Tăng cường hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Làm thế nào để thông tin đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin du lịch một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đó chính là mục tiêu hướng tới của hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam nói chung, tại Quảng Ninh nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh
- Tăng cường hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh
- Thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Thông tin là cơ sở để các nhà quản lí hoạch định chính sách phát triển du lịch, là chiếc cầu nối giữa điểm du lịch với du khách, là công cụ tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến hữu hiệu làm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và khách du lịch. Vậy làm thế nào để thông tin đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin du lịch một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đó chính là mục tiêu hướng tới của hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam nói chung, tại Quảng Ninh nói riêng. Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía đông bắc tổ quốc, là một trong ba cực tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía bắc, đồng thời cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như khu di tích Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, cụm di tích Bạch Đằng v.v... Đặc biệt vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với những điều kiện thuận lợi đó, Quảng Ninh dần trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu năm 2000 du lịch Quảng Ninh đón 1,5 triệu lượt khách, 2003 là 2,5 triệu lượt, đến năm 2010 Quảng Ninh đã đón trên 5,4 triệu lượt khách, doanh thu hơn 3.200 tỷ đồng. Đây thực sự là những con số "biết nói” góp tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua những con số trên, có thể nói tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Ninh những năm gần đây tương đối cao nhưng đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể với những tài nguyên du lịch hiện có thì hoạt động du lịch Quảng Ninh chưa đạt yêu cầu. Mặc dù số lượt khách đến Quảng Ninh cao, nhưng số ngày lưu trú của khách chỉ đạt trung bình từ 1,5 – 2 ngày, mục đích chủ yếu tham quan vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, những điểm du lịch khác trong tỉnh rất ít được quan tâm, nên hầu hết các chương trình du lịch đến Hạ Long chỉ diễn ra trong thời gian hai ngày – một đêm. Đó là chưa kể các chương trình từ Hà Nội xuống tham quan vịnh Hạ Long đi về trong ngày. Khi được hỏi về vấn đề thời gian lưu trú của khách tại Hạ Long, hầu hết các hãng lữ hành thiết kế chương trình đến Hạ Long đều trả lời: “Nếu ở Hạ Long ba ngày – hai đêm thì chẳng biết cho khách đi đâu”. Thực tế đó đang đặt ra câu hỏi “Tại sao?” cho tất cả những ai quan tâm đến du lịch Quảng Ninh. Phải chăng: Cảnh quan không đẹp? Cơ sở lưu trú, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách?... Có thể khẳng định các yếu tố trên đây, Quảng Ninh có nhiều lợi thế hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Vấn đề là ở chỗ hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh còn nhiều
- điều cần phải bàn thảo và xem xét lại. Điều này được chứng minh bằng một cuộc khảo sát gần đây, khi phỏng vấn khách nước ngoài đến Hạ Long: “Quý khách đến đây du lịch đã biết gì về vùng đất này?”. Đa số họ đều trả lời: “Chúng tôi đến Việt Nam và được nghe nói ở Quảng Ninh có di sản văn hoá, thiên nhiên nổi tiếng, thế là tôi đến để thưởng thức và khám phá vẻ đẹp của nó”. Đặc biệt có tới 47% khách nước ngoài được hỏi, đã trả lời: “Quảng Ninh thiếu các loại sách, báo, tạp chí giới thiệu về địa phương”. Cùng với đó một số nhà đầu tư, công ty lữ hành và khách du lịch có chung nhận xét: “Hoạt động thông tin du lịch nói chung, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Quảng Ninh nói riêng còn thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin”. 1. Thực trạng hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh - Hoạt động thông tin của các đơn vị trong và ngoài ngành du lịch chưa có sự phối hợp thống nhất, chưa có đơn vị nào đứng ra điều hành, giám sát hoạt động thông tin phục vụ du lịch Tại Quảng Ninh có nhiều cơ quan trong và ngoài ngành du lịch tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch như: cổng thông tin điện tử Quảng Ninh; báo hình, báo viết, báo điện tử; trang web của các đơn vị quản lí, kinh doanh trong ngành du lịch… Tuy nhiên hoạt động thông tin của các cơ quan này chưa có sự liên kết với nhau, đến nay vẫn chưa có một cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành. Sản phẩm và dịch vụ thông tin du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; việc cung cấp thông tin nhiều khi chưa đến với người dùng tin hoặc chưa kịp thời, chính xác, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận đã đưa ra những thông tin quảng cáo thiếu tính trung thực... Việc làm này đã làm mất đi lòng tin của khách du lịch, làm ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch. - Các thư viện trên địa bàn tỉnh không phát huy được khả năng thông tin phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá du lịch tại Quảng Ninh Quảng Ninh có mạng lưới thư viện rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã, phường, và các trường học… với vốn tài liệu phong phú, trong đó nhiều tài liệu có nội dung về điểm du lịch, đường lối chính sách phát triển du lịch của trung ương, của tỉnh… Tuy nhiên chúng ta lại chưa thu hút được người dùng tin du lịch đến tìm kiếm thông tin tại thư viện. Theo số liệu thống kê của thư viện tỉnh Quảng Ninh năm 2009, 2010 tỷ lệ người dùng tin du lịch đến thư viện chiếm tỷ lệ chưa đến 5%. Nguyên nhân chính là do họ không có thời gian, trong khi phương thức phục vụ của thư viện mới dừng lại theo cách “người dùng tin đến với thư viện, rất ít dịch vụ thư viện đến với người dùng tin”;
- các sản phẩm thông tin chưa đa dạng, còn mang tính truyền thống (chủ yếu là sách, báo, tạp chí); hình thức phục vụ là đọc tại thư viện hoặc mượn về nhà; việc tra cứu thông tin trên trang web mới dừng ở dữ liệu thư mục, chưa có dữ liệu toàn văn. Điều này, dẫn đến kho tài liệu thư viện không phát huy được các thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh. - Thông tin trên trang web của các đơn vị trong ngành du lịch Quảng Ninh còn sơ sài, đơn điệu. Lướt qua trang web của các đơn vị quản lí, doanh nghiệp du lịch chúng ta thấy ngay sự nghèo nàn về thông tin. Thông tin về các điểm du lịch mờ nhạt, dữ liệu không được cập nhật thường xuyên, chủ yếu là các thông tin về doanh nghiệp, phương thức hoạt động độc lập không có sự liên kết khai thác thông tin. Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Ninh là đơn vị có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, cung ứng các dịch vụ du lịch địa phương, song nội dung trang web mới dừng lại ở mức đăng tải các tin tức, sự kiện hoạt động du lịch, trong khi các thông tin khác như điểm du lịch, khách sạn nhà hàng, giá cả dịch vụ, thời tiết, khí hậu, thủ tục hành chính visa… mới mang tính chất giới thiệu sơ lược, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin cho du khách. - Thông tin du lịch trên báo – tạp chí mới ở mức độ tuyên truyền trong phạm vi địa phương và một số tỉnh lân cận Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc đăng tải tình hình hoạt động của ngành cũng như giới thiệu các điểm du lịch tại Quảng Ninh được các báo – tạp chí địa phương quan tâm. Nhưng sự cố gắng này dường như mới thu hút được sự chú ý của một số tổ chức, người dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, còn với các tỉnh ở miền Trung, miền Nam, khó có thể đọc báo, tạp chí hay xem kênh truyền hình Quảng Ninh. Gần đây, báo Quảng Ninh điện tử phần nào đáp ứng một số thông tin du lịch của du khách trong nước, song những thông tin sâu về danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá còn quá ít, chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. - Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch chủ yếu hướng tới khách du lịch, chưa đi sâu vào hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về giá trị của điểm du lịch Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch ở Quảng Ninh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực như: mở rộng quan hệ song phương và đa phương với
- các thành viên trong tổ chức Diễn đàn du lịch liên khu vực Đông á - EATOF (East Asia Inter – Regional Tourism Forum); củng cố mối quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam (Trung Quốc); tăng cường liên kết vùng: Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn; Quảng Ninh - Hà Nội - Huế - Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh, tổ chức bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới… Năm 2010, tỉnh đăng cai tổ chức thành công nhiều chương trình mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế: Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, Đại hội EATOF, Lễ hội Du lịch Hạ Long... những việc làm này đã thu hút được nhiều du khách đến với Quảng Ninh. Song bên cạnh đó, tỉnh chưa chú trọng, quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu hơn về giá trị các điểm du lịch, giá trị các phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... nên nhận thức của họ về các giá trị đó còn hạn chế cũng như ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương chưa cao. 2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động thông tin phục vụ du lịch tại Quảng Ninh Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra cho Quảng Ninh nhiều câu hỏi: Làm thế nào để khai thác tốt lợi thế "Trời ban" cho du lịch Quảng Ninh? Làm thế nào để giữ chân du khách ở Quảng Ninh được lâu hơn? Hoặc làm thế nào để khách du lịch khi rời xa Quảng Ninh vẫn, lưu luyến nơi này? Để làm được điều này thiết nghĩ các cấp lãnh đạo thuộc ban ngành trong tỉnh cần phải có chiến lược phát triển lâu dài cho du lịch tỉnh nhà ở tầm vĩ mô. Đồng thời, chú trọng tăng cường các hoạt động thông tin phục vụ du lịch mang tính chuyên nghiệp hơn như sau: Một là: Ngành du lịch Quảng Ninh, các đơn vị kinh doanh du lịch nên tăng cường nguồn kinh phí đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, công tác tổ chức, lưu trữ và phát triển nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động du lịch, chú trọng thông tin tuyên truyền quảng bá tới du khách. Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Ninh đóng vai trò là cơ quan chủ quản điều hành quản lí và kết nối thông tin du lịch, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung, kiểm tra giám sát thông tin tuyên truyền, quảng bá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Hai là: Phát huy tối đa vốn tài liệu hiện có tại các thư viện tới người dùng tin du lịch bằng việc liên kết phối hợp giữa ngành du lịch và ngành thư viện trong việc xây dựng kho cơ sở dữ liệu du lịch, lựa chọn các thông tin quảng cáo và phổ biến thông tin trên
- các phương tiện thông tin đại chúng, tại khách sạn – nhà hàng và các điểm du lịch. Các thư viện có chính sách ưu tiên bổ sung nguồn lực thông tin du lịch một cách hợp lí; xây dựng kho dữ liệu toàn văn về du lịch; hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có, phát triển các dịch vụ hỏi đáp, tư vấn thông tin du lịch qua mạng… với tiêu chí “Đưa thông tin đến đúng người dùng tin một cách đầy đủ - chính xác - kịp thời”. Ba là: Trang web của các doanh nghiệp du lịch phải được cập nhật thường xuyên, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật. Thông tin phải đầy đủ, chính xác, hình ảnh, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ gây ấn tượng. Tiêu đề thông tin về sản phẩm và dịch vụ du lịch nên sắp xếp theo chủ đề, và được tối ưu hóa bằng các từ khóa, các từ khóa được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái. Mỗi doanh nghiệp phải luôn xác định khách hàng (khách du lịch) là mục tiêu, là điều kiện sống còn không chỉ của ngành du lịch, mà cũng là điều kiện tồn tại của bản thân doanh nghiệp; tự xây dựng cho mình một mô hình kết hợp kinh doanh trên mạng với kinh doanh truyền thống; tăng cường việc giao dịch và thanh toán trực tuyến trên mạng; trao đổi, kết nối các trang web trong cùng lĩnh vực. Bốn là: “Thông tin báo chí cần tạo niềm hứng khởi, sức hút cho mọi người đến Quảng Ninh” bằng việc tuyên truyền sâu hơn nữa về các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa độc đáo cũng như các chương trình du lịch của Quảng Ninh. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch trên báo điện tử, phát thanh truyền hình bằng những thông tin mang đậm nét văn hóa, ngoài việc giới thiệu các điểm du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long, khu di tích YênTử, cũng nên đi sâu giới thiệu một số điểm di tích khác như: cụm di tích Bạch Đằng, trận chiến thương cảng Vân Đồn… đồng thời giới thiệu tất cả các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương lên mạng để du khách trong và ngoài nước biết đến Quảng Ninh không chỉ có Vịnh Hạ Long mà còn có hàng trăm di tích lịch sử, cách mạng, di tích thiên nhiên v.v... mà họ nên đến, có như vậy du lịch Quảng Ninh mới trở thành điểm du lịch hấp dẫn và bền vững. Năm là: Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch hướng tới khách du lịch, ngành du lịch cần có sự phối kết hợp giữa các sở, ngành, tổ chức xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về giá trị các điểm du lịch, giá trị phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa địa phương… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nói chuyện
- chuyên đề, tìm hiểu về lịch sử địa phương, bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch, tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quyền lợi và trách nhiệm của người dân từ hoạt động du lịch… Từ đó người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, tích cực tham gia công tác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững. Ngoài những giải pháp trên, còn một yếu tố không thể thiếu đó là vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thông tin trong ngành, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu, cũng như các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch. Để làm được điều này ngoài sự nỗ lực của ngành du lịch, còn phải có sự tham gia nhập cuộc của cộng đồng dân cư; sự quan tâm chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, của lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương. Hy vọng, chặng đường tiếp theo sẽ là một giai đoạn thịnh vượng của du lịch Quảng Ninh, với mục tiêu “Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp ở châu lục vào năm 2015” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, mục tiêu an toàn và hiệu quả được đặt lên hàng đầu” /Hà Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời phỏng vấn Báo Quảng Ninh ngày 24/4/2011. 2. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh trước thời cơ mới. - 2010. 3. Đào Anh Tuấn. Công tác tuyên truyền quảng bá Du lịch Việt Nam // Du lịch Việt Nam. - 2008. - Số 11.– tr. 54-55. 4. Phan Thị Huệ. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch tại Việt Nam // Du lịch Việt Nam. - 2010. - Số 9. – tr. 38-40. 5. Phạm Bình Quảng. Du lịch Quảng Ninh – Đôi điều suy ngẫm .- http://halongact.edu.vn. 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Quảng Ninh năm 2010. 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh. Dự thảo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng 2030.
- 8. Thư viện tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện tỉnh Quảng Ninh năm 2009, 2010. _______________________ ThS. Phan Thị Huệ Trường Cao đẳng VHNT&DL Hạ Long Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 4(30) – 2011 (tr.21-24) < Prev Next >
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin tư liệu
137 p | 115 | 15
-
Quản lý và tăng cường hoạt động thư viện
11 p | 111 | 14
-
Xu hướng quản lí nguồn lực thông tin ở thư viện đại học Việt Nam
6 p | 119 | 9
-
Chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam
12 p | 130 | 5
-
Tăng cường hoạt động của cố vấn học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
9 p | 39 | 5
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
8 p | 11 | 5
-
Phát triển tài nguyên thông tin ở Trung tâm Học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp
6 p | 25 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí và khai thác Thông tin – Tư liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
12 p | 130 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
9 p | 14 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí và khai thác thông tin tư liệu tại Thư viện Đại học Sư phạm Tp. HCM
12 p | 87 | 4
-
Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook
11 p | 28 | 4
-
Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng
8 p | 79 | 3
-
Xã hội hóa hoạt động thông tin-thư viện tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
8 p | 78 | 3
-
Tăng cường hoạt động thông tin phục vụ bạn đọc tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
5 p | 42 | 2
-
Thực trạng về nguồn lực thông tin trong hoạt động đào tạo tại Trung tâm Thông tin khoa học - Học viện Chính trị khu vực I trong giai đoạn hiện nay
2 p | 110 | 2
-
Tăng cường năng lực thông tin số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Khánh Hòa
9 p | 4 | 2
-
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng hoạt động khoảng trống thông tin nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội trong các hoạt động nói tiếng Anh
4 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn