Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 2
download
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp và toán học thống kê để đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập môn Giáo dục thể chất từ đó lựa chọn được 05 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Nguyễn Thanh Lâm1, ThS. Trần Vĩnh An2 1 Trường Đại học Thủ Dầu Một 2 Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp và toán học thống kê để đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập môn giáo dục thể chất từ đó lựa chọn được 05 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Giải pháp, giáo dục thể chất, sinh viên, Đại học Thủ Dầu Một. SUMMARY By using the common scientific research methods such as document reference, observation, social survey, interview, and mathematical statistics are used for evaluating real situations of Physical education training and learning, then has selected five groups of solution for developeing the learning quality of Physical education for students in Thu Dau Mot University. Keywords: Solution, physical education, student, Thu Dau Mot University. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường Đại học, Cao đẳng là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo nói chung”. [1] Chúng ta đều hiểu: Mỗi trường Đại học đều có những đặc thù nghành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác GDTC phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt cũng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển các tổ chất thể lực của sinh viên để mai sau khi ra trường công tác họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân mình. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Thời gian qua, công tác GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu cao hơn về chất lượng và hiệu quả của công tác GDTC trong giai đoạn mới, việc nâng cao chất lượng học tập môn GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một là một trong 1169
- những vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy tôi lựa chọn tiêu đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng giảng dạy và học tập môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Thủ Dầu Một 3.1.1 Thực trạng về nhận thức học tập môn GDTC của SV tại ĐH Thủ Dầu Một Khảo sát thực trạng nhận thức học tập môn GDTC của SV tại trường thông qua phỏng vấn 120 SV. Kết quả trình bày tại bảng 1: Bảng 1: Kết quả khảo sát nhận thức học tập môn GDTC của SV tại ĐH Thủ Dầu Một (n=120) TT Nội dung phỏng vấn Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 35 29,17 2 Quan trọng 67 55,83 3 Bình thường 14 11,67 4 Không quan trọng 4 3,33 5 Rất không quan trọng 0 0 Qua bảng 2 cho thấy: Có tới 102 SV chiếm tổng số 85% tổng số SV có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của môn GDTC. Đây là một lợi thế trong quá trình tổ chức giảng dạy GDTC cho SV. Tuy nhiên vẫn còn 11,67% SV được hỏi cho rằng môn GDTC là bình thường và có 3,33% SV cho là không quan trọng, cần có những giải pháp tác động tới nhóm SV này giúp họ có nhận thức đúng về vai trò của môn học GDTC. 3.1.2 Thực trạng về chương trình giảng dạy môn học GDTC tại ĐH Thủ Dầu Một Nội dung phân phối chương trình môn học GDTC trong năm học 2019 – 2020 (bảng 2). Bảng 2: Phân phối trường trình giảng dạy môn học GDTC ĐH Thủ Dầu Một Nội dung Năm học Lý Thuyết Thực hành Tổng Số tiết Tỷ lệ % Số tiết Tỷ lệ % 2019 - 30 40 45 60 75 2020 1170
- Từ thực tiễn chương trình giảng dạy môn học GDTC năm học 2019 – 2020 cho thấy, số tiết giảng dạy dành cho nội dung lý thuyết rất nhiều (30 tiết chiếm tỷ lệ 40%) trong khi đó số tiết dành cho giảng dạy thực hành chiếm tỷ không nhiều (40 tiết chiếm 60%). Như vậy, với quỹ thời gian dành cho giảng dạy môn học GDTC ngắn (75 tiết), tỷ lệ phân phối các nội dung chương trình chưa hợp lý, nên việc hoàn thành chương trình môn học gặp rất nhiều khó khăn. 3.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC tại ĐH Thủ Dầu Một Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC ĐH Thủ Dầu Một thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3 như sau: Bảng 3: Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC ĐH Thủ Dầu Một Tổng số Trình độ Giới tính Thâm niên Tuổi trung GV Tiến NCS Thạc ĐH bình Nam Nữ (x ) GDTC sỹ sỹ (năm) 18 1 2 15 0 12 6 41 15 Tỷ lệ% 5,56 11,11 83,33 0 66,67 33,33 Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy GDTC ĐH Thủ Dầu Một cho thấy: Vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy đã được quan tâm, hầu hết trình độ giáo viên đều đã tốt nghiệp trình độ Thạc sỹ (100%), có thâm niên giảng dạy trên 10 năm. Trong những năm gần đây đã có 01 cán bộ tốt nghiệp Tiến sỹ và 02 cán bộ đang học chương trình Nghiên cứu sinh. Đây là một tiềm năng đóng góp to lớn cho việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường, giảng dạy, tổ chức tập luyện và huấn luyện các đội tham gia thi đấu, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọng tài các giải thể thao của sinh viên trong trường và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học. 3.1.4 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT Bảng 4: Phỏng vấn về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC (n=60) Kết quả phỏng vấn STT Nội dung Số phiếu Phần trăm Xin quý thầy (cô) cho ý kiến đánh giá về điều kiện sân bãi tập luyện hiện nay của Trường ĐH Thủ Dầu Một có đảm bảo phục vụ tốt công tác GDTC hay không? 1 a. Đảm bảo 12 20 b. Bình thường 20 33,33 c. Chưa đảm bảo 28 46,67 Xin quý thầy (cô) cho ý kiến đánh giá về chất lượng dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác GDTC hiện nay của Truờng ĐH Thủ Dầu Một như thế nào? 2 a. Chất lượng tốt 20 33,33 b. Bình thường 26 43,33 c. Kém chất lượng 14 23,33 1171
- Xin ý kiến quý thầy (cô) về công tác bảo dưỡng, tu sửa trang thiết bị, dụng cụ để tái sử dụng hiện nay của Truờng ĐH Thủ Dầu Một được thực hiện như thế nào? 3 a. Đảm bảo 15 25 b. Bình thường 32 53,33 c. Chưa đảm bảo 13 21,67 Theo ý kiến quý thầy (cô) Chính sách đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho môn GDTC hiện nay của Truờng ĐH Thủ Dầu Một như thế nào? 4 a. Chú trọng 13 21,33 b. Ít chú trọng 17 28,33 c. Chưa chú trọng 30 50 Qua kết quả thăm dò nhận thấy điều kiện sân bãi tập luyện hiện nay của Truờng ĐH Thủ Dầu Một chưa đảm bảo để phục vụ tốt chương trình GDTC chỉ với 46,67 đánh giá chưa đảm bảo. Về chất lượng dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDTC chỉ 33,33% đánh giá là chất lượng tốt. Chỉ có 25% ý kiến cho rằng công tác bảo dưỡng, tu dưỡng trang thiết bị, dụng cụ để tái sử dụng là đảm bảo. Ngoài ra, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho môn GDTC hiện nay chưa được chú trọng với 50% ý kiến. 3.1.5 Thực trạng về nhu cầu và động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Truờng ĐH Thủ Dầu Một Kết quả khảo sát về nhu cầu và động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa tại Truờng ĐH Thủ Dầu Một của 120 SV được trình bày tại bảng 5: Bảng 5: Kết quả khảo sát về nhu cầu và động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa của SV tại Đại học Thủ Dầu Một (n=120) TT Nội dung phỏng vấn Số lượng Tỷ lệ % Nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa Có 70 58,33 1 Không 45 37,5 Không nói rõ ý kiến 5 4,17 Động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa Do yêu thích TDTT 58 48,33 Do nhận thức được tác dụng của TDTT tới sức khỏe 26 21,67 2 Giao lưu bạn bè, mở rộng mối quan hệ 19 15,83 Do bắt buộc phải học môn GDTC 7 5,83 Qua bảng 5 cho thấy: Sinh viên có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ cao (58,33%). Khảo sát về động cơ tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của SV: 48,33% SV tập luyện do yêu thích TDTT và 21,67% SV tập luyện TDTT do nhận thức được tác dụng của TDTT đến sức khỏe và số còn lại là do giao lưu bạn bè, mở rộng mối quan hệ và bắt buộc phải học môn GDTC. 1172
- 3.2 Lựa chọn các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một 3.2.1 Những căn cứ và nguyên tắc lựa chọn nhóm giải pháp: Những căn cứ sau đây để lựa chọn giải pháp: - Dựa vào quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học; - Thực trạng công tác GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một; - Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hiện có của Trường. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp: - Đảm bảo tính mục tiêu; - Đảm bảo tính hệ thống; - Đảm bảo tính đồng bộ; - Đảm bảo tính kế thừa và bổ sung; - Đảm bảo tính thực tiễn; - Đảm bảo tính khả thi. 3.2.2 Lựa chọn các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Với mục đích tìm hiểu các cơ sở thực tiễn lựa chọn nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi tiến hành phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia, các nhà sư phạm với 10 nhóm giải pháp. Chúng tôi quy ước chỉ lựa chọn những nhóm giải pháp có số lượng trả lời ở mức cần thiết từ 70% trở lên. Kết quả phỏng vấn được trình bày trong bảng 6: Bảng 6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một (n=30) TT Nội dung giải pháp Số lượng Tỷ lệ 1 Đổi mới phương pháp giảng dạy 8 26,67% Nâng cao nhận thức về công tác GDTC cho GV và 2 23 76,67% SV 3 Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy môn GDTC 28 93,33% 4 Trang bị cơ sở vật chất 17 56,67% 5 Giáo dục ý thức, lòng yêu nghề nghiệp 15 50% 6 Quản lý thực hiện chương trình GDTC nội khóa 26 86,67% Cải tiến nội dung giảng dạy, đổi mới công tác kiểm tra 7 14 46,67% đánh giá 8 Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa 23 76,67% Quản lý Cở sở vật chất – thiết bị dạy học và điều kiện 9 25 83,33% phục vụ cho công tác GDTC 10 Thiết kế các giáo cụ trực quan trong quá trình giảng dạy 12 40% 1173
- Qua bảng 6 cho thấy có 5 nhóm giải pháp được lựa chọn đó là: Nâng cao nhận thức về công tác GDTC cho GV và SV; Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy môn GDTC; Quản lý thực hiện chương trình GDTC nội khóa; Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa, Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học và điều kiện phục vụ cho công tác GDTC. 3.3 Xây dựng nội dung các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Từ những căn cứ và nguyên tắc lựa chọn giải pháp đã nêu, qua tham khảo tài liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia, đề tài lựa chọn được 5 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức về công tác GDTC cho GV và SV: - Quán triệt cho GV và SV có nhận thức đúng đắn về mục tiêu GDTC: Cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể và có các biện pháp thiết thực, hữu hiệu trong việc triển khai, tuyên truyền vận động và giáo dục thực hiện các nội dung, yêu cầu, mục tiêu, quy định và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC. Đồng thời, làm tốt việc kiểm tra đánh giá công tác nâng cao nhận thức về GDTC. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho GV GDTC. Cần làm cho GV môn GDTC nhận thức được nhiệm vụ kép của mình: Vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển, giúp SV nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, GV phải tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và chất lượng trong công tác GDTC. - Giáo dục cho SV có ý thức, động cơ và thái độ đúng đắn đối với hoạt động GDTC: Phối hợp với các lực lượng liên quan; thông qua các hoạt động phong phú và đa dạng trong giờ học nội khóa và ngoại khóa, giúp SV nhận thức đúng vị trí và nhiệm vụ học tập, tạo điều kiện cho SV trao đổi, học hỏi, nâng cao nhận thức, động cơ, thái độ tích cực tham gia các hoạt động GDTC. Nhóm các giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ GV dạy môn GDTC: - Xây dựng đội ngũ GV dạy môn GDTC: Lập kế hoạch dự báo số lượng SV và nhu cầu GV, tuyển dụng GV theo tiêu chuẩn quy định. Đồng thời, phân công GV giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo dạy đủ, dạy đúng theo chương trình của Bộ GD&ĐT. - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV dạy môn GDTC: Khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp. Chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn của đội ngũ GV dạy môn GDTC: “Xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn. Xác định lộ trình, nội dung, hình thức, các tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu GV chủ động lập kế hoạch thực hiện”. [5] 1174
- - Tạo nguồn lực tài chính cho GV dạy môn GDTC nâng cao trình độ chuyên môn: Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, cơ sở vật chất – thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV tích cực việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhóm giải pháp quản lý thực hiện chương trình GDTC nội khóa: - Quản lý thực hiện chương trình, quy chế, kế hoạch dạy học: Cần nghiên cứu đầy đủ nội dung về quy chế chuyên môn, khảo sát nhu cầu học tập của SV, xây dựng trật tự, kỷ cương nề nếp trong dạy và học. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn. Lưu ý các tiêu chí về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, nâng cao thể lực cho SV. - Tăng cường quản lý hoạt động dạy học của GV: Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện đổi mới và sử dụng linh hoạt các PPDH. Thực hiện một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự tập luyện của SV. - Quản lý có hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện TDTT của SV: Kế hoạch hóa việc phối hợp với các Đoàn thể, Hội SV, thực hiện chương trình, nội dung và kiểm tra đánh giá nề nếp học tập và rèn luyện TDTT cho SV. Chú trọng các nguồn lực phục vụ cho việc quản lý hoạt động học tập của SV đồng thời chỉ đạo GV bộ môn bồi dưỡng, hướng dẫn SV phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ môn. - Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác GDTC: Chuẩn bị hệ thống các tiêu chí chuẩn xác để, đánh giá, xếp loại thành tích học tập của SV cũng như năng lực của GV và khen thưởng kịp thời. Nhóm các giải pháp tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa: - Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ (CLB) Bóng rổ hoạt động 2 buổi trong một tuần. Các buổi tập có giảng viên phụ trách và hướng dẫn tập luyện, các thành viên của CLB là những sinh viên yêu thích tập luyện Bóng rổ, bước đầu tham gia phải qua các bài kiểm tra đơn giản, để cho hoạt động của CLB diễn ra sôi động và hiệu quả hơn. - Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho các hoạt động tự tập luyện và rèn luyện thân thể. - Tăng cường các hoạt động thi đấu giải Bóng rổ trong sinh viên từ cấp Khoa đến cấp Nhà trường nhằm lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia và cổ vũ. - Thành lập đội tuyển Bóng rổ nhà trường, tổ chức huấn luyện đội tham gia các giải thành phố và khu vực. Nhóm các giải pháp quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác GDTC: - Tăng cường trang bị, sử dụng cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học môn GDTC: Chỉ đạo bộ phận chuyên trách lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, bảo quản, sử dụng và khai thác hợp lý cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học; đặc biệt, xây dựng thêm sân tập, phòng tập, nhà thi đấu đa năng theo đúng quy định. 1175
- - Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo động lực cho việc dạy và học các môn GDTC: Xây dựng kỷ cương, ổn định nề nếp dạy học môn GDTC, hệ thống sân bãi tập luyện sạch, đẹp, thoáng mát và an toàn. - Thực hiện tốt chế độ chính sách, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho GV và SV: Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, thực hiện đúng chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp cho GV và SV. 4. KẾT LUẬN Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ công tác GDTC hiện nay, trên cơ sở thực trạng công tác GDTC tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Chúng tôi đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm giúp cho Nhà trường quản lý hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng học tập môn GDTC gồm: - Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về công tác GDTC cho GV và SV; - Nhóm giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy môn GDTC; - Nhóm giải pháp quản lý thực hiện chương trình GDTC nội khóa; - Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa; - Nhóm giải pháp quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học và điều kiện phục vụ cho công tác GDTC. Các nhóm giải pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đan xen nhau và kết nối với nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý, thực hiện. Tuy nhiên, cần sử dụng đồng bộ, linh hoạt để phù hợp với thực tế của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Hà Nội. [2] Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Quốc Huy (2010), “Thực trạng GDTC của sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và y tế học đường, NXB TDTT. [3] Lê Văn Long (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên học viên cảnh sát nhân dân”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và y tế học đường, NXB TDTT. [4] Nguyễn Hồ Phong (2008), “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đội ngũ cán sự thể dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học Nha Trang”, Luận văn Thạc sĩ ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh [5] Nguyễn Văn Thảo (2007), “Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC giáo sinh trường trung học Sư phạm Thanh Hóa”. Tạp chí TDTT. 1176
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề xuất giải pháp phát triển PT tập luyện bơi lội cho HS trên địa bàn Q.Hải Châu - ĐN
70 p | 228 | 39
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai - Bàu Nước Sôi
0 p | 181 | 12
-
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giờ học giáo dục thể chất cho nữ sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
6 p | 105 | 7
-
Giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên ngành Việt Nam học của khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Quảng Nam
12 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 10 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên du lịch và đề xuất giải pháp
10 p | 7 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thể lực chung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 15 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
4 p | 8 | 2
-
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động thực tế thực tập cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
13 p | 7 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022
8 p | 16 | 2
-
Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn chuyên sâu cho sinh viên ngành giáo dục thể chất, Trường đại học Hùng Vương
5 p | 30 | 2
-
Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với môn học giáo dục thể chất tại trường đại học Đà Lạt qua 2 yếu tố giảng viên và cơ sở vật chất
4 p | 76 | 2
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay
17 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển bền vững về du lịch và nghỉ dưỡng khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
11 p | 8 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
12 p | 6 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
17 p | 7 | 1
-
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn