intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi đang bị thoái hóa đốt sống cổ số 6 (bên trái), đã đến BV đa khoa tỉnh chụp X quang 2 lần và điều trị bằng cách kéo cộng uống thuốc nhưng không hết. Hiện nay tôi thường bị tê bên tay trái. Để khỏi bệnh tôi phải đến đâu khám thì hiệu quả nhất?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ

  1. Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ
  2. Tôi đang bị thoái hóa đốt sống cổ số 6 (bên trái), đã đến BV đa khoa tỉnh chụp X quang 2 lần và điều trị bằng cách kéo cộng uống thuốc nhưng không hết. Hiện nay tôi thường bị tê bên tay trái. Để khỏi bệnh tôi phải đến đâu khám thì hiệu quả nhất? (Do Thanh Son) Trả lời: Tê tay thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó tê tay ở người trên 40 tuổi thường có hai nguyên do chính là chèn ép thần kinh giữa ở cổ tay hay còn gọi là hội chứng ống cổ tay. Đây là hội chứng do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay, phần lớn là vô căn, thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này. Bệnh này hay xảy ra trên người nữ ở độ tuổi trung niên, những người bị tiểu đường, những người làm việc tư thế cổ tay gập như đánh máy, cổ tay bị rung nhiều như công nhân làm đường, cắt đường bằng máy rung cũng thường hay bị hội chứng này.
  3. Triệu chứng bao gồm tình trạng tê các đầu ngón tay ở ngón cái, ngón trỏ và nửa ngoài ngón đeo nhẫn là vùng do thần kinh giữa chi phối. Khi làm việc cổ tay ở thế gập nhiều như đánh máy, giặt đồ sẽ làm tình trạng tê tay tăng lên. Một trong số các triệu chứng để phát hiện (rất Việt Nam) đó là chạy xe gắn máy một thời gian sẽ làm tay tê cứng khiến người bệnh phải dừng xe lại, cử động tay một lúc mới đỡ đau. Nguyên nhân thứ hai là tình trạng thoái hóa cột sống cổ kèm theo thoát vị đĩa đệm khiến chèn ép các dây thần kinh tủy sống gây ra tình trạng tê tay, đau mỏi vùng cổ. Tuy nhiên để biết chính xác thì cần phải có hình ảnh rõ ràng, đó là chụp MRI xem tổn thương tủy hay rễ thần kinh tới mức độ nào. Từ việc đánh giá mức độ tổn thương trên lâm sàng cũng như trên phim, các bác sĩ sẽ ra quyết định điều trị. Trường hợp của bạn, bạn nên liên hệ với các khoa ngoại thần kinh hay chỉnh hình để được khám và điều trị tốt nhất. Một vài địa chỉ bạn có thể liên hệ như BV ĐHYD cơ sở 1, BV Chợ rẫy, BV CTCH…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2