intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tên Nước Nhật Qua Các Thời Kỳ

Chia sẻ: Dương Sơn Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

141
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên "Nhật Bản" viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Nihôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "Gốc Của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "Xứ Mặt Trời Mọc".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tên Nước Nhật Qua Các Thời Kỳ

  1. Tên Nước Nhật Qua Các Thời Kỳ Lịch sử & Địa lý Nhật Bản Tên "Nhật Bản" viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Ni- hôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "Gốc Của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "Xứ Mặt Trời Mọc". Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; hay "đất nước hoa cúc" (tác phẩm: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như mặt trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước mặt trời mọc", vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần mặt trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). http://www.duhocnhatban.edu.vn/hoi-dap/55-van- hoa-nhat-ban/143-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi- nhat.html Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Trung Quốc từ trước công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (nước lùn), người Nhật là Nụy nhân (người lùn), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (giặc lùn). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán là Đại Hòa để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi mặt trời mọc. Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật BảN.
  2. Phong Cách Làm Việc Của Người Nhật Việc làm tại Nhật Bản 1.Tôn trọng quyết định của nhóm: Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể. -->Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo. 2.Học cách nói giảm nói tránh: Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận. -->Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại. 3.Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng: Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút. -->Chúng ta học được gì từ đó? Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
  3. 4.Duy trì liên lạc: Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp. Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2