Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập
lượt xem 0
download
Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông, thông qua những dữ liệu của một một số tác giả đã công bố trước đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành du lịch của tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập
- Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập Nguyễn Phước Hưng Tóm tắt Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, trong đó ngành du lịch đã đem lại doanh thu rất lớn, góp phần nâng cao tổng sản phẩm quốc dân cũng như tạo vị thế cho Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới. Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên. Với tiềm năng sẵn có về mặt cảnh quan tự nhiên, khí hậu và nhân văn là điều kiện tốt để phát triển kinh tế du lịch. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, du lịch tại Đắk Nông chưa có một khởi sắc đáng kể tương xứng với tiềm năng vốn có do rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao còn có những bất cập như: Phần lớn nguồn nhân lực được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau nên không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, kỹ năng, kiến thức, thái độ thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao; cơ cấu chưa hợp lý, thiếu hướng dẫn viên quốc tế, nhân lực ở những vị trí quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn và các công ty lữ hành… nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Do vậy thương hiệu du lịch Đắk Nông chưa ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông, thông qua những dữ liệu của một một số tác giả đã công bố trước đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành du lịch của tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: Du lịch, giải pháp, nguồn nhân lực, hội nhập. 1. Đặt vấn đề Với sự quan tâm và chỉ đạo triển khai các chiến lược của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời gian qua liên tục tăng, Trong thành công chung đó, du lịch Đắk Nông đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhìn chung, phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương... Trong giai đoạn hiện nay hội nhập kinh tế được xem là tiến trình quan trọng để tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ gia tăng mang tính khu vực và toàn cầu cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ điểm đến nào, do vậy Đắk Nông là một địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và cả nước, nên trong bối cảnh hội nhập Đắk Nông cần những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và giữ chân khách du lịch. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhân lực ngành du lịch của Đắk Nông cần phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp có thể cạnh tranh và phục vụ trong các lĩnh vực liên quan ngành du lịch một cách chuyên nghiệp nhất, đảm bảo cho du lịch Đắk Nông có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và cả nước. 420
- 2. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông Tỉnh Đắk Nông có diện tích 650.927 ha với 8 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố Gia Nghĩa. Dân số 664.420 người (2021). (Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông. 2022.). Tỉnh có khí hậu mát mẻ, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với khoảng 16 thác nước xen kẽ những khu rừng đặc dụng, trong đó có nhiều thác nước đẹp đã và đang đầu tư khai thác du lịch như: thác Đray Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ, thác Đắk G’Lun, Lưu Ly, thác Đray Nur…; hồ Ea Snô, hồ Tây, hồ Trúc; 2 khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Tà Đùng có độ sinh học cao… Toàn tỉnh có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng; trong đó, 1 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh. Đắk Nông còn là nơi hội tụ của 40 dân tộc anh em tạo nên một nền văn hóa đặc sắc với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội độc đáo. Trên cơ sở lợi thế phát triển du lịch Đắk Nông, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND ngày 03/8/2006 về việc thông qua đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”, Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch, ban hành các danh mục kêu gọi đầu tư phát triển du lịch hàng năm và từng giai đoạn, thành lập Tổ một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan du lịch và đầu tư du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Trong thời gian qua, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng với nhiều hình thức: Phát hành đĩa DVD, xuất bản bản đồ dịch vụ du lịch Đắk Nông, các ấn phẩm du lịch, xây dựng panô quảng bá trên trục đường Quốc lộ 14, xây dựng trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh: Cổng thông tin điện tử Đắk Nông, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch… Tỉnh đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển. (Huyền Trang. 2023). Những năm qua tỉnh Đắk Nông đã quản lý tốt trật tự, vệ sinh, tạo lập môi trường du lịch, đặc biệt là môi trường tại các khu vực công cộng, diện mạo đô thị của Thành phố đã có những thay đổi, chuyển biến rõ nét, các tuyến đường nội ô thành phố sạch đẹp hơn, việc đảm bảo an toàn cho du khách, các dịch vụ về du lịch, từ đó doanh thu của các nhà hàng, quán ăn phục vụ du lịch tăng cao, uy tín của ngành du lịch cải thiện tốt vì vậy thời gian qua. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng nói chung và du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế, trục đường Quốc lộ 14, 14C, 28 bị xuống cấp, chậm được khắc phục. Hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư nâng cấp. Sản phẩm du lịch còn thiếu, mới chỉ hình thành hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, các sản phẩm về tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mới chỉ đầu tư bước đầu, quy mô nhỏ lẻ chưa tạo được ấn tượng cho du khách, chất lượng dịch vụ chưa cao. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu về số lượng và chuyên môn, hiệu quả kinh doanh thấp nên nhà đầu tư chưa chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ nhân viên. Tình trạng xuống cấp và xâm hại tài nguyên du lịch diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn dẫn đến sức hấp dẫn tài nguyên giảm, nhà đầu tư nản lòng. Kinh phí hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế nên chưa thể tham gia vào các hoạt động quảng bá mang tính quốc gia, quốc tế do các địa phương lân cận tổ chức. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa tổ chức được các đoàn Famtrip của các hãng lữ hành, báo đài, các tỉnh lân cận để khảo sát, kết nối tour, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện các nhà đầu 421
- tư, đơn vị kinh doanh du lịch tiếp cận với Đắk Nông (Huyền Trang. 2023). Cụ thể: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có 10 dự án khu, điểm du lịch được cấp chủ trương đầu tư nhưng chỉ có 4 dự án đã được đưa vào khai thác, đón khách du lịch. Đa số các dự án đều chậm tiến độ do vướng thủ tục đất đai, xây dựng. Đắk Nông vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và chuyên sâu về du lịch để đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm, mang tính chiến lược của tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ và quy mô nhỏ. Hiện tại, toàn tỉnh có 298 cơ sở lưu trú nhưng chỉ có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 cơ sở được công nhận 2 sao và 15 cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Các hoạt động vui chơi, giải trí tại các khu, điểm du lịch còn thiếu, chất lượng chưa cao, chưa tạo được ấn tượng để giữ chân du khách. Đắk Nông hiện có 28 điểm tham quan du lịch mang tính tự phát, 2 công ty lữ hành nội địa nhưng hoạt động chưa hiệu quả; nguồn nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo bài bản còn thiếu và yếu; chỉ dẫn du lịch chưa thu hút. Chính vì vậy, khách đến Đắk Nông chỉ lưu lại thời gian ngắn. Báo cáo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Nông, lũy kế 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 318.000 lượt khách, tăng 165,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số lượng khách lưu trú ước đạt 57.900 lượt. (Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông. 2022.) Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu hút khoảng 412.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn 68% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 2.470 lượt, tăng hơn 357%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 198.000 lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2022. (Viên Hữu. 2023.). Có thể nhận định khách du lịch đến tham quan tại tỉnh Đắk Nông ngày càng tăng lẫn khách nội địa và quốc tế, lượt khách lưu trú cũng tăng dần đều, đặc biệt là tổng thu từ hoạt động du lịch tăng lên rất đáng kể theo các năm. 3. Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đối với tỉnh Đắk Nông Để du lịch tỉnh Đắk Nông phát triển và thu hút khách hơn nữa cần quan tâm định hướng nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập theo các nhóm sau: 3.1. Nhóm giải pháp đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Trên địa bàn tỉnh, hàng năm cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn và dài hạn chuyên ngành du lịch cho những người làm du lịch có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sâu về du lịch; những kiến thức về văn hóa, xã hội và giỏi ngoại ngữ; phải được giáo dục để có tâm huyết với nghề; được rèn luyện để nâng cao tính nghệ thuật trong công việc; đào tạo để có khả năng phát huy cá tính, nét riêng biệt của bản thân và hiểu biết sâu sắc về du khách; được rèn luyện những kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc nhóm; có khả năng thích ứng với sự thay đổi; có năng lực hội nhập quốc tế; có tinh thần dân tộc và đổi mới. Vì vậy, trong thời gian tới để đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh hội nhập như hiện nay từ quy mô, cơ cấu và chất lượng các trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp du lịch cần giải quyết tốt các vấn đề: Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo nghiệp vụ du lịch; Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn nghề du lịch và đáp ứng yêu cầu quốc tế; Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh; Tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên. 422
- Liên kết, hợp tác với các trung tâm đào tạo nghề du lịch trong nước và quốc tế để huấn luyện và đào tạo lại nhằm sử dụng, bổ sung nhân lực trình độ cao cho ngành du lịch của tỉnh trong tương lai. Liên kết, hợp tác đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch ở các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên, người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề. Cần tạo điều kiện cho lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch được tham dự các hội nghị, hội thảo, các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch của thành phố ở trong và ngoài nước để họ có cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản trị du lịch cho tốt, ngoài ra cần có những chính sách tạo điều kiện để các quốc gia, tổ chức nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các trung tâm đào tạo dạy nghề du lịch từ trung cấp đến cao đẳng, đại học thông qua các chương trình viện trợ, giúp đỡ về giáo dục của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Đồng thời có chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình, nhất là có cơ chế rõ ràng vào những mùa ít khách du lịch. 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, chất lượng đời sống cho người lao động du lịch Cải thiện chất lượng dân số, từng bước nâng cao nhận thức, thu nhập cho người lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch, tiến đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ trong giai đoạn hội nhập. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động khoa học, cải thiện điều kiện làm việc và tiền lương hợp lí, tạo điều kiện thu hút chất xám phù hợp để người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập. Đào tạo các kỹ năng quản lí tài chính, quản lí thời gian, kế hoạch làm việc cho người lao động để họ nâng cấp và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. 3.3. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm Kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới, mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình du lịch, hình thành các tuyến, điểm du lịch mới mang tính hệ thống và liên vùng. Khôi phục các làng nghề truyền thống, khuyến khích phong trào làm chủ và làm giàu tại các làng nghề, vùng nông thôn; tăng cường sử dụng nguồn lao động du lịch gián tiếp tại địa phương, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và sử dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi trên địa bàn. Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch và nguồn nhân lực du lịch của các địa phương trong tỉnh; trên cơ sở đó tăng cường trao đổi nhân lực du lịch với các đối tác đầu tư đa quốc gia, xuất khẩu lao động trong những thời điểm thừa nguồn cung. 3.4. Nhóm giải pháp về phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài, nguồn lao động lành nghề trong và ngoài nước Tăng cường kết hợp giữa các đơn vị du lịch nhằm phát hiện nhân tài qua các cuộc thi định kì và chuyên đề ở các bộ phận hoạt động du lịch (buồng, bàn, bếp, tiền sảnh, kinh doanh,…) theo hướng chú trọng hiệu quả kinh tế và mang lại lợi ích cho người lao động, cộng đồng xã hội. 423
- Cải thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp theo chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, thân thiện mang tính chuyên nghiệp trong điều kiện mới và hội nhập; Quan tâm và tạo điều kiện cơ hội ngang nhau cho tất cả người lao động có thể thăng tiến; Hoàn thiện hệ thống nội quy, tăng cường kỷ luật lao động và xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp du lịch. Tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là thu hút các doanh nhân, nghệ nhân, lao động nghề bậc cao tham gia đào tạo. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp thu trình độ công nghệ thông tin tiên tiến quốc tế trong cung ứng phục vụ du lịch, ứng xử văn minh và thân thiện với khách du lịch. 4. Kết luận Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là nhu cầu cấp thiết của xã hội và đây cũng là sách lược, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước. Xác định được vai trò của con người đối với sự phát triển du lịch nên có thể nói nhân lực du lịch ở tỉnh Đắk Nông đã được tăng lên về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên đảm bảo cơ cấu tương đối hợp lý đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, toàn diện theo hướng phát triển bền vững thì nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông vẫn còn một số hạn chế như: Số lượng nhân lực chưa đủ, cơ cấu ngành nghề, trình độ chưa hợp lý, thiếu nhân lực chất lượng cao; Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hiện nay của ngành du lịch; Quy mô ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn chưa tương xứng với xu hướng phát triển của ngành du lịch; Cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được tính đột phá; Chính sách về tạo môi trường, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế nên chưa khai thác hết khả năng sáng tạo của người lao động ở các doanh nghiệp du lịch. Để khắc phục được những hạn chế trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên về phát triển nhân lực du lịch thì tỉnh Đắk Nông sẽ có được đội ngũ nhân lực du lịch có thể đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ văn hóa, thể thao và du lịch. Đào tạo nhân lực Du lịch theo nhu cầu xã hội. Báo cáo Hội thảo Quốc gia lần thứ II, 2010. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông. 2022. Niên Giám Thống Kê Tỉnh Đắk Nông 2021. Nxb Thống kê. Trần Kim Dung. 2003. Quản trị nguồn nhân lực. Nxb Trẻ, Tp HCM. Phạm Trung Lương. 2012. Tài liệu giảng lớp QLNN về du lịch, Hà Nội. Phạm Trọng Lê Nghĩa. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao thời hội nhập. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 328, tháng 10 – 2011. Tổng cục Du lịch. 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nxb Lao động – Xã hội. Tổng cục Du lịch. 2006. Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực, Hà Nội. Nxb Lao động xã hội. 424
- Nguyễn Thanh. 2002. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia. Viên Hữu. 2023. “Khách du lịch đến Đắk Nông tăng mạnh”. Cập nhật ngày10/8. https://s.net.vn/r9Nq Huyền Trang. 2023. “Ngành du lịch tỉnh Đắk Nông – Tiềm năng và định hướng phát triển”. Cập nhật ngày 25/8 https://s.net.vn/dRT0 THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Phước Hưng Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác: Trường Đại học Bạc Liêu Chức vụ: Giảng viên Địện thoại: 0907.07.14.41 Email: nphung@blu.edu.vn Địa chỉ: Hòa Bình, Bạc Liêu 425
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủy Lợi
3 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 10 | 4
-
Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 48 | 3
-
Ứng dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao, trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3 p | 43 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên
6 p | 5 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục thể chất tại trường Đại học Tây Nguyên
8 p | 11 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thể lực chung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 15 | 3
-
Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với môn học giáo dục thể chất tại trường đại học Đà Lạt qua 2 yếu tố giảng viên và cơ sở vật chất
4 p | 76 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022
8 p | 16 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch tỉnh Tuyên Quang bằng phương tiện truyền thông mới
22 p | 11 | 1
-
Một số giải pháp phát triển du lịch ở Bình Thuận
4 p | 36 | 1
-
Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 33 | 1
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực chung cho học sinh lứa tuổi 11-12 Trường trung học cơ sở Hùng Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ
4 p | 7 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
12 p | 6 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 5 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Du lịch tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một
7 p | 4 | 1
-
Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên trong rèn luyện thể lực thông qua môn Giáo dục thể chất
3 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn