Tập thể dục cùng bé
lượt xem 3
download
Những kỹ năng vận động và kỹ năng khác đòi hỏi sự phối hợp trong hoạt động của một cơ, hoặc một nhóm cơ. Những vận động thô sơ là những cử động lớn của chi và cơ thể, kết hợp với các hoạt động như: bò, chạy, nhảy. Tuy nhiên, lúc đầu những cử động này là cần thiết để nâng đỡ toàn bộ cơ thể trẻ, cho phép trẻ giữ đầu thẳng, ổn định và ngồi không cần đỡ – hơn là khi di chuyển. Lên và xuống cầu thang Trẻ có thể bắt đầu biết lên,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập thể dục cùng bé
- Tập thể dục cùng bé
- Những kỹ năng vận động và kỹ năng khác đòi hỏi sự phối hợp trong hoạt động của một cơ, hoặc một nhóm cơ. Những vận động thô sơ là những cử động lớn của chi và cơ thể, kết hợp với các hoạt động như: bò, chạy, nhảy. Tuy nhiên, lúc đầu những cử động này là cần thiết để nâng đỡ toàn bộ cơ thể trẻ, cho phép trẻ giữ đầu thẳng, ổn định và ngồi không cần đỡ – hơn là khi di chuyển. Lên và xuống cầu thang Trẻ có thể bắt đầu biết lên, xuống cầu thang từ lúc được 15 tháng tuổi bằng cách, kết hợp hai kỹ năng bò và đi. Lúc được 3 tuổi, trẻ có thể đặt chân luân phiên trên mỗi bậc thang lúc đi lên. Tuy nhiên, lúc đi xuống trẻ vẫn còn phải đặt cả hai bàn chân xuống từng bậc thang, cho đến khi việc lên, xuống cầu thang đã trở nên thành thạo lúc trẻ được 4 tuổi. Để an toàn cho trẻ, bạn cần phải lắp đặt những tấm chắn ở trên và dưới chân cầu thang để trẻ khỏi bị ngã và để tránh trường hợp trẻ tự lên, xuống cầu thang khi không có người giám sát. Cầu trượt Dạy trẻ cách dùng thang để leo lên cầu trượt và nên rời khỏi cầu trượt ngay khi vừa thực hiện xong. Nếu cầu trượt ở ngoài trời, bạn nên kiểm tra trước khi cho trẻ dùng để chắc chắn rằng nó vẫn đảm bảo an toàn và không quá nóng. Xích đu Ghế xích đu nên được làm bằng chất liệu mềm và có khả năng đàn hồi. Hãy lưu ý với con bạn rằng, đừng bao giờ đứng trên hay bò dưới xích đu
- trong khi có người đang chơi. Tập thể dục Đây là một hoạt động thú vị, nhằm khuyến khích trẻ vận dụng những kỹ năng vận động thông qua các bài tập nhẹ nhàng và các trò chơi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần giám sát trẻ trong quá trình vui chơi, vì một môi trường an toàn sẽ đem lại nhiều điều thú vị và ích lợi hơn. Học bơi Học bơi rất tốt cho sức khỏe và giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động. Nhưng nhìn chung, trẻ chỉ sẵn sàng tập bơi khi được hơn 4 tuổi. Việc cho trẻ tham gia vào những lớp học bơi sớm hơn độ tuổi trên cũng không giúp trẻ nhanh thành thạo những kỹ năng bơi, hoặc an toàn dưới nước hơn so với những đứa trẻ học bơi muộn hơn. Đừng bao giờ để trẻ một mình trong nước, hoặc ở gần nước mà không có người giám sát, thậm chí cả trong trường hợp mực nước rất cạn và ngay cả khi trẻ đã biết bơi, trẻ cũng cần được giám sát chặt chẽ mọi lúc, mọi nơi. Chạy Đa số trẻ bắt đầu biết chạy từ lúc được khoảng 18 - 24 tháng tuổi, kỹ năng này ngày càng được thực hành nhuần nhuyễn hơn. Đến năm 4 tuổi, nhiều trẻ có thể chạy lên và xuống cầu thang được. Trẻ di chuyển xung quanh các chướng ngại vật một cách thành thạo và đến lúc được 5 tuổi đã có thể chạy trên các ngón chân, điều này cho phép trẻ di chuyển nhanh nhẹn hơn, có thể đổi hướng thường xuyên một cách dễ dàng.
- Nhảy và nhảy lò cò, nhảy dây Thông thường, trẻ có thể tập nhảy lúc được 3 tuổi, nhưng điều này có thể diễn ra sớm hơn - khi trẻ khoảng 2 tuổi rưỡi. Trẻ có thể bắt đầu tập nhảy từ một bậc thang thấp, bằng cách chụm hai bàn chân lại và cũng sẽ nhảy trên mặt đất bằng cách này. Lúc đầu, có thể trẻ sẽ phải nắm bàn tay bạn để làm điểm tựa, nhưng sau một thời gian ngắn, khi đã quen dần và tự tin hơn, trẻ sẽ tự làm điều này một cách thích thú. Đến 3 tuổi: Trẻ có thể nhảy theo từng bậc cầu thang và cũng có thể đứng bằng một chân trong một khoảng thời gian rất ngắn. Điều này chứng tỏ kỹ năng giữ thăng bằng của trẻ đang phát triển tốt và là quá trình chuyển tiếp qua quá trình học nhảy lò cò. Lúc 4 tuổi: Trẻ có thể giữ thăng bằng trên một chân đến 5 giây. Trẻ cũng sẽ tiếp tục học nhảy lò cò ở giai đoạn này và có xu hướng chọn chân thuận cho hoạt động này. Trẻ có thể sẽ thích chơi trò: ô lò cò đơn giản. Đừng quan tâm quá nhiều đến việc trẻ có nhảy đúng những con số hay không mà hãy để trẻ tập trung vào việc nhảy loanh quanh để tìm thấy niềm vui trong trò chơi này. Vẽ những ô vuông để trẻ nhảy, hoặc nhảy lò cò từ chỗ này sang chỗ khác. Bạn cũng có thể chơi trò chơi này cùng với con để có những giây phút thư giãn thoải mái. Khi đã có sự hiểu biết về những con số và nhanh nhẹn hơn, trẻ sẽ thích chơi trò chơi này với bạn bè. Lúc 5 tuổi: Trẻ đã thật sự hoàn thiện những kỹ năng vận động, có thể giữ thăng bằng trên một chân đến 10 giây và có thể nhảy lò cò đến 10
- lần. Và trẻ cũng đã có thể nhảy dây lần lượt bằng cả hai chân. Tất cả những hoạt động này đã chứng tỏ sự phát triển cực điểm của những kỹ năng giữ thăng bằng đối với trẻ trong độ tuổi này. Những hoạt động quan trọng Cha mẹ có thể cho trẻ thử chơi với quả bóng xoay, bảo con bạn di chuyển bàn tay và bàn chân trên những vòng tròn có màu sắc khác nhau. Bạn có thể thay đổi phương thức chơi bằng cách đặt những tờ giấy màu trên sàn nhà và gọi tên các màu sắc để trẻ nhận biết. Một cách khác để luyện tập là: Bảo trẻ bắt chước động tác của những con vật khác nhau, chẳng hạn cho trẻ thực hành động tác nhảy như con thỏ; ngồi xổm như con ếch; trườn như con rắn; hoặc nhảy lên giống như con chuột túi… Những trò chơi vận động kết hợp với âm nhạc là phần không thể thiếu đối với với trẻ. Trẻ 18 tháng tuổi đã tỏ sự thích thú khi nhún nhảy theo nhạc. Đến khoảng 3 tuổi, trẻ có thể tham gia những trò chơi âm nhạc đơn giản. Để trẻ tham gia tích cực vào những hoạt động, cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ có thời gian nghỉ ngơi sau khi chạy nhảy. Những kỹ năng thể thao Lúc lên 5 tuổi, trẻ đã thành thạo với những kỹ năng cơ bản trong vận động, nhưng vẫn cần được tiếp tục luyện tập cho nhuần nhuyễn để có thể kết hợp vào những chuỗi vận động phức tạp hơn. Chẳng hạn, trẻ 5 tuổi
- có thể vừa chạy, vừa đá bóng. Nhưng để sự kết hợp hai động tác này cùng một lúc trở nên thuần thục thì trẻ phải mất nhiều thời gian để tập luyện. Ngay từ năm đầu tiên, khi những kỹ năng vận động bắt đầu phát triển, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia đều đặn vào những hoạt động chơi tự do, đặc biệt là những hoạt động ngoài trời. Các chuyên gia về sức khỏe có thể giúp các bậc cha mẹ chọn môn thể thao, hoặc hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ. Đi xe đạp Chạy xe đạp không chỉ giúp trẻ tiêu hao năng lượng, mà còn giúp trẻ đạt được những kỹ năng trong việc phối hợp các động tác. Đa số trẻ đều chưa có những kỹ năng giữ thăng bằng để đi xe hai bánh cho đến khi được 7 hoặc 8 tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể làm quen dần bằng cách: ngồi chơi trên những đồ vật tĩnh và trẻ lớn hơn có thể đạp xe 3 bánh. Trẻ 3 tuổi đã biết cách sử dụng bàn đạp và có thể lái quanh sân. Đến khi được 4 tuổi, trẻ có thể đi xe đạp 3 bánh một cách dễ dàng và có thể quay xe đột ngột khi gặp chướng ngại vật. Ngay khi trẻ lái được xe 3 bánh một cách thành thạo, trẻ đã sẵn sàng để thử lái xe 2 bánh. Trong khoảng từ 3 - 4 tuổi, một số trẻ đã bắt đầu thử tập đi xe đạp với những vòng quay đầu tiên. Trò chơi với bóng Cũng có thể cho trẻ thử chơi với quả bóng xoay, bảo con bạn di chuyển bàn tay và bàn chân trên những vòng tròn có màu sắc khác nhau. Đa số trẻ 3 tuổi có thể ném quả bóng từ trên xuống và có thể bắt trái
- bóng lớn này lại khi tay trẻ đưa ra đằng trước. Lúc này, trẻ có thể đá bóng một cách chính xác hơn và bắt đầu thích đá quả bóng ra phía sau hoặc trước. Đến lúc được 4 tuổi, trẻ bắt đầu thích chơi với quả bóng dưới nhiều hình thức, như bắt, ném, nảy và đá bóng. Trẻ có thể nhắm hướng tốt hơn khi ném hoặc đá bóng, cũng như có thể bắt những quả bóng nhỏ hơn bằng bàn tay, hay có thể sử dụng gậy hoặc vợt. Khi được 5 tuổi, trẻ thích chơi những trò chơi dùng bóng phức tạp hơn. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn giám sát trẻ cẩn thận khi trẻ đang chơi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện tập sau sinh nở - Những điều cần biết
6 p | 214 | 50
-
Bài tập phát triển trí não cho trẻ
3 p | 143 | 17
-
Bài tập thể dục đơn giản tại nhà cho mẹ bầu
5 p | 137 | 15
-
Những bài tập thể dục cho bà bầu
15 p | 151 | 9
-
Những chất có công dụng tuyệt vời đối với sự phát triển của bé
7 p | 69 | 8
-
Các hoạt động thể lực có lợi cho bé Những nhận định và xác nhận các nhận
5 p | 110 | 7
-
Thể dục và sức khỏe của trẻ
7 p | 77 | 6
-
Lợi ích khi bé tập thể dục
4 p | 96 | 6
-
Bổ sung DHA cho bé đúng cách
5 p | 84 | 5
-
Mẹ giúp bé thư giãn bằng vài động tác mát-xa đơn giản
5 p | 38 | 4
-
12 lý do bé khóc và cách xử lý (p.2)
9 p | 48 | 4
-
Các bài tập thể dục dành cho bé
4 p | 65 | 4
-
Trẻ nhỏ có nên luyện tập?
5 p | 109 | 4
-
Nguyên nhân gây bệnh viêm bộ phận sinh dục ở bé gái
8 p | 118 | 3
-
Chơi với bóng giúp bé thông minh hơn
4 p | 77 | 3
-
Nếu bé nhất quyết không chịu thử món mới
5 p | 62 | 3
-
Tập thể dục, cũng có lúc bạn phải nói "không"
6 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn