Lê Thị Thanh Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
63(1): 8 - 12<br />
<br />
TẬP TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Thanh Vân*<br />
Trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ - Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tang ma của dân tộc Nùng là một trong những thành tố thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội, nó biểu<br />
hiện sâu sắc đạo hiếu, đạo nghĩa của ngƣời sống dành cho ngƣời chết, ngƣời sống với ngƣời sống.<br />
Nghi lễ tang ma đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ và trở thành những tập tục<br />
truyền thống. Sự phục hồi và suy thoái các nghi lễ đang diễn ra ở nhiều nơi khác nhau, nhiều giá<br />
trị truyền thống trong tang ma đang có nguy cơ bị mai một, nhiều lễ tục tốt đẹp đang bị trƣợt dài<br />
theo quan niệm mới của con ngƣời, song không ít các hủ tục lại có nguy cơ trỗi dậy, ngăn cản sự<br />
phát triển của xã hội. Tang ma của đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ mặc dù vẫn tiếp thu nhƣng ảnh<br />
hƣởng của của ngƣời Tày, ngƣời Kinh, nhƣng nghi lễ tang ma của bào Nùng ở Đồng Hỷ vẫn giữ<br />
đƣợc những nét văn hoá riêng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.<br />
Từ khóa: Nghi lễ tang ma, bản sắc văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, khu vực cư trú.<br />
<br />
<br />
Tang ma của dân tộc Nùng hàm chứa những<br />
giá trị văn hoá truyền thống, đặc sắc, nó không<br />
chỉ phản ánh các tập tục liên quan đến thế giới<br />
văn hoá tâm linh về thân phận con ngƣời, mà<br />
còn hàm chứa nhiều thông tin liên quan đến<br />
lịch sử tộc ngƣời, đến quan hệ giao thoa văn<br />
hoá giữa dân tộc Nùng và các dân tộc khác.<br />
Nếu không có nghiên cứu bảo tồn các giá trị<br />
tốt đẹp về văn hoá và lịch sử trong tang ma<br />
của dân tộc Nùng, chúng ta sẽ mãi mất đi<br />
những thành tố văn hoá quý giá, góp phần tạo<br />
nên bản sắc văn hoá tộc ngƣời và quốc gia.<br />
Nghi lễ tang ma đã ăn sâu vào tiềm thức của<br />
đồng bào Nùng trở thành những tập tục truyền<br />
thống, những quy ƣớc cộng đồng rất khó thay<br />
đổi. Vì tang ma “với vô vàn lễ thức của nó,<br />
nếu không phải là giải pháp cao nhất mà là<br />
một tập thể người sống đưa ra trước thân<br />
phận cuối cùng giành cho con người”(Ngƣời<br />
Mƣờng ở Hoà Bình, tác giả Trần Từ, Nxb Hội<br />
khoa học lịch sử Việt Nam 1996).<br />
Trong khuôn khổ bài báo, tác giả giới thiệu<br />
những nét cơ bản về tập tục tang ma của<br />
ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái<br />
Nguyên thông qua các nghi thức sau đây:<br />
NGHI LỄ MỜI THẦY TÀO (TẢNG XẢY)<br />
<br />
<br />
Tel: 0982868077, Email:<br />
thuytoctruongxd@gmail.com<br />
<br />
Việc mời Thầy tào thƣờng do một bậc cao<br />
niên và một cháu trai trong họ nội đảm<br />
nhận. Nếu Thầy tào nhận lời đến giúp đến<br />
làm lễ thì Thầy tào sẽ cắt một nhúm tóc và<br />
buộc một sợi chỉ lên đầu ngƣời cháu trai<br />
đang quỳ ngoài sân. Và sau đó đón ngƣời đó<br />
vào nhà, thầy nhận hƣơng, thắp lên bàn thờ<br />
tổ sƣ nhà mình, rồi chụp 1 mảnh giấy đỏ<br />
(hay vải đỏ) lên trên miệng một cái chén hay<br />
một cái bát không đựng gì, với ngụ ý lƣu<br />
giữ một phần âm binh của thầy ở lại canh<br />
giữ nhà. Thầy tào xin phép tổ tiên, đƣợc đi<br />
làm việc cho đám hiếu nhà ông bà (A,B), và<br />
xin đƣợc các thần linh và tổ sƣ phù trợ để<br />
hoàn thành công việc.<br />
Đoàn thầy cúng đến nơi trƣớc khi vào nhà,<br />
đƣợc tang chủ và gia quyến quỳ ở sân dâng<br />
mâm lễ mời rƣợu thầy để biểu thị lòng chân<br />
thành. Thầy tào đổ một chén rƣợu xuống đất<br />
để xin phép thổ công vào nhà hành lễ.<br />
LỄ GÁNH TỘI BÁO HIẾU<br />
Lễ gánh tội báo hiếu nhằm rửa bớt tội lỗi<br />
cho ngƣời chết ở chốn trần gian, để linh hồn<br />
ngƣời chết sớm đƣợc siêu thoát. Ở nhóm<br />
Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện<br />
Đồng Hỷ, không diễn ra trƣớc cửa nhà, mà ở<br />
bàn cúng lễ của thầy và chỗ đặt thi hài<br />
ngƣời quá cố. Sau khi Thầy tào mặc trang<br />
<br />
8<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phục làm lễ “cầu hổ xủng kinh” xong, cúi tạ<br />
3 lạy trƣớc bàn thờ thánh, rồi đi tới cắt một<br />
nhúm tóc và buộc chỉ lên đầu từng ngƣời<br />
con cháu đích tôn của ngƣời chết.<br />
Sau đó, Thầy tào hỏi con cháu về tên, tuổi,<br />
ngày, tháng, năm sinh, và ngày giờ của<br />
ngƣời chết, tên tuổi con cháu trong gia đình<br />
bên nội, ngoại của ngƣời chết và tất cả các<br />
vấn đề xung quanh nội tộc của ngƣời chết.<br />
Sau khi hỏi han xong, thầy bấm chọn giờ<br />
tốt, tránh giờ xung tuổi với con cháu họ tộc<br />
và tránh giờ đại bại. Ví dụ: Thìn nếu chết<br />
vào mùa xuân, Mùi nếu chết vào mùa hạ,<br />
Tuất nếu chết vào mùa thu, Sửu nếu chết<br />
vào mùa đông..<br />
LỄ CẤP KINH (CẨU HỔ - SỦNG KINH)<br />
Đây là lễ xin phép thổ thần, tổ tiên để Thầy<br />
tào đƣa âm binh, thiên tƣớng nhập gia, mỗi<br />
đoàn âm binh có một kinh sách để hiệu<br />
triệu, vì vậy lễ này đƣợc gọi là “cẩu hổ sùng<br />
kinh”.<br />
Bàn thờ đƣợc lập theo hai hƣớng: hƣớng<br />
đông và hƣớng bắc. Trên bàn cúng thƣờng<br />
đƣợc trang trí giấy đỏ viết chữ Hán, có dán<br />
thêm tranh hổ (cẩu hổ) biểu tƣợng cho sức<br />
mạnh thầy cúng, thầy tào.<br />
Bên cạnh bàn thờ của thầy tào, gia đình còn<br />
chuẩn bị thêm một chiếc bàn thờ làm nơi để<br />
Thầy tào viết sớ gửi Ngọc hoàng và tổ tiên<br />
đón nhận linh hồn ngƣời chết. Thầy tào đặt<br />
tên hèm theo giờ, ngày tháng năm sinh của<br />
ngƣời quá cố, ghi vào tờ giấy trắng tên tuổi,<br />
ngày giờ mất, dán vào một đầu que (gọi là tờ<br />
phan), viết bài vị dán vào cây Nêu, các câu đối<br />
chuẩn bị cho lễ thiết sàng, viết dải báo tang...<br />
Thƣờng thì ngƣời chết có 3 sớ chính: Một sớ<br />
trình thập điện, một sớ giao nhà, một sớ gọi<br />
hồn. Trong mỗi lễ cúng còn có sớ phụ và lễ<br />
vật đặt trên bàn thờ của Thầy tào nhƣ một<br />
đĩa to để đốt tiền giấy, các loại sách cúng...<br />
LỄ KIỂM LIỆM THI HÀI<br />
(KIỂM NẶN SY HÀI)<br />
Gia đình của tang chủ và các thành viên<br />
hàng phƣờng, chuẩn bị đầy đủ các vận<br />
dụng cần thiết cho tang lễ và xếp đặt từng<br />
thứ gọn gàng bên thi thể ngƣời quá cố:<br />
<br />
63(1): 8 - 12<br />
<br />
một thau đựng nƣớc, lá thảo dƣợc thơm,<br />
vải trắng, vải chàm. Thầy tào cầm 3 nén<br />
hƣơng, mặc áo hành lễ và hƣớng dẫn cho<br />
gia quyến quỳ trƣớc thi hài ngƣời quá cố.<br />
Sau đó, Thầy tào đi quanh thi hài của<br />
ngƣời chết 3 vòng và kiểm liệm thi hài<br />
bằng cách mở lớp vải trắng mà con cháu<br />
đã phủ lên mặt ngƣời chết, đặt một nhúm<br />
bông lên mũi kiểm tra xem ngƣời đó có thở<br />
hay không.<br />
LỄ RỬA MẶT CHO NGƢỜI CHẾT<br />
(SLAONẢ, SLÀO ĐANG)<br />
Đồ đựng nƣớc rửa mặt cho ngƣời chết đƣợc<br />
lót bằng một tấm vải trắng thể hiện sự tôn<br />
nghiêm, các chị gái, dâu trƣởng sẽ phụ trách<br />
việc lấy nƣớc. Thầy tào vò nát các loại lá<br />
thơm, thả vào trong chậu nƣớc dùng khăn<br />
rửa mặt, lau nhẹ vào mặt ngƣời chết 3 lần<br />
theo chiều ngƣợc lên, vừa lau vừa niệm thần<br />
chú, rũ sạch bụi trần để linh hồn mát mẻ.<br />
LỄ PHỤC HỒN NHẬP QUAN (KHẢU<br />
MẠY)<br />
Lễ này rất quan trọng vì nó liên quan đến cả<br />
ngƣời chết và ngƣời sống, chính vì thế,<br />
Thầy tào bao giờ cũng phải xem giờ nhập<br />
quan, tránh giờ kị, giờ khắc, giờ sát. Con<br />
cháu, anh em, họ hàng phải đứng đông đủ<br />
quanh thi hài. Thông thƣờng ngƣời nhà<br />
chuẩn bị 3 bát gạo để cắm hƣơng và cử một<br />
ngƣời đại diện ra thắp hƣơng. Sau đó, thầy<br />
đặt 2 bát gạo lên bàn thờ và làm lễ và đọc<br />
tên ngƣời chết, xin tổ tiên đi trƣớc dẫn<br />
đƣờng.<br />
Sau lễ trải quan, Thầy tào làm phép thu hồn<br />
ngƣời chết vào mảnh giấy nhỏ (bùa) có ghi<br />
ngày tháng năm sinh, ngày giờ, tháng năm<br />
mất của ngƣời chết, sau đó thả những mảnh<br />
giấy bùa, tờ phan trên lớp vải lót trong quan<br />
tài coi nhƣ đã thu hồn ngƣời chết và bàn<br />
giao về thế giới âm.<br />
Sau đó Thầy tào cầm gậy tầm síc “slán cản”<br />
gõ ba tiếng vào quan tài, con cháu đứng sẵn<br />
ở 4 bên góc chiếu khiêng thi hài vào áo<br />
quan, dùng 3 đoạn vải trắng buộc ngang các<br />
bộ phận thi thể: Cổ, bụng, cổ chân để trói<br />
<br />
9<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giữ không cho hồn ngƣời chết trở về làm hại<br />
ngƣời sống. Bên trên thi hài phủ tấm vải<br />
đen. Nếu là nam giới 7 lƣợt vải trắng, 9 tấm<br />
vải nếu ngƣời chết là nữ giới. Sau đó Thầy<br />
tào xếp theo một số đồ dùng nhƣ: Giầy dép,<br />
quần áo, chăn màn, ấm chén, dao kéo, kim<br />
chỉ..... bằng giấy, diêm, thuốc lá, túi đựng<br />
nƣớc, khăn mặt quần áo mặc hàng ngày<br />
chèn chặt vào quan tài để ngƣời chết mang<br />
về thế giới bên kia. Sau đó, thấy tào nín thở<br />
niệm chú để thu vía vào áo quan, nghe tiếng<br />
thanh la dóng lên nhịp 3, 4 thầy mới đƣợc<br />
thở và viết tƣợng trƣng chữ “phong”(đóng)<br />
trên ván thiên.<br />
Lúc này con cháu đồng loạt khóc thảm thiết,<br />
đau đớn nhìn mặt ngƣời thân lần cuối.<br />
Ngƣời hàng phƣờng hay anh em nội tộc phải<br />
khoá ván bằng đốt tre già (tuyệt đối không<br />
khoá bằng đinh sắt). Thầy tào cầm bát nƣớc<br />
đi xung quanh quan tài và ngậm nƣớc phun<br />
lên bốn góc quan tài, mỗi lần phun ông ta<br />
vung kiếm chỉ vào nơi đó, đọc thần chú để<br />
phong ấn, không cho linh hồn thoát ra ngoài<br />
nữa thậm trí họ còn buộc khoá áo quan bằng<br />
4 cọc tre. Sau đó họ kê quan tài lên chân giá<br />
đặt ở giữa nhà, dƣới gầm đặt một lƣỡi cầy<br />
để trừ tà.<br />
LỄ THIẾT LINH SÀNG<br />
Nghi lễ này đƣợc thể hiện sau lễ nhập quan<br />
của lễ này là lễ mời cơm, lập bàn vong (thiết<br />
linh sàng), đặt bài vị (yên linh yên vị).<br />
Trong lễ dâng cơm thiết linh sàng của ngƣời<br />
Nùng, gồm lễ vật có một nải chuối, một gói<br />
kẹo, bốn chiếc chén, bát, một đĩa thịt, một<br />
con gà mái đẻ đã thịt chín, một đĩa xôi.<br />
Thầy tào lấy một cái đèn dầu đặt lên phía<br />
trƣớc đầu chết quan tài. Trên bàn vong đặt<br />
một bát cơm đầy cắm đôi đũa bông kẹp một<br />
quả trứng ở giữa, một bát gạo hay một khúc<br />
thân cây chuối để cắm hƣơng, một bài vị<br />
thiết kế đơn giản, làm bằng một thanh tre,<br />
dán giấy vàng hình chữ nhật cao khoảng 40<br />
cm làm bằng một dải vải vàng treo trên cành<br />
tre đặt trên đầu áo quan.<br />
<br />
63(1): 8 - 12<br />
<br />
Trên đầu quan tài thƣờng đặt có hai chữ<br />
phúc lộc hay hai câu thơ viết bằng chữ Hán:<br />
Bóng hạc xe mây về cõi phật<br />
Để lại trần gian phúc cháu con<br />
LỄ PHÁT TANG, ĂN CHAY (CẤP HÁO)<br />
Thầy tào tụng kinh, phát tất cả quần áo tang<br />
cho con trai trƣởng ôm ra ngoài sân, nín thở<br />
vái tứ phƣơng rồi chạy 3 vòng quanh áo<br />
tang, khóc 3 tiếng gọi cha (mẹ), rồi chia<br />
quần áo cho từng ngƣời, không mặc áo trái,<br />
con gái, con dâu đội mũ chào mào, con cháu<br />
đều có dải vải thắt lƣng, buộc trƣớc bụng.<br />
Sau lễ phát tang, con cháu nội tộc không ăn<br />
mỡ, không ăn thịt chỉ ăn rau, đậu chấm<br />
muối.<br />
LỄ DÂNG CƠM (SẬU CHẬU, SẬU<br />
NGÀI)<br />
Bữa cơm đầu tiên còn gọi là lễ tế đầu, lễ vật<br />
có thủ lợn hay cả con lợn, mâm xôi, bánh<br />
dầy, gà đã thịt, để sống hoặc luộc, một bát<br />
thịt, một bát gạo để cắm hƣơng, 3 chén<br />
rƣợu, gạo nếp, gạo tẻ bầy trƣớc quan tài<br />
(dƣới chân ngƣời chết), con cháu quỳ xung<br />
quanh quan tài, Thầy tào ngồi trƣớc toàn thể<br />
gia quyến cúng bài mới cơm.<br />
NGHI LỄ THẮP ĐÈN (HẤT TƢNG)<br />
Quy trình thực hiện nghi lễ thắp đèn vào đầu<br />
hôm của cả ngày thứ nhất quy trình làm ma<br />
3 ngày, nhằm mục đích cấp đèn khai lộ cho<br />
ngƣời chết thấy đƣờng đi về thế giới tổ tiên.<br />
Đèn biểu trƣng cho linh hồn trên quan tài<br />
phải luôn cháy nhỏ ngọn lửa, tuyệt đối<br />
không để đèn (ở đầu ngƣời chết) tắt.<br />
LỄ TRA NHÀ TÁNG “CỨP SLƢỜN”<br />
Nhà táng là một căn nhà khung bằng tre<br />
nứa, trang trí cầu kì bằng giấy màu với các<br />
họa tiết khác nhau để chụp lên quan tài<br />
trong tang lễ. Ngay từ khi có ngƣời chết,<br />
những ngƣời đƣợc cử làm nhà tang đã phải<br />
hết sức khẩn trƣơng tới nhà tang chủ, đo<br />
kích thƣớc áo quan, hoàn thành khung,<br />
chuyển lên nhà sàn, vách dán giấy màu<br />
trang trí biểu trƣng cho tín ngƣỡng ngƣời<br />
Nùng, vẽ mái ngói, dán tƣờng hoa.....<br />
<br />
10<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Lúc lễ trao nhà táng thì trƣởng tộc hoặc chú<br />
bác trong nhà thƣờng lấy một tấm vải sạch<br />
che toàn bộ bàn thờ tổ tiên lại.<br />
LỄ CHỌN ĐẤT ĐÀO<br />
Đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ quan niệm: mộ<br />
phần rất quan trọng, có thể làm cho con<br />
cháu phát đạt, cũng có thể làm lụi bại huyết<br />
thống<br />
Chọn khu đất để mai táng thƣờng nhờ Thầy<br />
tào tìm kiếm trên cơ sở của thuật phong thủy,<br />
nghĩa là hƣớng đất phải căn cứ vào hƣớng gió<br />
lành và mạch đất để thi thể nhận đƣợc sự mát<br />
mẻ.<br />
Khi chọn đất đào huyệt, Thầy tào phải dựa<br />
vào tuổi tác ngƣời chết kết hợp với sách<br />
phong thuỷ để tìm hƣớng tốt, điều chỉnh<br />
đƣợc tam sát. Sau đó là đến nghi thức chọn<br />
đất. Ngƣời con trai cả cho bài vị vào ôm<br />
trong vạt áo, anh em trong nhà bƣng một<br />
chiếc sàng đựng lễ vật đến khu huyệt đƣờng.<br />
Đến nơi, con cháu đặt sàn lễ vật xuống:<br />
thủ lợn, một con gà, 1 đĩa xôi, một ống<br />
gạo, rƣợu, vàng hƣơng, 1 đến 3 chiếc<br />
chén, Thầy tào lấy sách xem hƣớng rồi<br />
khấn xin thần thổ địa cho đào huyệt.<br />
LỄ TẾ MINH TINH<br />
Lễ tế minh tinh (lễ tế “tẻ cái”) của các cô<br />
con gái lễ tế cây tiền, cây bạc (co xèn, co<br />
ngần). Trong lễ này, lễ vật tế gồm có gà,<br />
một con lợn mổ phanh bụng, đầu vắt mỡ<br />
chài, cắm một con dao, một mâm lục phủ<br />
ngũ tạng, một bát cơm, ba mâm bánh dầy,<br />
một mâm bánh bỏng, một mâm bánh ngọt<br />
gạo, rƣợu, (rƣợu rót vào ba đến bốn chén<br />
rƣợu), cây minh tinh và các cây vàng, cây<br />
tiền, cây bạc, mỗi ngƣời con gái phải sắm<br />
cho cha mẹ một hòm tủ bằng giấy trong đó<br />
chứa đủ đựng các loại vật dụng trang phục<br />
cho cuộc sống hàng ngày nhƣ vải vóc, quần<br />
áo nồi niêu, xoong chảo bằng giấy để cha<br />
mẹ mang về thế giới bên kia. Thầy tào rƣớc<br />
bài vị của ngƣời quá cố ra sân để làm lễ, các<br />
con gái, con rể ngồi quỳ trƣớc cây minh<br />
tinh. Thầy tào cần cành phan khấn mời cha<br />
mẹ về nhận lễ, các con lần lƣợt tế rƣợu 3 lần<br />
<br />
63(1): 8 - 12<br />
<br />
mời vong linh bố mẹ về ăn cơm trong tiếng<br />
nhạc chuông, thanh la nhịp 3,4 .<br />
LỄ TẾ ĐẠI “CHỦNG TẾ”<br />
Đây là lễ tế của con trai thờ tự, trƣờng hợp<br />
không có con trai thì con gái phải đứng chủ<br />
tang. Lễ này cũng là dịp cho các con cháu ở<br />
về chịu tang và dâng rƣợu lần cuối. Lễ vật<br />
cúng tế gồm có: 1con lợn, (khoảng một tạ<br />
trở lên) bày phủ phục trƣớc mâm lễ, trên có<br />
phủ mỡ chài, một mâm có chín hạt đựng lục<br />
phủ ngũ tạng của con lợn nhƣ: Lòng, gan,<br />
phổi, tiết, bánh dầy, một mâm vàng mã.<br />
Ngoài ra, Thầy tào còn làm động tác rắc gạo<br />
xung quanh quan tài rồi mang bát gạo ra<br />
ngoài của úp xuống sàn, chiếc bát biểu trƣng<br />
cho ngƣời vợ mang thai, hoạt động úp bát<br />
làm phép biểu trƣng của ngƣời thầy là sự vỡ<br />
ối, đau đẻ tái sinh ra linh hồn, thầy khấn xin<br />
các quan âm đón nhận lấy linh hồn. Toàn bộ<br />
anh em họ hàng tập trung rót rƣợu, cúng<br />
vĩnh biệt ngƣời quá cố lần cuối.<br />
LỄ TRA CỦA CẢI (TẾ LỤC PÁO VÀ TẾ<br />
LY TÀNG)<br />
Đây chính là nghi lễ chia của cải, nhà ở, đất<br />
đai cho ngƣời chết nhận sử dụng, tiếp tục<br />
làm ăn sinh sống ở thế giới bên kia và phù<br />
hộ cho gia đình. Lễ vật gồm một con lợn<br />
sống đã đƣợc làm sạch, đầu lợn phủ lá mỡ<br />
chài, cắm một con dao nhọn trên gáy, một<br />
mâm bánh dầy, một thúng gạo tẻ,1 đến 2 lít<br />
rƣợu trắng và một ít tiền lẻ.<br />
LỄ ĐƢA MA “ỌC TANG”<br />
Lễ đƣa ma (đƣa vong) của đồng bào Nùng<br />
thƣờng diễn ra vào lúc sáng sớm. Trƣớc giờ<br />
đƣa ma, con cháu, họ hàng tập trung đông<br />
đủ trƣớc linh cữu. Thầy tào làm phép quét<br />
nhà tiễn linh vong hồn ngƣời chết, rồi xuất<br />
ngựa hoặc xuất kiệu cho cõng hình nhân<br />
(tƣợng trƣng cho ngƣời cõng linh hồn ngƣời<br />
chết về mƣờng trời) giao cho con cháu mang<br />
ra sân chuẩn bị hoá. Đến giờ xuất vong, Thầy<br />
tào làm lễ trải dài vải trắng từ quan tài đến bàn<br />
thờ thánh để tế lễ, xin phép đƣa hồn cho ngƣời<br />
chết đi. Con trai trƣởng thay mặt cho gia đình<br />
hoặc thầy phụ buộc một dây vải trắng gói bài<br />
vị bên trong, vòng dấu nhân qua lƣng, thắt<br />
trƣớc ngực thầy tƣợng trƣng cho chiếc địu<br />
<br />
11<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cõng hồn ngƣời mất sang thế giới bên kia.<br />
Thầy niệm chú vào chiếc thuổng và bó đuốc,<br />
dùng thuổng xỏ vào quai dậu, lấy con gà, bát<br />
hƣơng trên nắp quan tài thả vào dậu, giao cho<br />
ngƣời con gái gánh đi trƣớc để dọn đƣờng ra<br />
huyệt và một ngƣời con gái khác bỏ tiền vàng<br />
mã vào vạt áo cùng đi, vừa đi vừa sắc để tống<br />
khứ ma quỷ bám vào làm trì nặng quan tài,<br />
đồng thời để ngăn linh vong hết đƣờng về với<br />
tổ tiên.<br />
Các anh em, con cháu bám vào dải vải đi<br />
vòng quanh quan tài 3 lƣợt, một vòng, con<br />
cháu cúi lạy một lần. Thầy tào thổi đèn,<br />
ngƣời con gái cả lại thắp lại với ý níu giữ,<br />
không muốn rời xa cha mẹ. Nếu cả bố mẹ đã<br />
mất, Thầy tào đi quanh quan tài 3 vòng và<br />
thổi tắt 4 đèn trên 4 góc quan tài. Bên ngoài<br />
tiếng trống vang nổi lên, con cháu vội vàng<br />
thu dải vải trắng, ngƣời hàng phƣờng cùng<br />
nhấc quan tài ra cửa, Sau đó, ngƣời con trai<br />
nằm thủ phục dƣới đất tƣợng trƣng bắc cầu<br />
3 lƣợt (hai lần trƣớc quay ngƣời hƣớng mặt<br />
về nhà, một lần quay vào, một lần quay<br />
mình hƣớng mặt ra hƣớng mộ) sau mỗi lƣợt<br />
đứng đây, con trai cả phải đi thẳng dƣới sự<br />
hỗ trợ của thầy, không đƣợc ngoái đầu lại,<br />
vừa đi vừa vãi tiền giấy dọc đƣờng, dẫn linh<br />
hồn đi, không về quấy quả gia đình<br />
Các chàng rể mang các loại cây tiền, cây<br />
vàng bạc ra nghĩa địa, đứng cạnh huyệt<br />
xong chờ ở đó, các cô con gái mang dậu,<br />
vại, bát, hƣơng đặt cạnh huyệt rồi đi lấp kín,<br />
vì sợ linh hồn tản mạn do xúc động dễ bị tổn<br />
hại.<br />
LỄ TẾ THỔ THẦN HẠ HUYỆT “TỂ SAN<br />
TỲ LY” (NÙNG PHÀN SLÌNH)<br />
Trƣớc khi hạ huyệt, ngƣời Nùng cũng nhƣ<br />
các dân tộc khác đều phải làm lễ cúng thổ<br />
thần, mời thổ thần ăn cỗ xin phép đƣợc an<br />
táng ngƣời chết tại địa điểm này, sau đó<br />
giao nhà của ngƣời chết cho ông thần thổ<br />
địa cai quản để ngƣời chết về với tổ tiên có<br />
nơi ăn chốn ở, hạ huyệt xong thƣờng làm lễ<br />
tế. Sau khi hạ huyệt tang quyến cùng thầy<br />
làm lễ hoá sớ, nhà táng, linh sa, tiền giấy,<br />
vàng mã, tƣ trang, vật dụng để ngƣời chết<br />
đem vật dụng mà ngƣời chết đem theo về<br />
<br />
63(1): 8 - 12<br />
<br />
trời, thầy làm lễ tế thổ thần bàn giao linh<br />
hồn cho thổ địa, nhờ thần cho linh hồn về<br />
với tổ tiên. Trong nghi lễ tế thổ thần hạ huyệt<br />
của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, thầy<br />
chủ và trƣởng nam hoặc một cháu nội trong<br />
gia đình phải xuống huyệt làm lễ, con cháu<br />
đƣa lễ vật xuống huyệt mộ, thầy thắp hƣơng<br />
tế tổ thần xin cho phép đƣợc hạ huyệt, sau<br />
đó thầy cởi bỏ bài vị giao cho ngƣời con trai<br />
cả hay ngƣời cháu và hoá tờ sớ.<br />
Ngoài ra, còn có một số lễ khác nhƣ: Lễ hồi<br />
phúc lộc "thói phúc thói lộc", tục để tang<br />
(Lễ dựng lều "khay tu mả", Lễ cúng bốn<br />
mươi ngày, bốn chín ngày, Lễ cúng một 100<br />
ngày "pác dần rè ăn ", Lễ cúng một năm<br />
"khúp bẩy", Lễ cúng mãn tang, Tết đắp mộ,<br />
Lễ quất mả (cải táng) ).<br />
TÓM LẠI<br />
Đám tang của ngƣời Nùng không chỉ mang<br />
tính chất tôn giáo tín ngƣỡng mà điều nổi<br />
bật vẫn là quan niệm về đạo hiếu, việc đến<br />
công, báo đức vẫn là điểm chủ yếu xuyên<br />
suất từ đầu đến cuối của một đám ma. Ngày<br />
nay với chủ trƣơng thực hiện nếp sống văn<br />
hoá mới, mặc dù những lễ nghi đó về cơ bản<br />
vẫn đƣợc duy trì, song nhiều thủ tục, nghi lễ<br />
rƣờm rà đã giảm, bớt không còn nặng nề<br />
nhƣ trƣớc.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ba mươi năm gìn giữ và phát huy vốn di sản<br />
văn hoá các dân tộc Việt Nam (1995), Nxb Văn<br />
hoá dân tộc, Hà Nội.<br />
[2]. Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng, Vấn<br />
đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng<br />
sản Việt Nam (2001), Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[3]. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Hỷ,<br />
Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1930 - 1945),<br />
(1997), Huyện uỷ Đồng Hỷ.<br />
[4]. GS Bế Viết Đẳng, PGS Khổng Diễn, PTS<br />
Phạm Quang Hoan, PGS Nguyễn Văn Huy,<br />
Nguyễn Anh Ngọc, Các dân tộc Tày – Nùng ở<br />
Việt Nam(1992), Viện Dân tộc học, Hà Nội.<br />
[5]. Bộ văn hoá Thông tin- Bảo Tàng văn hoá<br />
các dân tộc Việt Nam, 45 năm Bảo Tàng văn<br />
hoá các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên (2005).<br />
<br />
12<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />