Tập bài giảng Nghiệp vụ sư phạm thể dục thể thao - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
lượt xem 2
download
Tập bài giảng "Nghiệp vụ sư phạm thể dục thể thao" trình bày các nội dung chính sau đây: Rèn luyện phong cách văn hóa - sư phạm trong giao tiếp; Phương pháp tổ chức đi dự giờ của giáo viên; Tập viết một số văn bản hành chính; Tập luyện kĩ năng dạy học môn chuyên ngành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Nghiệp vụ sư phạm thể dục thể thao - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO (Dành cho sinh viên ngành Quản lý Thể dục thể thao) Giảng viên soạn : TS. Trịnh Ngọc Trung Bộ môn : Quản lý Thể dục thể thao Khoa : Thể dục thể thao Mã học phần : QTT033 THANH HÓA, NĂM 20 TT Nội dung Trang 0
- CHƢƠNG 1 RÈN LUYỆN PHONG CÁCH VĂN HÓA - SƢ PHẠM TRONG 1 GIAO TIẾP 1 Một số khái niệm cơ bản 1 2 Những biểu hiện của ngƣời có văn hóa – sƣ phạm 1 3 Những biểu hiện của ngƣời có văn hóa – sƣ phạm 2 4 Tính văn hóa – sƣ phạm của ngƣời thầy trong giao tiếp với mọi ngƣời 2 5 Kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 3 6 Tiếp cận đối tƣợng học sinh 3 7 Tiếp cận phụ huynh học sinh 3 8 Tình huống sƣ phạm có những đặc trƣng: 3 CHƢƠNG 2 4 PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC ĐI DỰ GIỜ CỦA GIÁO VIÊN 2.1 Ý nghĩa của việc đi dự giờ ở phổ thông 4 2.2 Phƣơng pháp tổ chức đi dự giờ của giáo viên 4 CHƢƠNG 3 6 TẬP VIẾT MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 3.1 Những vấn đề chung về văn bản hành chính 6 3.2 Một số văn bản hành chính thƣờng gặp và cách trình bày 6 CHƢƠNG 4 TẬP LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN CHUYÊN NGÀNH 10 4.1 Việc nghiên cứu sách giáo khoa phổ thông 11 4.2 Thực hành biên soạn và tập giảng một số môn thể thao 11 Giáo án lý thuyếtmMôn Thể dục 11 Giáo án thực hành Thể dục 17 Giáo án lý thuyết Điền kinh 21 Giáo án thực hành Điền kinh 25 Giáo án lý thuyết Bóng đá 28 Giáo án thực hành Bóng đá 33 Giáo án lý thuyết Bóng chuyền 36 Giáo án thực hành Bóng chuyền 40 Giáo án lý thuyết Bóng rổ 43 Giáo án thực hành Bóng rổ 50 Giáo án lý thuyết Cầu lông 53 Giáo án thực hành Cầu lông 57 Giáo án lý thuyết Aerobic 60 Giáo án thực hành Aerobic 63 Giáo án lý thuyết Kiêu vũ thể thao 66 Giáo án thực hành Kiêu vũ thể thao 72 CHƢƠNG 1 1
- RÈN LUYỆN PHONG CÁCH VĂN HÓA - SƢ PHẠM TRONG GIAO TIẾP 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Văn hóa là gì? - Theo từ điển TV: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” - Theo tổ chức UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh thần tinh vi nhất đến tôn giáo, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” 1.2. Văn minh là gì? - “Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài ngƣời, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trƣng riêng” 1.3. Sƣ phạm là gì? - “Sƣ phạm là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trƣờng” 1.4. Giao tiếp là gì? - “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa ngƣời và ngƣời, thông qua đó con ngƣời trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hƣởng tác động qua lại lẫn nhau” 2. Những biểu hiện của ngƣời có văn hóa – sƣ phạm 2.1. Thế nào là ngƣời có văn hóa – sƣ phạm - Là ngƣời biết giải quyết thấu tình đạt lý các công việc trong tất cả các mối quan hệ 2.2. Những biểu hiện của ngƣời có văn hóa – sƣ phạm 2.2.1. Là ngƣời sống có mục tiêu, lý tƣởng cao cả - Nét biểu hiện tập trung, cô đọng nhất về tính văn hóa – sƣ phạm của mỗi con ngƣời là tinh thần hƣớng tới mục tiêu, lý tƣởng cao cả “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ đã nêu cho toàn dân tộc ta đi tới. - Đối với SV nét đẹp văn hóa – sƣ phạm còn đƣợc biểu hiện ở sự phấn đấu cho lí tƣởng nghề nghiệp của ngƣời làm thầy 2.2.2. Là ngƣời có phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính - Đạo đức là yếu tố nền tảng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi con ngƣời trong xã hội. Vì thế, khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng SV phải không ngừng rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao quý. - Đối với SV tính văn hóa – sƣ phạm trong đạo đức biểu hiện: cần cù, chịu khó, học tập, tu dƣỡng, rèn luyện. 2.2.3. Là ngƣời sống có đạo lí - Đó là sự thấm đƣợm tƣ tƣởng “uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây” và không ngừng nâng cao giá trị truyền thống “tôn sƣ trọng đạo” 2.2.4. Là ngƣời có sự nhất quán giữa lời nói và việc làm 2
- R. Êmêxơn đã nói: “Ý nghĩ là bông hoa, lời nói là bầu hoa, việc làm là trái quả” - Trong các phƣơng pháp GD thì PP nêu gƣơng là có tác dụng lớn nhất, đặc biệt là tấm gƣơng ngƣời thầy 2.2.5. Là ngƣời sống trung thực, coi trọng chữ tín - Nhà văn Mácmônten đã nói: “Trong mọi công việc phải kiên trì ba cội nguồn: sự thật, trung thực và hữu ích” 2.2.6. Là ngƣời có thái độ khiêm tốn, học hỏi mọi ngƣời 3. Những biểu hiện của ngƣời có văn hóa – sƣ phạm - Nhà sƣ phạm nổi tiếng V.A.Xukhômlinxiki đã nói: “Chính trong giờ lên lớp, khi ta nhìn thấy những suy nghĩ hiện lên trong đôi mắt các em, khi ta nghe thấy suy tƣởng của các em, là lúc ta cảm thấy nhịp đập đời sống tinh thần sinh động của các em” 3.1. Tính văn hóa – sƣ phạm trong giao tiếp với học sinh 3.1.1. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong tƣ thế, tác phong - Trƣớc mắt học sinh, diện mạo của thầy phải đƣợc thể hiện một cách nghiêm trang, mực thƣớc, đi lại phải đàng hoàng, khoan thai, đầu phải ngẩng cao, không cho tay vào túi quần, túi áo. 3.1.2. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện qua gƣơng mặt: ánh mắt, nụ cƣời 3.1.3. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong cử chỉ, hành vi 3.1.4. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong trang phục 3.1.5. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp - Để việc sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao, ngƣời thầy phải biết phối hợp chặt chẽ việc sử dụng ngữ điệu và sự biểu cảm của vầng trán, đôi mắt, nét mặt và đôi môi. 3.1.6. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong cƣ xử với học sinh - Muốn vậy thầy cần phải nắm chắc đặc điểm tâm lí, sinh lí của từng đối tƣợng để áp dụng phƣơng pháp thích hợp cho từng em. - Từ đó thầy tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của từng em để làm nên sức mạnh tổng hợp cho toàn lớp. 4. Tính văn hóa – sƣ phạm của ngƣời thầy trong giao tiếp với mọi ngƣời 4.1. Tính văn hóa – sƣ phạm thể hiện trong diện mạo của thầy khi giao tiếp 4.2. Tính văn hóa – sƣ phạm của ngƣời thầy khi giao tiếp với mọi ngƣời 4.2.1. Lời chào hỏi ban đầu 4.2.2. Tính văn hóa – sƣ phạm trong việc bắt tay 4.2.3. Tính văn hóa – sƣ phạm trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với mọi ngƣời 4.2.4. Tính văn hóa – sƣ phạm trong việc bấm chuông, gõ cửa vào nhà và nói chuyện qua điện thoại Làm một số bài tập 1. Phong cách văn hóa- sư phạm trong giao tiếp với cán bộ, nhân viên hành chính của nhà trường. 3
- 2. Phương pháp giao tiếp với giảng viên trong nhà trường 3. Rèn luyện phong cách giao tiếp với cán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường. 4. Phong cách giao tiếp với khách đến trường 5. Phương pháp giao tiếp với bạn bè 6. Sự ảnh hưởng của giới tính trong giao tiếp 5. Kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp Trong hệ thống hoạt động của ngƣời GV phổ thông thì công tác chủ nhiệm lớp có một vị trí rất quan trọng.( Yêu cầu SV giải thích tại sao: Công tác chủ nhiệm lớp lại quan trọng?) Muốn hình thành đƣợc kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, giáo sinh phải nắm đƣợc đầy đủ nội dung công tác chủ nhiệm. Để có đƣợc bản kế hoạch chủ nhiệm tốt, giáo sinh cần phải nắm đƣợc những đặc điểm chủ quan và khách quan có ảnh hƣởng đến các hoạt động giáo dục của lớp.Giáo sinh cần ghi vào sổ nhật kí thực tập... Khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp phải đảm bảo hai tiêu chí: dài hạn và ngắn hạn. 6. Tiếp cận đối tƣợng học sinh Điều quan trọng là giáo sinh phải tiếp xúc với học sinh nhƣ thế nào để có thể thu hút đƣợc các em, thông qua đó mà nắm bắt đƣợc những điều cần thiết phục vụ cho công tác chủ nhiệm của mình. 7. Tiếp cận phụ huynh học sinh - Phụ huynh là đối tƣợng mà giáo sinh cần tiếp xúc để làm quen, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình đi TTSP ở trƣờng phổ thông sau này. Giáo sinh cần kết hợp với nội dung đi dự giờ của Gv ở trƣờng phổ thông để lập kế hoach tiếp xúc vơi một số phụ huynh nhằm bƣớc đầu có khái niệm về một công việc quan trọng mà ngƣời thầy giáo phải làm trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. - Tình huống sƣ phạm đƣợc hiểu là những hiện tƣợng xuất hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, chứa đựng trong đó mâu thuẫn, có vấn đề cần đƣợc giải quyết. Bài tập Hướng dẫn SV phương pháp thực hiện một số biểu mẫu trong hồ sơ đi thực tập, đặc biệt là kế hoạch chủ nhiệm. Giải đáp các thắc mắc cho SV nếu có xoay quanh các loại biểu mẫu qui định của đợt TTSP. 8. Tình huống sƣ phạm có những đặc trƣng: + Thứ nhất là sự thiếu hụt (hoặc chƣa xuất hiện kịp) những tri thức và phƣơng thức hành động để giải quyết vấn đề. Vì thế khi THSP xuất hiện, ở chủ thể giáo dục thƣờng diễn ra trạng thái tâm lý lúng túng, đòi hỏi sự căng thẳng của quá trình tƣ duy nhằm tìm kiếm con đƣờng giải quyết. 4
- + Đặc trƣng thứ hai: dù mỗi tình huống sƣ phạm có cách thức riêng biệt ứng với từng hiện tƣợng cụ thể, song giữa chúng có nét chung. Bài tập Xử lí một số tình huống điển hình trong hoạt động giáo dục, dạy học Yêu cầu SV đưa ra các tình huống đã gặp trong đợt kiến tập sư phạm Cùng Sv đưa ra một số tình huống có thể gặp trong đợt TTSP và phương án giải quyết. Lưu ý: yêu cầu SV vận dụng kiến thức của học phần Giao tiếp Sư phạm đã được học ở NT 2 để giải quyết các tình huống. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC ĐI DỰ GIỜ CỦA GIÁO VIÊN 2.1. Ý nghĩa của việc đi dự giờ ở phổ thông - Nhằm hình thành biểu tƣợng về công việc của ngƣời giáo viên… - Đánh giá năng lực tổ chức dạy học của giáo viên và học sinh trong dạy và học 2.2. Phƣơng pháp tổ chức đi dự giờ của giáo viên 2.2.1. Thời điểm đi dự giờ 2.2.2. Việc lựa chọn ngƣời dạy và phạm vi dự giờ 2.2.3. Những nội dung cơ bản cần đạt đƣợc trong dự giờ Trong lúc dự giờ, giáo sinh cần tập trung tƣ tƣởng theo dõi các nội dung chủ yếu sau: - Mục tiêu bài giảng: Kiến thức, kỹ năng, thái độ - Những nội dung cơ bản của bài giảng - Những phƣơng pháp đƣợc lựa chọn để truyền đạt kiến thức - Những biểu hiện của tƣ tƣởng đổi mới phƣơng pháp dạy học - Mối quan hệ thầy – trò trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học - Chữ viết và phƣơng pháp trình bày bảng của giáo viên - Việc sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng - Tính tích cực của học sinh trong khi lĩnh hội kiến thức - Những đồ dùng dạy học đƣợc sử dụng trong giờ dạy - Sự gắn liền lí luận với thực tiễn - Khả năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh - Việc thực hiện các bƣớc lên lớp - Sự phân phối thời gian cho các bƣớc và tổng số thời gian thực hiện - Những biểu hiện tâm lý của học sinh trong giờ học: chú ý quan sát, ghi nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng, ý chí, tình cảm, hứng thú… - Hiệu quả của giờ dạy - Những điểm mới đƣợc thể hiện trong bài giảng - Những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra sau khi dự giờ… 5
- (Yêu cầu: SV vận dụng qua đợt TTSP) 2.3. Vị trí ý nghĩa của việc phát âm chuẩn 2.4. Phƣơng pháp luyện phát âm đúng - Khi phát âm phụ âm “l” luồng hơi phát ra đằng mũi. Muốn phát âm đúng cần đặt đầu lƣỡi vào mặt bên trong của hàm trên, để luồng hơi qua kẽ hở hai bên lƣỡi thoát ra. Vì thế ngƣời ta còn gọi “l” là phụ âm bên - Khi phát âm phụ âm “n” luồng hơi phát ra đằng mũi. Muốn phát âm đúng cần đặt đầu lƣỡi vào hàm trên sát với chân răng rồi mới phát âm. - Phụ âm “tr” là phụ âm tắc, khi phát âm phải uốn lƣỡi, đặt đầu lƣỡi vào khoảng giữa mặt bên trong của hàm trên - Phụ âm “ch” là phụ âm tắc nhƣng khi phát âm không uốn lƣỡi mà cứ để mặt lƣỡi áp vào mặt trong của hàm trên - Phụ âm “r” là phụ âm xát, đầu lƣỡi ngạc cứng, hữu thanh, uốn lƣỡi khi phát âm - Phụ âm “d”, “gi” là phụ âm xát, đầu lƣỡi răng, hữu thanh - Phụ âm “s” là phụ âm xát, đầu lƣỡi ngạc cứng, khi phát âm phải uốn lƣỡi - Phụ âm “x”là phụ âm xát, đầu lƣỡi răng, khi phát âm không uốn lƣỡi Ví dụ “Trèo lên trên núi Lĩnh Nam Hái lấy nắm lá nấu làm nƣớc xông” “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” “Long lanh nắng lửa lan trời biếc Lồng lộng trời non nƣớc gió lay” “Nam nữ thanh niên nƣớc Nam nô nức nâng cao kỹ năng nói đúng nên không nới tay, nâng niu, nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta mệt não, nản chí” Yêu cầu: SV về nhà tiếp tục luyện cách phát âm đúng theo TẬP VIẾT CHỮ VÀ TRÌNH BÀY BẢNG ĐẸP 2.5. Vai trò, ý nghĩa của chữ viết đối với ngƣời thầy giáo 2.6. Khái lƣợc về chữ cái, chữ số và dấu thanh của tiếng Việt 2.7. Tập luyện viết chữ và trình bày bảng 2.7.1. Luyện viết trên giấy 2.7.2. Luyện viết bảng - Chuẩn bị bảng và phấn một cách cẩn thận: + Kê bảng vừa tầm tay ngƣời viết, vừa tầm nhìn học sinh và có đủ ánh sáng + Phấn có độ bám và ít bụi + Khăn lau bảng bằng vải mềm và có độ ẩm vừa phải - Tƣ thế viết bảng và những yêu cầu khi viết bảng 6
- + Đứng cách bảng khoảng 1/2m, tƣ thế thoải mái, không áp sát vào bảng + Đứng hơi nghiêng: không che lấp những chữ đã viết, bao quát đƣợc lớp + Cầm phấn bằng 2 đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, cầm phấn nghiêng cạnh khi viết, cổ tay cử động nhẹ nhàng, uyển chuyển theo từng nét chữ sao cho nét thanh, nét đậm và đều nhau giữa các nét + Không đƣợc dùng tay để xóa những chữ viết sai + Tùy khối lƣợng thông tin để phân bảng thành 2, 3 phần để trình bày cho đẹp và dễ viết thẳng hàng ngang. Yêu cầu: SV về nhà tiếp tục rèn kĩ năng viết bảng CHƢƠNG 3 TẬP VIẾT MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 3.1. Những vấn đề chung về văn bản hành chính - Là một trong những loại văn bản Nhà nƣớc có đặc điểm: chính xác, trung thực, nghiêm túc, khách quan và tính khuôn mẫu trong diễn đạt. - Văn bản trong phạm vi trƣờng học mà giáo viên và học sinh thƣờng gặp 3.2. Một số văn bản hành chính thƣờng gặp và cách trình bày 3.2.1. Đơn từ 3.2.1.1. Thế nào là đơn từ 3.2.1.2. Cách trình bày một lá đơn - Phần đầu lá đơn: ở phía bên phải của trang giấy ghi quốc ngữ và tiêu ngữ - Phần thứ hai: ghi địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn (có thể chuyển xuống cuối đơn, trƣớc khi kí và ghi rõ họ tên) - Phần thứ ba: tên của đơn - Phần thứ tƣ: nơi hoặc ngƣời nhận - Phần thứ năm: tự giới thiệu về nội dung sự việc - Phần thứ sáu: nguyện vọng của ngƣời viết đơn - Phần cuối: lời cam kết, hứa hẹn, cảm ơn 3.2.4. Những điều cần chú ý khi viết đơn - Đối với những đơn đề nghị giải quyết quyền lợi, trong phần nội dung cần trình bày rõ những đề nghị cụ thể để cấp có thẩm quyền giải quyết, trình bày đầy đủ và trung thực - Nếu là đơn khiếu nại: cần nêu rõ nội dung khiếu nại và khiếu nại về việc gì, cơ quan và cá nhân nào bị khiếu nại, ngƣời khiếu nại cần đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bằng hình thức nào. - Đơn tố giác: trình bày rõ đối tƣợng tố giác là ai? Cơ quan nào? Tố giác về sự việc gì? Sự việc xảy ra nhƣ thế nào? Yêu cầu xử lí sai phạm bằng hình thức nào?... 3.2.5. Ví dụ về một mẫu đơn 7
- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN ĐI HỌC Kính gửi:… Tên tôi là:… Dân tộc:… Trình độ học vấn:… Chỗ ở hiện nay:… Ngày vào Đoàn:… Ngày vào Đảng:…Ngày công nhận chính thức… Họ và tên bố…Tuổi…Nghề nghiệp…Đơn vị công tác… Họ và tên mẹ…Tuổi…Nghề nghiệp…Đơn vị công tác… Nay làm đơn này xin trình bày với quý ông (quý cơ quan) một việc nhƣ sau:… Nếu đƣợc chấp nhận tôi xin cam đoan: + Tuyệt đối chấp hành mọi quy định của cơ quan + Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật hiện hành. Tôi xin chân thành cảm ơn Lời cam đoan và ý kiến của gia đình Ngày…tháng…năm Ngƣời viết đơn kí tên 3.2.6. Biên bản 3.2.7. Thế nào là một biên bản - Là một loại văn bản hành chính có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến và kết luận trong các cuộc hội nghị hoặc ghi ngay tại chỗ một hiện tƣợng sự vật hay sự kiện xảy ra trong thời gian cụ thể nào đó. - Các loại BB thƣờng gặp: họp tổ, lớp, chi đoàn, hội nghị phụ huynh học sinh, quy chế chuyên môn, coi, chấm thi 3.2.8. Cách trình bày một biên bản - Phần đầu: phía bên phải của trang giấy ghi quốc hiệu và tiêu ngữ. Phía bên trái trang giấy ghi tên cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và tên cơ quan làm biên bản mang tính tập thể - Phần thứ 2: ghi địa điểm, ngày, tháng, năm viết BB (phần này có thể lồng vào phần 4) - Phần thứ 3: tên biên bản - Phần thứ 4: ghĩ rõ thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện cùng với các thành viên tham dự hoặc chứng kiến - Phần thứ 5: ghi diễn biến sự việc, sự kiện một cách cụ thể… 8
- - Phần cuối: ghi rõ ngày giờ tháng năm kết thúc sự việc hoặc hội nghị, BB đƣợc làm ở đâu, ai chứng kiến… 3.2.9 Những điều cần chú ý khi viết biên bản - Ghi đầy đủ, chính xác và trung thực. Có 2 loại BB: chi tiết và tổng hợp 3.2.10. Ví dụ về một mẫu biên bản Khoa… CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Lớp… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP LỚP Hôm nay, ngày…tháng…năm Tại địa điểm…Trƣờng… + Lớp…Khoa…Trƣờng…đã tiến hành cuộc họp lớp để triển khai vấn đề + Số ngƣời có mặt:… + Số ngƣời vắng mặt:…trong đó…có lí do, cụ thể là:…không có lí do, cụ thể là… + Đại biểu mời: (nếu có) + Chủ tọa cuộc họp là:… + Thƣ ký cuộc họp là: Cuộc họp đƣợc tiến hành nhƣ sau: + Chủ tọa trình bày nội dung cuộc họp trƣớc lớp:… + Các thành viên trong lớp tham gia phát biểu ý kiến, trao đổi về nội dung cuộc họp: + Phát biểu của bạn A… + Phát biểu của đại biểu khách mời:… + Chủ tọa tổng kết nội dung cuộc họp Những vấn đề đã đƣợc thống nhất:… Những vấn đề chƣa đƣợc thống nhất cần xin ý kiến cấp trên… + Cuộc họp kết thúc vào hồi…giờ…ngày…tháng…năm… Thƣ kí cuộc họp Chủ tọa cuộc họp (Ghi rõ họ tên, chữ kí) (Ghi rõ họ tên, chữ kí) 3.3. Báo cáo 3.3.1. Thế nào là một báo cáo - Là một loại văn bản hành chính nhằm trình bày những kết quả thu đƣợc, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ - Là một việc làm thƣờng xuyên của giáo viên 3.3.2. Cách trình bày một báo cáo - Phần đầu: phía bên phải của trang giấy ghi quốc hiệu và tiêu ngữ. Phía bên trái ghi tên cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và tên cơ quan làm báo cáo 9
- - Phần thứ 2: Ghi địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo - Phần thứ 3: Tiêu đề của báo cáo - Phần thứ 4: Nơi, ngƣời nhận báo cáo - Phần thứ 5: Trình bày nội dung của báo cáo: có 3 vấn đề cơ bản + Những đặc điểm chủ quan và khách quan trong khi triển khai chủ trƣơng + Phần nội dung chính của báo cáo bao gồm: Kiểm điểm công việc đã thực hiện đƣợc; những vƣớng mắc chƣa giải quyết xong; đánh giá kết quả + Trình bày phƣơng hƣớng, nhiệm vụ các biện pháp - Phần cuối của báo cáo, ngƣời viết phải kí và ghi rõ họ tên, chức vụ… 3.3.3. Những điều cần lƣu ý khi viết báo cáo: trung thực, chính xác; cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời, đúng thời gian qui định… 3.3.4. Ví dụ về một mẫu báo cáo Khoa… CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Lớp… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …ngày…tháng…năm… BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA LỚP Kính gửi:… A. Đặc điểm tình hình của lớp trong tháng 1. Những tác động chủ yếu của khách quan (xã hội, trƣờng, khoa) 2. Đặc điểm tình hình của lớp B. Kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tổng số tiết phải học theo TKB…tiết - Số tiết thực học…tiết - Số tiết không học…tiết, lí do cụ thể + TS học sinh vắng mặt trong các tiết học…ngƣời - Giáo sinh vắng mặt nhiều nhất…tiết, lí do cụ thể… - Số giáo sinh vắng mặt từ x đến k tiết có…ngƣời, lí do chủ yếu… - Số giáo sinh vắng mặt từ n đến y tiết có…ngƣời, lí do chủ yếu… + Số lần kiểm tra học trình, thi học phần trong tháng…lần - Số ngƣời đạt từ điểm trung bình trở lên…ngƣời - Số ngƣời bị điểm dƣới trung bình…ngƣời, nguyên nhân chính… + Đánh giá chung về tinh thần thái độ học tập - Lên lớp đúng giờ, muộn giờ… - Thực hiện giờ giấc tự học… - Kết quả chung về học tập… 10
- - Những gƣơng tiêu biểu… 2. Tình hình thực hiện các hoạt động sinh hoạt tập thể, rèn luyện NVSP, VNTT… + Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động… + Những kết quả cụ thể trong từng mặt hoạt động: số ngƣời tham gia, số ngƣời vắng mặt, lí do cụ thể, kết quả đạt đƣợc… + Những cá nhận đơn vị tiêu biểu… C. Đánh giá chung 1. Những ƣu, khuyết điểm chính. + Những ƣu điểm đạt đƣợc… + Những thiếu sót cần khắc phục… 2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm + Nguyên nhân của những thành công và hạn chế + Những bài học kinh nghiệm… 3. Những đề xuất với các cấp quản lí Nơi gửi T/M Ban đại diện lớp Nhƣ trên Lớp trƣởng Lƣu (Chữ kí và ghi rõ họ tên) Bài tập: Yêu cầu SV viết một lá đơn với nội dung tùy chọn nhƣng phù hợp, theo đúng mẫu đã học. CHƢƠNG 4 TẬP LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN CHUYÊN NGÀNH 4.1. Việc nghiên cứu sách giáo khoa phổ thông - Cần nắm đƣợc chƣơng trình, sách giáo khoa của các lớp. Trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu các bài thuộc chƣơng trình và SGK trong thời gian 8 tuần ở trƣờng phổ thông. Đây là việc làm hết sức quan trọng. 4.2. Tập trình bày bảng một cách hợp lý: đã rèn ở nội dung 6 (cho những giờ dạy lý thuyết) 4.3.Tập làm đồ dùng dạy học (tùy điều kiện từng nội dung, từng trƣờng) 4.4. Thiết kế bài giảng (soạn giáo án) Soạn ở nhà theo mẫu đã đƣợc hƣớng dẫn và qua đợt kiến tập sƣ phạm 4.5. Tập giảng 4.5.1. Tập các công việc liên quan đến dạy học. 4.5.2. Giới thiệu bản thân và trƣờng với trƣờng thực tập 4.5.3. Giới thiệu trƣớc trƣờng 4.5.4. Giới thiệu với học sinh 4.5.5. Tập dạy động tác lẻ 4.5.6. Dạy các động tác lẻ thành bài tổng hợp 11
- 4.5.7. Tập dạy một số tiết hoàn chỉnh, điền kinh, câu lông, bóng bàn, Muốn cho tập giảng đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đầy đủ các bƣớc sau đây: - Nắm vững nội dung thiết kế bài giảng - Bảo đảm tính cân đối và nhất quán khi thể hiện nội dung bài giảng - Phải chọn lọc ngôn ngữ để thể hiện nội dung bài giảng: nói gì, nói ở đâu, vào lúc nào và nói nhƣ thế nào. - Phải có thái độ nghiêm túc trong tập luyện. Cụ thể: + Tập giảng cá nhân + Tập giảng trƣớc nhóm (đồng nghiệp hoặc học sinh) 4.2. Thực hành biên soạn và tập giảng một số môn thể thao Thực hành: Yêu cầu SV tập giảng theo môn chuyên sâu (ít nhất mỗi chuyên ngành một giáo án) GIÁO ÁN LÝ THUYẾT MÔN THỂ DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA KHOA TDTT BỘ MÔN GDTC Giáo án 1 - Môn học: Thể dục - Đối tƣợng: Sinh viên không chuyên TDTT - Học kỳ II. Tiết: 1-2. Năm học:................ - Ngày thực hiện:....................Giáo viên lên lớp. ..................... * Nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện bài giảng: 1. Giáo dục tƣ tƣởng: Tự giác, tích cực trong tập luyện. 2. Lịch sử phát triển, khái niệm môn Thể dục 3. Kỹ thuật: Sinh viên nắm đƣợc các quy tắc của tập luyện Thể dục 4. Năng lực cần bồi dƣỡng: Sinh viên tự học và nâng cao kiến thức về môn Thể dục 5. Dụng cụ sân bãi: Phòng học lý thuyết, bảng máy chiếu.... Vấn đề 1: VỊ TRÍ MÔN THỂ DỤC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HUẤN LUYỆN THỂ THAO I. Vị trí, khái niệm và nhiệm vụ của thể dục 1.1. Vị trí của thể dục: hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ngƣời ta đã tạo 4 phƣơng tiện là thể dục, thể thao, trò chơi và du lịch. Thể dục chiếm một vị trí quan trọng rất đặc biệt trong việc giáo dục thể chất cho con ngƣời Viêt Nam trong sự nghiệp công nghiệp, hiên đại hoá và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, thể dục trở thành môn học chính thức trong các nhà trƣờng phổ thông, đại học, dạy 12
- nghề, trong các lực lƣợng vũ trang, thanh niên và phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng. 1.2. Khái niệm: Theo các tài liệu chuyên môn, thể dục đƣợc hiểu với nghĩa: Thể dục đƣợc hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ “giáo dục thể chất”- một mặt của giáo dục toàn diện. Đó là một hình thức giáo dục mà đặc điểm nổi bật của nó thể hiện ở quá trình dạy học vận động để phát triển các tố chất thể lực trên cơ sở sử dụng các bài tập và các phƣơng pháp hợp lý. 1.3. Phương tiện của thể dục: Phƣơng tiện thể dục là một hệ thống các bài tập đa dạng và phong phú bao gồm hầu hết các dạng hoạt động vận động cơ bản nhƣ: Đội hình đội ngũ, các bài tập phát triển chung, các bài tập thể dục tự do, các bài tập thực dụng, các bài tập nhảy, các bài tập trên dụng cụ, các bài tập nhào lộn, các bài tập thể dục nghệ thuật…. Đặc điểm của các phƣơng tiện đƣợc thể hiện: - Tác động đến toàn bộ cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể tùy theo mục đích tập luyện. Luôn sẵn có các bài tập riêng cho từng bộ phận cơ thể nhƣ tay, chân, cổ, thân mình hoặc phối hợp nhiều bộ phận cùng tham gia hoạt động. - Có thể thực hiện theo các phƣơng hƣớng, tốc độ và yêu cầu dùng sức khác nhau. - Có thể không có dụng cụ hoặc có dụng cụ cầm tay nhƣ: gậy, dây, bóng, lụa…hoặc các 1.4. Đặc điểm về phương pháp thể dục Phƣơng pháp thể dục là cách thức sử dụng các phƣơng tiện thể dục để đạt đƣợc mục đích đặt ra, có những đặc điểm sau đây: - Sử dụng đa dạng các loại bài tập nhằm tác động lên toàn diện hoặc từng bộ phận cơ thể ngƣời tập. Có thể ƣu tiên phát triển từng tố chất hoặc tổng hợp các tố chất thể lực. Lựa chọn các bài tập tổng hợp đòi hỏi nhiều bộ phận cơ thể phối hợp hoạt động hoặc bài tập chỉ yêu cầu một bộ phận nhất định. - Có khả năng tiếp thu các hoạt động riêng biệt và nắm vững các nguyên lý cơ bản của các hoạt động điển hình nhất. 1.5. Nhiệm vụ của thể dục - Phát triển cân đối hình thể, nâng cao và hoàn thiện các chức năng, các hệ thống cơ quan, phát triển thể lực, nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. - Hình thành và củng cố các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống, lao động và trong hoạt động chuyên môn thể dục thể thao. - Góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí và lối sống phù hợp với yêu cầu xã hội. II. Phân loại thể dục 2.1. Cơ sở phân loại thể dục: Hiện nay có nhiều hình thức thể dục mới xuất hiện và nhiều hình thức rèn luyện thân thể theo các phƣơng pháp cổ truyền đƣợc quần chúng nhân dân ƣa thích và tự giác 13
- tập luyện. Xuất phát từ việc phân tích mối quan hệ giữa ngƣời tập (chủ thể hành động) với thể dục (phƣơng tiện để đạt mục đích) và cấu trúc của các bài tập thể dục có thể nhận thấy một số điểm sau: Ngƣời tập (chủ thể) khi tiến hành tập luyện một bài tập nào đó (sử dụng phƣơng tiện) bao giờ cũng gắn liền với một mục đích nhất định. Vì vậy việc lựa chọn các bài tập thể dục phải dựa trên cơ sở mục đích tập luyện. Thực tiễn ở nƣớc ta cho thấy ngƣời tập tiến hành theo hai mục đích chính là củng cố và nâng cao sức khoẻ, thoả mãn nhu cầu về mặt văn hoá, xã hội. Mục đích thi đấu là nhằm thi đấu để đạt thành tích thể thao cao. 2.2. Phân loại thể dục: Dựa trên cơ sở mục đích tập luyện và cấu trúc của các bài tập thể dục, có thể chia thể dục thành hai nhóm chính. - Nhóm thể dục nhằm mục đích sức khoẻ, văn hoá-xã hội: Bao gồm các bài tập phát triển chung có cấu trúc vận động và yêu cầu dùng sức khác hẳn các bài tập thi đấu. Các bài tập này rất phong phú đa dạng, có tác dụng phát triển toàn diện cơ thể và trang bị cho ngƣời tập vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng cần thiết cho hoạt động sống và lao động, thoả mãn nhu cầu sức khoẻ, văn hoá và nhu cầu xã hội của con ngƣời: Thể dục cơ bản, Thể dục thực dụng, Thể dục đồng diễn, Thể dục dƣỡng sinh, Thể dục thể hình … - Nhóm thể dục nhằm mục đích thi đấu gồm các môn: + Thể dục Dụng cụ đối với nam: Thể dục tự do, Ngựa vòng, Vòng treo,Nhảy chống, Xà kép, Xà đơn. + Thể dục Dụng cụ đối với nữ: Thể dục tự do, Nhảy chống, Cầu thăng bằng, Xà lệch. + Thể dục Nghệ thuật: Vòng, Dây, Bóng thể dục, Lụa, Chùy,… + Thể dục Nhào lộn: Nhào lộn liên kết: Đơn nam, Đơn nữ; Bài đôi hỗn hợp: Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam – nữ; Ba nữ và Bốn nam, + Aerobic Gymnastic (Thể dục Aerobic): Đơn nam, Đơn nữ; Bài đôi nam – nữ; Ba ngƣời và Nhóm 6 ngƣời. + Bodybuilding (Thể dục Thể hình và Fitness): Đơn nam, Đơn nữ + Trampoline (Thể dục trên lƣới bật): Các bài tập nhào lộn trên lƣới bật... Vấn đề 2: THUẬT NGỮ THỂ DỤC I. Khái niệm chung của thuật ngữ: Trong mọi ngành khoa học nói chung đều sử dụng đến thuật ngữ. Thuật ngữ đƣợc hình thành là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, nó phản ánh một khái niệm nhất định nào đó. Khái niệm này có thể trở nên rõ ràng, chính xác nếu nó giải thích đƣợc đầy đủ bản chất của sự thật và hiện tƣợng. 1.1. Khái niệm về thuật ngữ thể dục: 14
- Là hệ thống tên gọi chuyên môn đƣợc dùng để diễn tả ngắn gọn các động tác thể dục, các khái niệm chung, tên gọi các dụng cụ…theo một nguyên tắc tu từ nhất định nhằm đảm bảo sự thống nhất cần thiết cho ngƣời dạy và ngƣời học. 1.2. Ý Nghĩa của thuật ngữ thể dục: Thể dục là một hệ thống bài tập đa dạng và phong phú, trong đó các khái niệm chuyên môn đƣợc diễn tả bằng ngôn ngữ, còn gọi là thuật ngữ chuyên môn. Trong thể dục, thuật ngữ có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì giúp ngƣời tập phân biệt đƣợc các động tác thể dục với các động tác tự nhiên của đời sống hằng ngày, các động tác thể dục với các môn thể thao khác.Thuật ngữ tạo điều kiện thuận lợi để giao tiếp, truyền thụ kiến thức giữa ngƣời dạy và ngƣời học, làm quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác trở nên nhanh chóng và chính xác. 1.3. Các yêu cầu đối với thuật ngữ thể dục Thuật ngữ thể dục phải đảm bảo 3 yêu cầu: dễ hiểu, chính xác, ngắn gọn. - Để dễ hiểu: Thuật ngữ thể dục đƣợc cấu trúc trên cơ sở ngôn ngữ tiếng Việt hoặc từ ngữ nƣớc ngoài, song đƣợc quốc tế hóa và phù hợp với quy luật tạo từ và ngữ pháp Việt Nam. Chỉ có nhƣ vậy thuật ngữ thể dục mới trở nên dễ hiểu, sinh động và có giá trị lâu dài. Ví dụ: nhƣ tên của động tác “Lộn sau chống tay “hay gọi là “phi lắc”. - Để chính xác: Thuật ngữ thể dục khi có ý nghĩa nhất định, tạo nên cảm giác rõ ràng về bản chất của động tác hay khái niệm. Sự chính xác có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác thể dục. - Ngắn gọn: Phải ngắn gọn để dễ gọi tên, ghi chép động tác đƣợc nhanh chóng và thuận lợi nhƣ: lên - quay - lộn ... vv. 1.4. Nguyên tắc chọn thuật ngữ thể dục: Thuật ngữ thể dục đƣợc hình thành trên sở nguyên tắc chung, có ý nghĩa quyết định đối với việc xác lập bất cứ một động tác, một loại bài tập nào của thể dục, nguyên tắc đó là: - Sử dụng từ phổ thông có trong tiếng việt: đứng, quỳ, ngồi, nằm, treo, chống, sấp, ngửa…vv. - Dựa vào đặc điểm, điều kiện thực hiện động tác: Hầu hết các động tác thể dục đƣợc thực hiện trong điều kiện có một hoặc nhiều bộ phận làm nhiệm vụ chống tì trong dụng cụ hay trên mặt đất. Sử dụng từ chuyên môn ở nhóm động tác tĩnh và dùng sức. Ví dụ nhƣ: “chống”, “chống cẳng tay”, “chống cánh tay”, “chuối vai”… vv. - Dựa vào kết cấu kỹ thuật và quá trình diễn biến động tác, ví dụ: lên gập duỗi, xuống vòng cung, xuống sau quay ngồi180o… vv. - Dùng từ tƣợng hình để diễn tả dễ hiểu song phải đảm bảo chính xác, ví dụ: Đổ dẻo, uốn cầu, làn sóng ...vv. 1.5. Quy tắc và hình thức ghi động tác thể dục: Ghi chép các động tác thể dục cần phải ngắn gọn và chính xác để ngƣời đọc và ngƣời tập hiểu chung một nghĩa. 15
- Căn cứ vào mục đích của việc ghi chép mà sử dụng cc hình thức ghi khác nhau nhƣ: Ghi tóm tắt (tổng hợp) kết hợp ghi theo sơ đồ (hình vẽ), ghi đầy đủ (cụ thể). 1.5.1. Cách ghi tóm tắt: Sử dụng trong các trƣờng hợp liệt kê tên các động tác theo thứ tự trong chƣơng trình giảng dạy và học tập, bằng việc phân loại mức độ khó mà không cần phải thật chính xác, thật cụ thể ở từng động tác. Chỉ cần ghi những đặc điểm thông dụng nhất của động tác này hay động tác kia. Ví dụ: “Động tác thân mình”: Gập về trƣớc, ngả ra sau, quay, vặn mình … “Động tác tay”: Chuẩn bị đứng thẳng, 2 tay đƣa trƣớc dang ngang. 1.5.2. Cách ghi đầy đủ: Trong cách ghi này không đƣợc gây một sự nghi ngờ nào về mức độ chính xác của động tác. Thƣờng sử dụng cách ghi này trong chƣơng trình thi đấu hoặc trong những giáo án mà đòi hỏi ngƣời tập phải thực hiện một cách chính xác những chi tiết nhỏ. *. Ghi các bài tập phát triển chung: 1. Tƣ thế chuẩn bị: Là từ tƣ thế này bắt đầu thực hiện động tác. 2. Tên gọi động tác: Từ chính (cúi, lăng, quay, ngồi …) 3. Hƣớng chuyển động: Từ phụ (sang trái, ra sau) 4. Tƣ thế kết thúc động tác (về tƣ thế chuẩn bị hay ở một tƣ thế nào cụ thể). Ví dụ: Cụ thể ghi “Động tác Tay - vai ”: - Tƣ thế chuẩn bị: Đứng khép chân, hai tay thẳng dọc sát thân. - Nhịp1: Chân trái bƣớc sang ngang, hai tay cao chếch chữ “V” - Nhịp 2: Gập khuỷu tay, mũi tay chạm vai. - Nhịp 3: Duỗi thẳng tay, hai tay sang ngang. - Nhip 4: Về tƣ thế chuẩn bị - Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện nhƣ nhịp 1,2 ,3,4. Vấn đề 3: BÀI TẬP ĐỘI HÌNH – ĐỘI NGŨ Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của ngƣời chỉ huy: 1. Khái niệm chung: đội ngũ, đội hình là một trong những nội dung tập luyện thể dục; thƣờng đƣợc sử dụng trong quân sự và TDTT. Đối với học sinh sử dụng để tập những phẩm chất, đạo đức, ý chí kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. 2. Ý nghĩa của việc tập luyện đội ngũ - đội hình: Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, hợp đồng tổ chức, kỷ luật. - Tạo tƣ thế đúng, đẹp và tác phong nhanh nhẹn hoạt bát. Giúp cho việc tổ chức học tập và luyện tập các môn thể thao, tổ chức bồi dƣỡng những kỷ luật, chiến thuật cần thiết trong chiến đấu. Đồng thời là hình thức để tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dƣơng lực lƣợng. 3. Vai trò của người chỉ huy: 16
- - Phải nắm vững những danh từ chuyên môn; thành thạo kỹ thuật, biết cách sử dụng linh hoạt đội ngũ, đội hình. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của sân bãi mà sử dụng đội ngũ đội hình thích hợp và phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnh có ảnh hƣởng tới việc tập luyện nhƣ; sân có những vũng nƣớc, hƣớng nắng hoặc gió, những chỗ tập luyện làm ngƣời tập mất tập trung tƣ tƣởng… - Phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy; khẩu lệnh phải đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, thể hiện đƣợc tính chất của động tác, âm thanh mạnh dứt khoát. Giữa dự lệnh và động lệnh phải có quãng nghỉ hợp lý (đội ngũ càng đông, thời gian quãng nghỉ nên giãn dài). - Tuỳ theo đối tƣợng, sử dụng từ chuyên môn về khẩu lệnh cho thích hợp. Ví dụ: đối với ngƣời quen tập luyện có thể sử dụng khẩu lệnh; “tất cả chú ý … , một hàng dọc… tập hợp”, “nhìn trƣớc… thẳng”… - Vị trí người chỉ huy: phải chọn vị trí thật hợp lý để bao quát toàn bộ đội hình đồng thời ngƣời trong hàng nghe rõ đƣợc khẩu lệnh và quan sát đƣợc ngƣời chỉ huy, đặc biệt khi đội ngũ di chuyển hoặc biến hoá thì ngƣời chỉ huy cũng phải thay đổi cho phù hợp. Đánh giá kết quả và nhận xét sau khi thực hiện giáo án: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Khoa TDTT Bộ môn GDTC Thanh Hoá, ngày....tháng....năm 20.. Giảng viên biên soạn 17
- GIÁO ÁN LÝ THỰC HÀNH THỂ DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA KHOA TDTT BỘ MÔN GDTC GIÁO ÁN 2 - Môn học: Thể dục - Đối tƣợng: Sinh viên không chuyên TDTT - Học kỳ II: Tiết: 3-4. Năm học: …………. - Ngày thực hiện: ..............................Giáo viên lên lớp……………… - Nội dung bài giảng: Bài khởi động chuyên môn I. Nhiệm vụ và yêu cầu 1. Nhiệm vụ: - Giảng viên trang bị kỹ thuật các động tác của bài khởi động chuyên môn cho sinh viên - Sinh viên thực hiện theo yêu cầu của bài tập 2. Yêu cầu: - Kiến thức: Sinh viên nắm đƣợc kỹ thuật các động tác khởi động - Kỹ năng: Sinh viên thực hiện tốt các kỹ thuật mà giáo viên đƣa ra - Giáo dục tƣ tƣởng: Tự giác, tích cực trong khi tập luyện II. Địa điểm và phƣơng tiện 1. Địa điểm: Sân tập thể dục 2. Phƣơng tiện dạy học: III. Nội dung và phƣơng pháp lên lớp: ĐỊNH LƢỢNG NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP LÊN LỚP SL TG A. Phần chuẩn bị 20p 1. Nhận lớp: Điểm danh phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu buổi học. Độị hình nhận lớp và khởi động 2. Khởi động: - Khởi động chung: + Gv hƣớng dẫn lớp khởi động: Chạy nhẹ nhàng một vòng quanh sân, về vị trí thực hiện các đông tác. Giáo viên hƣớng dẫn cách khởi Các động tác, xoay cổ tay cổ động cho sinh viên chân, cổ, vai, hông, gối. Ép 18
- ngang, ép dọc. - Khởi động chuyên môn: Chƣa học II. Phần cơ bản 70p 1. Thực hiện nội dung bài học: 2 lần / a. Động tác 1: Động tác tay vai 8 nhịp TTCB: Đứng nghiêm Nhịp 1: Chân trái bƣớc ngang, 2 tay chếch cao. - Sinh viên đứng tại chỗ nghe giáo Nhịp 2: 2 chân khuỵu gối, 2 tay viên giảng bài co ngang vai, mũi tay chạm vai Ở mỗi phần tập GV cho SV thực Nhịp 3: 2 chân thẳng, 2 tay hiện 2 lƣợt : ngang. - Lƣợt 1: Giáo viên thị phạm mẫu Nhịp 4: TTCB sau đó phân tích kỹ thuật động tác Nhịp 5,6,7,8 tƣơng tự nhịp và chia nhỏ giai đoạn kỹ thuật 1,2,3,4 nhƣng đổi bên hƣớng dẫn SV tập. b. Động tác 2: Động tác tay - Lƣợt 2 : SV thực hành động tác, ngực 2 lần / GV quan sát và chỉnh sửa cho TTCB: Đứng nghiêm 8 nhịp sinh viên thực hiện đúng trình tự Nhịp 1: Chân trái bƣớc ngang, 2 khuôn mẫu các bài tập. tay thẳng trƣớc Nhịp 2: 2 tay co ngang Nhịp 3: 2 tay thẳng ngang Nhịp 4: TTCB Nhịp 5,6,7,8 tƣơng tự nhịp 1,2,3,4 nhƣng đổi bên c. Động tác 3: Động tác lƣờn - Sinh viên đứng tại chỗ nghe giáo TTCB: Đứng nghiêm 2 lần / viên giảng bài Nhịp 1: Chân trái bƣớc ngang, 2 8 nhịp - Sv tập luyện theo hƣớng dẫn của tay ngang giáo viên Nhịp 2: Nghiên lƣờn trái, tay trái chống hông, tay phải cao Nhịp 3: Về tƣ thế nhịp 1 Nhịp 4: TTCB Nhịp 5,6,7,8 tƣơng tự nhịp 1,2,3,4 nhƣng đổi bên d. Động tác 4: Động tác vặn - Sinh viên đứng tại chỗ nghe giáo mình 2 lần / viên giảng bài 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Quản trị nhà hàng: Chương 1 - GV. Trần Thu Hương
31 p | 586 | 80
-
Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành: Chương 1 - GV. Nguyễn Hoài Nhân
51 p | 534 | 65
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 2: Các hình thức ngoại giao
11 p | 140 | 33
-
Tập bài giảng Quản trị chiến lược (Ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành): Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
65 p | 21 | 6
-
Bài giảng Thông tin đào tạo bậc đại học chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
9 p | 67 | 3
-
Đánh giá thực trạng hiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học các học phần thuộc bộ môn nghiệp vụ sư phạm ở trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
8 p | 69 | 2
-
Biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện môn Dancesport cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
3 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn