intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập thở và đánh thức bệnh nhân mỗi ngày giúp đẩy nhanh tốc độ cai máy

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tập tự thở mỗi ngày làm giảm đáng kể thời gian bệnh nhân thở máy. Tương tự, nhiều nghiên cứu từ trước cũng đã chứng minh ngưng các thuốc an thần một lần mỗi ngày để bệnh nhân tự thức dậy cũng làm tăng tốc độ cai máy thở. Hiện nay, theo các dữ liệu báo cáo tại Hội Nghị Quốc Tế lần 103 của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (ATS), một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm cho thấy các bệnh nhân nằm tại ICU được tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập thở và đánh thức bệnh nhân mỗi ngày giúp đẩy nhanh tốc độ cai máy

  1. Tập thở và đánh thức bệnh nhân mỗi ngày giúp đẩy nhanh tốc độ cai máy Các nghiên cứu trước đây cho thấy tập tự thở mỗi ngày làm giảm đáng kể thời gian bệnh nhân thở máy. Tương tự, nhiều nghiên cứu từ trước cũng đã chứng minh ngưng các thuốc an thần một lần mỗi ngày để bệnh nhân tự thức dậy cũng làm tăng tốc độ cai máy thở. Hiện nay, theo các dữ liệu báo cáo tại Hội Nghị Quốc Tế lần 103 của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (ATS), một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm cho thấy các bệnh nhân nằm tại ICU được tập tự thức dậy và tự thở thường qui mỗi ngày sẽ giảm thời gian thở máy trung bình sớm hơn 4 ngày so với bệnh nhân điều trị bằng phương pháp cho tự thở kèm an thần theo phác đồ chuẩn. Theo trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư tiến sĩ Wes Ely - khoa nội trường đại học Vanderbilt đồng thời là phó giám đốc Trung Tâm Lâm Sàng - Đào Tạo Nghiên Cứu và Di truyền học ở Nashville, Tennessee – quá trình 2 bước – gồm đánh thức và sau đó tự thở - cho những kết quả cải thiện ngoạn mục. Để xác định xem việc kết hợp giữa tự thở và tự thức dậy có làm cải thiện kết cục lâm sàng so với phương pháp tập thở đơn thuần, bác sĩ Ely cùng đồng sự lấy ra 335 bệnh nhân trưởng thành nằm tại ICU đang thở máy hơn 12 giờ tại 1
  2. trong 4 bệnh viện. Tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân đã thở máy nhiều hơn 2 tuần, đã từng bị ngưng tim phổi, có khiếm khuyết thần kinh nặng hoặc đã tử vong. Bệnh nhân trong nhóm chứng đ ược cho tập tự thở mỗi ngày. Bệnh nhân tập tự thở thành công khi độ bão hòa oxy ≥ 88%, FiO2 ≤ 50%, và áp lực dương cuối kỳ thở ra ≤ 7.5 cm H2O đ ược tiến hành cai máy thở. Các bệnh nhân trong nhóm thử nghiệm tập tự thức và tự thở được ngưng thuốc an thần và giảm đau mỗi ngày để họ tỉnh dậy. Nếu bệnh nhân ổn và thấy dễ chịu, tiếp tục ngưng an thần và cho tập tự thở. Nếu có biểu hiện lo lắng, kích động, suy hô hấp hoặc có stress sinh lý như loạn nhịp tim cấp, bệnh nhân được dùng an thần lại với liều giảm một nửa so với trước. Trong 28 ngày thử nghiệm, 167 bệnh nhân trong nhóm thử nghiệm tập tự thức- tự thở sống sót và ngưng thở máy với thời gian trung bình là 14.7 ngày (độ lệch chuẩn SD = 0.9) so với 11.6 (SD=0.9) ngày của nhóm bệnh nhân tập thở đơn thuần (P=.02). Bệnh nhân trong nhóm tập tự thức- tự thở cũng có nằm trong ICU ngắn hơn với thời gian trung bình 9.1 ngày (khoảng tứ phân vị IR, 5.1-17.8) so với nhóm chứng là 12.9 ngày (IR, 6.0 – 24.2; P=.01). Thời gian nằm viện trung bình cũng ngắn hơn là 14.8 ngày (IR, 8.9- 26.8) trong nhóm tập tự thức và tự thở so với 19.2 ngày của nhóm chứng (P=.04). Giới hạn trên của IR trong nhóm chứng không rõ do hơn 25% bệnh nhân vẫn còn
  3. nằm viện sau kết thúc 28 ngày thử nghiệm. Giới hạn dưới IR của nhóm chứng là 10.2 ngày. Có khuynh hướng cải thiện tử suất 28 ngày trong nhóm thử nghiệm, với 28% bệnh nhân tử vong so với 35% của nhóm chứng (P=0.21). Bệnh nhân trong nhóm thử nghiệm bị hôn mê với thời gian trung bình 2 ngày so với 3 ngày của nhóm chứng (P=.002). Thời gian bệnh nhân mê sảng giữa hai nhóm không có khác biệt đáng kể với trung bình là 2 ngày (dao động 0-5 ngày ở nhóm tự thức và tự thở, 0-6 ngày ở nhóm tự thở, P=.50). “Tôi nghĩ có thể nói chắc chắn rằng bệnh nhân ngày nay được cho an thần quá mức,” – bác sĩ Ely đã phát biểu tại cuộc họp báo. Trong số 896 thử nhiệm về ph ương pháp tập tự thức, 731 bệnh nhân (81.6%) mở mắt, 106 (11.8%) người dung nạp với phương pháp này trong hơn 4 giờ, và 58 trường hợp (6.5%) thất bại. Lý do chính của thất bại là trạng thái kích động (4.7%), kế đến là suy hô hấp (2.8%), thở nhanh (2.2%), hạ oxy máu (1.4%), và loạn nhịp (0.1%). Bệnh nhân trong nhóm tự thức và tự thở hay tự rút ống nội khí quản hơn nhóm chứng (10% vs 4%, P=.03), nhưng không có khác biệt trong tỷ lệ đặt lại nội khí quản (22% vs 23%; P=.72).
  4. “Tôi nghĩ đây là những kết quả hết sức quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến thái độ điều trị trong lĩnh vực này” – một đồng nghiệp không tham gia công trình nghiên cứu trên, bác sĩ Nicholas Hill, trưởng khoa phổi, hồi sức cấp cứu và gây mê của trung tâm y khoa Tufts-New England, Boston phát biểu. “Không chắc là mọi người có quen sử dụng phác đồ an thần dùng trong nghiên cứu này hay không vì vẫn còn nhiều phản ứng sau khi ngưng thuốc an thần trên bệnh nhân. Tôi nghĩ trong thực hành cần giảm liều và cho an thần ở mức độ nhất định để giúp bệnh nhân ổn định nhưng vẫn dễ dàng thức tỉnh”. Tiến sĩ Ely đồng ý rằng vẫn còn cần thời gian để các bác sĩ ICU có thể từ bỏ phương pháp an thần truyền thống, không phải là vì vấn đề hoài nghi mà là do sự bảo thủ. Tuy nhiên , tiến sĩ nói rằng, những dữ liệu này cho thấy quá trình 2 bước tự thức và tự thở có làm cải thiện kết cục bệnh nhân. Thử nghiệm được trợ giúp bởi Học Viện Sức Khỏe Quốc Gia và Học Viện Nghiên Cứu St.Thosmas tại Nashville
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2