intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo du lịch ở các trường Đại học và Cao đẳng

Chia sẻ: Đinh Tường Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

126
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiềm năng du lịch nước ta rất to lớn. Thành tựu Kinh tế du lịch đã đạt khá. Tuy nhiên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở các trường Đại học và Cao đẳng (ĐH-CĐ) còn nhiều tồn tại đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch. Bài này nêu một số phương hướng và giải pháp thiết thực trong hoạt động giảng dạy và học tập của Thầy và Trò để nâng cao chất lượng đào tạo du lịch các trường Đại học – Cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo du lịch ở các trường Đại học và Cao đẳng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO DU LỊCH<br /> Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG<br /> PHAN HUY XU*<br /> * NSUT - PGS.TS, Phó HT, Trưởng khoa DL Trường CĐVHNT& DL Sài Gòn<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tiềm năng du lịch nước ta rất to lớn. Thành tựu Kinh tế du lịch đã đạt khá. Tuy nhiên<br /> vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở các trường Đại học và Cao đẳng (ĐH-CĐ) còn nhiều<br /> tồn tại đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch.<br /> Bài này nêu một số phương hướng và giải pháp thiết thực trong hoạt động giảng dạy và<br /> học tập của Thầy và Trò để nâng cao chất lượng đào tạo du lịch các trường Đại học – Cao<br /> đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.<br /> <br /> <br /> ABSTRACT<br /> ENHANCING THE QUALITY OF TOURISM EDUCATION<br /> IN UINVERSITIES AND COLLEGES<br /> Tourism potential of our country is immense. Tourism economic has obtained good<br /> results. However, the education issue of tourism human resources in universities and colleges<br /> still has many difficulties that impact the development of tourism economics.<br /> This paper proposes several realistic approaches and solutions for teaching and learning<br /> activities of lecturers and students in order to enhance the quality of tourism education in<br /> universities and colleges and satisfy the demands of our society.<br /> <br /> <br /> 1. Tình hình chung:<br /> Ngành du lịch Việt Nam có tiềm năng phát triển rất mạnh với đủ các loại hình du lịch.<br /> Thế mạnh của Việt Nam hiện nay là các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử,…<br /> Từ khi nước ta bước vào hội nhập quốc tế, ngành du lịch Việt Nam lại có điều kiện để<br /> trở thành kinh tế mũi nhọn và thu được nhiều thành tựu to lớn.<br /> Tuy nhiên, tiềm năng phát triển du lịch rất mạnh nhưng vai trò con người có ý<br /> nghĩa quyết định cho sự phát triển du lịch. Không có con người được đào tạo chất<br /> lượng thì không thể biến tiềm năng thành kinh tế. Mặc dù đã có những cố gắng và tiến<br /> bộ, nhưng việc đào tạo con người cho ngành du lịch còn nhiều tồn tại, nếu các trường<br /> ĐH – CĐ không chú ý nâng cao chất lượng đào tạo thì ngành du lịch không thể bứt phá<br /> nhảy vọt được.<br /> 2. Một số tồn tại trong đào tạo ngành du lịch hiện nay:<br /> Chương trình đào tạo có ý nghĩa quan trọng nhất. Nhưng hiện nay chương trình đào tạo<br /> du lịch ở các trường ĐH – CĐ chưa cập nhật và hiện đại. Nội dung chương trình còn<br /> cũ kỹ, không theo kịp với thực tiễn trong nước và khu vực. Nhiều môn học mới rất cần<br /> thiết cho du lịch hiện nay chưa được đề cập (ví dụ như môn học outbound trong lữ<br /> hành, như resort, condominium trong khách sạn, như Bếp Hồi Giáo,…).<br /> - Nội dung chương trình còn nhiều bất cập, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.<br /> Việc rèn luyện kỹ năng và tay nghề còn hạn chế.<br /> - Phương pháp dạy học còn chưa đổi mới. Thuyết giảng đọc thoại vẫn là chủ yếu.<br /> Sinh Viên ghi chép và học thuộc lòng, không phát huy tư duy sáng tạo.<br /> - Công việc thực tập hàng năm và thực tập cuối Khóa mang tính chất hình thức,<br /> đối phó, không rút được những kinh nghiệm và bài học quí báu trong thực tiễn<br /> hoạt động du lịch.<br /> Hệ quả là Sinh Viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch nói<br /> riêng và yêu cầu xã hội nói chung.<br /> 3. Những điều cần làm để nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch ở các<br /> trường ĐH – CĐ:<br /> Về Giảng Viên:<br /> - Cần xem xét nghiêm túc lại nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại,<br /> phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể cần tham khảo chương<br /> trình du lịch của trường ĐH – CĐ nước ngoài và bổ sung thêm một số môn học<br /> cần thiết cho hiện nay, ví dụ như:<br /> + Môn học Quản trị Resort và Bất Động Sản Du Lịch.<br /> + Môn học Hoạt động đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound).<br /> + Môn học Bếp ăn kiêng Hồi Giáo.<br /> - Thực hiện tốt chương trình tín chỉ từng môn học 15 tiết lý thuyết, 15 tiết thực<br /> hành, 15 tiết tự học. Như vậy để giữ được sự cân bằng hợp lý giữa lý thuyết -<br /> thực hành - tự học.<br /> - Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, chú ý rèn luyện tay nghề (đối với<br /> ngành du lịch, việc rèn luyện tay nghề là quan trọng nhất).<br /> - Chú ý công tác hướng dẫn Sinh Viên thực tập hàng năm và cuối Khóa đi vào<br /> thực chất nhằm rút ra những kinh nghiệm quí trong ngành du lịch.<br /> - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, phát<br /> huy tư duy sáng tạo. Chấm dứt lối dạy thuyết giảng độc thoại.<br /> - Xây dựng bộ giáo trình và sách chuyên ngành du lịch.<br /> - Xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng với nhu cầu xã hội và thiết thực.<br /> Về Sinh Viên:<br /> - Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, không học thuộc lòng thiếu tính độc<br /> lập sáng tạo.<br /> - Xây dựng tác phong học tập theo nhóm để phát huy trí tuệ tập thể kết hợp với trí<br /> tuệ cá nhân nhằm chuẩn bị ra trường làm việc.<br /> - Tăng cường xâm nhập thực tế thực tiễn ngành du lịch để học hỏi chuyên môn<br /> nghiệp vụ và rèn luyện tay nghề.<br /> - Đẩy mạnh việc học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) để phục vụ cho công việc.<br /> - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ Thầy – Trò để học hỏi được thuận lợi và sâu<br /> sắc.<br /> - Rèn luyện lý tưởng, tác phong để chuẩn bị ra trường làm việc được tốt trong bối<br /> cảnh đất nước vừa có nhiều cơ hội vừa có nhiều thách thức.<br /> Từ ngày đất nước ta đổi mới đến nay, đặc biệt từ khi nước ta hội nhập quốc tế,<br /> ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy hiện nay vẫn còn<br /> nhiều khó khăn tồn tại, đặc biệt về nguồn nhân lực du lịch.<br /> Cả nước ta có nhiều trường ĐH – CĐ đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, trước<br /> thực trạng nguồn nhân lực du lịch của chúng ta còn thiếu về số lượng và yếu về chất<br /> lượng thì việc giảng dạy và học tập ngành du lịch ở các trường ĐH-CĐ cần phải nỗ lực<br /> đổi mới. Chúng ta không thể tự bằng lòng với thành tích hiện nay mà cần liên tục phấn<br /> đấu nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch. Có như vậy, việc đào tạo du lịch của<br /> các trường ĐH-CĐ mới đạt hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu xã hội.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Bộ giáo dục –<br /> NXB Giáo dục Việt Nam – 2010.<br /> 2. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về lữ hành cho cán bộ,<br /> giáo viên, giảng viên các trường du lịch. Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch 2011.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1