intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả; phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực địa để phân tích 3 nội dung cơ bản sau: Xác định tình hình hiện tại của nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại Đắk Nông; tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông; đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số

  1. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy Ngân TÓM TẮT Chuyển đổi số trong du lịch là quy luật phát triển tất yếu của ngành du lịch để đáp ứng với nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Chuyển đổi số giúp cho các tỉnh thành hoạt động du lịch tốt hơn, đưa những sản phẩm du lịch đến tay khách hàng nhanh chóng đồng thời tạo nên thương hiệu của ngành du lịch, phát huy được thế mạnh hiện có và đây là kênh để hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện hơn. Chuyển đổi số trong ngành du lịch được hiểu là một sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu, qua đó tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng. Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” sẽ không còn tồn tại thay vào đó là “Cá nhanh nuốt cá chậm”. Lợi thế đang được san đều cho tất cả các doanh nghiệp du lịch, yếu tố cốt tử còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ, khả năng tư duy lãnh đạo của người đứng đầu. Chuyển đổi số - Một bài toán hóc búa đòi hỏi các nhà lãnh đạo, đội ngũ quản lý phải can đảm bước ra khỏi vòng an toàn để có những quyết định đột phá. Chỉ có thay đổi tư duy mới có thể tiếp cận và tận dụng được trọn vẹn những lợi ích từ chuyển đổi số. Để công tác chuyển đổi số trong ngành du lịch thực hiện thắng lợi, ngoài yếu tố về tài chính của địa phương, khoa học công nghệ thì một nguồn lực vô cùng quan trọng quyết định thành bại của việc phát triển du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số đó là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả; phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực địa để phân tích 3 nội dung cơ bản sau: (1) Xác định tình hình hiện tại của nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại Đắk Nông. (2) Tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông. (3) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số. Từ khóa: Đăknông, nguồn nhân lực du lịch, chuyển đổi số… 1. Đặt vấn đề Đắk Nông là một tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Tỉnh này nằm ở phía nam của tỉnh Đắk Lắk và chia sẻ biên giới với Campuchia. Với vị trí địa lý độc đáo và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Đắk Nông đã trở thành một điểm đến thu hút du khách thích khám phá thiên nhiên và văn hóa của vùng đất Tây Nguyên. Đắk Nông là một điểm đến du lịch hấp dẫn ở Việt Nam, với vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp và sự đa dạng văn hóa của dân tộc Tây Nguyên. Du lịch nếu muốn thành công thì nhân tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó chính là chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (Theo Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương 2006). Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho 992
  2. các lao động trực tiếp. Ví dụ như quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,… Theo Nguyễn Văn Lưu (2014), nguồn nhân lực du lịch là chủ thể tạo ra các yếu tố cấu thành cung du lịch (trừ tài nguyên du lịch tự nhiên không do nhân lực du lịch tạo ra, nhưng được bàn tay con người vun đắp, tu bổ, hoàn thiện và phát triển). Chỉ có thể tạo được cung du lịch nói riêng và phát triển du lịch nhanh, bền vững nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện, phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, nếu có một đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm cao với đất nước, gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học, công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng. Thế nhưng vấn đề đang mắc phải tại tỉnh hiện nay đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số đang gặp phải nhiều thách thức trong việc cải thiện chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch, làm ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động du lịch tại địa phương. Các vấn đề đang gặp tại tỉnh đó là thiếu cơ sở hạ tầng đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đồng đều, thiếu giáo viên và người hướng dẫn có chuyên môn tốt trong lĩnh vực đào tạo du lịch trong thời kỳ mới, tại đây cũng khó khăn trong việc cập nhập kiến thức mới, chưa tận dụng tốt công nghệ trong đào tạo, thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng, thiếu hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nguồn nhân lực du lịch hiện nay tại tỉnh chưa biết tận dụng công nghệ số như các mảng truyền thông marketing theo phương thức hiện đại, khả năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kiến thức về du lịch chưa được cập nhập. Bởi vậy để giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số để có các giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh, đây là việc làm vô cùng cấp thiết để hoạt động du lịch tại tỉnh phát triển hơn nữa, tận dụng được nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh, xu hướng phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao phó. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Cơ sở lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực du lịch Trong nền kinh tế trí thức ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp và địa phương. Thực tế đã chứng minh rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình hoạt động kinh doanh. Trên thế giới những doanh nghiệp thành đạt rất chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, vì vậy nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động càng trở nên quan trọng và cấp bách. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, khả năng sáng tạo, đổi mới tư duy làm việc, phong cách phục vụ của nhân viên. Nhu cầu con người ngày càng phong phú về số lượng nâng cao về chất lượng và đa dạng hóa về cơ cấu thì sản xuất càng được cải tiến để tạo ra những sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phủ đó. Để thực hiện được việc này, nguồn nhân lực phải được phát triển 993
  3. trở thành đối tượng cần sự phát triển và của sự phát triển. Nguồn nhân lực vì vậy có thể coi là nguồn lực với vai trò động lực, vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu của sự phát triển của bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội loài người. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn nhân lực là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tố chức. Tất cả những nội dung đó cũng đúng với nguồn nhân lực du lịch. Khi khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, thời kỳ chuyển đổi số chi phối mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng cũng không thể thay thế được nguồn nhân lực. Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế tri thức, vì vậy, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực du lịch, tuy dựa vào các lợi thế so sánh khác biệt về tài nguyên và các nguồn lực tự tạo khác, nhưng suy cho cùng vẫn là sự cạnh tranh về sức mạnh nhân tài, sức mạnh của nguồn nhân lực. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Sự cạnh tranh đó đặt ra cho quá trình phát triển chung là phải tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bởi vì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ làm cho số lượng nhân lực tăng lên, chất lượng nguồn nhân lực ngày một tốt lên và cơ cấu nhân lực ngày một hợp lý cả về độ tuổi, trình độ đào tạo, lĩnh vực hoạt động và vùng miền. Nhờ thế các tiềm lực của con người trở nên có ích; năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao; hiệu quả làm việc được nâng lên; những tài năng thật sự được hình thành, khơi dậy và phát triển; năng lực và kỹ năng làm việc của nhân lực được tăng cường. Chính nguồn nhân lực như vậy sẽ giải quyết được hai vấn đề rất bức xúc hiện nay: Một là các nguồn lực ngày càng khan hiếm, môi trường ngày càng suy giảm và thứ hai là sự bùng nổ dân số cùng với sự gia tăng các nhu cầu. Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì đào tạo phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Ở nước ta, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế của nước ta. Theo Nguyễn Đình Luận (2021), Quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân. Điều này cũng có nghĩa là giáo dục, đào tạo, phát triển được áp dụng để làm thay đổi việc nhân viên biết gì, làm như thế nào, và quan điểm của họ đối với công việc, hoặc mối quan hệ với các đồng nghiệp và nhà quản trị. Theo Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007) cho rằng đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể tự hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Quá trình học tập giúp cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình. Tóm lại đào tạo là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn. 994
  4. Theo Nguyễn Quyết Thắng (2013), Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Nó có thể được hiểu là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đối về kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực. Xét về nội dung nó có ba loại hoạt động: Giáo dục: Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai; Có thể cho người đó chuyển tới công việc mới trong một thời gian thích hợp. Đào tạo: Là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đào tạo chính là quá trình có hệ thống nhằm tích lũy những kiến thức, học các kỳ năng mới và thay đổi các quan điểm, hành vi để nâng cao khả năng thực hiện tốt công việc hiện tại của cá nhân. Đào tạo là một thành tố của quá trình phát triển. Phát triển: Là các hoạt động học tập nhằm hướng đến hoàn thành tốt các công việc trong tương lai. Phát triển là quá trình học tập nhằm nâng cao trình độ, năng lực, và động cơ của nhân viên. Theo Nguyễn Văn Lưu (2014), Đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng quan trọng đến kiến thức, kỹ năng phục vụ, tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn, làm tăng hiệu quả công việc, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đào tạo được xem như một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược. Vận dụng các quan điểm nêu trên vào lĩnh vực du lịch thì có thể hiểu: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tăng quy mô (số lượng) của nguồn nhân lực du lịch; hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cản trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội); và điều chỉnh cơ cấu nhân lực du lịch (về trình độ đào tạo, và độ tuổi, về ngành nghề, về vùng miền) cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực du lịch vì thế bao hàm: 1) Quá trình giáo dục, đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nhân lực về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa, thái độ và sức khỏe nghề nghiệp du lịch, 2) Tuyển dụng nhân lực du lịch cho các vị trí làm việc ở tất cả các nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, nhân lực sự nghiệp du lịch, nhân lực quản trị kinh doanh và nhân lực tác nghiệp; 3) Bố trí và sử dụng nhân lực du lịch với các chức danh phù hợp, vị trí cần thiết cho hoạt động du lịch; 4) Đãi ngộ, trả lương, bảo hiểm xã hội đối với nhân lực du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch còn là sự phân bố, sử dụng và phát huy tối đa năng lực nguồn nhân lực. Đó là việc tạo dựng một môi trường xã hội thuận lợi, môi trường sinh thái bền vững, đặc biệt là môi trường lao động thuận lợi để con người phát huy được sở trường, tiềm năng của mình và cống hiến được nhiều cho xã hội. Dưới góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực du lịch được hiểu là việc tăng trưởng của số lượng nguồn nhân lực và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân 995
  5. lực hợp lý. Cả ba yếu tố trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng hơn cả. Sự tăng trưởng của số lượng nguồn nhân lực là sự phát triển về quy mô dân số, làm cho số lượng người lao động dồi dào, đáp ứng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng bằng việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển lực lượng lao động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Từ việc tăng quy mô dân số hợp lý, làm cho số lượng người lao động dồi dào, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lao động sẽ tạo nguồn cho phát triển nhân lực du lịch phù hợp với sự phát triển du lịch theo mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển ngành Du lịch ở từng giai đoạn. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động chính là sự phát triển trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mỹ, phong cách sống... của người lao động qua các biện pháp giáo dục và đào tạo, dạy nghề thích hợp, tương ứng với từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể, từng ngành nghề, vị trí, chức danh lao động hay nhu cầu của toàn ngành. Trong thời kỳ phát triển như hiện nay, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, du lịch đã hoạt động nhanh chóng trở lại, lúc này chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch khi mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số ngành du lịch không chỉ là một chiến lược tùy chọn mà dần trở thành một thông lệ tất yếu phải được thực hiện để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng sự phát triển không ngừng trong nhu cầu của khách hàng. Chuyển đổi số cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài và quá trình này gần như sẽ tác động lên toàn bộ doanh nghiệp từ tổ chức, con người cho tới mô hình kinh doanh. Có thể thấy, chuyển đổi số trong ngành du lịch với định hướng, chính sách từ Nhà nước, các cơ quan quản lý cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp làm du lịch, lữ hành, các cơ sở lưu trú… đã góp phần nâng cao vị thế cũng như giá trị, hiệu quả ngành kinh tế này. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và du lịch không chỉ đem lại nhiều tiện ích cho ngành du lịch cũng như du khách mà còn tạo điều kiện cần thiết để hướng tới một ngành kinh tế thông minh. Tuy nhiên, theo đánh giá quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch hiện còn chưa đồng bộ và thống nhất. Những hoạt động số hóa trong ngành còn rời rạc và chưa phát huy tối đa hiệu quả do cơ sở dữ liệu chưa được chia sẻ để kết nối và đồng nhất, dẫn đến quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo thống kê dữ liệu ngành và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cũng tương tự như những lĩnh vực khác, việc chuyển đổi số của ngành du lịch cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khác như: Thiếu hụt nguồn lực (bao gồm nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực); rào cản trong văn hóa doanh nghiệp; thiếu hụt dữ liệu (bao gồm các báo cáo, phân tích thông tin); tầm nhìn người lãnh đạo; tâm lý trong việc tiếp cận và ứng dụng… Đối với doanh nghiệp đang hoạt động khi tiến hành chuyển đổi số sẽ phải áp dụng công nghệ mới dẫn đến vấn đề chi phí đầu tư bước đầu khá lớn. Đứng trước những khó khăn gây cản trở đó, để phát triển chuyển đổi số trong du lịch có hiệu quả thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu đó là giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số trong du lịch, phát huy được tiềm lực du lịch vô cùng to lớn của từng địa phương. 2.2 Giới thiệu tổng quát về tỉnh Đắk Nông, các chính sách về phát triển du lịch 996
  6. Đắk Nông là một tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, có diện tích khoảng 6.514,5 km² và dân số khoảng 586.600 người (theo thống kê năm 2021). Tỉnh Đắk Nông giáp với các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai và có biên giới chung với Campuchia. Với vị trí địa lý độc đáo và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Đắk Nông đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên. Tại tỉnh Đắk Nông có rất nhiều tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, nổi tiếng với hệ thống hồ nước ngọt và núi rừng phong cảnh đẹp như Hồ Ea Kao, Hồ Liên Sơn. Các thác nước và suối thiên nhiên như Thác Gia Long, Thác Dray Nur cũng là điểm dừng chân hấp dẫn. Trong đó tỉnh có sự đa dạng về văn hóa và dân tộc Tây Nguyên như Ede, M'Nông, Ma. Du khách có cơ hội khám phá cuộc sống, phong tục tập quán, âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của những dân tộc này. Tài nguyên du lịch nơi đây đã tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch mạo hiểm và thám hiểm như trekking qua rừng nguyên sinh, leo núi, thám hiểm địa điểm hấp dẫn. Ngoài các điểm du lịch thiên nhiên, Đắk Nông còn nổi tiếng với các sản phẩm độc đáo như cà phê, các món ẩm thực địa phương và đặc sản. Tỉnh đã đề ra các quan điểm phát triển văn hóa, du lịch trong đó nhấn mạnh công tác chuyển đổi số, thúc đẩy các giải pháp xúc tiến và các hình thức quảng bá du lịch thông qua Marketing số, các trang mạng xã hội.. để có thể lan tỏa nhanh hơn tới du khách nội địa và quốc tế. Trong thời gian qua, căn cứ Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” giai đoạn 2022 – 2025, Ngành du lịch Đắk Nông xác định chuyển đổi số là giải pháp để giúp tăng tốc phát triển. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã đưa vào vận hành thử nghiệm Hệ thống du lịch thông minh tại địa chỉ: https://dulich.daknong.gov.vn/. Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ phục vụ du khách, chính quyền và doanh nghiệp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý của Sở, giúp tuyên truyền Hệ thống du lịch thông minh của tỉnh bao gồm: Thông tin về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; du khách có thể tham quan và tương tác thực tế ảo 3D, hỗ trợ du khách tìm hiểu và xây dựng chương trình tham quan, thanh tóa dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; nhắn tin tự động đến số điện thoại của du khách khi đến công tác, tham quan đến địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong năm 2022, ngành du lịch tỉnh đưa vào vận hành và ứng dụng di động (APP) du lịch thông minh dựa trên nền tảng Cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu số ngành du lịch Đắk Nông, bao gồm thông tin về các địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch cộng đồng, cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch và số hóa một số địa điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông trên nền tảng kỹ thuật cộng nghệ số 4.0: 3D không ảnh, 3D kiến trúc cảnh quan, thực tế ảo VR 360, thuyết minh tự động... Những chuyển động tích cự đã và đang hình thành môi trường du lịch số đồng bộ và tạo thuận tiện cho du khách. Đây chính là động lực để ngành du lịch Đắk Nông tiếp tục chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ, tạo dựng điểm đến du lịch văn minh, chuyên nghiệp và hiện đại. 997
  7. 2.3 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số Chuyển đổi số trong ngành du lịch chính là việc tiến hành chuyển dịch từ mô hình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn nhằm tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách du lịch theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Nhờ vậy, du khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí thuận tiện, đẳng cấp và đáng nhớ. Muốn thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trong du lịch thì cần đến đội ngũ nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh, đây có thể nói là quyết định quan trọng nhất đối với hoạt động du lịch tại tỉnh hiện nay. Vấn đề đặt ra, nếu muốn thực hiện thành công hoạt động du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số thì phải có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu muốn có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao thì vấn đề đặt ra đó là làm sao để tạo nên đội ngũ đó, có thể qua việc tuyển dụng, chiêu mộ, nhưng một giải pháp vô cùng quan trọng đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực, đây có thể nói là đòn bẩy quan trọng để đưa nguồn nhân lực tại tỉnh có thể linh hoạt thích ứng trước mọi thay đổi của xã hội, của nhu cầu ngày càng cao từ phía khách du lịch. Tại tỉnh đã áp dụng chuyển đổi số trong du lịch, các hoạt động như cổng thông tin du lịch tỉnh Đắk Nông được triển khai nhằm hình thành hệ thống thông tin du lịch Đắk Nông thông qua công nghệ số và tạo lợi ích, hỗ trợ tương tác giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách, thúc đẩy, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Đắk Nông. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với lĩnh vực du lịch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Giúp việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch Đắk Nông. Qua đó, thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần thu hút và tăng nhanh lượng khách đến Đắk Nông. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc tiếp cận các thông tin về du lịch Đắk Nông, sử dụng các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh phát triển marketing trên môi trường mạng phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch Đắk Nông. Tạo động lực và thu hút các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực du lịch cho tỉnh. Phát triển các trung tâm du lịch chất lượng cao, hình thành chuỗi liên kết sản phẩm du lịch kết nối trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Hiện nay tại tỉnh, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành du lịch chưa được diễn ra đồng bộ và thống nhất. Tại nhiều huyện vùng tại tỉnh Đăk Nông vẫn tồn tại sự khác biệt về công nghệ số. Những hoạt động số hóa trong ngành còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa kết nối và xây dựng cơ sở dữ liệu thành công. Bởi vậy quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo cũng như thống kê dữ liệu trong ngành gặp nhiều khó khăn. Chuyển đổi số ngành du lịch tại tỉnh hiện cũng đang phải đối diện với không ít những khó khăn về thiếu hụt nguồn lực. Cụ thể, đó là thiếu công nghệ hiện đại, tài chính cũng như nguồn nhân lực số có đầy đủ kiến thức, kỹ năng. Để chuyển đổi số thành công cần phải có nguồn nhân lực giỏi, đội ngũ chuyên gia có năng lực về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo hiện nay của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc bắt kịp xu hướng ươm tạo nhân tài và phát triển nguồn nhân lực du lịch số. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn, đại lý lữ hành, cửa hàng du lịch, điểm du lịch trong tỉnh chưa bố trí nhân sự có kinh nghiệm về du lịch số để phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu 998
  8. của du khách. Ngoài ra thiếu hụt dữ liệu do chưa cập nhật được đầy đủ toàn bộ số liệu, báo cáo, phân tích từ nhiều nguồn khác nhau; Tại tỉnh chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu cũng chính là vật cản trên bước đường chuyển đổi số ngành du lịch thành công. 2.4 Giải pháp nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số Tỉnh Đăk Nông cần xác định việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số là xu thế tất yếu để đứng vững trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, xác định đúng đắn việc phát triển du lịch tại tỉnh là giải pháp vô cùng quan trọng để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, phát huy những lợi thế để khai thác du lịch tại tỉnh và hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao phó trong việc phát triển kinh tế hiện nay. Từ việc xác định đúng đắn tầm quan trọng, lãnh đạo tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh để có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số thật tốt. Thứ nhất, Cần chuẩn bị đầy đủ vốn để đào tạo nguồn nhân lực theo từng giai đoạn, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực triển khai trong nội bộ hệ thống ngành du lịch tại tỉnh. Thứ hai, Xác định rõ ràng về tầm quan trọng về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, thành hay bại quyết định đến từ nguồn nhân lực. Vậy công tác đào tạo cần tiến hành nhanh chóng, cấp thiết. Trong quá trình đào tạo cần phát huy tính sáng tạo, đề ra các dự án đổi mới sáng tạo nằm ở tốc độ và tính hiệu quả trong công tác đào tạo, thu thập dữ liệu về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay để có bức tranh tổng quan về nguồn nhân lực tại tỉnh, để đưa ra các hành động phù hợp. Chính các hành động này sẽ đem lại giá trị và hiệu quả trong công tác đào tạo. Mỗi lớp đào tạo phải gắn với thực tế, cho ra được các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, có nhiều lợi ích áp dụng ngay tại tỉnh, thực hành tương tác với khách hàng, hay tận dụng các hiểu biết đó để đến gần với việc đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu của khách du lịch hơn. Quá trình học tập của nhân viên hoạt động dù gián tiếp hay trực tiếp trong ngành du lịch cần gắn với thực tiễn, thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, địa điểm Chuyển các dữ liệu này thành các hiểu biết sâu sắc (insights) Chuyển các hiểu biết đó thành các hành động cụ thể, bởi trong thời kỳ chuyển đổi số trong ngành du lịch thì việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều mà doanh nghiệp du lịch hiện đại ngày nay cần thực hiện nhanh chóng bằng cách nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những kênh giao tiếp, tương tác và bán hàng một cách gần gũi, hiệu quả hơn với khách hàng của mình. Trong công tác đào tạo cần đưa ra các mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các kênh đại lý du lịch trực tuyến ngày càng có đất diễn, điển hình là sự bùng nổ của các ông lớn Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Klook,.... để đội ngũ nhân viên có nhận thức mới hơn về chuyển đổi số trong du lịch. Thứ ba, Tinh giản bộ máy nhân sự vì đây là đội ngũ sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp du lịch trong tương lai. Khi tinh giản sẽ có sự chọn lọc ra đội ngũ chất lượng, có thể đáp ứng những sự thay đổi mới của hoạt động du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số. Vận dụng các ứng dụng công nghệ giúp tỉnh tối ưu hóa nhân sự, dễ dàng quản lý hệ thống, gia tăng hiệu suất công việc và nâng cao năng lực cạnh tranh. ứng dụng này áp dụng cho các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh, không chỉ áp dụng trong quản lý kinh doanh, công nghệ còn tạo ra sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững. 999
  9. Thứ tư, Vấn đề then chốt cần thực hiện ngay đó là tạo ra hệ sinh thái du lịch bao gồm các tỉnh như Lâm Đồng (Đà Lạt), Thành phố Hồ Chí Minh, Đăk Lăk (Buôn Mê Thuột) trong đó tỉnh Đắk Nông là thành viên trong chuỗi sinh thái đó, để khai thác các thế mạnh, bổ trợ cho nhau để phát triển hoạt động du lịch, tạo ra nguồn cung và cầu cho các dịch vụ du lịch. Từ chuỗi sinh thái này sẽ tạo ra được cơ hội phát triển du lịch, lúc này sẽ có sự kết nối rõ ràng và cụ thể các công việc cho đối tượng nhân viên ngành du lịch. Xây dựng ra kế hoạch để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Việc xây dựng hệ sinh thái sẽ giúp các tỉnh thành kết nối cùng hợp tác trao đổi thế mạnh, học tập lẫn nhau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số. Thứ năm, Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch tại tỉnh trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số. Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình, giáo trình đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; hỗ trợ kinh phí cho người học, tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc. Đây là đội ngũ kế cận để sử dụng cho chiến lược phát triển du lịch trong tương lai. Thứ sáu, Chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi hoặc trợ giá, hoàn thuế đối với các doanh nghiệp tham gia xây dựng xây dựng cơ sở vật chất đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng du lịch, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ, học liệu đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng du lịch, phát hành tài liệu hướng dẫn, sách báo về du lịch và phát triển nhân lực du lịch... tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nhằm giảm giá thành xây dựng các công trình và cung ứng các sản phẩm liên quan đến đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng du lịch. Thứ bảy, Tập trung và sử dụng có hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học đầu ngành trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cho phát triển nhân lực ngành Du lịch. Thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài và người Việt Nam định cư nước ngoài tham gia đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh. Thứ tám, Xây dựng và triển khai các kênh thông tin về phát triển nhân lực du lịch, các chương trình giới thiệu, tuyên truyền quảng bá về công cuộc xây dựng phát triển du lịch tại tỉnh. Xem xét để tiến tới thành lập Trung tâm môi giới chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài làm việc tại tỉnh trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực du lịch. Xây dựng các chính sách đối với chuyên gia khoa học - công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Thứ chín, Thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là các cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến du lịch, bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của công tác chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; về trách nhiệm phát triển du lịch, cách ứng xử trong du lịch và nghề du lịch; về vai trò tạo môi trường tốt cho đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch, đặc biệt chú ý đến đối tượng cán bộ quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đội ngũ giảng viên, giáo viên các bậc đào tạo, dạy nghề du lịch, các cán bộ chính quyền địa phương và những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch. 1000
  10. 3. Kết luận Đưa ra giải pháp nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số là việc làm cực kỳ cần thiết hiện nay, bởi thực tế hiện nay vấn còn nhiều bất cập trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại các tỉnh. Trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số, việc nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông đã xác định những mặt được và các mặt tồn tại. Tác giả nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông.... Hy vọng trong thời gian tới công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số của tỉnh sẽ ngày càng hiệu quả và đạt được thắng lợi mục tiêu mà tỉnh đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2019). Số liệu thống kê, 29/03/2020, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/30149. 2. PGS.TS. Mai Quốc Chánh (1999), Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Trang web của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông: https://daknong.gov.vn/ 5. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Quản trị kinh doanh Khách sạn từ lý thuyết đến thực tế, NXB Tài chính. 7. Nguyễn Văn Lưu, (2014), Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, NXB Thông Tấn. 8. WB (2000), World Development Indicators, London: Oxford. 9. Manmohan Joshi (2013), Human Resource Management (1st edition), download free eBooks at Bookboon.com 10. Michael Armstrong (2009), A Hanbook of Human Resource Management Practice, 11th edition, Published by Kogan Page, London. (11th edition) 11. Richard L. Daft (2016), Kỷ nguyên mới của quản trị (New Era of Management, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. (11th edition) 12. Selajdin Abduli (2013), Effective Human Resource Management in Small and Medium Size Enterprises in the Republic of Macedonia, accessed on 16 July 2016, http://www.hrmars.com/admin/pics/1753.pdf. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác: Khoa du lịch trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh Mobile: 097537.341.205 Email: Hant120888@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch 1001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2