intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng hiệu quả phòng chống lao - Làm thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

111
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay bệnh lao vẫn là một bệnh có nguy cơ cao nhất về số lượng người mắc bệnh và tử vong. Phòng chống bệnh lao không chỉ là công việc của ngành y tế mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mọi người cần có nhận thức toàn diện đối với bệnh lao để phòng bệnh, điều trị, tạo hành vi tốt trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng hiệu quả phòng chống lao - Làm thế nào?

  1. Tăng hiệu quả phòng chống lao - Làm thế nào? Hiện nay bệnh lao vẫn là một bệnh có nguy cơ cao nhất về số lượng người mắc bệnh và tử vong. Phòng chống bệnh lao không chỉ là công việc của ngành y tế mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mọi người cần có nhận thức toàn diện đối với bệnh lao để phòng bệnh, điều trị, tạo hành vi tốt trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để công tác phòng chống lao hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, các nguồn lực đã được huy động một cách đáng kể, ngoài các nguồn lực con người, trang thiết bị..., việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính là đặc biệt quan trọng. Cùng với cam kết của Nhà nước Việt Nam, Chương trình Chống lao quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ tài chính rất hiệu quả của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Với đặc điểm dịch tễ học bệnh lao hiện nay, tình hình lao đa kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc sẽ làm cho công tác điều trị lao trở nên khó khăn, phức tạp và tốn kém kinh phí, thời gian cho người bệnh và cộng đồng. Tác động của dịch HIV/AIDS có nguy cơ làm cho tình hình bệnh lao ở Việt
  2. Nam thêm phức tạp, gánh nặng bệnh tật tác động mạnh đến kinh tế-xã hội đất nước; vấn đề tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong chiến lược hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp của nhân viên y tế (DOTS: Directly Observed Treatment, Short-course) đối với vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, dân nghèo thành thị và nông thôn... là thách thức đối với công tác phòng chống lao. Trạm y tế xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau truyền thông phòng chống lao trong cụm dân cư Hiện nay, trên thế giới, xu hướng là phát hiện và quản lý sớm người nhiễm lao; ở Việt Nam, cần thiết nâng cao vai
  3. trò của y tế cơ sở, duy trì chiến lược DOTS. Các biện pháp đồng bộ để giải quyết các khó khăn của công tác này đã và đang tồn tại, như cán bộ nhân viên y tế làm công tác phòng chống lao - đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở và sau khi thực hiện Nghị định 172 của Chính phủ về cấu trúc lại hệ thống y tế tuyến huyện, kinh phí mua thuốc, đào tạo, huấn luyện, kiểm tra, giám sát, hệ thống xét nghiệm, phối hợp y tế tư nhân trong phòng chống lao, đặc biệt hiện nay có sự tác động của HIV/AIDS đến phòng và điều trị lao. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy triển khai DOTS là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý ca bệnh, để đạt mục tiêu này, nhân viên y tế phải giám sát chặt chẽ. Theo đó, giảm tới 77% số ca bỏ điều trị, tiết kiệm cả chi phí điều trị. Nếu nguồn lực dành cho phòng chống lao là hạn chế, cố định ở mức nào đó, với tỷ lệ bỏ điều trị thấp cần nghiên cứu kỹ hơn về chi phí - hiệu quả của việc mở rộng DOTS với đẩy mạnh các hoạt động phòng chống lao khác để xác định cách tiếp cận nào có thể hiệu quả hơn để giảm tỷ lệ mắc lao. Nghiên cứu về chi phí - hiệu quả với các vấn đề khác như phát hiện, chẩn đoán ca bệnh và điều trị cũng còn ít được quan tâm. Các thông tin chính thức về chi phí điều trị
  4. các thể lao được công bố và sử dụng còn ít như soi đờm âm tính, ca bệnh dương tính mới phát hiện, lao/HIV, trường hợp lao tái trị, lao kháng thuốc... Những thông tin này giúp cho xác định cấu trúc chi phí của hệ thống điều trị từ tuyến trên xuống tuyến dưới trong chuyên ngành lao, là cơ sở để xem xét vai trò, chức năng và cấu trúc chi phí điều trị bệnh nhân lao của cơ sở y tế ở từng tuyến điều trị. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch, chiến lược tối đa hóa chi phí - hiệu quả của Chương trình Chống lao quốc gia. Hình ảnh trực khuẩn lao dưới kính hiển vi.
  5. Tùy vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, có thể xem xét chọn mẫu nghiên cứu đại diện cho các tuyến trong hệ thống điều trị lao, theo khu vực địa lý, kinh tế - xã hội. Về khía cạnh chi phí, có thể đề cập theo góc độ chịu chi phí, như chi phí của cơ sở y tế, chi phí của người bệnh, cơ quan bảo hiểm y tế hay tổng chi phí xã hội. Sau đây xin đề cập rõ hơn về phân tích chi phí của các cơ sở y tế với công tác phòng chống lao. Bao gồm nhóm chi phí điều trị: gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp phụ thuộc số bệnh nhân đến khám, từng loại bệnh... Nhóm xét nghiệm cận lâm sàng, nhóm chẩn đoán hình ảnh, nhóm chi phí cho thuốc, nhóm chi phí hành chính và các dịch vụ hỗ trợ khác. Tổng chi phí trực tiếp được tính toán dựa vào tính toán chi phí nhân lực, chi phí vật lực và chi phí vốn. Tổng chi phí quản lý/hành chính từng nhóm được phân bổ theo phương pháp phân bổ chi phí chung. Chi phí đầy đủ của từng đơn vị dịch vụ là tổng của tổng chi phí trực tiếp và tổng chi phí gián tiếp được phân bổ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan. Chi phí đơn vị của dịch vụ (điều trị, thuốc...) được tính theo tổng số bệnh nhân đến khám trong khoảng thời gian nghiên cứu. Cũng như vậy với
  6. chi phí đơn vị của dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng được tính toán theo tổng số xét nghiệm hay đơn vị dịch vụ chẩn đoán hình ảnh với các yếu tố chi phí tính trong khoảng thời gian nghiên cứu. Do đặc điểm mỗi nhóm bệnh có thời gian điều trị khác nhau, sử dụng các dịch vụ chẩn đoán khác nhau, chi phí dịch vụ thường xuyên nhân với số lượt bệnh nhân thăm khám hoặc số xét nghiệm. Tính tổng chi phí của xét nghiệm đờm, cấy vi khuẩn, Xquang... tính tổng các loại vật tư và yếu tố đầu vào cho việc cung cấp dịch vụ của cơ sở y tế. Kết quả của những nghiên cứu như vậy sẽ là cơ sở cho việc xem xét, xây dựng kế hoạch, xem xét vai trò, chức năng và cấu trúc chi phí của các dịch vụ trong công tác khám, điều trị và quản lý công tác phòng chống lao của từng tuyến, từng cơ sở y tế trong hệ thống, nhằm tối đa hiệu quả của hệ thống phòng chống lao trong điều kiện hiện nay và việc luôn phải đối mặt với vấn đề hạn chế nguồn lực cho công tác phòng chống lao. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng
  7. lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm và mùa màng, kinh doanh, buôn bán sẽ không tham gia được. Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với phát triển kinh tế - xã hội. Phạm vi vĩ mô, nghiên cứu chi phí xã hội, thấy rằng gánh nặng bệnh tật của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4
  8. tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. TS.BS. Vũ Xuân Phú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2