Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022
lượt xem 2
download
Dựa trên việc nghiên cứu thực trạng giảng dạy các học phần GDTC, bài viết cùng trao đổi, bàn và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ NĂM HỌC 2021 – 2022 Đào Duy Đông Khoa khoa học Cơ bản, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: duydongchc@gmail.com Tóm tắt Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, với những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản trong công tác giảng dạy Giáo dục thể chất cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng về điều kiện học tập, giảng viên, nhận thức của cán bộ, giảng viên về giảng dạy Giáo dục thể chất . Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Từ khóa: Giáo dục thể chất, sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì SOME SOLUTIONS TO ENHANCE THE QUALITY OF TEACHING PHYSICAL EDUCATION SECTIONS AT UNIVERSITY OF INDUSTRY IN 2021-2022 Abstract On the basis of theory and practice, with basic scientific research methods in teaching Physical Education to students at Viet Tri University of Industry, we have assessed the current situation of physical education. learning conditions, lecturers, awareness of officials and lecturers about teaching physical education. The research results will be used as a basis to propose some measures to improve the teaching quality of Physical Education modules at Viet Tri University of Industry. Keywords: Physical education, students, Viet Tri University of Industry1. GIỚI THIỆU Với sứ mạng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các dịch vụ giáo dục và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế và với mục tiêu chung: Giữ vững, nâng cao chất lượng đào tạo và các điều kiện phục vụ; Hướng tới xây dựng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trở thành trường đại học đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt các tiêu chí hội nhập khu vực [1]. Chính vì vậy mà việc phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề trọng yếu trong đó giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh - sinh viên (SV) là góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, bền vững phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [2]. Tuy nhiên, chất lượng GDTC hiện nay và hoạt động thể thao trường học của các trường đại học thuộc khu vực miền núi, trung du còn gặp nhiều khó khăn; 362
- chất lượng còn thấp, trong đó có chất lượng GDTC ở Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì vẫn còn tồn tại, hạn chế. Dựa trên việc nghiên cứu thực trạng giảng dạy các học phần GDTC, bài viết cùng trao đổi, bàn và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Nội dung, chương trình giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc thực hiện các nội dung chương trình GDTC chính khoá phải tuỳ theo điều kiện của từng trường nhưng đảm bảo đủ số tiết theo quy định [3]. Ban Giám hiệu Trường luôn có sự quan tâm đến các học phần GDTC và đã có ý kiến chỉ đạo cho bộ môn xây dựng chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường dựa trên chương trình quy định của Bộ GD-ĐT. 2.2. Thời lượng Các học phần GDTC trong chương trình đào tạo theo tín chỉ có tổng thời lượng 45 tiết, gồm 03 học phần: + GDTC 1 (1 tín chỉ): Tự chọn 1 trong 3 môn Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá. + GDTC 2 (1 tín chỉ): Bóng chuyền + GDTC 3 (1 tín chỉ): Võ thuật (Taekwondo) 2.3. Đội ngũ giảng viên tính đến năm học 2021-2022 Bảng 1. Đội ngũ giảng viên thể dục thể thao tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Giới tính Học vị Tổng Trường số Nữ Nam Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Tổng số giảng viên 04 01 03 0 03 01 Tỷ lệ % 100.00 25.00 75.00 0.00 75.00 25.00 Kết qủa khảo sát tại bảng 1 cho thấy tổng số: 04 giảng viên (GV). Trong đó 03 giảng viên có trình độ thạc sỹ chiếm 75%, 01 giảng viên có trình độ cử nhân chiếm 25%. 100% các GV đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề. Để đáp ứng được sự thay đổi thường xuyên của chương trình đào tạo và luật của các môn thể thao, Bộ môn GDTC cũng đã thường xuyên tổ chức nhiều cemina chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho GV. Tuy nhiên, với xu thế ngày càng phát triển của Nhà trường, có thể thấy rằng lực lượng GV Bộ môn GDTC tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì còn mỏng, tỉ lệ hiện nay là hơn 150 SV/1 GV. Do vậy, việc nâng cao chất lượng GDTC tại Trường còn gặp nhiều khó khăn. 363
- 2.4. Việc sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giờ học Giáo dục thể chất Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học là nhân tố chủ quan hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy học. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy các GV đã thực hiện một số phương pháp: - Các phương pháp giảng dạy thường xuyên + Phương pháp trực quan trực tiếp + Phương pháp tập luyện phân chia và hoàn chỉnh + Phương pháp giảng giải, phân tích, thuyết trình + Phương pháp trực quan thị phạm động tác trực tiếp + Phương pháp tập luyện vòng tròn - Các phương pháp giảng dạy chưa, ít sử dụng + Phương pháp trực quan gián tiếp + Phương pháp trò chơi + Phương pháp thi đấu + Phương pháp tập luyện giãn cách - Các hình thức tổ chức lớp học + Hình thức theo lớp học + Hình thức phân chia nhóm, tổ, đội Qua đó có thể nhận thấy phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học tại trường hiện nay còn mang nhiều tính ghi nhớ thụ động, có sự rập khuôn cứng nhắc, có tính thụ động chờ đợi chỉ dẫn,… chứ chưa giúp cho người học hình thành được tư duy sáng tạo. 2.5. Nhận thức của SV về công tác giảng dạy GDTC tại nhà trường - Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ngày càng đông và đa dạng về đối tượng, gồm có: SV đào tạo đại học hệ chính quy; SV học bằng hai; SV liên thông lên đại học, cao đẳng. Mặc dù đa số ý kiến SV cho rằng các học phần GDTC có vai trò rất cần thiết và cần thiết, nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích trong việc rèn luyện sức khỏe. Qua khảo sát kết quả được trình bày tại bảng 2 Bảng 2. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và thái độ học tập Giáo dục thể chất của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Nội dung Sinh viên năm thứ 3 Sinh viên năm Sinh viên năm thứ (n=251) thứ 2 (n=301) 1 (n=341) mi % mi % mi % Nhận thức về tầm uan trọng việc học Giáo dục thể chất Rất quan trọng 71 28.29 80 26.58 79 23.16 Quan trọng 145 57.77 174 57.81 201 58.95 Không quan 35 13.94 47 15.61 61 17.89 trọng 364
- Thái độ học tập Giáo dục thể chất Yêu thích 55 21.92 75 24.91 105 30.79 Bình thường 171 68.12 195 64.79 191 56.02 Không thích 25 9.96 31 10.30 45 13.19 Qua bảng 2 cho thấy, nhận thức và thái độ tập luyện Thể dục thể thao của các khóa SV là rất khác nhau với các lý do: - Mức độ hài lòng của SV về chương trình GDTC nhà trường trong thời gian qua chưa thực sự cao, vẫn còn SV chưa hài lòng, do đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu cải tiến chương trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của SV. - SV chưa thật sự tích cực rèn luyện thân thể, kết quả cho thấy vẫn còn số lượng rất đông SV thỉnh thoảng mới tập luyện, một số SV không tự tập luyện thêm mặc dù học chế theo tín chỉ đòi hỏi khả năng tự học của SV rất cao. - Yếu tố làm hạn chế SV tập luyện thêm ngoài giờ lên lớp chủ yếu tập trung vào lí do không có thời gian,và thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện Từ các đặc điểm trên cho thấy chất lượng GDTC tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì vẫn còn những bất cập cần phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập. 2.5. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo học tập Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy trong các học phần GDTC, nó là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng đào tạo. Những trang thiết bị đúng và đủ chuẩn, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho GV phát huy hết năng lực chuyên môn của mình trong quá trình lên lớp. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Thực trạng cở sở vật chất phục vụ giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Năm học 2020-2021 Loại hình sân bãi – dụng cụ Số lượng Tốt Trung bình Kém Bóng đá 02 01 01 - Bóng chuyền 04 03 01 - Bóng rổ 01 01 0 - Bóng bàn 01 01 0 - Quần vợt - - - - Cầu lông 03 02 01 - Điền kinh 01 0 01 - Thể dục 03 03 0 - Bể bơi - - - - Nhà tập đa năng - - - - 365
- 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY 3.1. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về vai trò và ý nghĩa của Giáo dục thể chất - Mục đích giải pháp: Tuyên truyền cho SV và các cấp quản lí giáo dục hiểu rõ hơn nữa về công tác GDTC, rèn luyện thân thể, tăng cường các hoạt động phong trào thể dục thể thao (TDTT) trong nhà trường để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Nội dung của giải pháp: + Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng Quản lý Đào tạo và phòng Công tác SV & TS, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên,... quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về GDTC. + GV bộ môn phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng, liên hệ với thực tế giúp SV hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT. + Tổ chức cuộc thi, hội thảo, tọa đàm tìm hiểu về TDTT. - Tổ chức thực hiện: + Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục như: Thông qua giờ học nội khóa, các buổi sinh hoạt cuối tuần, các bảng tin thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo và thi tìm hiểu về TDTT,… + Bộ môn GDTC xây dựng kế hoạch năm tiếp theo trình Ban Giám hiệu để dự kiến các hoạt động chuyên môn trong đó có các hoạt động phong trào TDTT cho SV. + Bộ môn tổ chức, phân công giảng viên tổ chức, hướng dẫn một số hoạt động thể thao ngoại khóa duy trì thường xuyên được xem là một công cụ và phương pháp kích thích SV cũng như GV tham gia câu lạc bộ, đó là điều kiện để các SV và GV có thể giao lưu với nhau. 3.2. Cải tiến nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn của nhà trường - Mục đích giải pháp: Xây dựng lại chương trình mới theo hướng tự chọn có các nội dung về: Mục tiêu, kiến thức, kĩ năng phù hợp với đặc điểm tình hình tâm lí, sinh lí và cơ sở vật chất của nhà trường. - Nội dung của giải pháp: + Điều chỉnh cải tiến nội dung chương trình GDTC tăng từ 45 tiết lên 90 tiết, trong quá trình xây dựng cải tiến chương trình mới chú ý đến nội dung có “kĩ năng cứng”, “kĩ năng mềm”, có mục tiêu rõ ràng, quy định về nhiệm vụ của SV và thái độ học tập của SV. Chương trình thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo cơ hội kích thích cho SV ham thích tập luyện TDTT và hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể để từ đó có ý thức tự giác học tập và tích cực tham gia vào hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường. + Đưa thêm một số nội dung môn học tự chọn mới tăng tính hấp dẫn, tạo hứng thú học tập, tập luyện cho SV, đặc biệt phải gắn với nghề nghiệp của SV. 366
- + Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học bằng cách: Tận dụng tối đa thời gian cho SV tập luyện, tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo tình huống để SV tham gia hoạt động tích cực, chú ý đến việc phát triển thể lực, khi kiểm tra đánh giá SV phải đặt trong tình trạng thi đấu. - Tổ chức thực hiện: + Phân công GV có kinh nghiệm vào tổ điều chỉnh chương trình. + Tổ chức nghiệm thu chương trình thông qua các tổ chuyên ngành và sau đó thông qua Hội đồng khoa học của bộ môn. + Sau khi được Ban chỉ đạo nhà trường phê duyệt thì tiến hành phổ biến đến toàn thể GV để giảng dạy theo chương trình mới. 3.3. Xây dựng các bài tập bổ trợ đưa vào chương trình để phát triển thể lực sinh viên - Mục đích của giải pháp: Ngoài việc tập luyện các nội dung tự chọn, SV còn được rèn luyện thêm các bài tập bổ trợ nhằm góp phần phát triển thể chất toàn diện của SV. - Nội dung của giải pháp: Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với các trang thiết bị dụng cụ và sân bãi tập luyện, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi SV. -Tổ chức thực hiện: + Trong giờ học GDTC, GV tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ thể lực, thường các bài tập sức nhanh và sức bền là vào cuối buổi trước khi thả lỏng hồi phục, nhận xét, đánh giá và giao nhiệm vụ về nhà. + Các bài tập còn lại tùy thuộc vào tính chất bài tập mà có thể tập luyện song song với nội dung bài tập trên lớp. 3.4. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học - Mục đích của giải pháp: Phát huy tính tự giác tích cực trong tập luyện, góp phần giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể, tăng cường mối quan hệ và giao tiếp. - Nội dung của giải pháp: + Xây dựng kế hoạch tổ chức thi đấu các môn thể thao trong và ngoài trường. + Xây dựng câu lạc bộ TDTT. + Thành lập đội tuyển thể thao của các lớp và của trường. - Tổ chức thực hiện: Để thúc đẩy phong trào tập luyện của SV, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các khoa quản lý sinh viên tổ chức thi đấu các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đá cầu... cho SV trong toàn trường, huy động được 100% số lớp tham gia. 3.5. Đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ - Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sân tập, trang bị kĩ thuật dùng cho giảng dạy, tập luyện TDTT và tổ chức các hoạt động phong trào TDTT. - Nội dung của giải pháp: 367
- + Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp sân tập, tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường để phục vụ tốt cho việc dạy và học môn GDTC. + Mua sắm thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. + Tận dụng tối đa định mức kinh phí của nhà trường. - Tổ chức thực hiện: Đề nghị nhà trường tổ chức các hoạt động phong trào TDTT bằng nguồn kinh phí thường xuyên. 3.6. Đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao tính tích cực của sinh viên - Mục đích giải pháp: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học thể dục, tăng cường tính tích cực chủ động của SV, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của SV, giao nhiệm vụ SV tự nghiên cứu và tập luyện theo quy định học chế tín chỉ. - Nội dung của giải pháp: + Tích cực sử dụng các phương pháp tập luyện như: Phương pháp tập luyện vòng tròn, tập luyện giãn cách, tập luyện đồng đều nhằm nâng cao mật độ vận động giờ học chính khóa. + Phân loại tình trạng thể chất của SV ngay từ đầu vào để có nội dung chương trình và hình thức tổ chức học tập thích hợp. + Đối với phương pháp trực quan ngoài những hình ảnh thị phạm động tác của GV hay tranh vẽ về kĩ thuật động tác cần đưa phương tiện hiện đại vào sử dụng như các băng đĩa về phương pháp tập luyện hay thi đấu TDTT các giải trong nước. Qua đó, giúp SV dễ tiếp thu và thực hiện tốt được kĩ thuật động tác hơn trong quá trình tập luyện. + Trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp cần có sự phối hợp, điều chỉnh cho thích hợp với từng nội dung bài học, cần quan tâm sử dụng dụng cụ tập luyện sẽ có tác động trực tiếp lên giác quan của người học những động tác kĩ thuật mới. - Tổ chức thực hiện: + Đầu năm học, Bộ môn lên kế hoạch thống nhất nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cho tất cả các GV tham gia giảng dạy. + Trong các buổi họp chuyên môn, nghiệp vụ Bộ môn phân công công việc chuyên môn rõ ràng và đánh giá đề xuất các biện pháp, phương pháp giảng dạy,… 3.7. Đổi mới đội ngũ giảng viên - Mục đích giải pháp: Để đáp ứng đủ nhu cầu thực tế giảng dạy thì đội ngũ GV TDTT của nhà trường hiện nay cần phải được nâng lên về số lượng và trình độ chuyên môn. - Nội dung của giải pháp: Bộ môn tiến hành đánh giá, nhận xét giảng viên và nghiên cứu tổng số giờ theo quy định để đề xuất, quy hoạch GV. - Tổ chức thực hiện: 368
- + Đề xuất với Lãnh đạo khoa, Ban Giám hiệu vị trí việc làm của giảng viên theo đánh giá năng lực. + Cần thực hiện huy động tối đa tiềm năng của đội ngũ GV hiện có. + Đề xuất xin tuyển dụng thêm GV thể dục có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên ở một số môn thể thao chưa có GV chuyên sâu nhưng có trong chương trình bắt buộc hay tự chọn, ngoại khóa. + Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV, tăng cường năng lực tự nghiên cứu để phục vụ giảng dạy TDTT và tổ chức rèn luyện TDTT cho SV được tốt hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để phát triển toàn diện thế hệ trẻ thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần GDTC tại các trường đại học là một việc làm cần thiết. Thực trạng giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì hiện nay còn chưa cao do nhiều yếu tố tác động từ sự thay đổi chương trình đào tạo, thể lực và ý thức của SV, trình độ của giảng viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC trong nhà trường hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 06 giải pháp gồm: - Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về vai trò và ý nghĩa của Giáo dục thể chất - Cải tiến nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn của nhà trường - Xây dựng các bài tập bổ trợ đưa vào chương trình để phát triển thể lực sinh viên - Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học - Đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ - Đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao tính tích cục của sinh viên - Các giải pháp này có mối quan hệ với nhau, vì vậy cần được tiến hành đồng bộ và song song cùng lúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mục tiêu, sứ mạng của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. 2. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 369
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên du lịch đối với du khách quốc tế: Trường hợp nghiên cứu huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
10 p | 95 | 5
-
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủy Lợi
3 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục thể chất tại trường Đại học Tây Nguyên
8 p | 11 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thể lực chung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 14 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên
6 p | 5 | 3
-
Ứng dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao, trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3 p | 43 | 3
-
Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 48 | 3
-
Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với môn học giáo dục thể chất tại trường đại học Đà Lạt qua 2 yếu tố giảng viên và cơ sở vật chất
4 p | 76 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
12 p | 6 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 5 | 1
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực chung cho học sinh lứa tuổi 11-12 Trường trung học cơ sở Hùng Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ
4 p | 5 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch tỉnh Tuyên Quang bằng phương tiện truyền thông mới
22 p | 11 | 1
-
Một số giải pháp phát triển du lịch ở Bình Thuận
4 p | 36 | 1
-
Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 33 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Du lịch tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một
7 p | 4 | 1
-
Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên trong rèn luyện thể lực thông qua môn Giáo dục thể chất
3 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn