1936-1939)
12 p | 112 | 4
-
Di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh Tuyên Quang: Phần 2
102 p | 10 | 3
-
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM tại các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
9 p | 15 | 3
-
Duy Tân giáo dục của nho sĩ Quảng Nam đầu thế kỉ XX: Những đặc điểm và bài học kinh nghiệm
5 p | 14 | 2
-
Vấn đề lựa chọn chữ Mông trong đào tạo, bồi dưỡng tiếng Mông hiện nay (nhìn từ thực tiễn tại hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên)
7 p | 66 | 1
-
Những phát hiện khảo cổ học về Thời đại Đá mới Thái Nguyên
10 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn