PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG
lượt xem 18
download
Vì nhiều lí do, người Triều Châu di cư đến nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng. Theo thống kê năm 2009, ở Sóc Trăng có 75.534 người Hoa sinh sống, chiếm 5,02 % dân số Sóc Trăng1 . Người Triều Châu có một phương ngôn và phong cách văn hóa riêng thể hiện qua nhiều phương diện: ẩm thực, ca kịch (Triều kịch), phong tục tập quán... Tang ma cùng các lễ nghi của nó là phong tục tập quán đặc sắc và ít bị biến đổi, nghiên cứu tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG
- 1 PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI TRIỀU CHÂU Ở SÓC TRĂNG Trương Thuận Lợi Sinh viên lớp VHH 3A, Khoa Văn hóa học. Người Triều Châu là một bộ phận của người Hán, họ phân bố chủ yếu ở Đông Bắc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vì nhiều lí do, người Triều Châu di cư đến nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng. Theo thống kê năm 2009, ở Sóc Trăng có 75.534 người Hoa sinh sống, chiếm 5,02 % dân số Sóc Trăng1 . Người Triều Châu có một phương ngôn và phong cách văn hóa riêng thể hiện qua nhiều phương diện: ẩm thực, ca kịch (Triều kịch), phong tục tập quán... Tang ma cùng các lễ nghi của nó là phong tục tập quán đặc sắc và ít bị biến đổi, nghiên cứu tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng là một hướng tiếp cận nhằm làm rõ những giá trị văn hóa-xã hội truyền thống của người Triều Châu. Quan niệm về cái chết của người Triều Châu rất phức tạp, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Theo họ, chết không phải là hết mà là sự tái sinh ở một thế giới khác và ở đó con người mới có được cuộc sống vĩnh hằng. Việc tang được người Triều Châu nói tránh là pệch xừ (白事, bạch sự) được tính từ thời điểm người ta hấp hối. Nghi lễ đầu tiên phải làm là chăm sóc cho người thân lúc lâm chung, đây là một nghi lễ quan trọng, nó thể hiện sự hiếu thuận của con cháu đối với người sắp ra đi. Khi đó, người đang hấp hối sẽ được chuyển ra vị trí ở giữa nhà, đầu hướng ra cửa. Đây là vị trí trang trọng
- nhất để người bệnh ra đi (nếu điều đó xảy ra) một cách an định ở nơi tốt nhất trong nhà. Theo tập quán, khi gia đình có người già lâm trọng bệnh, con cháu gần xa sẽ sớm được báo tin để kịp bôn tang (về gặp người thân lần cuối). 1 http://www.soctrang.gov.vn2 Khi người thân đã tắt thở, một người sẽ đi mua nước của Hà Bá (thần sông). Tập tục này được thấy ở nhiều nhóm dân khác thuộc Hán tộc chứ không riêng người Triều Châu. Đây là một nghi thức đậm tính nhân sinh, người xưa qua đó muốn nhắc nhở rằng dòng đời chẳng qua cũng giống như sự trôi đi của dòng nước mà thôi. Nước mua được một phần dùng để lau thân thể cho người mất, một phần để lau quan tài. Lễ tiểu liệm được bắt đầu với việc xoay người đã mất theo hướng ngược lại, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa (thể hiện sự ra đi). Theo truyền thống, phải xem giờ nhập quan, động quan và các tuổi kỵ với người mất. Khi đã có ngày giờ cụ thể, họ sẽ viết cáo phó và dựng phướn đám tang. Phướn là một mảnh vải hình chữ nhật màu trắng, trên dán hai thanh giấy đỏ kéo dài hết chiều dài và chiều rộng của phướn thành hình chữ thập. Theo phong tục, người Triều Châu chỉ báo tang cho thân tộc và bạn chí cốt nên phải dùng phướn để báo hiệu việc tang. Người Triều Châu cũng thực hiện lễ phạn hàm như nhiều nhóm dân khác nhưng ít nhiều có sự khác biệt. Phạn là cơm, hàm là ngậm. Người xưa cho rằng không thể để người chết đi (sang thế giới bên kia) mà miệng không có gì, bụng đói. Phạn hàm ban đầu là cho người chết ngậm cơm nhưng đã dần biến đổi. Ở
- người Triều Châu có thể chia làm hai giai đoạn. Một là đặt vào miệng người chết một ít vàng, một ít bạc và bảy hạt lúa nếp (nếu là nam), chín hạt (nếu là nữ) và hai là đút cơm báo hiếu. Nghi thức này được thực hiện một cách tượng trưng bằng cách lấy một bát cơm đầy, lần lượt tất cả những người con trong nhà sẽ trở ngược đầu đũa (dùng đầu âm để đút cơm cho người chết) ba lần làm động tác (phớt trên mặt cơm) gắp cơm đút cho người chết. Đây là một nghi thức thấm đượm tính nhân văn, nhằm nhắc nhở con cháu nhớ việc cha mẹ đã vất vả chăm bón, nuôi con. 3 Sau tiểu liệm là lễ đại liệm. Quan tài truyền thống của người Triều Châu thường được gọi là hòm mang cá - là loại quan tài độc mộc đẽo từ thân của chỉ một cây gỗ. Đến giờ, nghi thức nhập quan sẽ được tiến hành. Người chết được đặt vào quan tài cùng với các đồ tùy táng. Đồ tùy táng rất đa dạng, đó có thể là vàng, bạc hoặc đơn giản chỉ là các vật dụng cá nhân mà lúc sống người chết thường sử dụng. Với y phục, phải cắt bỏ nút (cúc) vì nút có âm là nữu, theo một số học giả Trung Quốc thì trùng âm với con cháu. Tuy nhiên, trong tiếng Triều Châu thì không có sự trùng âm này, nhưng họ vẫn tiến hành lấy bỏ nút. Có thể hoặc chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nói chung hoặc là trong quá khứ tiếng Triều Châu, từ níiu (鈕, nữu, cúc áo) đã từng trùng âm với từ nốô (孥, nô, con cháu). Không được chôn theo đồ tùy táng làm bằng da thú, vì ảnh hưởng từ Phật giáo, nếu chôn theo da, xương thú thì kiếp sau người chết sẽ đầu thai thành súc sinh. Trà được để vào quan tài có hai công dụng là lấp đầy các khoảng trống trong quan tài, hút ẩm và để xương người chết được vàng và đẹp. Nếu
- người chết đã quá già mà răng vẫn còn tốt thì người ta sẽ phải nhổ bỏ răng, vì cho rằng người già mà răng còn tốt sẽ trở về nhai hết của cải của con cháu. Khi đóng nắp quan tài, số lượng đinh phải đóng là sáu cây. Nhát búa đầu tiên của mỗi cây đinh sẽ đi kèm một lời chúc tụng gọi là tá xi cụ (呾詩句, đát thi cú) nghĩa là đọc các câu thơ. Các câu thơ này thường là lời chúc phúc cho các thế hệ con cháu của người mất. Đinh đóng xong, lập tức phải quăng búa ra hướng cửa. Việc quăng búa ra cửa có ý nghĩa chia ly, vĩnh biệt, vứt bỏ mọi thứ, nó như một lời nhắc nhở dứt khoát với tang gia rằng cái chết là quy luật tự nhiên và không ai có thể tránh khỏi. Thọ tang là bước tiếp theo sau đại liệm. Đây là nghi thức Phật giáo nhưng lại thấm đượm tinh thần Nho giáo, cha mẹ không để tang con, ông bà không để tang cháu, anh chị không để tang em, thân tộc thuộc bề trưởng thượng (chú, bác, cô, cậu, dì…) không để tang cho bậc hậu sinh. Điều này mang nặng 4 tính tôn ti của tư tưởng Nho giáo, nó đối lập hẳn với quan niệm tử vi thần (死為神, chết trở thành thần) của người Việt. Tuy nhiên nếu đúng theo Nho giáo thì chồng thuộc dương, vợ thuộc âm, âm phụ thuộc dương, nên chỉ vợ để tang cho chồng mà chồng không để tang cho vợ, nhưng với người Triều Châu thì chồng vẫn để tang cho vợ. Có lẽ đây là tàn tích của văn hóa Bách Việt còn lưu lại ở người Triều Châu, bởi theo chúng tôi sự hình thành của nhóm cư dân này là do sự hòa huyết lâu đời giữa người Hán và người Bách Việt. Trong thời gian thọ tang, người ta không được mang giày dép, không trang phục đẹp,… đây rõ ràng là các quy định trong Lễ ký của Nho giáo.
- Tang phục của con trai và các cháu trai họ nội nhìn chung là giống nhau, gồm áo quần may bằng vải sô (áo của con trai và con gái của người mất phải chắp thêm một mảnh vải vuông cùng chất liệu với tang phục gọi là phụ bản. Ý nói tang cha mẹ không chỉ để trên đầu mà còn đè nặng trên lưng. Ngoài ra, phụ bản còn tượng trưng cho chiếc tã lót nên chỉ có trên tang phục của con cái người quá cố. Thắt lưng bằng dây bố, mũ tang là một mảnh vải vuông và một vòng thừng bện bằng vải sô. Các thế hệ được phân biệt bằng cách thay đổi màu ở ba túi trên mũ tang: con trai thì 3 túi với màu trắng, xanh, đỏ; cháu nội màu đỏ; cháu cố màu xanh dương; chút màu vàng. Con gái, con dâu tang phục giống cháu nội trai, nhưng con gái mũ tang là một mảnh vải hình chữ nhật may lại ở một đầu và phải đeo thêm phụ bản; con dâu sử dụng vòng vải trắng chít quanh đầu. Vợ, chồng, con rể và cháu gái họ nội ở các thế hệ, tang phục gồm khăn tang là một vòng vải trắng (khăn tang của con rể có một chấm màu đỏ nhưng được phân biệt với cháu ngoại bằng cách may chấm đỏ lệch về phía trên), quần bằng vải sô. Các thế hệ thuộc cháu họ ngoại được phân biệt bằng một mảnh vải hình vuông khác màu (như màu các túi trên mũ tang của cháu họ nội) chắp lên vòng khăn tang. Gậy đại tang ở người Triều Châu có sự phân biệt giữa tang cha và tang mẹ. Theo đó, tang cha thì dùng gậy trúc, vì trong tiếng Triều Châu trúc 5 (竹, teẹc) đồng âm với đức (德, teẹc); tang mẹ thì dùng gậy dung thụ (榕樹, xeèng xìu, cây đa) do đồng âm với thành (誠, xeéng). Như vậy triết lý trong việc dùng gậy đại tang ở người Triều Châu là phụ đức mẫu thành (父德母誠, pề téec bóo xéeng).
- Trong lễ chính, đa số gia đình người Triều Châu thực hiện các nghi lễ của Phật giáo, nhưng việc cúng tế có nhiều biểu hiện của tín ngưỡng dân gian: tế ba bát cơm nhưng chỉ ở bát giữa là bày đôi đũa, hai bát hai bên thì mỗi bát một chiếc. Làm như vậy là để gây khó khăn cho cô hồn ngạ quỷ, khiến chúng không thể ăn nhanh hơn người vừa mất. Khi thực hiện phúng điếu lại thực hiện theo nghi thức của Nho giáo: nếu người mất lớn tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn khách viếng thì người viếng phải thắp hương và thực hiện lễ lạy, ngược lại khách viếng chỉ cần đứng xá, không cần lạy. Khách viếng hoặc đưa tang sẽ được phát một quạt giấy mà ở cán quạt có gắn sợi chỉ đỏ. Sợi chỉ đỏ có ý nghĩa chúc cho người nhận quạt được gặp may mắn vì việc làm tốt đẹp của họ. Khi viếng tang về đến nhà phải rửa mặt bằng nước (trong đó có vài bông hoa) được chuẩn bị sẵn để xua âm khí. Trước khi bước vào nhà, phải tháo sợi chỉ đỏ trên quạt đính vào nơi cắm nhang thờ môn thần (người Triều Châu thường làm hai hương lô nhỏ đính vào hai bên cửa để thờ môn thần). Việc làm này nhằm báo cho môn thần việc gia chủ vừa dự tang lễ, cầu môn thần xua đi âm khí bám vào người trước khi bước vào nhà. Nhạc lễ là một trong những yếu tố làm nên nét riêng trong tang lễ của người Triều Châu, được gọi là Tùa lò cố (大鑼鼓, đại la cổ). Dàn Đại la cổ gồm 10 chiêng (la) nhỏ, 01 chiêng lớn (tất cả đều được đánh bằng dùi); 02 kèn; 02 sáo; 02 tiêu; 04 chập chõa; 01 nhạc cụ đặc trưng được gọi là cao kỉ ló (hình dạng như chiếc mõ làm bằng đồng thau); 02 đàn cò và quan trọng nhất là trống cái. Âm thanh của dàn Đại la cổ khi hùng hồn, bi tráng khi dìu dặt, réo rắc tạo nên một không khí rất đặc trưng trong tang lễ của người Triều Châu.6
- Hình thức táng của người Triều Châu là thổ táng. Xuất phát từ quan niệm nhập thổ vi an (入土爲安), trở về với đất thì con người mới cảm thấy tĩnh tâm, an toàn. Nghi thức đưa tang được người Triều Châu gọi là Xúc xua (出山, xuất sơn). Theo truyền thống, người Triều Châu có tục lăn đường, nhưng ngày nay ít ai thực hiện. Khi quan tài vừa rời khỏi nhà, các con trai ở phía trước đoàn đưa cản trở không muốn cho người ta mang thi thể cha mẹ mình đi, còn những người con gái thì ở phía sau đoàn đưa níu kéo. Việc cản trở, níu kéo thể hiện sự quyến luyến, thương tiếc, không muốn rời xa cha mẹ, đây là các hành vi hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của Nho giáo trong Lễ ký nhưng nó lại không phù hợp với tư tưởng của Phật giáo, vì vậy một bộ phận Phật tử người Triều Châu không thực hiện nghi thức này. Đoàn đưa đến ngã ba hoặc ngã tư đường thì gia quyến sẽ trải chiếu để tiến hành tạ bộ - nghi thức cảm tạ những người đã đến đưa tang. Ở nghi thức này, gia quyến của người mất sẽ lạy về hướng đoàn đưa hai lạy, những người đi đưa tang không cần lạy đáp lễ. Sau khi an táng người quá cố, người Triều Châu có tục làm tuần cho người mất. Đúng một tuần kể từ ngày người thân mất, tang chủ tiến hành cúng tuần (cúng thất, làm tuần). Sau đó cứ mỗi tuần cúng một lần cho đến tuần thứ 7. Quan trọng nhất trong làm tuần là nghi thức qua cầu ở lần cúng đầu tiên (thất đầu). Trong nghi thức này, người ta dựng một chiếc cầu tượng trưng cho cầu
- Nại Hà (奈河橋) nơi Âm Phủ. Thầy cúng sẽ làm pháp sự và cùng với con cháu người đã mất đưa tiễn họ qua chiếc cầu đó, tượng trưng cho việc đưa tiễn người mất đến nơi đến chốn.7 Theo phong tục, người ta phải chịu tang 03 năm, nhưng ngày nay việc xả tang thường được thực hiện sớm hơn. Có thể vào một trong các lần cúng thất hoặc cúng tròn 100 ngày. Việc xả tang được thực hiện theo nghi thức Phật giáo. * ** Tang lễ trong văn hóa Triều Châu là một sự kiện quan trọng không chỉ của gia đình có tang mà của cả cộng đồng. Qua tang lễ, các sinh hoạt và giá trị văn hóa mới được thể hiện rõ nét. Cùng với sự cộng cư, tiếp xúc văn hóa lâu dài của các cộng đồng cư dân ở Sóc Trăng, tang lễ của người Triều Châu có nhiều sự tiếp biến cũng như ảnh hưởng đến phong tục tang ma đối với các dân tộc khác. Trong tang lễ, người Triều Châu không tế các thức được làm từ đậu và cây dây leo vì đậu (thực vật) trùng âm với đậu (dừng lại), dây (danh từ) trùng âm với dây (dây dưa không dứt bỏ được) mà trong tiếng Triều Châu thì hoàn toàn không có sự trùng âm này. Rõ ràng đây là một sự tiếp biến từ người Kinh. Về tang phục, cả người Hoa thuộc các nhóm khác (Quảng Châu, Phúc Kiến…), người Kinh và người Kh’mer ở thành phố Sóc Trăng đều sử dụng tang phục của người Triều Châu, đây là một điển hình cho sự ảnh hưởng qua lại trong sinh hoạt văn hóa nói chung và phong tục tang ma của các cộng đồng cư dân ở Sóc Trăng nói riêng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phong tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam - Thọ Mai gia lễ: Phần 1
102 p | 383 | 113
-
Sổ tay ứng dụng phong tục dân gian: Phần 1
100 p | 232 | 104
-
Phong tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam - Thọ Mai gia lễ: Phần 2
88 p | 366 | 103
-
Phong tục văn hóa thờ cúng của người Việt: Phần 2
121 p | 209 | 73
-
thọ mai sinh tử - phong tục dân gian về sinh nở, cưới hỏi, trường thọ, ma chay: phần 3
118 p | 184 | 55
-
Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng?
3 p | 204 | 19
-
Nghi lễ tang ma trong đời sống của người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ
10 p | 171 | 17
-
Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay
8 p | 80 | 11
-
Đạo hiếu Phật giáo trong phong tục tập quán của người Việt Nam
5 p | 109 | 9
-
Phong tục tang ma của người Mường ở Thanh Hóa
11 p | 96 | 7
-
Nghiên cứu văn hóa Cơ-tu: Phần 2
190 p | 24 | 6
-
Những phong tục, tập quán ý nghĩa trong tết Nguyên Đán của người Việt qua ca dao, tục ngữ
15 p | 26 | 6
-
Phân biệt giới và vấn đề quyền lực biểu hiện qua phong tục tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng
21 p | 5 | 4
-
Thịt lợn muối chua - Đặc sản của người Dao Tiền
5 p | 86 | 3
-
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 p | 7 | 3
-
Bộ máy quản lí làng xã và một số phong tục tập quán của người Việt ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ (qua khảo cứu một số văn bản hương ước cải lương làng Sơn Nga, Khổng Tước, Tạ Xá, Tăng Xá, Yên Dưỡng)
8 p | 3 | 2
-
Dấu ấn biển trong tục thờ cúng của người Chăm
8 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn