Thắc mắc về thuốc – P1
lượt xem 7
download
Tôi bị bệnh vẩy nến, được dùng thuốc acitretin uống để điều trị. Khi dùng thuốc tôi thấy môi cứ khô dần và nứt nẻ. Hiện tượng trên có phải do thuốc không? Cách khắc phục thế nào? Như vậy là bạn bị bệnh vẩy nến ở tình trạng nặng và trên diện rộng (không đỡ sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị khác) nên mới được chỉ định dùng đến acitretin. Đây là loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến ổn định sừng hoá có tác dụng toàn thân. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng chữa bệnh,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thắc mắc về thuốc – P1
- Thắc mắc về thuốc – P1: Nẻ môi do dùng thuốc Tôi bị bệnh vẩy nến, được dùng thuốc acitretin uống để điều trị. Khi dùng thuốc tôi thấy môi cứ khô dần và nứt nẻ. Hiện tượng trên có phải do thuốc không? Cách khắc phục thế nào? Như vậy là bạn bị bệnh vẩy nến ở tình trạng nặng và trên diện rộng (không đỡ sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị khác) nên mới được chỉ định dùng đến acitretin. Đây là loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến ổn định sừng hoá có tác dụng toàn thân. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Trong các nghiên cứu lâm sàng với acitretin có tới 98% người bệnh dùng thuốc gặp các tác dụng bất lợi do thuốc gây ra. Viêm môi, nứt nẻ môi; khô, kích ứng niêm mạc mũi; rụng tóc, bong tróc da ở mí mắt, ngón tay, lòng bàn tay, gan bàn chân... là những tác dụng phụ thường gặp nhất, kích ứng da, da
- dính nhớp. Trên mắt gây khô mắt. Trên tiêu hoá gây buồn nôn, nôn... Trường hợp của bạn là do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Để yên tâm, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp hoặc sẽ đổi thuốc thích hợp cho bạn. Điều trị tăng huyết áp, đừng tự ý bỏ thuốc! Tôi bị tăng huyết áp đã mấy năm nay và có dùng thuốc điều trị. Lúc huyết áp lên tôi dùng thuốc trong vài ngày, thấy ổn định rồi lại thôi. Có phải vì thế mà huyết áp của tôi không ổn định. Còn nguyên nhân nào dẫn tới việc điều trị không hiệu quả bệnh của tôi? Nguyễn Mai Hoa (Nam Định) Đối với bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời, vì thế việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc là hết
- sức quan trọng. Việc thấy huyết áp ổn định lại tự ý bỏ thuốc như trường hợp của bác là rất nguy hiểm. Có trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong. Ngoài việc tự ý bỏ thuốc thì các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị huyết áp còn là: bệnh nhân tự ý giảm liều dùng thuốc điều trị trong quá trình điều trị; hoặc thuốc đang điều trị không còn phù hợp; hoặc gặp các tương tác về thuốc (đặc biệt đối với người cao tuổi khi điều trị đồng thời nhiều bệnh cùng một lúc)... Vì thế bệnh nhân không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc. Khi gặp những thất bại trong điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần đi khám lại để tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Dùng tamik kéo dài có được không? Năm nay tôi 35 tuổi, thường xuyên bị các cơn đau nửa đầu, tôi đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là hội chứng đau nửa đầu (Migraine). Bác sĩ kê đơn dùng thuốc tamik 3mg, ngày uống 2 viên, dùng trong 30 ngày. Xin hỏi dùng thuốc này kéo dài có ảnh hưởng gì không? Phạm Thu Hà (Hà Nội)
- Ergotamin (tamik) là một alcanoid được chiết xuất từ nấm cựa gà - một loại nấm ký sinh trên các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch đen. Thuốc có cấu trúc polypeptid, hấp thu qua đường tiêu hóa kém và không ổn định; tốc độ hấp thu thuốc tăng lên khi dùng kèm cafein; thuốc chuyển hóa mạnh ở gan và thải trừ phần lớn qua mật. Ở liều điều trị, thuốc gây co mạch ngoại vi nhất là khi mạch ở trạng thái giãn (tuy nhiên thuốc lại gây giãn mạch ở những vị trí mạch bị co thắt). Liều cao thuốc gây co mạch mạnh và kéo dài dẫn tới thiếu máu cục bộ cơ tim và hoại tử chi. Các thuốc giãn mạch trực tiếp đối kháng sẽ làm mất tác dụng co mạch của alcanoid cựa lúa mạch. Trên các cơ trơn khác thuốc gây co nhẹ cơ trơn khí phế quản và cơ trơn tiêu hóa. Ngoài ra trên cơ trơn tử cung thuốc làm co cơ trơn và mạch máu tử cung nhưng tác dụng không bằng các alcanoid cựa gà có cấu trúc amin; nên thuốc có thể được dùng làm co hồi và cầm máu tử cung sau khi sinh (hạn chế). Do đó chỉ định chính hiện nay của thuốc là dùng trong bệnh đau nửa đầu (Migraine) và sử dụng trong các bệnh lý đau đầu do rối loạn vận mạch khác. Tuy nhiên khi dùng thuốc, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), rối loạn cảm giác và vận động (ảo
- giác, giật cơ, tê đầu chi...) nếu dùng thuốc liều cao, kéo dài gây co mạch mạnh, làm thiếu máu cục bộ, tắc mạch ngoại vi gây hoại tử. Vì vậy thuốc không được dùng cho người bị bệnh lý suy tuần hoàn ngoại biên, người tăng huyết áp, người bị loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, người có bệnh lý gan thận nặng; phụ nữ có thai và cho con bú.
- Nên dùng thuốc gì? Sưng khớp ngón chân cái ở bệnh nhân gút. Tôi năm nay 52 tuổi và bị bệnh gút. Bác sĩ cho tôi uống thuốc mobic, nhưng uống thuốc được mấy ngày thì tôi thấy đau tức bụng, ăn không tiêu. Đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán thêm bị tăng men gan. Xin cho biết, trường hợp của tôi thì có loại thuốc nào chữa gút phù hợp? Tăng Văn Thảo (Bắc Giang) Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể) sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các
- triệu chứng của bệnh gút. Trước kia điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Tác dụng của colchicine nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên hay gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn, đau bụng, do đó cần dùng thuốc giảm nhu động như loperamid hoặc opium để chống tiêu chảy. Do tác dụng phụ hay gặp trên nên ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng các thuốc chống viêm không steroid mà mobic bác đã dùng là một trong số đó. Thuốc có tác dụng cắt cơn nhanh trong cơn gút cấp tính, hiệu quả tốt song do có thể gặp một số tác dụng phụ, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi dùng. Một số tác dụng phụ khác như gây tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân. Trường hợp của bác, bác sĩ cho dùng thuốc mobic với tác dụng cắt cơn gút nhưng bác lại bị tác dụng phụ của thuốc gây đầy trướng bụng, tăng men gan, trước hết nên dừng ngay thuốc và điều trị cho men gan trở lại bình thường, sau đó bác có thể chuyển sang uống colchicin và thuốc kiềm hóa nước tiểu natribacrbonate. Nếu không đáp ứng có thể dùng corticoid ngắn ngày. Tuy nhiên, tốt nhất là bác nên đi khám lại bệnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Đừng quên tuân thủ chế độ ăn trong bệnh gút và dùng thuốc hạ acid uric máu nếu có chỉ định.
- Thời gian ngủ và thuốc ngủ Tôi có con trai lên 8 tuổi. Không hiểu sao từ bé cháu đã thuộc diện ít ngủ. Bình thường trẻ sơ sinh ngoài 6 tháng tuổi phải ngủ ban ngày 2 lần nhưng con tôi chỉ ngủ có 1 lần khoảng 1 - 2 giờ. Nay cháu thường không ngủ trưa. Cháu vào giấc ngủ rất khó khăn, mãi mới ngủ được và tỉnh giấc cũng khó. Cháu thường ngủ li bì nếu không gọi cháu ít khi tự thức dậy. Xin hỏi có thuốc gì cho cháu uống để ngủ nhiều hơn vì ngủ ít tôi sợ cháu sẽ không phát triển như bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ. Xin chân thành cảm ơn! Trần Lệ Thu (Hòa Bình) Đúng là trẻ em thường ngủ nhiều hơn người lớn. Ở trẻ 8 tuổi, các cháu thường ngủ khoảng 9 - 10 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, đó là tổng số thời gian ngủ trong ngày, nghĩa là cả thời gian ngủ trưa và ngủ tối. Người Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa, nhưng một số người (kể cả trẻ em) không ngủ trưa. Nếu thời gian ngủ Trẻ 8 tuổi, tổng thời gian ngủ buổi tối của các cháu vẫn đủ thì không có là 9 - 10 giờ mỗi ngày. gì phải lo ngại. Chị cho biết con chị khó vào giấc ngủ (phải chăng là cháu ngủ hơi muộn?) và khó tự thức dậy (nghĩa là dậy
- rất muộn nếu không được bố mẹ đánh thức?). Theo tôi hiểu thì con chị có tổng thời gian ngủ trong ngày bình thường (dù cháu không ngủ trưa), nhưng đi ngủ muộn và thức giấc muộn. Nếu đúng thế thì con chị chỉ đơn giản là rối loạn sơ đồ giấc ngủ. Không có gì đáng lo ngại cả, cháu vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, thói quen đi ngủ muộn và thức dậy muộn vào sáng hôm sau có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của cháu. Chị có thể điều chỉnh cho cháu bằng cách tập cho cháu đi ngủ sớm. Việc này cần được hỗ trợ bằng các thuốc bình thần nhẹ có tính chất gây ngủ. Có thể dùng thuốc ngủ có nguồn gốc thực vật như rotunda, valiant để cho cháu dễ vào giấc. Nên uống thuốc sớm (khoảng 6 giờ tối) để đến 8 - 9 giờ tối cháu đã buồn ngủ và đi ngủ. Sáng hôm sau chị nên đặt chuông đồng hồ báo thức hoặc gọi cháu dậy tập thể dục, rửa mặt. Sau 2 - 3 tuần thì cháu sẽ quen với biểu đồ giấc ngủ mới. Đừng lo ngại các thuốc bình thần loại này sẽ làm các cháu ngủ quá nhiều. Khi ngủ đủ giấc thì cháu sẽ tỉnh giấc và tỉnh táo hoàn toàn. Người ta cũng có thể dùng liệu pháp ánh sáng, nhưng việc này phức tạp hơn nhiều. Chúc chị mạnh khỏe! TS. Bùi Quang Huy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn