Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO
lượt xem 0
download
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO vào học phần Thực hành hướng dẫn du lịch tại Trường Đại học Thành Đô. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Tuấn Ninh Tóm tắt Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO đang được các trường Đại học tại Việt Nam triển khai và ứng dụng mạnh mẽ. Hiệu quả của phương pháp này đã và sẽ góp phần vào công cuộc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học, ở cả các ngành kĩ thuật cũng như các ngành khoa học xã hội. Hiện nay, phương pháp tiếp cận CDIO đang được trường Đại học Thành Đô triển khai trong tất cả các chương trình đào tạo. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO vào học phần Thực hành hướng dẫn du lịch tại Trường Đại học Thành Đô. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Từ khóa: CDIO; CPOE; Thực hành hướng dẫn du lịch; Phương pháp tiếp cận; Chất lượng đào tạo. 1. Đặt vấn đề Đào tạo theo chuẩn Conceive - Design - Implement - Operate (CDIO) là hướng tiếp cận chuẩn đầu ra đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, được nhiều cơ sở đào tạo vận dụng. Có thể khẳng định, đây là hướng tiếp cận hiện đại với nhiều ưu điểm trong giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về việc đào tạo theo chuẩn CDIO gắn với ngành Khoa học xã hội còn rất hạn chế. CDIO đã được đưa vào trường Đại học Thành Đô trong thời gian từ năm 2019, bước đầu việc áp dụng với ngành nghề cụ thể hay triển khai thí điểm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với mong muốn sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch ra trường có thể khẳng định được năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và định vị được trên thị trường lao động chất lượng cao đòi hỏi chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo (CTĐT) cần được cải tiến, nâng cao và bắt kịp xu hướng. Chính vì vậy, việc lựa chọn việc nghiên cứu phương pháp tiếp cận CDIO để nâng cao chất lượng đào tạo học phần Thực hành hướng dẫn du lịch tại trường Đại học Thành Đô có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Không nằm ngoài guồng quay của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh vực giáo dục - đào tạo của nước ta cũng đã có những bước chuyển biến đáng kể trong việc đi từ lối tiếp cận truyền thống sang đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, các trường đại học trên thế giới đang áp dụng ngày càng rộng rãi hơn mô hình CDIO và tại Việt Nam có bốn trường Đại học nằm trong danh sách các trường tuân theo sáng kiến CDIO: Trường Đại học Đà Lạt, Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh. Ngoài ra, còn rất nhiều các trường Đại học trong cả nước đang triển khai và áp dụng thí điểm mô hình này. 432
- Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đã chỉ rõ: Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn... Các tác giả Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter J. Gray và Hồ Tấn Nhựt (2012) đã phát hành sách chuyên khảo Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra là Đề án thí điểm triển khai CDIO tại Đại học Quốc gia TP.HCM cho các ngành kỹ thuật cơ khí và các ngành Công nghệ thông tin. Các tác giả đề xướng CDIO với ba mục tiêu tổng quát là đào tạo các sinh viên kỹ thuật thành những người có khả năng: Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về nền tảng kỹ thuật; Dẫn đầu trong việc kiến tạo, vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới; Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của việc nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với xã hội. Tác giả Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang (2013), Phát triển chương trình đại học khối ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO cho rằng đề cương CDIO hay chuẩn đầu ra là danh sách các kiến thức, kỹ năng và thái độ để đạt chuẩn mực thực hành, được tổng kết từ các danh sách kỹ năng đã được biết đến và xem xét lại bởi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Giá trị chủ yếu của đề cương CDIO là ứng dụng được vào nhiều chương trình đào tạo khác nhau, được xem là mô hình cho tất cả chương trình nhằm rút ra những chuẩn đầu ra cụ thể nào đó và được phê chuẩn bởi các bên liên quan. Nhóm tác giả Hà Văn Tú, Hà Thị Hường, Tô Thị Thùy Loan (2021), Tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại khoa giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng dạy học chuyên ngành Quản lý Giáo dục theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Khoa Giáo Dục, khẳng định được những ưu điểm cũng như chỉ ra những hạn chế, khó khăn của quá trình triển khai dạy học theo phương pháp tiếp cận này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO, nhằm phát triển được năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Tác giả Vũ Anh Tuấn (2021), Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và triển khai đề cương chi tiết theo phương pháp tiếp cận CDIO tại bộ môn SBVL đã đưa ra những khó khăn khi triển khai tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tác giả cũng đề xuất 5 phương pháp khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả phương pháp giảng dạy này bao gồm: Nâng cao nhận thức của giảng viên; Thể hiện rõ phương pháp giảng dạy khi xây dựng đề cương chi tiết; Thiết kế bài giảng đạt chuẩn đầu ra theo CDIO; Hướng dẫn sinh viên học tập theo phương pháp mới; Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa đề cương chi tiết. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước CDIO được khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ). Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Trên thế giới có một số học viện thuộc các quốc gia sau tuân theo sáng kiến CDIO và đang triển khai một cách có hiệu quả đó là: Australia, Brasil, Bỉ, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Honduras, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, 433
- Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan, Tunisia, Vương quốc Anh (Anh, Scotland, Nothern Ireland), Hoa Kỳ. Rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả đã trình bày các quan điểm đào tạo mới CDIO như công trình của Finch Curtis. R. & Crunkilton J.R. và E. Bland (1982). Công trình đã mô tả một phương thức đào tạo nghề mới tiếp cận mục tiêu năng lực phù hợp với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu xã hội. Nghiên cứu của Hiệp hội các thư viện Luật của Mỹ cho rằng: Chuẩn đầu ra thường được thể hiện những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để hành nghề và đây cũng chính là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo. Theo Edward Crawley, Johan Malmqist, Soren Ostlund, Doris Bodeur cho rằng: Chuẩn đầu ra của sinh viên trong một chương trình đào tạo cần phản ánh được quan điểm của tất cả các nhóm liên quan: Sinh viên, doanh nghiệp, giảng viên và xã hội, đề cao kỹ năng, thái độ và đặt ra vấn đề làm thế nào để đảm bảo sinh viên đạt được những kỹ năng đó... Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy việc đào tạo theo chuẩn CDIO đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, được nhiều cơ sở đào tạo vận dụng. Tuy nhiên, theo nguồn thông tin và dữ liệu nhóm tác giả thu thập được, ở Việt Nam hiện nay chưa thấy công trình nào nghiên cứu về áp dụng phương pháp dạy học theo CDIO vào một học phần cụ thể thuộc khối khoa học xã hội. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng những công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tham khảo và kế thừa trong khi thực hiện nghiên cứu này. 3. Phương pháp nghiên cứu Nguồn thông tin: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Du lịch - Ngoại ngữ (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) trường Đại học Thành Đô; Bài nghiên cứu cũng sử dụng số liệu thứ cấp trên các trang website đáng tin cậy và từ kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giả khác. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tổng hợp, thống kê, phân tích nguồn dữ liệu. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu (04 giảng viên giảng dạy chuyên ngành và 01 cán bộ quản lý Khoa), khảo sát (80 sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch các khóa) để từ đó đưa ra kết luận và khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Khái niệm cơ bản về phương pháp tiếp cận CDIO Phương pháp tiếp cận CDIO: là cách thức tiếp cận mô hình lí thuyết về đào tạo theo định hướng năng lực đầu ra trong các trường đại học kĩ thuật. Phương pháp tiếp cận này đề cập đến những năng lực cốt lõi mà sinh viên kĩ thuật cần đạt được sau khi tốt nghiệp, bao gồm C (Conceive) là năng lực hình thành ý tưởng, D (Design) là năng lực thiết kế, I (Implement) là năng lực triển khai và cuối cùng O (Operate) là năng lực vận hành sản phẩm vào thực tế. Hệ thống 4 năng lực nêu trên (hay còn được gọi là giai đoạn) là một chu trình khép kín cho nên trình tự phát triển các năng lực này không hoàn toàn phải theo đúng tuần tự C-D-I-O, nhưng các nhiệm vụ này đều phải được thực hiện trong hầu hết các quá trình để phát triển sản phẩm thành công [1]. Phương pháp tiếp cận CDIO vận dụng vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: là cách thức tiếp cận mô hình đào tạo nhằm phát triển những năng lực ứng dụng trong thực tiễn nghề 434
- nghiệp và xã hội cho sinh viên theo CPOE. Đó là năng lực hình thành ý tưởng (Conceive) - sinh viên có khả năng phát hiện, phân loại, khái quát hóa và dự báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn; Năng lực xây dựng kế hoạch (Plan) - sinh viên có khả năng nắm bắt nhu cầu, đề ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xác định nguồn lực, đề xuất giải pháp cho chương trình hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn; Năng lực triển khai hoạt động (Operate) - sinh viên có khả năng triển khai và phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn và Năng lực đánh giá (Evaluate) - sinh viên có khả năng lựa chọn phương pháp, công cụ trong đánh giá và đề xuất biện pháp cải tiến [2]. Phương pháp tiếp cận CDIO được vận dụng cho các học phần thuộc khối khoa học xã hội tại Trường Đại học Thành Đô: Nhóm năng lực sinh viên cần đạt được đó là năng lực hình thành ý tưởng (Conceive) - Năng lực xây dựng kế hoạch (Plan) - Năng lực triển khai hoạt động trải nghiệm, thực tế (Operate) - Năng lực đánh giá, cải tiến (Evaluate and Improve) 4.2. Thực tiễn tổ chức dạy học học phần Thực hành hướng dẫn du lịch áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO tại trường Đại học Thành Đô 4.2.1. Giáo trình và tài liệu tham khảo Học phần Thực hành hướng dẫn du lịch dành cho sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch trường Đại học Thành Đô được chia làm hai phần: Thực hành hướng dẫn du lịch trên tuyến và Thực hành hướng dẫn du lịch chuyên biệt. Tuy nhiên, hai học phần này sử dụng chung giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo được Nhà trường qui định chi tiết trong đề cương chi tiết học phần. Giáo trình giảng dạy chính là Giáo trình Thực hành nghiệp vụ Lữ hành - Hướng dẫn du lịch của tác giả Nguyễn Tư Lương do Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội xuất bản năm 2018. Đây là giáo trình có nhiều ưu điểm như: nội dung rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, sinh viên dễ nắm bắt, trình bày khoa học, kiến thức sát với ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp. Tài liệu tham khảo bao gồm hai giáo trình: Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, tác giả Dương Thị Thu Hà của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2011; Một số vấn đề về Nghiệp vụ Lữ hành và Du lịch, tác giả Trịnh Xuân Dũng của nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1999. Ngoài ra, mỗi giảng viên khi lên lớp sẽ giới thiệu tới sinh viên những nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Trong đó, tài liệu tham khảo trực tuyến được ưu tiên sử dụng nhiều bởi những ưu điểm vượt trội của nó. 4.2.2. Hình thức dạy học Học trên lớp: Sinh viên hoạt động chủ yếu, giáo viên bộ môn đóng vai trò chỉ dẫn, định hướng; Các bài học được tổ chức thực hiện dưới hình thức các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có tối đa 8 - 10 thành viên bao gồm nhóm trưởng, nhóm phó và các thành viên; Các nhóm luyện tập kỹ năng theo bài học dưới sự phân công và giám sát của giáo viên bộ môn; Các thành viên trong nhóm sẽ đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa kỹ năng cho nhau. Học tại phòng học thực hành: Giới thiệu bản thân; Giới thiệu chương trình du lịch; Thuyết trình trước đám đông; Xây dựng bài thuyết minh theo các điểm thực hành trong chương trình môn học; Xử lý tình huống và trả lời câu hỏi của khách du lịch. Học tại các tuyến, điểm du lịch trong và ngoài thành phố Hà Nội: Các buổi học theo tuyến, điểm du lịch tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận sát hơn với công việc và nhằm rèn luyện các kỹ năng sau: Tổ chức hoạt động đón tiễn đoàn khách; Tổ chức hoạt động sắp xếp lưu trú, ăn uống; Tổ chức các hoạt động hướng dẫn tham quan theo các tuyến, điểm và trên phương tiện giao thông; Tổ 435
- chức các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm; Thanh quyết toán; Quản lý, lãnh đạo đoàn khách; Thuyết trình trước đám đông; Xử lý tình huống và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các tuyến điểm tham quan Biểu đồ 1: Hình thức tổ chức dạy học học phần Thực hành hướng dẫn du lịch chuyên biệt theo phương pháp tiếp cận CDIO Thuyết trình, thảo luận, tham quan thực tế 15% Diễn giảng 10% 40% Xây dựng bài thuyết 10% minh, báo cáo 10% Xây dựng tình huống và 15% xử lý tình huống Tổ chức sự kiện, hoạt náo Tự học/tự nghiên cứu Biểu đồ 2: Hình thức tổ chức dạy học học phần Thực hành hướng dẫn du lịch trên tuyến theo phương pháp tiếp cận CDIO Thuyết trình, thảo luận, tham quan thực tế 15% Diễn giảng 10% 40% Xây dựng bài thuyết 10% minh, báo cáo 10% Xây dựng tình huống và 15% xử lý tình huống Tổ chức sự kiện, hoạt náo Tự học/tự nghiên cứu 4.2.3. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học CDIO được chia thành 3 nhóm phương pháp: Nhóm phương pháp dạy học truyền thống tích hợp; Nhóm phương pháp dạy học chủ động, tích cực; Nhóm phương pháp dạy học trải nghiệm thực hành [3]. Các nhóm phương pháp này được giảng viên áp dụng đồng thời trong học phần giảng dạy. Tỉ lệ áp dụng các phương pháp được biểu thị dưới bản sau: 436
- Bảng 1: Tỉ lệ áp dụng các nhóm phương pháp giảng dạy học phần Thực hành hướng dẫn du lịch theo phương pháp tiếp cận CDIO Stt Phương pháp giảng dạy Số tiết giảng Tỉ lệ 1 Nhóm phương pháp dạy học truyền thống tích hợp 1.1 Diễn giảng 15 25% 1.2 Hỏi - đáp 6 10% 1.3 Làm mẫu - quan sát 2 3.3% 2 Nhóm phương pháp dạy học chủ động, tích cực Làm việc nhóm - từng cặp, thảo luận - báo cáo kết 2.1 12 20% quả trước lớp 2.2 Hướng dẫn thuyết minh theo băng hình 4 6.7% 3 Nhóm phương pháp dạy học trải nghiệm thực hành Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tình 3.1 huống (Xây dựng tình huống, xử lý tình huống giả 9 15% định và tình huống thực tế) 3.2 Phương pháp dạy học đóng vai 3 5% 3.3 Chơi trò chơi (hoạt náo) 9 15% Tổng 60 100% Qua thống kê bảng trên cho thấy, nhóm phương pháp giảng dạy truyền thống chiếm tỉ lệ 38.3%, nhóm phương pháp dạy học chủ động, tích cực chiếm 26.7%, nhóm phương pháp dạy học trải nghiệm thực hành chiếm 35.5%. Sự phân chia tỉ lệ các nhóm phương pháp giảng dạy của học phần Thực hành hướng dẫn du lịch không có sự chênh lệch nhiều, điều này đảm bảo cho sinh viên có thể tiếp thu và phát huy được hết những kiến thức đã học để thực hành hướng dẫn hiệu quả nhất. 4.2.4. Hình thức kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là hoạt động cuối cùng trước khi kết thúc học phần. Có thể nói, kết quả học tập của sinh viên là một trong những tiêu chí đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên, giảng viên có thể dựa vào kết quả này để tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình. Học phần Thực hành hướng dẫn du lịch được áp dụng hình thức kiểm tra, đánh giá như sau: - Mức độ tham gia vào giờ học trên lớp: Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết trên lớp, 100% giờ học thực hành/thí nghiệm/thực tập và có báo cáo kết quả. - Thảo luận: Tham gia thảo luận tích cực và có đánh giá. - Bản thu hoạch: Thực hiện đầy đủ bản thu hoạch và được đánh giá kết quả. - Thuyết trình: Thực hiện đầy đủ việc báo cáo thông qua thuyết trình nhóm, thuyết trình cá nhân có đánh giá điểm theo yêu cầu của giảng viên. - Báo cáo: Tham gia đầy đủ trong các bản báo cáo kết quả. - Điểm chuyên cần: 1 đầu điểm thông qua điểm danh. - Kiểm tra thường xuyên: 2-3 bài, thời gian từ 15-30 phút/bài (Điểm đánh giá thông qua sự tham gia xây dựng bài ở lớp, tham gia báo cáo nhóm, làm trên giấy). 437
- - Thi giữa học phần: 3 bài trong đó có thể: 1. Hướng dẫn tại bảo tàng. 2. Trên phương tiện di chuyển, 3. Hướng dẫn tham quan trong thành phố. - Tự học/tự nghiên cứu: Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học (tối thiểu gấp 2 lần số tín chỉ môn học). - Thi kết thúc học phần: Điều kiện bắt buộc để được dự thi: Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết và 100% giờ thực hành. Hình thức thi: Thực hành hướng dẫn. Bảng 2: Trọng số điểm của học phần Thực hành hướng dẫn du lịch Trọng Điểm thành phần Nội dung thực hiện số - Điểm chuyên cần - Chuẩn bị bài, phát biểu ý kiến, thảo luận, tìm kiếm Kiểm tra thường xuyên 10% tài liệu tham khảo - Kiểm tra ngắn đầu giờ học - Điểm kiểm tra thường xuyên - Điểm thi giữa kỳ Kiểm tra định kỳ 40% - Điểm thuyết trình - Bài tiểu luận, bài tập tình huống Kiểm tra cuối kỳ 50% - Thi thực hành hướng dẫn Hình thức kiểm tra, đánh giá học phần được giảng viên kết hợp đa dạng, linh hoạt, đáp ứng mục tiêu học phần, đảm bảo độ chính xác, tin cậy và sự công bằng. 4.2.5. Phản hồi đa chiều về hoạt động giảng dạy theo phương pháp tiếp cận CDIO Ý kiến phản hồi của các bên liên quan luôn được coi là nguồn thông tin quan trọng để Khoa và giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy cũng như CTĐT cho phù hợp tại mỗi thời điểm. Khoa đã thực hiện khảo sát đối với sinh viên đang theo học, nhà tuyển dụng về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn du lịch nói. Chuẩn đầu ra của CTĐT được phổ biến công khai đến các bên liên quan qua các kênh truyền thông của Trường. Sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch được khảo sát về mức độ đáp ứng của chuẩn đầu ra CTĐT. Tỉ lệ về mức độ đáp ứng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Kết quả khảo sát sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch về mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra Mức độ đáp ứng (%) Chuẩn đầu ra nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm Số lượng Mức độ Thời gian chất người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp khảo sát từ khá Dưới trở lên TB Khá Tốt Rất tốt TB 2018 12 0% 8% 42% 33% 33% 92% 2019 4 25% 25% 25% 0% 0% 50% 2020 - 2021 73 5% 4% 23% 37% 37% 90% 2022 27 7% 11% 22% 33% 33% 81% 438
- Bảng 4: Kết quả khảo sát sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch về mức độ đáp ứng của nguồn học liệu Mức độ đáp ứng (%) Số Thời Nguồn học liệu của thư viện, cơ sở dữ liệu phục Mức độ lượng gian vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học từ khá trở khảo sát lên Dưới TB TB Khá Tốt Rất tốt 2018 46 5% 9% 35% 35% 16% 86% 2019 52 3% 9% 20% 36% 32% 88% 2020 44 2% 8% 24% 37% 29% 90% 2021 43 6% 5% 16% 43% 30% 89% 2022 60 2% 14% 25% 38% 21% 84% Kết quả khảo sát cho thấy nguồn học liệu của thư viện, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu của sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch. Từ năm 2019 - 2022, sinh viên đánh giá với tỷ lệ loại khá trở lên đạt trung bình 88,28%. Bảng 5. Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn du lịch Các mức đánh giá (%) Số Tỉ lệ đạt Năm lượng Dưới TB TB Khá Tốt Rất tốt từ khá DN trở lên 2018 24 2% 12% 35% 39% 13% 86% 2019 4 25% 18% 14% 7% 36% 57% 2020,2021 73 4% 7% 21% 39% 30% 89% 2022 27 7% 10% 20% 36% 27% 83% Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch là phù hợp. Kết quả khảo sát việc kiểm tra đánh giá từ mức khá trở lên thấp nhất là năm 2019 đạt 57% . Từ năm 2020, 2021 Khoa đã nỗ lực đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá vì vậy tỷ lệ khảo sát về hoạt động kiểm tra, đánh giá được tăng lên 32%. Bảng 6. Kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch Mức độ đáp ứng (%) Số lượt Thời gian Dưới Mức độ từ khảo sát TB Khá Tốt Rất tốt TB khá trở lên 2018 252 1% 2% 21% 24% 52% 97% 2019 670 1% 3% 12% 29% 46% 96% 2020 634 3% 1% 8% 32% 46% 96% 2021 447 4% 4% 12% 33% 38% 92% 2022 380 2% 3% 10% 29% 46% 95% 439
- Hết mỗi học phần, Khoa thực hiện khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Khảo sát cho thấy kết quả khả quan khi sinh viên đánh giá với mức độ hài lòng khá cao, từ 92% trở lên. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Khoa luôn khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, chia sẻ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy. Sau các buổi dự giờ, các GV thảo luận cùng nhau đưa ra những ưu điểm hay các khuyết điểm của giờ giảng cũng như phân tích lý do và đưa ra giải pháp nhằm giúp giảng viên cải tiến phương pháp giảng dạy cũng như phương thức quản lý lớp. Hàng năm, giảng viên cũng tự đánh giá năng lực bản thân thông qua cuộc khảo sát định kỳ. Kết quả khảo sát cho thấy 100% giảng viên tự đánh giá năng lực của bản thân từ mức khá trở lên. Bảng 7. Kết quả khảo sát giảng viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch học tự đánh giá năng lực Mức độ đáp ứng (%) Thời Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên tự đánh giá gian Từ mức Dưới TB TB Khá Tốt Rất tốt khá 2019 0% 0% 23,02% 63,49% 13,49% 100% 2020 0% 0% 16,67% 66,67% 16,67% 100% 2021 0% 0% 9,00% 57,00% 34,00% 100% 2022 0% 0% 6,00% 38,00% 56,00% 100% Nội dung khảo sát các Nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn du lịch được thông qua 2 nhóm kiến thức và kĩ năng. Nhóm kiến thức bao gồm các tiêu chí như: Kiến thức chuyên ngành; Thái độ với công việc; Ý chí tiến thủ trong công việc; Tự chủ trong công việc. Nhóm kỹ năng bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (đồng nghiệp, khách hàng); Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng công nghệ thông tin; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học hỏi; Kỹ năng sáng tạo. Qua phản hồi cho thấy các nhà tuyển dụng đánh giá cao về năng lực cũng như kỹ năng nghề của sinh viên ngành Vtiệ Nam học trong công việc thực tế. Tỷ lệ đạt từ khá trở lên chiếm tới trên 90%. Bảng 8. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn du lịch Các mức đánh giá Số Tỉ lệ đạt Năm lượng Trung Dưới TB Khá Tốt Rất tốt từ khá trở DN bình lên 2018 9 0,5% 2% 16,3% 23,7% 57,5% 97,5% 2019 11 0,4% 0,4% 14,9% 28,5% 55,8% 99,2% 2020 10 0% 0% 13,6 % 30,4% 56% 100% 2022 12 0,0% 8,3% 8,3% 33,3% 50,0% 91,7% 440
- 5. Khuyến nghị Phương pháp tiếp cận CDIO được xây dựng cho các ngành đào tạo kĩ thuật, vì vậy khi chuyển sang áp dụng cho các ngành khoa học xã hội còn có những khó khăn và hạn chế nhất định. Đối với riêng học phần Thực hành hướng dẫn du lịch có thể kể đến những vướng mắc như: Giảng viên còn lúng túng khi xây dựng đề cương chi tiết học phần với cách tiếp cận mới, phải tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy; Sinh viên chưa quen với cách học mới nên còn thụ động và chưa đáp ứng được tất cả các mục tiêu của học phần; Từ những vướng mắc và khó khăn trên, nhóm tác giả đưa ra 2 nhóm đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo học phần Thực hành hướng dẫn du lịch theo phương pháp tiếp cận CDIO tại Trường Đại học Thành Đô. 5.1. Đối với giảng viên Thứ nhất, giảng viên khi xây dựng đề cương chi tiết học phần yêu cầu thể hiện rõ cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học phù hợp. Đây có thể coi là đề xuất mang tính tích hợp bởi nhiều nội dung. Đối với đề cương chi tiết học phần xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO phải trải qua 4 bước: Hình thành ý tưởng - Xây dựng kế hoạch Triển khai hoạt động - Đánh giá, cải tiến. 4 bước này đã được điều chỉnh để các học phần khối ngành Khoa học xã hội có thể áp dụng. Giảng viên cần cung cấp cho sinh viên các thông tin quan trọng của môn học như công bố mục tiêu, chuẩn đầu ra, giới thiệu học phần, kế hoạch học tập, hình thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, giáo trình và tài liệu tham khảo. Giảng viên cần phối hợp và lựa chọn các phương pháp giảng dạy tích cực hướng vào phát triển năng lực cho sinh viên. Đặc biệt đối với học phần Thực hành hướng dẫn du lịch cần cho sinh viên trải nghiệm thực tế nhiều tại các địa điểm du lịch nhằm tạo hứng thú học tập và mang lại hiệu quả học tập cao hơn. Thứ hai, xây dựng chương trình các tour du lịch mới lạ, độc đáo cho sinh viên thực hành, phù hợp với tâm lý lứa tuổi để sinh viên thuận lợi tiếp thu bài học. Sinh viên thuộc lứa tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết nên thường có sở thích xê dịch nhiều, tìm tòi, khám phá cuộc sống, phong cảnh mới lạ nên các hoạt động học tập trải nghiệm thực tế của giảng viên cần thay đổi, cập nhật thường xuyên để thu hút và lưu lại kiến thức cho sinh viên từ mỗi chuyến đi. 5.2. Đối với sinh viên Sinh viên cần học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động. Học tập tích hợp nghĩa là học kiến thức chuyên ngành kết hợp với học các kĩ năng ứng dụng. Kết hợp trau đồi kiến thức trên ghế nhà trường và các kĩ năng mềm sẽ giúp sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch dễ dàng hòa nhập trong môi trường doanh nghiệp và xã hội. Học tập trải nghiệm chủ động không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức, học tập và làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên. Học tập trải nghiệm chủ động đòi hỏi sinh viên phải xác định mục tiêu và thiết lập được mục tiêu, từ đó xây dựng lộ trình học tập phù hợp với bản thân, loại bỏ những hoạt động không cần thiết. Chủ động tìm hiểu nội dung học phần trước mỗi học kỳ, phân bổ thời gian, các nhiệm vụ học tập hợp lý để hoàn thành yêu cầu môn học theo phương pháp CDIO. Chủ động tham gia vào các buổi thực hành, thực tế tại các doanh nghiệp du lịch hay tham gia hỗ trợ các tour du lịch của các anh chị khóa trước. Có thể vừa học vừa tham gia dẫn tour khi vào mùa du lịch nhưng với điều kiện là không để ảnh hưởng đến kết quả học tập. Để hoàn thiện các kĩ năng, sinh viên nên tham gia vào các câu lạc bộ trong trường, đồng thời trải nghiệm các công việc làm thêm. Đây chính là ưu thế cho những sinh viên tốt nghiệp ra trường nhanh chóng xin được việc làm. 441
- 6. Kết luận Trong giai đoạn hiện nay, khi mà trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm thay đổi mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội và ngành du lịch cũng đang thực hiện đổi mới sáng tạo toàn diện để phát triển du lịch số. Điều này dẫn đến các cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng phải kịp thời điều chỉnh CTĐT, phương pháp giảng dạy để theo kịp xu thế đó để đào tạo được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp. Theo Hoàng Văn Kiếm (2022), bốn trụ cột của giáo dục phù hợp với giai đoạn phát triển này là: Học cách biết; học cách làm; học để kết nối; học để phát triển bản thân [4]. Ở các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới luôn đặt mục tiêu giáo dục dựa theo hướng phát triển năng lực người học, để người học được trải nghiệm và chủ động trong kế hoạch học tập của bản thân. Ứng với bốn trụ cột này thì phương pháp tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới. Đây là phương pháp gắn phát triển CTĐT với phát triển năng lực người học; người học được kiểm tra, đánh giá đúng năng lực bản thân; giảng viên thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO để chuẩn hóa chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy và học, cải thiện môi trường học tập cho sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo tại Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Trường Đại học Thành Đô, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập như hiện nay có thể xem là tất yếu cho sự phát triển bền vững của Nhà trường. Tài liệu trích dẫn [1]. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Hồ Tấn Nhựt và Peter J. Gay (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 10-16. [2]. Hà Văn Tú, Hà Thị Hường, Tô Thị Thùy Loan (2021), Tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO tại khoa giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 13/9/2023. https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/284943/CVv472S152019070.pdf [3]. Bá Hải (2016), Dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên, Tạp chí Giáo dục và thời đại online, đăng ngày 22/01/216, truy cập ngày 13/09/2023. https://giaoducthoidai.vn/day-hoc-theo-phuong-phap-tiep-can-cdio-trong-dao-tao-giao-vien-post86809.html [4]. Hoàng Văn Kiếm (2022), Đã đến lúc thay đổi mục tiêu học tập của Unesco: Học không phải để biết?, đăng ngày 23/11/2022, truy cập ngày 20/9/2023. https://thanhnien.vn/da-den-luc-thay-doi-muc-tieu-hoc-tap-cua-unesco-hoc-khong-phai-de-biet- 1851524299.htm [5]. Vũ Anh Tuấn (2021), Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và triển khai đề cương chi tiết theo phương pháp tiếp cận CDIO tại bộ môn SBVL, đăng ngày 23/4/2021, truy cập ngày 20/9/2023. http://cscb.vimaru.edu.vn/nhung-thuan-loi-va-kho-khan-khi-xay-dung-va-trien-khai-de-cuong-chi-tiet- theo-phuong-phap-tiep-can [6]. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang (2013), Phát triển chương trình đại học ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO, Journal of Science of HNUE, Vol 58, No 4, 58-66. Thông tin tác giả: 1. ThS. Nguyễn Thị Bích, Giảng viên, Trường Đại học Thành Đô Tel: 097.732.5768; Email: ntbich@thanhdouni.edu.vn Địa chỉ: Trường ĐH Thành Đô, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. 2. ThS. Nguyễn Tuấn Ninh, Giảng viên, Trường Đại học Thành Đô Tel: 0975.304.123; Email: ntninh@thanhdouni.edu.vn Địa chỉ: Trường ĐH Thành Đô, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. 442
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao chất lượng đào tạo du lịch ở các trường Đại học và Cao đẳng
3 p | 125 | 12
-
Ứng dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo ngành Việt Nam học tại trường Đại học Sài Gòn
10 p | 17 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
6 p | 61 | 5
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 29 | 5
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 9 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 p | 23 | 4
-
Giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
6 p | 61 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sau đại học tại Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 100 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam
9 p | 9 | 3
-
Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn chuyên sâu cho sinh viên ngành giáo dục thể chất, Trường đại học Hùng Vương
5 p | 30 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu long trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng giáo án cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội trong thực hành sư phạm tại trường THCS Phụng Châu-Chương Mỹ-Hà Nội
5 p | 37 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Du lịch tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một
7 p | 4 | 1
-
Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
10 p | 3 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
17 p | 7 | 1
-
Nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 8 | 1
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ buồng đối với các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trong bối cảnh hiện nay
14 p | 7 | 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn