intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Kinh tế du lịch: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 tập bài giảng "Kinh tế du lịch" tiếp tục trình bày các nội dung về: Tính thời vụ trong du lịch; Lao động trong ngành du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Chất lượng dịch vụ du lịch; Hiệu quả kinh tế du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Kinh tế du lịch: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. CHƯƠNG 4. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 4.1. KHÁI NIỆM Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như sau: Thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. Thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm của "cung" và "cầu" trong du lịch, dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nước nào đó, là tập hợp hàng loạt các biến động theo mùa của cung và cầu, cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng trong tiêu dùng du lịch. Tính thời vụ có ở tất cả các điểm, các khu vực có hoạt động du lịch. Nhưng quá trình diễn ra giữa các vùng, các khu vực có sự khách nhau phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Một điểm du lịch, khu du lịch thì có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch và nó phụ thộc vào các thể loại du lịch phát triển ở khu vực đó. Tại các khu vực mà hoạt động du lịch phát triển thì mùa vụ du lịch thường kéo dài hơn, mức độthay đổi của cường độ hoạt động du lịch nhỏ hơn. Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thộc vào thể loại du lịch khác nhau. Thông thường hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trong năm. Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ mùa chính cao hơn nhiều vì tài nguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu. Để đơn giản hóa ta có thẻ nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua sự thay đổi của cường độ hoạt động kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian (mỗi tháng, mỗi ngày). Về mặt tổng quát có thẻ biểu thị tính thời vụ theo đồ thị sau: Cường độ hoạt động Một chu kỳ kinh doanh 62
  2. Thời gian Chính vụ Sau vụ Trước vụ Đỉnh vụ Trong đó: - Chính vụ (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịch mạnh và cũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như số lượng khách hàng tập trung chủ yếu. - Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất. -Ngoại vụ (trái vụ) là khoảng thời gian không phải là chính vụ, thời điểm lượng khách cũng như doanh thu mang lại ít, rất nhỏ bé so với thời điểm chính vụ. Ngoại vụ bao gồm có trước và sau vụ: + Trước vụ: Là khoảng thời gian trước chính vụ. + Sau vụ: là khoảng thời gian sau chính vụ Tính thời vụ du lịch tồn tại một cách khách quan, nó gắn liền với ngành du lịch và gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Ngoài ra nó còn gây ra một số tác hại về kinh tế, xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh... 4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI VỤ DU LỊCH 4.2.1. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nƣớc và các vùng có hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm thì tại vùng đó có thính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố 63
  3. tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính mùa vụ trong du lịch. 4.2.2. Một nƣớc hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó. Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là mùa hè hoặc mùa đông. Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn,Sầm Sơn của VIệt Nam chỉ kinh doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mất biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến có 2 màu du lịch. Tại một số vùng núi Châu Âu (tại Áo và Pháp) phát triển 2 mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết và mùa hè leo núi nghỉ dưỡng và chữa bệnh. 4.2.3. Độ dài của thời gian và cƣờng độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau. Du lịch chữa bệnh thường có màu dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển vào mùa hè, nghỉ núi trượt tuyết vào mùa đông có mùa vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn). 4.2.4. Cƣờng độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh. Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ (mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời vụ còn lại trong năm được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”. 4.2.5. Độ dài của thời gian và cƣờng độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Cùng kinh doanh một loại hình du lịch với các điều kiện về tài nguyên dulichj tương đối như nhau thì các nước,các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn,có kinh nghiệm kính doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước,vùng, cơ sở du lịch mới phát triển chưa có nhiều kinh nghiệm kinh donah (chính sách tiếp thị, quản cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngăn shown và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn. 64
  4. 4.2.6. Cƣờng độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch Các trung tâm danh cho du lịch thanh,thiếu niên thường có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn so với những trng tâm đón khách tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội và vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn. 4.2.7. Cƣờng độ và độ dài của thời vụ du lịch phục thuộc vào số lƣợng các cơ sở lƣu trú Ở đâu có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, hotel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ mạnh hơn. Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như: - Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu từ và bảo dưỡng tốn kém hơn, dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn. - Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở nhà trọ và nhà Camping vừa linh hoạt lại vừa ít tốn chi phí hơn. Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm Sự đa dạng về khí hậu: Nước ta hình chữ S trải theo chiều Bắc – Nam do vậy, chỉ có ở Miền Bắc và Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm. Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước, do đó tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ thời vụ du lịch. Trong giai đoạn hiện nay đốii tượng khách du lịch Việt Nam có động cơ và mục tiêu rất khác nhau: Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng, lễ hội, thăm quan hoặc họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh (thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng), sau đó với mục địch thăm quan, tìm hiểu (động cơ xã hội) và họ đến Việt Nam chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 3. Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế rất nhiều. Do vậy, ở tầm vĩ mô nếu xét riêng kinh doanh quốc tế chủ động thì thời vụ du lịch chính là vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3, còn nếu xét hoạt động kinh doanh du lịch nói chung thì nước ta theo nguyên tắc là có 2 mùa du lịch chính (vào các tháng mùa hè và vào các tháng đầu năm). 65
  5. Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác. Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch. Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (các di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các phong tục tập quán, cổ truyền, các lễ hội); các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế), tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau: Phần lớn các dịp lễ hội, tết nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong giai đoạn hiện nay hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích thăm quan, tìm hiểu thường đến dịp này. Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kỳ nghỉ hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với vợ con và những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới. Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào khoảng tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió màu, bão của những tháng đó. 4.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỜI VỤ DU LỊCH Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng (về bản chất và ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý... Một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số đến cầu, một số khác đến cả hai bộ phận cấu thành của thị trường du lịch. Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra nhiều khó khăn cho việc kinh doanh du lịch đạt hiệu quả. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch cần nghiên cứu sâu và tỉ mỉ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch, không chỉ trong phạm vi một đất nước mà cả ở những vùng riêng biệt với những điều kiện kinh doanh cụ thể. Tác động của các nhân tố có thể biểu hiện theo sơ đồ sau: 66
  6. Các nhân tố quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Nhân tố tự Nhân tố kinh tế Nhân tố tổ Các nhân tố nhiên xã hội chức kỹ thuật khác Cầu du Cầu du lịch lịch Độ dài của thời vụ du lịch 1. Nhân tố mang tính tự nhiên Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thông thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau (ví dụ ở vùng khí hậu hàn đới thì nhân tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân tố này lại chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch). Ở đây cần nhấn mạnh rằng, hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau. Cụ thể: Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi: Hướng ảnh hưởng: khí hậu hoặc tài nguyên du lịch dẫn đến cầu du lịch. Mức độ ảnh hưởng đổi với các thể loai du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi mực độ ảnh hưởng của các nhân tố là rất lớn. Đối với du lịch nghỉ biển các thành phần của khí hậu như cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm khách của biển và bờ biển tài nguyên tự nhiên du lịch như: độ sâu của bờ biển, kích thước của bãi tắm... quyết định mức độ phù hợp với việc tắm và phơi của khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy nhiên, giới hạn có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tùy thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyền du lịch. Thí dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15 – 160C là phù hợp để tắm hoạc mùa du lịch có thể kéo dài hơn. Đối với các đối tượng khách du lịch khách thì nhiệt độ nước biển phải từ 20 – 250C hoặc cao hơn nữa mới là phù hợp nên mùa du lịch bị co ngắn lại. Đối với một số loại hình du lịch khác như du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu không lớn như du lịch nghỉ biển, nhưng 67
  7. biểu hiện cường độ khách tăng lên vào mùa khô vì thời tiét thuận lợi hơn cho các cuộc hành trình du lịch. 2. Nhân tố mang tính kinh té – xã hội * Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư: - Sự phân bố không đồng đều quỹ nhàn rỗi của các nhóm dân cư ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều cầu nhu cầu du lịch.Như chúng ta phân tích ở chương trước, một trong những điều kiện cần thiết quan trọng để con người có thể đi du lịch là phải có thời gian rỗi. Khi xét tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch phải xet từ hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép năm có thể tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm. Thực tế cho thấy ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép của năm ngắn thì người dân thường chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm. Khi đó họ có xu hướng chọn thời gian chính vụ để đi nghỉ, với mong muốn tận hưởng được những cái tốt nhất cho những ngày nghir phép quý giá. Do vậy, sự tập trung của cầu du lịch sẽ thường cao vào thời vụ du lịch chính. Tuy nhiên, theo xu hướng ngày nay thì số ngày nghỉ phép năm của người dân tài nhiều nước trên thế giới ngày càng tăng lên. Nếu số ngày nghỉ pháp năm được kéo dài sẽ cho phép con người có thể đi du lịch nhiều lần hơn trong năm và từ đó thì tỷ trọng tương đối của nhu cầu du lịch tập trung vào thời vụ chính sẽ giảm trong tổng số nhu cầu cả năm. Như vây, sự gia tăng thời gian rỗi góp phần làm giảm cường độ của thời vụ du lịch truyền thống. Việc phân bố thời gian sử dụng phép của năm các công nhân viên cức cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch, Ví dụ ở một số nước áo dụng chính sách quy định thời gian sử dụng phép cho nhân viên tỏng khoảng thời gian nhất định của năm. Điều này cũng góp phần tập trung nhu cầu vào một thời nhất định, tác động gây nên tính thời vụ trong du lịch. Tuy nhiên trên thực tế thì ảnh hưởng đó không nhiều vì rất ít quốc gia quy định thời điểm bắt buộc phải sử dụng để nghỉ phép năm. Một nguyên nhân nữa cũng gây nên sự tập trung cao của cầu du lịch vào thời vụ chính là do việc sử dụng thời gian nghỉ phép đại trà. Ví dụ như ở một số nước như Pháp, Thuỵ Sỹ hoạt động sản xuất chính thường được ngừng vào một số giai đoạn trong năm và các nhân viên thường phải sử dụng thời gian nghỉ phép vào những thời điểm đó. Ngoài ra, một số tầng lớp dân cư như giáo viên, sinh viên chỉ có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường học (thường là vào các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông) và nông dân thường chỉ đi nghỉ vào những tháng không bận rộn với công việc đồng áng. Khía cạnh thứ hai của thời gian rỗi là thời gian nghỉ của các trường học. Thời gian nghỉ học trong năm tác động lên thời gian rỗi của học sinh, của cha mẹ chúng và qua đó 68
  8. đóng vai trò giới hạn trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 6 đến 15. Tác động của thời gian nghỉ của các trường học cũng phải được nghiên cứu trên hai mặt : Độ dài của thời gian nghỉ và sự phân bố của thời gian nghỉ trong năm. Thông thường ở các nước, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất của học sinh. Ớ một số nước có khí hậu lạnh thì ngoài kỳ nghỉ hè còn có kỳ nghỉ đông. Do vậy, đối với các nơi phát triển du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi tác động của nhân tố thời gian nghỉ của các trường học lên tính thời vụ du lịch biểu hiện khá rõ nét. Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ của trường học gây lên sự tập trung nhu cầu du lịch vào thời vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế thì ở mỗi nước khác nhau thì có cơ cấu dân cư theo độ tuổi và hoàn cảnh gia định khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu đòi hỏi phải rất cụ thể cho từng quốc gia, đòi hỏi phải rất tỷ mỷ, tốn nhiều công sức và khó có thể tổng hợp thành xu hướng chung. Phong tục, tập quán: * Qua điều tra xã hội học mới đây ở Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu cho thấy: phong tục, tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lèn cầu du lích và tạo lên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bền vững. Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể sẽ tạo thêm nhiều phong tục mới, nhưng khó có thể thay đổi được các phong tục cũ. Nhiều khi phong tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ớ Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đẩu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vàờ khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt và mưa dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v... Điều kiện về tài nguyên du lịch: Điểu kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thòi vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động manh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngấn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hoá. 3. Nhân tố mang tính tổ chức kỹ thuật Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch thông qua cung. 69
  9. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động tỏng các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn việc xây dựng các khách sạn có hội trường bể bơi,mcacs trung tâm chữa bệnh... tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm. Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ du lịch Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố luồng khách du lịch, giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi. 4. Các nhân tố khác Nhân tố mang tính tâm lý (nhân tố về mốt và sự bắt chước). Một số người muốn đi nghỉ ở một vùng, một đất nước du lịch nào đó mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các khách du lịch có kinh nghiệm hoặc những nhân vật nổi tiếng. Ví dụ: Một người sống ở miền Nam muốn ra miền Bắc đi lễ hội chùa Hương lần đầu tiên. Người đó không hề biết phải đi như thế nào?, các điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi, lễ hội ra sao? Và đi vào lúc nào là tốt nhất v.v... Người đó liền tìm ý kiến của những người xung quanh đã từng đi rồi, hợ khuyên là đi vào tháng 1 âm lịch là tốt nhất, thế là mặc dù lễ hội chính bắt đầu từ 15/2 âm lịch người khách đó đi lễ vào tháng 1 (có thể là xin đi theo đoàn của những người hay đi tổ chức). Một đôi nam nữ phải chọn cho mình một điểm đi du lịch vào tuần trăng mật. Họ có khả năng về tài chính, song không biết chọn nơi nào cho xứng đáng nhất. Thế là họ liền chọn bờ biển của Haiti, nơi mà thường các ngôi sao của giới điện ảnh và nghệ thuật hay đến nghỉ, làm điểm du lịch cho tuần trăng mật của mình. Khi những trường hợp nêu trên là khá phổ biến thì có thể sẽ tạo sự căng thẳng nhân tạo của thời vụ tại một điểm thời gian nào đó. Tuy nhiên nhân tố chủ yếu ảnh hưởng lên cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch, ít ảnh hưởng lên độ dài của thời vụ. Mức độ ảnh hưởng là ít và bất biến. Các nhân tố đặc biệt: Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp. 70
  10. 4.4. BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH. 4.4.1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch. Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trmh du lịch - đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch. 1. Các ảnh hưởng đến dân cư sở tại: Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp v.v...), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc làm. Ngoài ra, ngay cả những nhân viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn. 2. Các ảnh hưởng đến chính quyền địa phương: Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít những sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ớ mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch (ở cả cấp Trung ương và địa phương). Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm. 3. Các ảnh hưởng đến khách du lịch Khi cầu du lịch tập trung lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thưòng xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách. Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch. 4. Các ảnh hưởng đến nhà kinh doanh du lịch Các ảnh hưởng khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du lịch); Đối với chất lượng phục vụ du lịch; Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực; Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, dịch vụ công cộng, Đối với việc tổ chức hạch toán; Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật; 71
  11. Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới mức bằng không; Tác động tới chất lượng phục vụ; Tác động tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh; Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực; Tác động tới việc tổ chức hạch toán; Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật 4.4.2. Các phƣơng hƣớng làm giảm các tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch. Làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu. Các biện pháp chủ yếu ở đây là: - Tổ chức lao động hợp lý - các doanh nghiệp có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời vụ. - Liên kết với các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải. - Tạo công ãn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. - Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch: - Tăng thêm các loại hình (kinh doanh) dịch vụ bổ sung: giải trí, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ. - Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính: giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái. - Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai: . Việc đánh giá xác định phải dựa trên co' sở những tiêu chuẩn sau: - Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch vào thời gian ngoài mùa DL chính. - Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác. - Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu. - Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có (đánh giá theo hướng xem cơ sở vật chất kỹ thuật đó có thể thoả mãn được những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác. - Lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai. 72
  12. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 Câu 1. Trình bày khái niệm, bản chất của tính thời vụ trong du lịch. Câu 2. Phân tích đặc điểm của thời vụ du lịch, liên hệ với thực tế tại Việt Nam. Câu 3. Xác định thời vụ du lịch cho một cơ sở kinh doanh du lịch cụ thể, hoặc cho một địa bàn phát triển du lịch theo các số liệu thực tế cụ thể. Câu 4. Nêu các nhân tố và phân tích các tác động của từng nhân tố gây ra tính thời vụ cho một loại hình du lịch cụ thê. Câu 5. Nêu các nhân tố và phân tích các tác động của từng nhân tố gây ra tính thời vụ cho một địa bàn phát triển du lịch cụ thê. Câu 6. Phân tích các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch đến dân cư sở tại. Câu 7. Phân tích các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch đến chính quyền địa phương Câu 8. Phân tích các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch đến khách du lịch. Câu 9. Phân tích các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch đến nhà kinh doanh du lịch. Câu 10. Nêu các phương hướng và giải pháp của một cơ sở kinh doanh du lịch làm giảm những tác động bật lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại. Câu 11. Nêu các phương hướng và giải pháp của một địa bàn phát triển du lịch làm giảm những tác động bật lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại. 73
  13. CHƢƠNG 5. LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH. 5.1.1. Khái niệm Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Lao động trong ngành du lịch là hoạt động có mục đích của con người. Con người vận động sức lực tiềm tàng trong thân thể của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi vật chất đó và làm cho chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, học hỏi, khám phá... của con người, cụ thể là khách du lịch. Lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đảy ngành du lịch phát triển. Lao động du lịch là bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội. 5.1.2. Đặc điểm - Hoạt động lao động trong ngành DL chủ yếu là lao động tạo ra dịch vụ. Dịch vụ không có biểu hiện vật chất nên lao động tạo ra chúng là lao động phi vật chất. Đối tượng phục vụ trong hoạt động kinh doanh DL là khách du lịch. Lao động tạo ra dịch vụ là những hoạt động gây tác động trực tiếp đến người có nhu cầu đối với các dịch vụ đó. Nó tạo điều kiện cần thiết cho lưu trú và tiêu thụ sản phẩm ăn uống, du lịch của du khách. Riêng đối với khâu chế biến thức ăn, đối tượng lao động là nguyên liệu. - Khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh DL là rất hạn chế. Bởi vì, đối với các hoạt động phục vụ lưu trú, các dịch vụ thì việc thực hiện chúng chủ yếu thông qua lao động sống ( con người ). Đối với hoạt động phục vụ ăn uống có điều kiện áp dụng hơn. Khách du lịch trực tiếp đánh giá chất lượng sản phẩm lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn là dịch vụ hàng hóa nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của du khách. Hàng hóa là sản phẩm ăn uống có đặc điểm là khoảng cách về thời gian và không gian giữa sản xuất và tiêu dùng không lớn. Giá trị sử dụng của các dịch vụ được thể hiện ngay trong hoạt động phục vụ của nhân viên. Các dịch vụ không tách rời người sản xuất ra 74
  14. chúng, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời về cả thời gian và không gian. Đặc điểm này đã tạo ra một số hệ quả về kinh tế xã hội. Người tiêu dùng dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với người “sản xuất” ra chúng và xác định mối quan hệ giữa họ. Khách du lịch trực tiếp đánh giá chất lượng của hoạt động lao động phục vụ. Sự đánh giá này không thể xảy ra trước đó. Chính vì vậy, đánh giá chất lượng dịch vụ của du khách mang tính chất chủ quan. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh DL. Cho nên người lao động cũng có đặc điểm riêng biệt: - Người lao động trong DL có thể chia thành hai nhóm: sản xuất vật chất ( hàng hóa) và phi sản xuất vật chất ( dịch vụ ). Trong đó, lao động phi sản xuất vật chất chiếm tỉ trọng lớn hơn. Ví dụ: Lao động sản xuất vật chất như công nhân nhà bếp Lao động phi sản xuất vật chất như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, ... Mức độ chuyên môn hóa của người lao động cao đòi hỏi người lao động có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao. Mức độ chuyên môn hóa của người lao động thể hiện ở từng nghiệp vụ, chuyên môn: như phục vụ buồng, bàn, bếp, bar... Tính chuyên môn hóa của lao động khách sạn là nguyên nhân làm cho một số hoạt động phục vụ khách sạn trở nên độc lập như: hướng dẫn viên du lịch, đón tiếp khách sạn, tổ chức du lịch, quảng cáo... dễ gây khó khăn cho việc thay thế nhân lực một cách đột xuất như khi họ nghỉ ốm, nghỉ phép.... gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình phục vụ. - Thời gian làm việc của người lao động mang tính chất thời điểm, thời vụ, phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. Giờ làm việc của người lao động thường bị đứt đoạn và tương ứng với thời gian đến và đi của khách. Có lao động giờ làm việc kéo dài24/24. Do vậy, việc tổ chức lao động phải chia theo ca. Đặc điểm này làm cho người lao động trong doanh nghiệp khách sạn vào mùa du lịch không có diều kiện tham gia các hoạt động xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ. - Cường độ lao động của người lao động không cao nhưng họ phải chịu đựng tâm lý và môi trường lao động phức tạp. Đặc điểm này thể hiện rõ nét đối với những người lao động có quan hệ trực tiếp với khách như: phục vụ buồng, bàn, bar, hướng dẫn du lịch.... họ phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng khách du lịch mà khách du lịch lại có những đặc điểm tâm lý xã hội rất khác nhau. Ở một số nghiệp vụ, điều kiện lao động tương đối khó khăn, người lao động 75
  15. phải tiếp xúc với môi trường tương đối nguy hiểm. Sự giao tiếp với nhiều loại người tiêu dùng khi phục vụ càng tăng thêm sự nguy hiểm này. - Lao động trong ngành du lịch đặc biệt là trong lĩnh vực KS tương đối trẻ: Lao động nữ có độ tuổi trung bình từ 20 – 35 và nam giới trung bình từ 35 – 45. Đội ngũ lao động trẻ đảm nhận những công việc tiếp tân, phục vụ bàn, hướng dẫn du lịch. Đội ngũ lao động có độ tuổi cao chủ yếu phục vụ buồng, quét dọn, nấu bếp, phòng kinh doanh... Lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động nam, ngày nay tỉ trọng này thay đổi với xu hướng tăng lên của lao động nam. - Đội ngũ lao động trong ngành DL còn có đặc điểm là trình độ văn hóa tương đối thấp Đặc biệt là ở dịch vụ buồng, bàn và những cơ sở hoạt động theo mùa. Tuy nhiên, yêu cầu đối với đội ngũ lao động đó là phải có tay nghề cao, có trình độ văn hóa, hiểu biết nhiều, biết ngoại ngữ, hiểu biết tâm lý khách hàng.... Sự vận động và phát triển của đội ngũ lao động sẽ tạo ra tập thể lao động hoàn thiện hơn, hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc trả lương cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh khách sạn không đồng đều theo thời gian, vào thời vụ chính lương cao hơn. 5.1.3. Vai trò của lao động đối với phát triển du lịch Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nó là một trong năm nguồn lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vố và khoa học công nghệ, nguồn lực về năng lực kinh doanh và quản lý). Các nguồn lực này có vai trò và tác động không như nhau trong toàn bộ quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong các nguồn lực, lao động có vai trò quyết định nhất. Vai trò quyết định của lao động được thể hiện ở chỗ: các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân chúng sẽ bị cạn kiệt dần và chỉ phát huy tác động khi được kết hợp với nguồn lực con người. Đối với lao động, nó không bao giờ càn kiệt, ngược lại nó có khả năng phục hồi, tự tái sinh và phát triển. Lao động là nhân tố cơ bản quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn lực khác. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nước nào biết sử dụng tiềm năng lao động, biết phát huy nhân tố con người thì nước đó đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Công nghiệp du lịch là ngành quan tọng đối với nhiều nước trên thé giới. Ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động lớn đối với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm 76
  16. của ngành có mức độ cơ giới hóa tháp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Con người là yếu tố chính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị tổ chức nào. Riêng trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của chất lượng lao động lại càng quan trọng hơn. Trong công nghiệp du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị. Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò đội ngũ lao động phải có được đội ngũ lao động có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp tốt. 5.2. PHÂN LOẠI LOẠI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Trong kinh doanh DL, người lao động có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại có nội dung và tiêu thức khác nhau. a. Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh du lịch Đội ngũ lao động gồm 5 bộ phận: - Lao động kinh doanh lưu trú: buồng, lễ tân - Lao động kinh doanh ăn uống: bàn, bếp, bar - Lao động hướng dẫn viên - Lao động kinh doanh các dịch vụ khác - Lao động quản lý Cách phân loại này làm cho người lao động hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi lao động của mình. Mặt khác, công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp dễ dàng hơn. b. Căn cứ vào trình độ chuyên môn: gồm 4 bộ phận - Lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng - Lao động tốt nghiệp trung cấp - Lao động tốt nghiệp sơ cấp - Lao động chưa qua đào tạo Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Cách phân chia này làm cho doanh nghiệp nắm vững được tình hình chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng lao động, bồi dưỡng và đào tạo lao động, sử dụng lao động một cách hợp lý. 77
  17. c. Căn cứ vào mức độ tác động đối với quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm sau: Lao động bao gồm 3 nhóm: -Nhóm 1: Lao động trực tiếp (Lao động kinh doanh du lịch): Tham gia vào quá trình kinh doanh là những lao động thực hiện chức năng cơ bản. Bộ phận lao động này chiếm tỉ trọng lớn, quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: + Bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, phó giám đốc các bộ phận... + Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụcho khách trong doanh nghiệp du lịch, loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất (thường chiếm từ 75% - 85%) tổng lao động của doanh nghiệp. - Nhóm 2: Lao động gián tiếp (làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch): Là lao động giúp cho việc quản lý và điều hành đối với quá trình kinh doanh. Bộ phận lao động này thường chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng rất cần thiết, đòi hỏi có trình độ chuyên môn nhất định. Để tăng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp khách sạn phải tăng lao động trực tiếp và giảm lao động gián tiếp. - Nhóm 3: lao động làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành du lịch. Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các trường đào tạo du lịch (càn bộ giảng dạym nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp các cơ sở dạy nghề), các viện nghiên cứu về du lịch, viện thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch. Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn cao, chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch, bao gồm đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, thạc sĩ, giảng viên, viên chức, nhân viên... Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp trả công từng bộ phận lao động có sự khác nhau theo chế độ và chính sách. Ngoài các cách phân loại đội ngũ lao động trên, còn có thể phân loại theo tiêu thức giới tính, độ tuổi, mức độ tiếp xúc với khách.... 5.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Để du lịch phát triển mạnh mẽ, có được nhiều các sản phẩm du lịch độc đáo, tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp Tuy 78
  18. nhiên, trong phạm vi bài viết này tác giả xin chỉ tập trung đến phát huy yếu tố nội lực trong mỗi lao động du lịch, nghĩa là mỗi lao động du lịch cần phải tự nâng cao chất lượng lao động của mình bằng việc thực hiện đồng bộ các yêu cầu sau: Thứ nhất, Luôn cập nhật và nắm bắt những tri thức mới Khoa học phát triển, nhận thức của du khách đối với du lịch ngày càng cao dẫn đến xu hướng du lịch cũng ngày càng phong phú, đòi hỏi sản phẩm du lịch mang tính tri thức, tính khoa học cũng sẽ ngày càng nhiều. Vì vậy, nếu nhân viên du lịch chỉ dừng lại ở trình độ tri thức về du lịch vốn có thì không thể làm hài lòng được yêu cầu của du khách. Vì vậy, mỗi nhân viên du lịch cần phải luôn luôn cập nhật và nắm bắt những tri thức mới, đặc biệt là tri thức về lĩnh vực du lịch để bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như luôn sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách trong mọi tình huống Tri thức mà mỗi nhân viên du lịch có không chỉ có độ rộng và còn phải có độ sâu. Phải làm cho du khách có thể từ sự phục vụ của mình mà cảm nhận được sự thoải mái, được tôn trọng, và thu lượm được nhiều sự hiểu biết mới về văn hóa, phong tục tập quán, cũng như những giá trị đặc biệt từ sản phẩm du lịch mang lại. Thứ hai, Làm chủ kỹ thuật, phục vụ chuyên nghiệp Du lịch là một ngành dịch vụ nên sản phẩm du lịch mang theo đặc trưng là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, do vậy mọi sai sót đều rất khó sửa chữa. Điều này đòi hỏi nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch rất cần đến kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên sâu, đặc biệt là phải làm chủ được các thao tác kỹ thuật cũng như sự điêu luyện trong mỗi thao tác để đảm bảo mọi khâu trong quá trình phục vụ được diến ra nhịp nhàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp để hướng đến mục đích cuối cùng là du khách cảm nhận được các giá trị đặc biệt từ sản phẩm một cách trọn vẹn nhất. Bởi trên thực tế, cùng một khách sạn với thứ hạng như nhau hay cùng một tuor du lịch với các chương trình tham quan trải nghiệm như nhau nhưng với mỗi nhân viên (phục vụ, hướng dẫn viên, …) có kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên sâu khác nhau sẽ tạo ra mỗi loại sản phẩm với chất lượng khác nhau. Vì vậy, nếu nhân viên du lịch luôn biết làm chủ các thao tác kỹ thuật để phục vụ một cách chuyên nghiệp thì sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt đối với du khách cũng như tạo nên sự khác biệt hóa trong mỗi sản phẩm phục vụ cho du khách. Từ đó giúp tạo nên “lợi thế so sánh” trong việc tạo dựng uy tín và thương hiệu trong hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi doanh nghiệp du lịch. Thứ ba, Áp dụng thuần thục các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong công việc Khoa học không ngừng phát triển làm cho sản phẩm du lịch cũng ngày càng được kết hợp với kỹ thuật, công nghệ cao. Đặc trưng của sản phẩm du lịch được tạo ra bởi phần lớn là lao động truyền thống, tuy nhiên với nhiều dịch vụ mang giá trị cao thì lại cũng cần 79
  19. đến những ứng dụng công nghệ cao. Điều này đòi hỏi mỗi nhân viên du lịch phải luôn cập nhật và ứng dụng thuần thục những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào mỗi khâu tác nghiệp của mình nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách. Trong đó bao gồm sự vận dụng ngày càng nhiều đến phương pháp kỹ thuật, như vận dụng internet cũng như những tính năng của công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, tính toán, đặt chỗ và quảng cáo du lịch; vận dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm… Vì vậy, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch cần biết vận dụng thuần thục các ứng dụng khoa học để nâng cao hiệu quả công việc. Thứ tư, Biết phát huy phong cách, tạo nét riêng biệt của bản thân để đạt đến tính nghệ thuật trong công việc. Phong cách làm việc chuyên nghiệp là một trong những điều kiện cần cho sự thành công của bạn. Nó sẽ giúp bạn thu phục được niềm tin và gặt hái được nhiều thành quả hơn trong công việc. Bởi vì: Trong kinh doanh dịch vụ rất cần đến việc tạo ra sự khác biệt, ngoài chất lượng sản phẩm tốt, kiểu dáng đẹp, giá thành hợp lý thì phong cách và nét riêng biệt của nhân viên phục vụ lại là một sự khác biệt đối với mỗi sản phẩm du lịch. Chính sự khác biệt này đã tạo nên thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp du lịch đồng thời trở thành yếu tố mang tính quyết định đến việc lựa chọn và tiêu dùng của mỗi du khách Điều này đòi hỏi nhân viên du lịch phải biết căn cứ theo sự khác biệt trong cá tính tiêu dùng, sinh hoạt của du khách và nhu cầu du lịch không giống nhau của mỗi du khách để cung cấp sự phục vụ tương ứng, làm cho mỗi du khách có được sự hài lòng nhất. Nhu cầu du lịch của du khách ngày càng cao. Con người ngoài việc đi du lịch không chỉ là để thử nghiệm, nâng cao kinh nghiệm một lần ở mãnh đất khác mà là muốn đi tìm và cảm thụ vẻ đẹp. Ranh giới cao hơn của du lịch là khát vọng, ngưỡng mộ theo đuỗi những cái đẹp, cái hay, cái mới. Vì vậy, nhân viên du lịch cần phải tạo được hình ảnh đẹp đối với bản thân và trong công việc. Họ phải là người biết tìm cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, thể nghiệm cái đẹp, trở thành người sử dụng cái đẹp, để từ đó giúp du khách tăng cảm hứng cuộc sống du lịch của họ, nâng cao phong vị cuộc sống của du khách sau mỗi chuyến đi. Vì vậy, Mỗi nhân viên du lịch phải không ngừng học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế quá trình làm việc để phát huy ưu thế và đặc điểm riêng của mình, từ đó hình thành nên phong cách phục vụ riêng biệt, đặc sắc. Nhân viên phục vụ du lịch như vậy mới có thể làm rung động lòng người, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Thứ năm, yêu nghề, tận tụy với công việc và tích cực tác nghiệp nhóm. 80
  20. Để nhân lực du lịch đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu ngày một đa dạng của khách thì ngoài các yêu cầu trên thì những người làm trong lĩnh vực du lịch phải có lòng yêu nghề, đam mêm sáng tạo, tận tụy với công việc và phải có tinh thần phục vụ và khả năng lao động nhóm cao. Nếu không có các tố chất này thì khó có thể tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc biệt hấp dẫn du khách. Kêt luận: Có thể khẳng định rằng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay luôn cần những nhân viên du lịch có tri thức, học thức, đam mê sáng tạo, yêu nghề, tự tin và làm chủ thao tác trong mọi tình huống. Họ cần phải nâng cao, cập nhật các tri thức mới, nắm chắc khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn, bộc lộ và luôn biết hoàn thiện và phát huy được những tố chất tốt đẹp của bản thân để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc biệt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách nhằm tạo được thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. 5.4. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH. 5.4.1. Khái niệm Trong các ngành sản xuất trực tiếp: Năng suất lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Khác với các ngành sản xuất, năng suất trong doanh nghiệp DL là hiệu quả của lao động (sống) trong quá trình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một nhân viên kinh doanh hoặc bằng lượng hao phí lao động bình quân cho một đơn vị doanh thu. 5.4.2. Các chỉ tiêu Trong kinh doanh khách sạn, năng suất lao động thường được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị a. Chỉ tiêu hiện vật Biểu hiện bằng số lượng sản phẩm bình quân của một nhân viên trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng lao động hao phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Cách tính: S R Ws = ----------- hoặc t = ------------ R S 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2