intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tên và nhãn trong công thức – PHẦN 3

Chia sẻ: Nguyen Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ bài này trở đi, tôi không đề cập đến nhãn nữa, vì tên thường được sử dụng nhiều hơn. Khi xử lý dữ liệu liên quan đến nhiều vùng, ô, ta thường viết theo quy tắc Góc trái trên : Góc phải dưới. Có 2 loại vùng : Vùng cố định và vùng di động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tên và nhãn trong công thức – PHẦN 3

  1. Tên và nhãn trong công thức – PHẦN 3 Phần 3 : Đặt tên cho vùng dữ liệu động (Dynamic Ranges) Từ bài này trở đi, tôi không đề cập đến nhãn nữa, vì tên thường được sử dụng nhiều hơn. Khi xử lý dữ liệu liên quan đến nhiều vùng, ô, ta thường viết theo quy tắc Góc trái trên : Góc phải dưới. Có 2 loại vùng : Vùng cố định và vùng di động. - Đặt tên vùng cố định : Đánh vào hộp Refer to công thức xác định vùng Td : 'Sheet1'!$A$1:$H$300, rồi Add. (Góc trái trên và góc phải dưới của vùng cố định không nhất thiết phải là địa chỉ tuyệt đối, tuỳ thuộc bạn áp dụng công thức đối với tên vùng) Nếu đặt tên vùng cố định bằng địa chỉ tương đối, bạn phải làm chủ được sự sai lệch địa chỉ khi copy công thức có tên vùng từ ô này sang ô khác.
  2. Thông thường, ta hay sử dụng vùng di động, nghĩa là khi ta bổ sung thêm dữ liệu vào vùng thì tên vùng sẽ tự cập nhật theo. - Đặt tên vùng di động : Trong hộp Refer To ta nhập công thức sau : =OFFSET('Tên Sheet'!Góc trái trên,0,0,COUNTA($C ột:$Cột), Độ rộng vùng) Trong đó : *Tên Sheet chứa vùng *Địa chỉ cố định góc trái trên của vùng *Độ lệch ban đầu của góc trái trên theo hàng *Độ lệch ban đầu của góc trái trên theo cột *Chiều cao của vùng được tính bằng cách đếm cột căn cứ *Độ rộng của vùng bằng cách đánh vào một số cụ thể Nhập công thức xong, bạn cũng Add để đóng hộp thoại. Bây giờ, tôi giả sử vùng dữ liệu của tôi gồm : Cột A (Họ và Tên), Cột B (Địa chỉ), Cột C (Mã số thuế) trên Sheet tên DMKH và tôi bắt đầu nhập liệu từ hàng thứ 2 trở đi
  3. Đặt tên : HOTEN : =OFFSET('DMKH'!$A$2,0,0,COUNTA($A:$A),1) DIACHI : =OFFSET('DMKH'!$B$2,0,0,COUNTA($A:$A),1) MST : =OFFSET('DMKH'!$C$2,0,0,COUNTA($A:$A),1) Và tên CSDL là : DL==OFFSET('DMKH'!$A$2,0,0,COUNTA($A:$A),3) (CSDL có 3 cột) Nếu tôi muốn vùng DL này được mở rộng cả về phía bên phải của cột C thì : DL : =OFFSET('DMKH'!$A$2,0,0,COUNTA('DMKH'!$A:$A),COUNT A('DMKH'!$1:$1)). Chúng ta đã đặt tên xong cho vùng cố định và di động, tên này được sử dụng thoải mái cho bất kỳ Sheet nào trong Workbook. Excel còn có một chức năng rất hay mà chúng ta lại sử dụng nó rất mờ nhạt : đó là đặt tên cho các công thức. Khi bạn đã làm chủ được việc đặt tên này, bạn sẽ thấy độ dài của một công thức không còn phải đánh dài vô tội vạ nữa, và thuật toán sẽ trở nên thật gọn gàng và dễ hiểu. Bạn sẽ thấy Excel cho bạn những kết quả hơn cả bạn mong đợi nữa. Hẹn các bạn lần sau nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2