intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tẩy lông: Tạm thời hay vĩnh viễn?

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rậm lông không ảnh hưởng lắm đến sức khỏe nhưng nhiều người vẫn muốn làm vì lý do thẩm mỹ. Cần thấy ưu – nhược điểm, chi phí của mỗi cách để chọn lựa. Thuốc tẩy lông chỉ có thể tẩy tạm thời Dùng thuốc tẩy lông tạm thời Lông có cấu trúc keratin. Có nhiều loại thuốc tẩy lông (crèm dépiatoire, hairnemova, veet, crèm dépiatoire yves rocher, evaccin) song thành phần căn bản giống nhau, gồm các acid hữu cơ yếu (acid thioglycolic, thiolactic, mercaptopropionic). Khi chế tạo thuốc tẩy lông, cho các acid hữu cơ yếu này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tẩy lông: Tạm thời hay vĩnh viễn?

  1. Tẩy lông: Tạm thời hay vĩnh viễn? Rậm lông không ảnh hưởng lắm đến sức khỏe nhưng nhiều người vẫn muốn làm vì lý do thẩm mỹ. Cần thấy ưu – nhược điểm, chi phí của mỗi cách để chọn lựa. Thuốc tẩy lông chỉ có thể tẩy tạm thời Dùng thuốc tẩy lông tạm thời Lông có cấu trúc keratin. Có nhiều loại thuốc tẩy lông (crèm dépiatoire, hairnemova, veet, crèm dépiatoire yves rocher, evaccin) song thành phần căn bản giống nhau, gồm các acid hữu cơ yếu (acid thioglycolic, thiolactic, mercaptopropionic). Khi chế tạo thuốc tẩy lông, cho các acid hữu cơ yếu này kết hợp với các chất kiềm mạnh tạo thành một muối kiềm có pH xấp xỉ 10. Khi tiếp xúc với lông, các muối kiềm tác dụng vào các cầu nối sulfua của cấu trúc keratin, làm rã các chuỗi polipeptid, lông sẽ bị bong ra dễ dàng. Ngoài ra, trong thành phần thuốc tẩy lông còn có chất tẩy rửa, chất tạo mùi, chất tạo màu, chất bảo quản; chúng có thể gây dị ứng.
  2. Tẩy lông bằng laser. Khi dùng thuốc tẩy lông cần lưu ý một số điểm: - Khi có nước thì thuốc tẩy lông mới hoạt động tốt. Nếu bôi quá mỏng, ngồi ở chỗ thoáng gió, nước bốc hơi nhanh, khiến cho thuốc không kịp tác dụng, kém hiệu quả. - Bề mặt ngoài cùng của da cũng có cấu trúc keratin giống như- lông. Nếu bôi lâu lên da sẽ làm hỏng da. Chỉ nên dùng thuốc tẩy lông ở chân tay, không nên dùng ở mặt, vì dễ gây nguy hiểm.
  3. - Nên thử dùng trên một diện nhỏ, nếu không có dị ứng, mới dùng trên diện rộng. - Cần dùng theo trình tự: rửa sạch da bằng nước ấm. Bôi thuốc tẩy lông lên da. Với lông mềm để 5 phút, với lông cứng để 10 phút cho thuốc tác dụng lông sẽ rụng, dùng khăn ướt xoa sạch lông. Rửa sạch thuốc tẩy lông bằng nước sạch. Không được bôi kem tẩy lông vào chỗ da phỏng, loét hay làm dây ra mắt, thức ăn. Khi tẩy lông xong, lỗ chân lông còn bị hở, cần giữ vệ sinh da, nếu không da sẽ bị nhiễm khuẩn (như tụ cầu) sinh nhọt mủ. - Thuốc tẩy lông ưu điểm là có thể dùng tại nhà, song bất tiện là mất thời gian. Dùng thuốc thay đổi màu lông tạm thời. - Dùng dung dịch oxy già 20 đơn vị thể tích làm cho lông phai màu hay có màu vàng nhạt gần giống với màu da. Trước hết, người có da nhờn thì dùng aceton làm sạch chất nhờn trên da, người da khô chỉ cần rửa sạch, để khô là được. Sau đó bôi dung dịch oxy già 20 đơn vị thể tích lên vùng lông đậm. Oxy già sẽ làm cho lông phai màu hay có màu vàng nhạt giống màu da. Làm cách này, lông không rụng nhưng khó nhìn thấy (nhất là với lông cánh tay, lông môi trên). Cần lưu ý là da có thể bị khô, nếu làm không khéo (quệt nhiều dung dịch oxy già quá) thì lông bị vàng hoe (sẽ khác với màu da).
  4. - Cạo lông: lông mọc ra từ lỗ chân lông, cạo lông không sinh ra lỗ chân lông mới làm cho lông mọc dày lên. Màu đậm của lông thường ở đoạn dưới nên khi cạo sẽ thấy mất màu, sau đó một thời gian lông mọc lại, xuất hiện lại màu cũ, chứ không phải làm cho lông lần sau có màu đậm hơn. Cạo lông ở cánh tay hay ngay ở mặt trên thực tế không hại gì. Dùng dao tốt, không làm xước da và cần làm thường xuyên. - Nhổ lông: cũng như cạo, nhổ lông cũng không làm cho lông mọc dày thêm, đậm màu hơn. Nhổ lông làm cho lông chậm mọc lại. Tuy nhiên, chỉ có thể dùng trong phạm vi hẹp (như lông mày). Cách làm: dùng khăn nóng đắp lên trước. Sau đó dùng nhíp, nhổ từng sợi một theo chiều dọc của lông. Riêng lông mọc ở trên nốt ruồi nên cắt bằng dụng cụ cắt móng tay, không nên dùng nhíp sẽ gây Tẩy lông bằng cạo lông. kích thích da. Cần theo dõi để sau từng định kỳ làm lại. Đốt điện, điện phân tẩy được vĩnh viễn nhưng khó dùng
  5. Đốt điện là dùng kim nhỏ đặt vào chân lông ở gốc, rồi dùng sóng tần số ngắn đốt tế bào chân lông. Điện phân là dùng kim vô trùng cắm vào đúng chân lông rồi dùng dòng điện thích hợp phá hủy chân lông. Đặt kim quá sâu sẽ hại cho mô lành, đặt kim quá cạn sẽ không phá hủy được chân lông; dùng cách điện phân không đúng sẽ làm nhiễm khuẩn, xoắn lông, để lại sẹo. Về lí thuyết, do phá hủy tế bào chân lông nên hai phương pháp này được xem là cách tẩy lông vĩnh viễn. Song dù làm tỉ mỉ lâu dài như đốt điện cũng chỉ phá hủy được khoảng 30 - 50% lông mà thôi. Giới thiệu phương pháp này để biết có một cách tẩy lông vĩnh viễn nhưng cần biết cách này chỉ có thể làm ở thẩm mỹ viện (có đủ điều kiện, có đủ trình độ chuyên môn tay nghề), mất khá nhiều thời gian, tốn kém. Không bao giờ mua máy về làm tại nhà. Dù làm với máy tốt và đã được hướng dẫn, tự ý làm tại nhà vẫn dễ bị tai biến. Dùng laser tẩy lông vĩnh viễn được ưa chuộng Nguyên tắc chung là dùng laser thế hệ mới. Loại này có cấu tạo đặc biệt. Gồm một thấu kính nhỏ có đường kính chỉ 10mm nhưng lại chia ra 1.000 thấu kính cực nhỏ. Khi đi qua thấu kính này, tia laser bị chia thành các tia cực nhỏ, nên chỉ tiếp xúc với da trên một tiết diện cực hẹp và xuyên sâu vào da như một mũi khoan, ở đó chúng phát huy tối đa hiệu lực. Laser vốn tạo ra năng lượng gây nóng nhưng vì xuyên với tiết diện hẹp, sâu như vậy nên ít làm nóng vùng da xung quanh
  6. và bên trên. Mặt khác cùng với đầu phóng laser, còn có đầu xịt hơi lạnh cryogen, chúng liên hệ với nhau và hoạt động tự động (nhờ kết nối với máy vi tính). Khi da bị nóng quá ngưỡng, máy sẽ tự ngừng. Nhờ thế dùng laser thế hệ mới không đau, không gây tổn thương da, không cần dùng thuốc tê. Tia laser thế hệ mới YAG có bước sóng 1064 nanomet, có tác dụng phân hủy chọn lọc trên loại màu đen. Nang lông có màu đen do chứa sắc tố melanin. Khi bắn tia laser này thì chúng sẽ vào tận nang lông có màu đen, thực hiện chức năng phân hủy. Mặt khác, chúng cũng làm tổn thương các mạch máu nuôi nang lông. Vì như thế, lông bị diệt vĩnh viễn, không thể phát triển lại được. Lông có chu kỳ sinh học: phát triển - ngừng phát triển - rụng. Laser tác động mạnh ở thời kỳ phát triển do thời kỳ này nang lông có nhiều sắc tố melanin màu đen. Muốn diệt lông vĩnh viễn phải bắn tia laser nhiều lần (3 - 5 lần) ứng với thời kỳ này, mỗi lần cách nhau khoảng 4 - 8 tuần. Trước khi bắn tia laser phải cạo thật sạch lông, tránh làm tổn thương da do nhổ hay cạo, phải tẩy sạch các mỹ phẩm đã dùng trước đó, tránh triệt lông ngay khi da xạm màu (nếu da bị xạm màu do nắng thì chờ cho da hết xạm màu). Sau khi bắn laser cần dùng kem chống nắng (SPF = 30). Lông sẽ rụng khoảng 3 tuần sau khi bắn laser. Khi lông rụng, nên dùng khăn ướt lau đi. Tránh nắng ít nhất là 2 tuần cho vùng da sau khi bắn tia laser, da có thể bị đỏ vài giờ hay vài ngày sau khi bắn tia.
  7. Khi khởi đầu điều trị, các thẩm mỹ viện có thể không nói thật rõ liệu trình, nên người bệnh cứ tưởng tiện lợi, ít mất thời gian, không tốn kém, nhưng khi làm đúng liệu trình thì phải bắn tia laser nhiều lần, mất thì giờ, tổng chi phí khá cao.
  8. Viêm nang lông, trị thế nào? Cháu năm nay 17 tuổi, gần đây hay mọc những mụn nhỏ ở sau gáy, tuy mụn không to nhưng cũng gây đau nhức khó chịu. Mụn sưng như vậy khoảng hơn một tuần thì xẹp lại và đóng vảy, khi cháu cậy vảy đó ra thấy có những mụn thì có nhân như nhân trứng cá, có mụn không có. Xin bác sĩ cho biết có phải cháu bị trứng cá hay bị mụn gì không? Cháu xin cảm ơn! Theo như cháu mô tả thì rất có thể cháu bị viêm nang lông. Đây là hiện tượng viêm nhiễm khu trú ngay tại cổ nang lông. Nguyên nhân do tụ cầu vàng hoặc do tiếp xúc với hoá chất như dầu mỡ gây bít tắc cổ nang lông. Viêm nang lông nông do tụ cầu vàng hay gặp nhất ở vùng da đầu, cổ, mặt hoặc ở các chi. Bệnh hay gặp ở thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ và những người bôi corticoid kéo dài. Tổn thương cơ bản là mụn mủ hình chóp, kích thước bằng đầu đinh ghim, ở giữa có một chấm vàng, xung quanh là một quầng đỏ. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Để điều trị bệnh này thì trước hết cần phải tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, trong chế độ ăn giảm chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông phải đến khám tại các cơ sở chuyên
  9. khoa da liễu để xác định xem đó là viêm nang lông dạng gì, lúc đó bác sĩ mới có hướng điều trị cụ thể cho từng người được. Nhưng nhìn chung, viêm nang lông thường được điều trị như sau: Viêm nang lông nông: chấm tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn cồn iod 2-3%; viêm nang lông sâu: dùng các dung dịch sát khuẩn để tránh thương tổn lan rộng phối hợp với kháng sinh đường uống; nhọt và hậu bối: dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân, khi có mủ thì phải rạch tháo lấy ngòi; đinh râu: điều trị phối hợp nhiều kháng sinh đường uống và đường tiêm; nếu là bệnh Sycosis: điều trị kháng sinh kết hợp với thay đổi cơ địa bằng histaglobin... Xin lưu ý cháu rằng, viêm nang lông tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Do đó, để an toàn trong điều trị, cháu sớm đến gặp bác sĩ để được xử trí mụn kịp thời, chớ nên tự nặn bóp và bôi thuốc mà nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2