intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 07/2016

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 07/2016 trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong, đánh giá sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của các liều heat shock protein lên các thông số miễn dịch của tôm sú,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 07/2016

  1. TAÏP CHÍ MỤC LỤC Trang NGHỀ CÁ Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix 3-14 SÔNG CỬU LONG lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, Số 07/2016 huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. ___________ Study on distribution of hard clam seed VIỆN NGHIÊN CỨU (Meretrix lyrata) in the coast of Thanh Phong NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 - Thanh Hai, Thanh Phu district, Ben Tre Giấy phép xuất bản province số 47/GP-BTTTT cấp ngày 8/2/2013 NGUYỄN MINH NIÊN, ĐOÀN VĂN TIẾN, Xuất bản hàng quý NGUYỄN VĂN PHỤNG, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: Tổng biên tập: Đánh giá sự phân bố và mức độ phong phú của 15-24 TS. NGUYỄN VĂN SÁNG cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở Phó tổng biên tập: một số thủy vực nội địa vùng Đồng bằng sông TS. PHAN THANH LÂM Cửu Long. Thư ký tòa soạn: Distribution and abundance of sucker fish ThS. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN (Pterygoplichthys disjunctivus) in inland CÁC ỦY VIÊN: water bodies of the Mekong delta. * TS. LÊ HỒNG PHƯỚC NGUYỄN NGUYỄN DU * TS. TRỊNH QUỐC TRỌNG * ThS. NGUYỄN ĐINH HÙNG Ảnh hưởng của các liều heat shock protein 25-36 * TS. NGUYỄN VĂN NGUYỆN lên các thông số miễn dịch của tôm sú. * TS. VŨ ANH TUẤN * TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH Effect of different dose of heat shock proteins * TS. ĐẶNG TỐ VÂN CẦM on immune parameters of black tiger shrimp * ThS. NGUYỄN NHỨT (Penaeus monodon) * ThS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO LÊ HỒNG PHƯỚC, NGUYỄN HỒNG LỘC, Trình bày: NGUYỄN THỊ HIỀN, VÕ HỒNG PHƯỢNG Nguyễn Hữu Khiêm Tòa Soạn: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hiệu quả của tolerines trong việc hạn chế 37-48 Thủy Sản 2 116 Nguyễn Đình Chiểu, truyền lây virus gây bệnh đốm trắng cho tôm Q.1, TP.HCM sú nuôi thương phẩm. ĐT: 08 3829 9592 Fax: 08 3822 6807 Recombinant protein VP28 expressed in Email: ria2@ mard.gov.vn Pichia pastoris and its effect on transmission of white spot syndrome virus. In tại: Công ty In Liên Tường 240/59-61-63 Nguyễn Văn Luông NGÔ THỊ NGỌC THỦY, Quận 6, TP. HCM TRẦN NGỌC HIỂU, ĐẶNG THỊ TRÀ MY
  2. Khả năng phân hủy quorum sensing của một 49-57 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ 87-97 số chủng vi sinh vật phân lập từ môi trường (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại ao nuôi tôm. Việt Nam. Quorum sensing-degrading ability of microbial Study on propagation of Banggai cardinalfish isolates from shrimp pond environment. (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) in NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH, Vietnam. NGUYỄN THẢO SƯƠNG VÀ VÕ MINH SƠN, TRỊNH QUANG SƠN, NGUYỄN ĐÌNH SONG TRỖI TRẦN NGUYỄN ÁI HẰNG, NGUYỄN THỊ THU THỦY Thành phần loài và đặc điểm tăng trưởng các 58-65 Hiệu quả của việc sử dụng hệ thống thổi khí 98-110 loài tảo phân lập từ ống tiêu hóa của nghêu vân trong ương cá tra từ bột lên hương ở Đồng (Meretrix lusoria). bằng sông Cửu Long. The species composition and growths of Effects of aeration to ‘Tra’ catfish microalgae isolated from the digestive system (Pangasianodon hypophthalmus) larvae of hard clam (Meretrix lusoria) reared in ponds in the Mekong delta. ĐẶNG NGỌC THÙY ĐINH THỊ THỦY, NGUYỄN THÀNH NHÂN, ĐOÀN VĂN CƯỜNG, Thử nghiệm khả năng loại thải bốn kim loại 66-75 NGUYỄN DIỄM THƯ nặng (As, Cd, Hg, Pb) trong sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) qua quá trình nuôi Tối ưu hóa điều kiện thủy phân thu nhận 111-119 lưu tuần hoàn. peptide có hoạt tính liên kết canxi từ phụ phẩm cá tra (Pangasianodon hyphophthalmus). Evaluation of the depuration process of heavy metals (As, Cd, Hg, Pb) in blood cockles Appication of response surface methodology (Anadara granosa Linnaeus, 1758) to optimize the calcium binding capacity HỒ NGỌC LINH, PHẠM GIA ĐIỆP, of protein hydrolysate from Tra catfish NGUYỄN NGỌC HÀ, (Pangasianodon hypophthalmus) by-products. NGUYỄN VĂN ĐÔNG, NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO, NGUYỄN NHƯ TRÍ, ĐINH THỊ MẾN, TRẦN ĐỨC VĨNH, NGUYỄN PHÚC CẨM TÚ VÕ ĐÌNH LỆ TÂM So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ 76-86 Thực trạng sản xuất và cơ hội tiếp cận chứng 120-136 chân trắng tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc nhận của các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ tại Trăng. Đồng bằng sông Cửu Long. Comparison of efficiencies among white leg Farming practices and challenges to reach shrimp farming practices in My Xuyen district, food standards of small-scale shrimp farms in Soc Trang province the Mekong delta. ĐOÀN VĂN BẢY, PHAN THANH LÂM, PHAN THANH LÂM TRẦN VĂN NHƯỜNG, TRỊNH QUANG TÚ
  3. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ NGHÊU GIỐNG (Meretrix lyrata) VEN BIỂN THẠNH PHONG – THẠNH HẢI, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE Nguyễn Minh Niên1*, Đoàn Văn Tiến1, Nguyễn Văn Phụng1, Nguyễn Thị Phương Thanh2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Thạnh Phong, Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre qua 5 đợt khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014 với 330 mẫu nghêu giống, 60 mẫu thức ăn trong ruột nghêu, 60 mẫu đất nền đáy đã được thu và đo một số chỉ tiêu chất lượng nước tại 33 điểm bao gồm: 13 điểm vùng ven biển (lớp biển), 11 điểm vùng kênh rạch sát biển (lớp giữa) và 9 điểm vùng rừng ngập mặn (lớp rừng). Mẫu nước được đo tại hiện trường các chỉ tiêu nhiệt độ, độ muối, độ trong và pH. Mẫu đất được thu bằng khoan đất và gàu đáy chuyên dùng. Mẫu ấu trùng nghêu phù du và nghêu giống được thu bằng lưới có kích thước mắt lưới tương ứng 30μm và 1mm và được cố định bằng cồn. Mẫu phân tích thức ăn trong ruột nghêu và độ béo được tiến hành bằng cách đo chiều cao, khối lượng nghêu không có vỏ, cố định ruột bằng dung dịch formol. Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chất lượng nước có giá trị nằm trong giới hạn bình thường cho thủy sinh vật và nghêu phát triển. Ở vùng ven biển, nhóm đất cát chiếm 94,28%, có tính chất rời rạc, thấm nước dễ và cũng khó giữ nước. Ở vùng kênh rạch sát biển, có lượng bùn cát trung bình (41,20% thịt và 2,77% sét). Ở vùng trong rừng ngập mặn, nền đáy chủ yếu là bùn có hàm lượng thịt và sét cao. Nghêu giống chỉ phân bố ở vùng ven biển Thạnh Phong, Thạnh Hải nơi có nền đáy là cát bùn, thành phần cát trung bình chiếm 94,28 ± 2,14% và nghiên cứu không xác định nghêu giống phân bố ở vùng kênh rạch và trong rừng ngập mặn. Độ béo của nghêu vào tháng 6/2014 cao hơn tháng 7/2014. Thành phần thức ăn trong ruột nghêu đa số là mùn bã hữu cơ, chiếm từ 73,68%-91,67% và tảo từ 8,33%-26,14% số lượng thức ăn trong ruột nghêu. Từ khóa: Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata), phân bố nghêu, ấu trùng nghêu, nghêu giống, rừng ngập mặn. I. MỞ ĐẦU 80-90%), độ mặn 10-31‰, nhiệt độ nước từ 25- Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là một 32oC, có thức ăn phong phú, ít sóng gió, dòng trong những loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế ở chảy chậm. Các nghiên cứu về sinh học sinh sản, Việt Nam, đặc biệt là vùng ven biển Đồng bằng bảo vệ nguồn lợi và phát triển nghề nuôi cũng đã sông Cửu Long nên đã có nhiều nghiên cứu về được quan tâm thực hiện (Thiet, C.C., và Martin, loài này. Nguyễn Hữu Phụng (1996b) cho rằng S.K., 2008; Aucoin, F., et al., 2004; Nguyễn loài Meretrix lyrata chỉ gặp ở Nam bộ tại các Thanh Tùng và ctv., 2004; Nguyễn Đinh Hùng vùng ven biển từ TP. Hồ Chí Minh đến Cà Mau, và ctv., 2002; Nguyễn Đinh Hùng, 2000) chưa phát hiện sự phân bố tự nhiên của chúng ở II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ven biển Bắc bộ và Trung bộ. Theo Nguyễn Tác An và ctv., (1994), nghêu phân bố vùng hạ triều, 2. 1. Vị trí và thời gian thu mẫu thời gian phơi bãi từ 2-8 giờ/ngày, pH nước từ Vị trí thu mẫu gồm 33 điểm bố trí trên 3 6,6-8. Một nghiên cứu của Trương Quốc Phú khu vực là vùng ven biển (13 điểm - ký hiệu từ (1999) cho thấy vùng phân bố tự nhiên ở gần 1-13, gọi là lớp biển), vùng giữa (11 điểm - ký cửa sông nơi có chất đáy là cát bùn (cát chiếm hiệu từ 14-24, gọi là lớp giữa), vùng trong rừng 1. Phòng Sinh thái Nghề cá và Tài nguyên Thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. * Email: minhnien11@yahoo.com 2. Trường Trung học Thủy sản TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 3
  4. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 ngập mặn (9 điểm - ký hiệu từ 25-33, gọi là lớp xuất hiện và phương pháp đếm điểm. Phương rừng) và được định vị bằng GPS thuộc địa bàn pháp đếm điểm dựa vào diện tích mảnh thức 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, huyện Thạnh ăn có kích thước 15 μ (đo bằng trắc thị kính) Phú, tỉnh Bến Tre. Thời gian thu mẫu từ tháng 4 làm chuẩn và cho một điểm. Tính điểm thức ăn đến tháng 8 năm 2014 (Hình 1). khác tương ứng với kích thước ấy. Đếm toàn bộ thức ăn có trong thị trường quan sát với 2 loại: tảo và mảnh vụn hữu cơ. Tứ đó tính phần trăm 2 nhóm thức ăn này theo công thức: Phần trăm tảo: (Số điểm của tảo/tổng số điểm)*100 Phần trăm mùn bã hữu cơ: (Số điểm mùn bã hữu cơ/tổng số điểm)*100 Mỗi dạ dày nghêu đếm 3 lần, lấy giá trị trung bình của 3 lần đếm được. Hình 1: Vị trí thu mẫu Độ béo của nghêu được tính theo công thức: 2. 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu W K = ------- x 104 Mẫu nước được thu bằng bình thu theo H3 tầng. Các yếu tố pH, nhiệt độ, độ mặn đo tại Trong đó: W - Khối lượng nghêu không vỏ; hiện trường bằng máy đo đa chỉ tiêu Sension – H - Chiều cao HACH (USA) và độ trong đo bằng đĩa Secchi. Số liệu được phân tích, tính toán bằng phần Các chỉ tiêu được đo tại 33 điểm và liên tục mềm Minitab, Excel. trong 5 đợt từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014. III. KẾT QUẢ Mẫu đất được thu bằng khoan đất và gàu đáy 3.1. Một số yếu tố chất lượng nước chuyên dùng. Tổng số 60 mẫu được thu vào 2 đợt tháng 5 và tháng 6 năm 2014. Yếu tố phân - Nhiệt độ: Nhiệt độ vùng nghiên cứu trung tích bao gồm thành phần cơ giới 3 cấp: sét, bình trong khoảng 27,9 – 34,8oC (Hình 2). Nhiệt thịt và cát theo phương pháp tỷ trọng. Mẫu ấu độ giảm dần vào các đợt có mưa nhiều (đợt 3, 4, trùng nghêu phù du và nghêu giống được thu 5 - tháng 6, 7 và 8) và biến động rõ theo tháng bằng lưới có kích thước mắt lưới tương ứng (p0,05). phân tích tại phòng thí nghiệm bằng kính hiển vi (mẫu ấu trùng phù du) và quan sát bằng mắt thường (mẫu giống). Tổng số 330 mẫu nghêu giống và ấu trùng phù du được thu và phân tích. Phân tích thức ăn trong ruột nghêu và độ béo được thực hiện bằng cách đo chiều cao, khối lượng nghêu không có vỏ, cố định ruột bằng cồn tại hiện trường và phân tích bằng kính hiển vi tại phòng thí nghiệm. Tổng số 60 mẫu được thu và phân tích. Tính thành phần thức Hình 2: Biến động nhiệt độ theo đợt và vùng ăn trong ruột nghêu bằng phương pháp tần số khảo sát 4 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  5. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 - Độ trong: Độ trong trung bình là 28,44 – Các đợt mùa mưa (đợt 4, 5) có pH thấp. Phân 36,23 cm (Hình 3). Các vùng có độ trong giảm tích thống kê cho thấy độ pH thay đổi theo vùng (nước đục) vào các đợt 4, 5 (tháng mưa nhiều và đợt rõ rệt (p
  6. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Vùng 1 (ven biển) có thành phần cát 94,28 % cao nhất, các thành phần sét và thịt có tỉ lệ thấp nhất. Vùng 3 (trong rừng) có tỉ lệ sét và thịt cao nhất. Nghêu giống không hiện diện trong khu vực có rừng mà xuất hiện ở vùng ven biển đáy cát và một vài điểm ở vùng giữa nơi có những cồn cát nổi lên gần biển chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuống hàng ngày (Hình 10). Hình 7: Biến động thành phần thịt theo đợt và vùng khảo sát - Thành phần cát: Thành phần cát chiếm khoảng 14,29 – 94,28% (Hình 8). Vùng ven biển cao nhất và vùng rừng ngập mặn là thấp nhất. Thành phần cát có biến động khác biệt rõ theo vùng (p0,05). Hình 10: Thành phần cát của 33 điểm khảo sát 3.3. Thành phần thức ăn trong ruột nghêu Kết quả phân tích 60 mẫu ruột của nghêu từ 2 đợt thu mẫu cho thấy thành phần thức ăn chính của nghêu là mùn bã hữu cơ và tảo. Tổng số 32 loài tảo đã được xác định trong ruột nghêu, trong đó ngành tảo silic Bacillariophyta chiếm Hình 8: Biến động thành phần cát theo đợt và đa số với 30 loài (chiếm 93,94%), tảo lam có vùng khảo sát 2 loài (6,06%), không có sự hiện diện của tảo Thành phần cơ giới của đất giữa các vùng giáp Pyrrophyta và tảo lục Chlorophyta (Bảng có sự khác biệt rõ ràng (Hình 9). 1). Trong 32 loài tảo bắt gặp có 19 loài tảo gặp cả 2 đợt thu mẫu, 14 loài tảo chỉ bắt gặp ở một trong 2 đợt. Hình 9: Thành phần cơ giới đất của 3 vùng khảo sát 6 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  7. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 1. Thành phần và tần số xuất hiện (%) các loại thức ăn trong ruột nghêu TT Loại thức ăn Đợt 1 Đợt 2 Ngành tảo Silic Bacillariophyta 1 Cyclotella striata 91,43 65,71 2 Cyclotella stylorum 28,57 17,14 3 Amphora lineolata 0 2,86 4 Amphora quadrata 2,86 0 5 Amphiprora gigantes 2,86 0 6 Amphiprora alata 8,57 0 7 Nitzchia lanceolata 68,57 51,43 8 Nitzchia sigma 5,71 11,43 9 Nitzchia longissima 2,86 2,86 10 Surirella fastuosa 8,57 11,43 11 Surirella norvegica 2,86 0 12 Surirella javanica 2,86 0 13 Navicula cancellata 20,00 2,86 14 Navicula elegans 2,86 2,86 15 Navicula sp. 14,29 2,86 16 Gyrosigma strigile 5,71 2,86 17 Pleurosigma angulatum 2,86 0 18 Pleurosigma salinarum 2,86 2,86 19 Campylodiscus daemelianus 0 2,86 20 Campylodiscus grevillei 0 8,57 21 Melosira numnuloides 0 2,86 22 Melosira granulata 0 11,43 23 Coscinodiscus rothii 28,57 17,14 24 Coscinodiscus lineatus 45,71 57,14 25 Coscinodiscus arteromphalus 0 2,86 26 Coscinodiscus sp. 8,57 0 27 Coscinodiscus radiatus 20,00 8,57 28 Coscinodiscus nobilis 2,86 2,86 29 Chaetoceros sp. 2,86 2,86 30 Cocconeis scutellum 40,00 14,29 Ngành tảo Lam Cyanophyta     31 Qscillatoria limosa  0 2,86 32 Formidium sp.  0 2,86 33 Mùn bã hữu cơ 0 100 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 7
  8. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Phân tích thành phần thức ăn trong ruột - 26,14% số lượng thức ăn trong ruột nghêu. Ở nghêu ở cả 2 đợt đều cho thấy kết quả tương tự đợt 2, mùn bã hữu cơ chiếm từ 76,47% - 91,67% nhau với số lượng mùn bã hữu cơ luôn chiếm ưu và tảo chiếm từ 8,33% - 23,53% số lượng thức thế (Bảng 2). Ở đợt 1, lượng mùn bã hữu cơ dao ăn trong ruột nghêu. động từ 73,68% - 90,32%, tảo chỉ chiếm 9,68% Bảng 2. Thành phần các nhóm thức ăn trong ruột nghêu TT Đợt 1 Đợt 2 Tảo (%) Mùn bã hữu cơ (%) Tảo (%) Mùn bã hữu cơ (%) 1 21,05 78,95 11,54 88,46 2 26,14 73,86 9,09 90,91 3 11,76 88,24 23,53 76,47 4 23,53 76,47 10,71 89,29 5 24,32 75,68 11,11 88,89 6 23,08 76,92 8,33 91,67 7 11,11 88,89 23,33 76,67 8 23,40 76,60 12,82 87,18 9 21,62 78,38 8,70 91,30 10 22,12 77,88 23,08 76,92 11 21,88 78,13 20,59 79,41 12 25,17 74,83 18,35 81,65 13 19,81 80,19 16,67 83,33 14 19,01 80,99 16,67 83,33 15 10,53 89,47 10,96 89,04 16 21,21 78,79 11,36 88,64 17 21,05 78,95 9,35 90,65 18 20,59 79,41 20,41 79,59 19 17,31 82,69 12,5 87,5 20 12,70 87,30 21,62 78,38 21 23,53 76,47 9,09 90,91 22 17,39 82,61 12,50 87,50 23 19,28 80,72 10,14 89,86 24 18,92 81,08 10,53 89,47 25 13,46 86,54 11,11 88,89 26 20,29 79,71 11,11 88,89 27 17,28 82,72 10,53 89,47 28 18,69 81,31 20,59 79,41 29 26,21 73,79 19,23 80,77 30 9,68 90,32 13,33 86,67 8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  9. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 3.4. Độ béo - Phân bố theo không gian: Ấu trùng Độ béo của nghêu vào tháng 6/2014 cao hơn nghêu phân bố tại vùng ven biển là chủ yếu, các tháng 7/2014. Vào cuối tháng 6/2014, hệ số k dao khu vực sâu bên trong cũng có bắt gặp ấu trùng động từ 0,3760 đến 0,8938 với giá trị trung bình nghêu nhưng với mật độ rất thấp và cũng chỉ ở là k=0,6267 và tháng 7 là từ 0,2893 đến 0,6094 một số điểm (Hình 13, Hình 14, Hình 15). Sự với giá trị trung bình là k=0,4603. phân bố của ấu trùng nghêu tại các khu vực sâu 3.5. Phân bố của nghêu giống bên trong kênh rạch và rừng ngập mặn có thể do thủy triều đưa vào. Nhóm nghiên cứu ghi nhận 3.5.1. Các giai đoạn ấu trùng phù du điều này căn cứ vào thời gian thu mẫu phía trong - Phân bố theo thời gian: Kết quả phân kênh rạch và rừng ngập mặn thường vào lúc tích mẫu cho thấy ấu trùng nghêu phân bố chủ nước lên (nước lớn) vì nước xuống (nước ròng) yếu vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6 (Hình 11, ghe rất khó đi vào sâu bên trong rừng ngập mặn. Hình 12). Chỉ có hai dạng ấu trùng bắt gặp là dạng ấu trùng chữ D (D-larvae stage) và dạng hậu ấu trùng chuẩn bị định cư ở đáy (Mature lavae). Mật độ ấu trùng cao nhất thu được vào cuối tháng 5. Vào tháng 7 và tháng 8 hầu như có rất ít ấu trùng, chỉ gặp ở một số điểm ấu trùng dạng hậu ấu trùng. Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, vào cuối tháng 8 vùng cửa sông ven biển Thạnh Phong, Thạnh Hải chịu Hình 13. Phân bố của ấu trùng chữ D một lượng lớn nước lục địa đổ ra nên độ muối (D-larvae stage) vùng kênh rạch sát biển giảm. Hình 11. Phân bố của ấu trùng chữ D Hình 14. Phân bố của hậu ấu trùng (Mature (D-larvae stage) vùng ven biển lavae) vùng kênh rạch sát biển Hình 12. Phân bố của hậu ấu trùng Hình 15. Phân bố của hậu ấu trùng (Mature (Mature lavae) vùng ven biển lavae) vùng rừng ngập mặn TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 9
  10. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 3.5.2. Giai đoạn nghêu giống (bám đáy) IV. THẢO LUẬN - Phân bố theo thời gian: Nghêu giống 4.1. Một số yếu tố chất lượng nước liên được xác định với mật độ khá cao vào tháng 5 và quan đến phân bố nghêu tháng 6. Số lượng giảm dần vào tháng 7 và tháng Qua các số liệu khảo sát, các giá trị nhiệt 8 năm 2014 (Hình 16). Trong thời gian nhóm độ, độ muối, pH và độ trong của nước đều phù nghiên cứu thu mẫu tại Thạnh Phong, Thạnh Hải hợp với điều kiện sống của nghêu. Sự biến động các bãi nghêu giống bị người dân khai thác bất của các yếu tố này là không lớn và nằm trong hợp pháp. Theo thông tin từ địa phương thì có khoảng thích hợp cho nghêu. Kết quả này phù hàng ngàn người ra cào nghêu giống trong hơn 1 hợp với Kect (1974) theo đó nghêu sống tốt ở tuần đã làm cho nguồn giống tự nhiên bị cạn kiệt. nhiệt độ 20-30o. Tuy chưa có xác định nhiệt độ Hầu như giống tại các bãi giống đều bị bắt hết và tối ưu cho ấu trùng nghêu nhưng để nghêu phát được chuyển ra khỏi vùng. triển tốt thì giá trị nhiệt độ và độ muối đồng thời - Phân bố theo không gian: Khác với giai tương ứng là 30oC và 22,5%o. Ấu trùng nghêu đoạn ấu trùng phù du, ở giai đoạn nghêu giống nhạy cảm với độ muối nhiều hơn là nhiệt độ các cá thể được bắt gặp tại vùng ven biển. Nghêu (Kect, 1974 trích từ Mulholland, 1984). Theo giống phân bố với mật độ khá cao tại vùng ven một nghiên cứu của Nguyễn Tác An và Nguyễn biển gần cửa sông (điểm 8). Không xác định Văn Lục (1994), nghêu phân bố vùng hạ triều nghêu giống phân bố sâu bên trong kênh rạch có pH nước từ 6,6-8. Trương Quốc Phú (1999) và rừng ngập mặn thuộc các xã Thạnh Phong cũng ghi nhận vùng phân bố tự nhiên của nghêu và Thạnh Hải với nền đáy là bùn. Chỉ xác định có độ mặn 10-31‰, nhiệt độ nước từ 25-32oC. một vị trí sát biển (điểm 20) có nghêu phân bố Như vậy, chất lượng nước vùng ven biển Thạnh nhưng là khu vực cồn đáy là cát bùn ở cửa rạch Phong, Thạnh Phú khá phù hợp cho sự phát lớn rất gần biển (Hình 17). triển và phân bố của nghêu. 4.2. Thành phần cơ giới của đất và mối liên hệ đến phân bố nghêu giống Theo kết quả phân tích cấu trúc nền đáy vùng nghiên cứu ở trên thì nghêu chỉ phân bố ở vùng có nền đáy là cát bùn với thành phần cát chiếm đa số và là nơi có dòng chảy chậm. Trong rừng ngập mặn và tại các cửa sông không tìm Hình 16. Phân bố nghêu giống vùng ven biển thấy sự hiện diện của nghêu giống. Các phân tích cấu trúc nền đáy của các nghiên cứu về các bãi nghêu ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre và Tiền Giang trước đó cho thấy, thành phần cát chiếm từ 68% điến 75%, sét từ 21 – 31%, bùn/chất lắng đọng chiếm hơn 7% (Nguyễn Đinh Hùng, 2000) và cát chiếm từ 86% đến 91%, bùn chỉ chiếm từ 9% đến 14% (Trương Quốc Phú, 1999). Bùn và chất lắng đọng có thể giữ độ ẩm lâu hơn cho Hình 17. Phân bố nghêu giống vùng kênh rạch nghêu khi bãi nghêu bị phơi dưới ánh nắng mặt sát biển trời trong thời gian thủy triều xuống. Đây là 10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  11. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 điều kiện lý tưởng bảo vệ nghêu khi bãi triều là Coscinodiscus, Cyclotella, Nitzschia. Thành cạn và có nắng nóng. phần thức ăn thay đổi theo mùa, có nhiều mùn Các nghiên cứu trước đây đều khẳng định bã hữu cơ và ít thực vật nổi trong mùa mưa. nghêu phân bố tự nhiên ở vùng có nền đáy là Độ béo của nghêu cao vào tháng 6 vì là cát chiếm phần lớn dọc theo bờ biển, gần các thời kỳ đầu mùa mưa nên nguồn thức ăn là mùn cửa sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. bã hữu cơ được đưa ra vùng cửa sông ven biển Các cửa sông và vùng lân cận là nơi chuyển tiếp bởi dòng nước lục địa giúp cho tảo phát triển hoặc vùng giao thoa của dòng chảy từ đất liền tốt và là nguồn thức ăn cho nghêu. Điều này và biển. Vùng này làm giảm vận tốc và sự xáo cũng chứng tỏ rằng điều kiện sống nói chung và trộn của nước, vì thế ấu trùng nghêu có thể bám điều kiện thức ăn nói riêng khá tốt cho nghêu đáy (Trương Quốc Phú, 1999). phát triển và tích lũy sản phẩm sinh dục trong 4.3. Mối liên hệ thức ăn và mùa sinh sản thời gian này. Theo Trương Quốc Phú (1999) của nghêu và Nguyễn Thanh Tùng (2007) nghêu đạt kích cỡ lớn 3,5cm có khả năng thành thục sinh dục Loại thức ăn xuất hiện nhiều nhất là mùn và thường béo nhất trong năm. Từ tháng 5 đến bã hữu cơ với tần số 100%, hiện diện ở tất cả tháng 6 là mùa sinh sản chính của nghêu và từ 60 mẫu ruột nghêu, kế đến là các loài tảo thuộc tháng 7 đến tháng 10 là mùa sinh sản bổ sung các giống Cyclotella, Coscinodiscus, Nitzschia. ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, Các loài tảo đơn bào, hình tròn và có kích thước đến cuối tháng 7 có thể phần lớn nghêu đã sinh nhỏ hiện diện với tần suất cao ở cả 2 đợt thu sản, khả năng cung cấp các điều kiện sống cho mẫu như Cyclotella striata (91,43% và 65,71%) nghêu có phần giảm đi do mưa nhiều, lượng Coscinodiscus lineatus (45,71% và 57,14%). nước ngọt đổ ra biển lớn, nên độ béo giảm. Điều này phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của Nhóm nghiên cứu không thấy sự khác biệt lớn nghêu là ăn lọc và chọn lọc theo kích cỡ hạt thức về chỉ số độ béo giữa các điểm phân bố có lẻ vì ăn. Trong 32 loài tảo được xác định trong ruột phạm vi phân bố của nghêu tại Thạnh Phong, nghêu có 3 loài tảo nước ngọt hiện diện trong Thạnh Hải không lớn (khoảng 170 ha), chỉ nằm mẫu nghêu thu đợt 2 vào tháng 7, nhưng với ven biển ngoài vùng rừng ngập mặn và chịu ảnh tần số rất thấp, trong đó tảo silic Bacillariophyta hưởng của cửa sông Cổ Chiên. có 1 loài là Melosira granulata (1,43%) và tảo lam có 2 loài là Oscillatoria limosa (2,86) và 4.4. Phân bố của nghêu giống ở các giai Formidium sp. (2,86). Các loài tảo này dạng sợi đoạn có thể được đưa đến từ sông rạch do nước nội Các kết quả về phân bố nghêu giống qua địa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu các giai đoạn đã ghi nhận ở trên khá phù hợp với trước đó. đời sống của nghêu đã được đề cập trong các tài Theo Trương Quốc Phú (1999), mùn liệu và nghiên cứu trước đó. Theo Nguyễn Hữu bã hữu cơ chiếm đa số trong thức ăn của Phụng (1996a) nghêu sống ở vùng triều có nền nghêu từ 78,52% đến 90,38% và thực vật đáy là cát bùn với tỷ lệ cát từ 60%-90%, phân bố nổi (Phytoplankton) chỉ chiếm từ 9,62% đến chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều, nơi có 21,18%. Tảo silic Bacillariophyta chiếm đa số độ dốc thấp và tương đối bằng phẳng, cấu trúc với 95,45% về thành phần loài, tiếp đến là tảo nền đáy hơi xốp để thuận lợi cho việc vùi mình giáp Pyrrophyta (2,27%) và tảo lục Chlorophyta vào nền đáy của nghêu. Trong tự nhiên chưa hề (2,27%). Các giống có tần suất hiện diện nhiều gặp loài này ở vùng đáy bùn hoặc đáy là đất sét, TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 11
  12. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 rất ít gặp nghêu phân bố ở bãi cát thô, cấp hạt vào giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nghêu lớn hoặc đáy cát rắn chắc. Các nghiên cứu khác còn là câu hỏi lớn. cũng ghi nhận rằng nghêu phân bố vùng hạ V. KẾT LUẬN triều, thời gian phơi bãi từ 2-8 giờ/ngày (Nguyễn Tác An và ctv., 1994), ở gần cửa sông nơi có Các yếu tố chất lượng nước nằm trong giới chất đáy là cát bùn (cát chiếm 80-90%), độ mặn hạn bình thường cho thủy sinh vật và nghêu 10-31‰, nhiệt độ nước từ 25-32oC, có thức ăn phát triển. Thành phần cơ giới đất giữa các vùng phong phú, ít sóng gió, dòng chảy chậm (Trương có sự khác biệt rõ. Vùng ven biển có nhóm đất Quốc Phú (1999). cát, rời rạc, thấm nước dễ và cũng khó giữ nước, vùng giữa có tỷ lệ bùn cát trung bình và vùng Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự hiện rừng ngập mặn chủ yếu là đáy bùn có hàm lượng diện của nghêu giai đoạn ấu trùng phù du ở thịt và sét cao. một số điểm trong vùng rừng ngập mặn nhưng không tìm thấy nghêu giống giai đoạn bám đáy Trong thành phần thức ăn của nghêu, mùn bã trong khu vực này và vùng có nền đáy là bùn. hữu cơ chiếm từ 73,68% - 91,67%, tảo từ 8,33% - Hơn nữa, sự phân bố của nghêu giống ở giai 26,14%. Ngành tảo Silic Bacillariophyta chiếm đa đoạn ấu trùng phù du thì chưa được khẳng định số (93,94%) với 30 loài tìm thấy trong ruột nghêu. rõ. Sự di chuyển của nghêu giai đoạn ấu trùng Nghêu có độ béo khá cao vào tháng 6 và phù du là thụ động và phụ thuộc vào dòng giảm xuống vào tháng 7/2014. nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng rừng Nghêu giống phân bố vùng ven biển, nơi có ngập mặn ven biển là nơi ương dưỡng của nền đáy là cát bùn. Ấu trùng phù du của nghêu nhiều loài cá và thủy sinh vật vì có các điều được tìm thấy ở một số điểm trong các kênh kiện tự nhiên và nguồn thức ăn tốt, là nơi trốn rạch rừng ngập mặn có thể do thủy triều đưa vào tránh địch hại. Việc xác định nghêu giống có nhưng tuyệt đối không tìm thấy nghêu giống phân bố trong rừng ngập mặn hay không và phân bố ở đó. 12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  13. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Châu, Trần Quốc Chương, Nguyễn Thị Xuân Lan, Nguyễn Đinh Hùng, 2000. Nghiên cứu các điều kiện Lê Thị Xuân Lan, Võ Thị Bé Năm, Vũ Nguyên sinh thái môi trường ảnh hưởng đến quá trình nuôi Anh và Đặng Thị Đoan Trang, 2007. Nghiên cứu nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) ở vùng ven biển các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Tiền Giang, Bến Tre. Luận văn cao học. Đại học Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby), 177 tr. Quốc Gia Tp.HCM. Trương Quốc Phú, 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm Nguyễn Đinh Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix Văn Hảo, 2002. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật sản lyrata ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. Luận xuất giống nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long. án tiến sĩ, 154 tr. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, Viện Nghiên Tài liệu tiếng Anh Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2. Aucoin, F., Doiron, S., and Nadeau, M., 2004. Guide Nguyễn Hữu Phụng, 1996a. Đặc điểm sinh học và kỹ to sampling and identifying larvae of species of thuật ương nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby). maricultural interest. Quebec, Canada. Tạp chí Thông tin Khoa học và Thủy sản, số 7 Luu, T.T., Holt. T., and Hough, A., 2009. Ben Tre (tr.13-21) và số 8 (tr.14-18). fishery. Public comment draft report. Moody Nguyễn Hữu Phụng, 1996b. Nguồn lợi thân mềm hai Marine LTD. mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu ở biển Việt Nam. Mulholland, R., 1984. Habitat suitability index models: Tuyển tập nghiên cứu Biển, tập VII, tr.9-16. Hard clam. U.S.Fish Wild. Ser. FWS/OBS- Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Lục, 1994. Nghiên cứu 82/10.77. 21 pp. nguồn lợi hải đặc sản và các điều kiện tự nhiên Thiet, C.C., and Martin, S.K., 2008. Clam (Meretrix phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các thủy vực lyrata) hatchery manual. Aquaculture Research ven biển tỉnh Trà Vinh. Báo cáo khoa học, Sở Sub-Institute for North Centre (ARSINC) and KHCNMT và Sở Thủy sản Trà Vinh, tr. 88-101. South Australian Research and Development Nguyễn Thanh Tùng, Đoàn Văn Tiến, Phan Thanh Lâm, Institute (SARDI). Trần Kim Hằng, Nguyễn Nguyễn Du, Lâm Ngọc TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 13
  14. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 STUDY ON DISTRIBUTION OF HARD CLAM SEED (Meretrix lyrata) IN THE COAST OF THANH PHONG - THANH HAI, THANH PHU DISTRICT, BEN TRE PROVINCE Nguyen Minh Nien *, Doan Van Tien1, Nguyen Van Phung1, Nguyen Thi Phuong Thanh2 1 ABSTRACT The study was carried out in mangroves forest of Thanh Phong and Thanh Hai communes, Thanh Phu district, Ben Tre province by 5 field surveys from April to August 2014 with 330 samples of clam larvae and juvenile stages, 60 samples of clam digestive tract for food analyzing in clam digestive systems, 60 samples of bottom soil sampled. Some water quality parameters in 33 sample plots including: 13 plots in the beach (beach area), 11 plots in channels (middle area) and 9 plots in mangroves forest (forest area) were also monitored. Water quality parameters of temperature, salinity, transparency and pH were measured on the field. Samples of bottom soil structures were collected by the special soil borer and Petersen grab. Samples of clam larvae and juvenile stages were collected by 30μm and 1mm nets, respectively and fixed in ethanol. Samples for fat and food analyzing in clam digestive systems were collected, clam height and weight were measured without shell and fixed in formalin solution. Samples were analyzed in laboratories of the Institute for Aquaculture No. II. Results of the study show that, water quality parameters were in normal ranges for the development of aquatic animals and clam. In the beach area, the sandy soil covered 94.28% with desultory, easy hydrophilic and difficult in keeping water level. Contents of silt and clay were average (41.20% silt và 2.77% clay) in the middle area. In the mangroves forest, bottom structures were mud with high contents of clay and silt. Clam larvae and juvenile distributed mainly in the beach area of Thanh Phong, Thanh Hai where the bottom structures were mud-sandy soil with the average sand content of 94.28± 2.14%. Study results determined no distribution of clam seed in channels and mangroves forest. Fat levels of clams in June 2014 were higher than that in July 2014. Organic matters accupied 73.68%-91.67% and algae covered 8.33%-26.14% of the total food in clam digestive systems. Keywords: Ben Tre clam (Meretrix lyrata), clam distribution, clam larvae, clam juvenile, mangrove forest. Người phản biện: Ths. Nguyễn Đình Hùng Ngày nhận bài: 18/11/2015 Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015 Ngày duyệt đăng: 25/12/2015 1. Department of Fisheries ecology and Aquatic resources, Research Institute for Aquaculture No.2 * Email: minhnien11@yahoo.com 2. The Fisheries College 14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  15. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁ LAU KÍNH (Pterygoplichthys disjunctivus) Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NỘI ĐỊA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Nguyễn Du1* TÓM TẮT Cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) là một trong những đối tượng cá ngoại lai hiện đang xuất hiện ở ngoài tự nhiên trên các địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu về sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính ở ĐBSCL được thực hiện từ 09/2012 đến tháng 06/2013 với các loại hình thủy vực được khảo sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang với 2 loại ngư cụ lưới cào và lưới kéo tay được sử dụng để thu mẫu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá lau kính được ngư dân phát hiện ngoài tự nhiên từ năm 2001 và phát triển cho đến nay. Phân bố của cá lau kính rất rộng ở tất cả các loại hình thủy vực bao gồm sông, kênh, ao đầm tự nhiên và chúng được bắt gặp ở tất cả các địa phương khảo sát ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Cá lau kính chiếm 0,82% tổng số cá thể và 4,64% tổng sản lượng của mẻ lưới khai thác. Cá lau kính đánh bắt được nhiều nhất ở ao đầm tự nhiên, kế đến là sông lớn và kênh rạch. Mức độ phong phú của cá lau kính cao nhất ở trong ao đầm tự nhiên (CPUEn = 13±2 cá thể /100m2 và CPUEw = 178,34±22,95 g/100m2). Tuy cá lau kính có sự phân bố rộng và mức độ phong phú thấp ở các thủy vực tự nhiên nhưng đây là loài cá ngoại lai xâm hại cần tiếp tục nghiên cứu tiếp theo từ kết quả của đề tài này. Từ khóa: cá lau kính, Pterygoplichthys disjunctivus, sự phân bố, sự phong phú, ĐBSCL. I. ĐẶT VẤN ĐỀ tố mất môi trường sống). Những loài này được Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), di nhập bằng nhiều cách khác nhau và với các nghề khai thác cũng như nuôi trồng thủy sản mục đích khác nhau. Trong nhiều trường hợp, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung loài ngoại lai có thể sinh sản và sinh trưởng rất cấp thực phẩm và kế sinh nhai cho hơn 17 triệu nhanh ở hệ sinh thái mới do có khả năng thích người dân địa phương. Do đó, bất kỳ một tác nghi và sự phong phú hơn về thức ăn, cho nên động nào ảnh hưởng đến “vựa cá” này cần phải chúng chiếm ưu thế về số lượng quần đàn, đến được đánh giá chi tiết và tìm ra các phương một lúc nào đó chúng làm phá vỡ cân bằng hệ án thích hợp và bền vững nhằm giảm thiểu sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của nó. Tác động của các sinh vật ngoại lai là một con người. trong những ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Trường hợp điển hình là cá lau kính ở thủy sản nói riêng và hệ sinh thái vùng ĐBSCL ĐBSCL. Loài cá này được di nhập vào Việt nói chung. Nam từ những năm 1990 thông qua nghề nuôi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và kinh doanh cá cảnh. Hiện nay, cá lau kính và Tài nguyên Thiên nhiên (2004) nhấn mạnh đang phân bố rất phổ biến ở vùng ĐBSCL, rằng sinh vật ngoại lai được đánh giá là một trong tất cả các thủy vực sông, kênh, rạch và trong những nguyên nhân tác động mạnh nhất vùng ngập lụt, kể cả vùng ven biển cũng bắt gặp đến tính đa dạng sinh học (đứng thứ hai sau yếu và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản 1. Phòng Sinh thái Nghề cá và Tài nguyên Thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. * Email: didzu72@yahoo.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 15
  16. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 lượng khai thác của ngư dân (Vũ Vi An và ctv., nhất định đến đa dạng sinh học thủy sản nhưng 2013). Bên cạnh đó, cá lau kính còn xuất hiện cho đến nay chưa có kết quả nghiên cứu nào trong ao nuôi cá của người dân địa phương với về sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau mật độ cao và ảnh hưởng không nhỏ đến khả kính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc năng sản xuất kinh doanh của nông hộ. triển khai đề tài “Đánh giá sự phân bố và mức Mặc dù cá lau kính đã bùng phát khắp vùng độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys ĐBSCL ở mức đáng báo động, nhưng tác động disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng của cá lau kính đến đa dạng sinh học thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện. mới chỉ dừng lại ở mức cảnh báo và nhận định II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ban đầu. Đặc biệt cá lau kính đã được liệt kê NGHIÊN CỨU vào danh sách các loài ngoại lai xâm lấn trên thế giới và khuyến cáo không nên di nhập do có 2.1. Vật liệu nghiên cứu tác động đến đa dạng sinh học thuỷ sản và môi - Đối tượng nghiên cứu là cá lau kính trường sống các loài bản địa. Đối với một số (Pterygoplichthys disjunctivus). quốc gia đã di nhập loài cá này cho thấy đã xác - Ngư cụ thu mẫu là lưới kéo tay (dùng định được các hậu quả nghiêm trọng tác động trong các ao tự nhiên) và lưới kéo cào khung đến hệ sinh thái và các loài thủy sản bản địa do (dùng trong sông và kênh) được thuê trực tiếp từ cá lau kính gây ra. Trong khi cá lau kính đã di ngư dân tại khu vực khảo sát (Hình 1). nhập vào Việt Nam và đã có những tác động Hình 1: Lưới cào khung và lưới kéo tay dùng để thu mẫu - Mẫu vật được cố định trong dung dịch formol - Đợt 1: tháng 12/2012 ở tỉnh An Giang (10%) tại hiện trường và được phân tích trong - Đợt 2: tháng 02/2013 ở tỉnh Đồng Tháp phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Nuôi - Đợt 3: tháng 03/2013 ở tỉnh Cần Thơ trồng Thủy sản 2. - Đợt 4: tháng 06/2013 ở tỉnh Hậu Giang - Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết khác: cân, 2.2.2. Địa điểm thực hiện: Đề tài được thước, dụng cụ giải phẫu, thau, xô đựng mẫu. thu mẫu trên các loại hình thủy vực được khảo 2.2. Phương pháp nghiên cứu sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An 2.2.1. Thời gian thực hiện: đề tài được Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Số thực hiện từ tháng 09/2012 đến tháng 06/2013 lượng điểm thu mẫu được trình bày trong Bảng gồm 4 đợt như sau: 1 và Hình 2. 16 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  17. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 1: Số lượng điểm thu mẫu STT Tỉnh Loại thủy vực Sông Kênh Ao Tổng 1 An Giang 3 3 3 9 2 Đồng Tháp 2 3 2 7 3 Cần Thơ 2 2 2 6 4 Hậu Giang 2 2 2 6 Tổng 9 10 9 28 Mỗi loại hình thủy vực (Bảng 1) được tiến - Đối với thủy vực ao đầm tự nhiên (là ao hành thu mẫu ở 4 địa bàn bằng các loại ngư cụ đã được bỏ hoang có nước từ sông hoặc kênh đã được xác định ở trên. rạch ra vào một cách tự nhiên và không được sử dụng cho việc nuôi cá trong một thời gian dài ít nhất 12 tháng kể từ khi đề tài đến thực hiện thu mẫu): mẫu cá được thu bằng lưới kéo tay có cấu trúc như sau: chiều dài tấm lưới 5m; chiều cao lưới 2m; mắt lưới 2cm; lưới có giềng chì và giềng phao; có 2 cán gỗ hai bên làm tay cầm. Thu mẫu bằng cách kéo lưới 3 lần tại ba vị trí ngẫu nhiên của mỗi ao. Thu toàn bộ mẫu cá, ghi lại các thông tin về chiều dài của đoạn đường kéo lưới, thời gian và tọa độ ví trí lưới kéo. 2.2.4. Phương pháp phân tích: 2.2.4.1. Đặc điểm hình thái: Các chỉ tiêu hình thái của cá được đo đếm Nguồn: Ủy ban sông Mêkong, 2004 và nhận dạng bao gồm: hình dạng, màu sắc, đốm Hình 2: Bản đồ vị trí các điểm thu mẫu trên thân, vân bụng và đếm các vi: vi lưng (D: 2.2.3. Phương pháp thu mẫu: Mẫu cá Dorsal fin), vi ngực (P: Pectoral fin), vi bụng (V: được thu theo từng loại hình thủy vực và tương Ventral fin) và vi hậu môn (A: Anal fin). ứng với từng ngư cụ cho thủy vực đó. Cụ thể: Định loại loài cá này dựa vào khóa phân - Đối với thủy vực sông và kênh: mẫu cá loại giống Pterygoplichthys Weber, 1992 và được thu bằng ngư cụ cào có cấu trúc ngư cụ miêu tả khác của Schaefer (1997) và Burgess như sau: bề rộng miệng cào 5m; chiều cao (1989), Li-Wei Wu et al., (2010), Định et al., miệng cào 0,5m; kích thước mắt lưới 2cm, tàu (2013), Fishbase (2014). cào có gắn máy động cơ 32 mã lực. Mỗi vị trí 2.2.4.2. Phương pháp xác định sự phân bố của sông và kênh được cào 3 lần, thu toàn bộ và mức độ phong phú: mẫu cá cào được đồng thời ghi lại các thông tin Phương pháp diện tích quét được sử dụng thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi lần cào, vận để xác định sự phân bố và mức độ phong phú tốc cào và tọa độ GPS địa điểm cào. tương đối. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 17
  18. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Để xác định vùng phân bố và mức độ phong Đánh giá mức độ phong phú của loài cá lau phú của cá lau kính đề tài áp dụng phương pháp kính được xác định dựa vào tần số bắt gặp cũng diện tích quét của lưới kéo để xác định vùng như số lượng cá thể trong mẻ khai thác ở ba mức phân bố và chỉ số sản lượng trên một đơn vị độ khác sau (Hoàng Thị Hiệp và ctv., 2009): khai thác (CPUE: gram/100m2 và cá thể/100m2) Mức 1: Rất phong phú: xuất hiện hầu hết để xác định mức độ phong phú tương đối (King, trong mẻ khai thác với tần suất bắt gặp từ 51% 1995) của cá lau kính. đến 100%. Xác định diện tích quét của lưới kéo a (m2) Mức 2: Phong phú: khi có tần suất bắt gặp theo FAO, 1992: từ 25 % đến 50%. a = R * D *V Mức 3: Kém phong phú: khi có tần suất bắt Trong đó: R là chiều rộng của lưới kéo (m) gặp nhỏ hơn 25%. D là thời gian kéo lưới của mỗi mẻ lưới (≈ 2.2.4.3. Phương pháp xác định sự ảnh 30 phút) hưởng của cá lau kính đến nguồn lợi thủy sản V là tốc độ kéo lưới (m/s) được xác định tự nhiên bằng GPS. Thông tin và số liệu liên quan được thu Xác định mức độ phong phú của cá dựa thập và tổng hợp từ chính quyền địa phương, theo công thức: các viện, trường và trên internet. CPUE = W/v * a (CPUE: gram/100m2 và Điều tra khảo sát ngư dân thông qua phiếu cá thể/100m2) phỏng vấn. Các thông tin liên quan được thu Trong đó: CPUE là sản lượng trên một đơn thập từ những ngư dân địa phương như: sự xuất vị khai thác hiện của cá lau kính, xu hướng biến động sản W(g) là sản lượng của một mẻ khai thác lượng của cá lau kính và các loài thuỷ sản bản bằng lưới kéo địa, những loài bản địa ít bắt gặp hoặc không v là hệ số xác suất khai thác được và dựa còn bắt gặp, cách khắc phục v.v. Số lượng ngư theo kết quả nghiên cứu của King, 1995 (v = dân được phỏng vấn ở 4 tỉnh An Giang, Đồng 0,5) Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang là 40 người được a là diện tích quét của lưới kéo (m2). chia đều cho 4 tỉnh. Xác định tỉ lệ về sản lượng của cá lau kính 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và viết so với các loài cá bản địa P1(%): báo cáo P1 (%) = (Wlk/ Wbđ) * 100 Trong đó: Wlk (g) là sản lượng cá lau kính Phần mềm Ms. Excel, Ms. Word được sử tại mỗi vị trí thu mẫu dụng để lưu trữ, phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Wbđ (g) là sản lượng của các loài cá bản địa III. KẾT QUẢ tại mỗi vị trí thu mẫu. 3.1 Sự phân bố của cá lau kính Xác định tỉ lệ về cá thể của cá lau kính so với các loài cá bản địa P2(%): Trong tổng số 58 mẻ khai thác (cào khung P2 (%) = (Nlk/ Nbđ) * 100 và lưới kéo tay) ở tất cả các điểm thu mẫu (An Trong đó: Nlk (cá thể) là số cá thể cá lau Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang) kết kính tại mỗi vị trí thu mẫu quả cho thấy cá lau kính phân bố nhiều nhất ở Nbđ (cá thể) là số cá thể của các loài cá bản ao (36,84%), kế đến là ở kênh (31,58%) và sông địa tại mỗi vị trí thu mẫu. (31,58%)(Hình 3). 18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  19. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 (%) Phân bố của cá lau kính Hình 3: Tỉ lệ (%) phân bố của cá lau kính theo thủy vực ở các địa phương Hình 3 cho thấy, địa bàn An Giang có cá bắt được. Điều này cũng cho thấy rằng, sự cá lau kính phân bố nhiều nhất ở sông (50% phong phú của cá lau kính thể hiện ở cả hai trong mẻ khai thác), kế đến là ao (33,33%), loại hình nước chảy (sông, kênh) và nước tỉnh thấp nhất là ở kênh (16,67%). Tiếp theo, ở Cần (ao). (Hình 4) Thơ, cá lau kính phân bố ở ao và kênh có tỉ lệ như nhau (50%), không bắt gặp cá lau kính ở sông. Tương tự, ở Đồng Tháp cá lau kính chỉ phân bố ở ao và sông có tỉ lệ như nhau (50%), không bắt gặp cá lau kính ở kênh. Sở dĩ cá lau kính không được bắt gặp ở sông và kênh thuộc địa bàn Cần Thơ và Đồng Tháp là trong suốt quá trình nghiên cứu tại những thời điểm đó việc thu mẫu chỉ thực hiện có một lần. Cuối cùng, ở Hậu Giang cá lau kính phân bố ở tất cả các loại hình thủy vực, cao nhất ở kênh (42,86%), kế đến là ở sông (28,57%) và ao (28,57%). Hình 4: Tỉ lệ (%) số lượng cá lau kính bắt được ở các loại hình thủy vực 3.2. Mức độ phong phú của cá lau kính Địa bàn An Giang có phần trăm số lượng 3.2.1. Tần suất xuất hiện của cá lau kính mẻ khai thác của cá lau kính xuất hiện nhiều Kết quả thu mẫu cho thấy cá lau kính nhất ở sông (68,42% tổng số lượng), thấp nhất phân bố ở tất cả các loại hình thủy vực được là ở kênh (5,26%). Ở Cần Thơ, cá lau kính nhiều khảo sát: sông chính, kênh rạch và ao đầm tự nhất ở ao (88%). Tương tự, ở Đồng Tháp cá lau nhiên. Số lượng cá lau kính đánh bắt được kính nhiều nhất ở sông (60%). Ở Hậu Giang theo tỉ lệ mẻ khai thác nhiều nhất ở loại hình cá lau kính phân bố ở tất cả các loại hình thủy ao tự nhiên (65%), thấp nhất là ở kênh (14%), vực, cao nhất ở ao (71,79%) và thấp nhất ở sông còn lại là ở sông chính với 21% tổng số lượng (7,69%)(Hình 5). g cá lau kính 19 theo địa bàn TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
  20. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 (%) Số lượng cá lau kính bắt được theo địa bàn Hình 5: Tỉ lệ (%) số lượng cá lau kính bắt được theo địa bàn 3.2.2. Mật độ của cá lau kính ở các loại lượng khai thác được (CPUEw: gram/100m2), hình thủy vực cũng như số lượng cá thể đánh bắt được Kết quả thu mẫu cho thấy mức độ phong (CPUE n: cá thể/100m2) trên một đơn vị diện phú của cá lau kính được thể hiện qua sản tích của thủy vực được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2: Mức độ phong phú của cá lau kính Loại CPUEw (g/100m2) Độ lệch chuẩn CPUEn (cá thể/100m2) Độ lệch chuẩn hình Ao 178,34 ± 22,95 12,92 ± 1,46 Kênh 5,86 ± 0,45 0,08 ± 0,01 Sông 4,62 ± 0,27 0,12 ± 0,02 Mức độ phong phú của cá lau kính Qua kết quả phân tích mẫu, mức độ phong được thể hiện qua sản lượng khai thác được phú của cá lau kính được thể hiện qua số lượng của tất cả các mẻ lưới khai thác cho thấy cá thể đánh bắt được cho thấy mức độ phong mức độ phong phú cao nhất ở thủy vực phú số lượng cá thể cao nhất ở thủy vực ao ao (CPUEw = 178,34±0,23g/100m2), kế (CPUEn= 13±2 cá thể/100m2), kế đến là sông và đến là kênh và thấp nhất là sông lần lượt là thấp nhất là kênh lần lượt là CPUEn = 0,12±0,02 CPUEw = 5,86±0,45g/100m2 và CPUEw = cá thể /100m2 và CPUEn = 0,08±0,01 cá thể 4,62±0,27g/100m2 (Hình 6). /100m2 (Hình 7). 20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2