intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tất cả những gì bạn muốn biết về cây Nha đam (ALOE VERA) (Kỳ 4)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

211
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Aloe gel trong mỹ phẩm Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ phẩm, nhất là những loại kem thoa ngoài da. Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng, nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel “ổn định hóa” trong công nghiệp mỹ phẩm dùng trên thị trường như kem thoa mặt, dưỡng da, dưỡng thể và dầu gội đầu lại không hề có tác dụng trị liệu vì các hợp chất thiên nhiên của Aloe gel bị phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tất cả những gì bạn muốn biết về cây Nha đam (ALOE VERA) (Kỳ 4)

  1. Tất cả những gì bạn muốn biết về cây Nha đam (ALOE VERA) (Kỳ 4) Aloe gel trong mỹ phẩm Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ phẩm, nhất là những loại kem thoa ngoài da. Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng, nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel “ổn định hóa” trong công nghiệp mỹ phẩm dùng trên thị trường như kem thoa mặt, dưỡng da, dưỡng thể và dầu gội đầu lại không hề có tác dụng trị liệu vì các hợp chất thiên nhiên của Aloe gel bị phân hủy do quá trình chế biến, bảo quản. Việc lựa chọn một loại mỹ phẩm cho thật tác dụng cũng là một vấn đề khó khăn;
  2. tuy nhiên các thử nghiệm cho thấy, các chất gel ngay sau khi trích khỏi lá cây sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh (do tác động của enzym trong gel), nên người ta phải thêm vào mỹ phẩm những chất chống oxy hóa thích hợp nhưng cũng không duy trì được những tác dụng tốt của Aloe gel tươi. Nhiệt độ nóng cũng gây hư hại gel, nên cần tránh sử dụng nhiệt (nấu chè ăn thì không tốt bằng ăn gel tươi), đồng thời người ta cũng còn phải thêm những chất diệt khuẩn, chống mốc để tránh việc hư hại do vi khuẩn, nấm mốc và chính những chất phụ gia ấy gây hại tế bào da. Thông thường thì một nồng độ 40% gel trở lên mới có thể có tác dụng sinh học. (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có gel ở trạng thái tươi mới có tác dụng, và cách trích gel được làm như sau: Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước máy có đủ độ clor dư. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào trụ bì. Cần thận trọng đừng đụng đến các khoang vỏ màu lục, vì có thể làm ô nhiễm gel bởi các chất nhựa của lá. Có thể sát trùng gel bằng phương pháp pasteurization ở 75 - 800C trong thời gian ít là hơn 3 phút). Người ta biết chất Aloe gel tươi có tính sát khuẩn và bảo quản tốt cho gel nếu lúc thao tác ta không làm nhiễm trùng miếng gel. Dùng một khúc lá Nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, cầm miếng gel thoa lên mặt và da để làm “kem” chống nắng, dưỡng da, giữ ẩm, chống nhăn, ngừa, trị nám là tốt hơn hết. Một số người có thể bị dị ứng, ngứa ngáy thì không dùng. Một số nhà sản xuất mỹ phẩm còn quảng cáo là Nha đam có thể ngăn chặn sự lão hóa của da, nhưng thật ra Aloe gel có khả năng thấm ướt, làm ẩm da (moisturizing) nên tạm thời làm da bớt bị nhăn mà thôi. Aloe gel có thể có tác
  3. dụng kích thích sự tổng hợp các chất collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn sự hủy hoại của da trong tiến trình của sự lão suy khi ta bôi gel tươi cho da (International Journal of Dermatology No 30-1991). TÁC DỤNG TRỊ LIỆU CỦA NHỰA ALOE Tác dụng trị liệu chính thức của nhựa Aloe khô (đông y gọi là Nha đam hay Lư hội) được y học phương Tây chấp nhận là gây xổ, trị táo bón hay nhuận trường nếu dùng liều thấp. Tác dụng làm xổ của nhựa Aloe do hoạt chất 1,8- dihydroanthracen glycosid, aloin A và B. Sau khi uống aloin A và B, không bị hấp thu nơi phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân nơi ruột bởi các vi khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính (chất chính là aloe-emodin-9-anthron). Tác dụng xổ của nhựa Aloe thường xảy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau. Cơ chế hoạt động của nhựa Aloe gồm 2 phần: Kích thích nhu động ruột, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân. Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+, adenosin triphosphatase hoặc ức chế các kênh clorur đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già.
  4. Việc dùng nhựa Aloe làm thuốc nhuận trường, trị táo bón cũng là một vấn đề bàn cãi giữa y học Hoa Kỳ và các nước châu Âu: Các nước châu Âu, nhất là Đức, cho phép dùng nhựa Lư hội làm thuốc xổ (ghi trong German Commission E Mono graph), với cách dùng là sử dụng trích tinh khô đã được tiêu chuẩn hóa (Standardized dry extract, theo Dược điển châu Âu 2 hoặc Dược điển Anh (BP 1988) phải chứa từ 19 đến 21% các chất hydro-anthracen. Trích tinh này có lợi điểm là loại được các chất nhựa tạp thường gây ra các phản ứng phụ không tốt. Liều đề nghị dùng để xổ là 0,05 đến 0,1 g (50 - 100 centigram) trích tinh khô. Tại châu Âu, Lư hội là thành phần của các dược phẩm như Compound Benzoin Tincture, Opobyl… trong khi đó aloin là thành phần của các dược phẩm Alophen, Purgoids… Các nhà dược học Hoa Kỳ nói không nên dùng nhựa Aloe, nếu không thật cần thiết để trị táo bón; vì ngoài vị đắng, nhựa Nha đam do chứa các hợp chất anthraquinon là những chất gây xổ bằng cách kích thích nhu động ruột, còn gây ra những phản ứng đau quặn bụng và gây khó chịu cho ruột. Nếu dùng quá liều có thể đưa đến xuất huyết đường ruột và cả sạn thận. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc xổ có nhựa Aloe vì tác dụng kích thích tử cung có thể gây ra trụy thai và vì nhựa Aloe đi qua sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ. Với các trường hợp táo bón, cơ quan FDA khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo khác như Muồng (Senna) hoặc Cascara là những dược phẩm có tính xổ nhẹ hơn và an toàn hơn.
  5. DS. PHAN ĐỨC BÌNH DS. TRẦN VIỆT HƯNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2