intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P1

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyết áp (HA) thấp hay gặp ở người gầy yếu nhưng không có nghĩa là người to béo không bị. Hầu hết mọi người đều quan tâm tới bệnh tăng huyết áp nên dễ bỏ qua bệnh huyết áp thấp. So với HA trung bình là 120/80mmHg thì người bị HA thấp có số HA tối đa thấp hơn 100mmHg. Phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg. HA thấp có nguyên nhân do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận... nhưng cũng có dạng HA thấp mạn tính không tìm thấy nguyên nhân hoặc do dùng thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P1

  1. Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P1: Thế nào là huyết áp thấp? Bố tôi to, khỏe, sinh hoạt điều độ. Gần đây ông thấy hay đau đầu và mệt, đi khám đo huyết áp thấy thấp. Vậy xin hỏi nguyên nhân? Người bệnh có huyết áp thấp cần phải làm gì? Huyết áp (HA) thấp hay gặp ở người gầy yếu nhưng không có nghĩa là người to béo không bị. Hầu hết mọi người đều quan tâm tới bệnh tăng huyết áp nên dễ bỏ qua bệnh huyết áp thấp. So với HA trung bình là 120/80mmHg thì người bị HA thấp có số HA tối đa thấp hơn 100mmHg. Phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg. HA thấp có nguyên nhân do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận... nhưng cũng có dạng HA thấp mạn tính không tìm thấy nguyên nhân hoặc do dùng thuốc điều trị các bệnh khác. Người bị HA thấp hay thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế... Cách khắc phục là nên ăn đầy đủ các bữa, nhất là bữa sáng, ngủ đủ giấc,
  2. luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Trường hợp bố bạn to khỏe nhưng huyết áp thấp cũng cần khám và kiểm tra về đường huyết, cholesterol, lipid máu xem có rối loạn thì cần điều trị kịp thời.
  3. Đau khớp tuổi trẻ Năm nay em 20 tuổi, em đã bị đau khớp cách đây khoảng 5 năm nhưng trước đây chỉ đau ở các khớp chân. Em đã khám và uống rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng vẫn không khỏi. Thời gian gần đây em hay đau mỏi hơn, chuyển lên các khớp tay và khớp vai rất khó chịu. Xin hỏi có phải bệnh của em nặng hơn không? Nguyễn Văn Thản (Lạng Sơn) Trong thư em không nói rõ là em chỉ bị đau khớp đơn thuần hay là đau do viêm khớp thực sự (tức là đau khớp có kèm theo các triệu chứng khác bao gồm sưng, nóng, đỏ tại khớp). Đau ở các khớp chân là những khớp nào: khớp gối, khớp cổ chân, bàn ngón chân hay khớp đốt ngón chân, xuất hiện đồng thời hay là từ một khớp sau đó chuyển sang các khớp khác; nếu chuyển sang khớp khác thì khớp đau ban đầu có hết không hay vẫn đau như cũ. Tương tự như vậy thì đau các khớp nào ở tay, ví dụ khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp bàn ngón tay hay khớp đốt ngón tay bao gồm đốt ngón gần: gần phía cổ tay hơn, hay đốt ngón xa: xa cổ tay hơn. Nói như vậy đối với em có thể phức tạp nhưng chính sự chi tiết sẽ giúp bác sĩ rất nhiều
  4. trong việc định hướng chẩn đoán bệnh cho em. Trường hợp của em nếu chỉ đau đơn thuần không có biểu hiện viêm có thể do thiếu một số chất như canxi hay một số chất vi lượng khác, hoặc rối loạn điện giải, hoặc là dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh rối loạn nội tiết như đái tháo đường, Basedow. Nhiều khi đau do mắc bệnh liên quan đến yếu tố thần kinh hoặc tâm lý, hoặc hội chứng đau cân cơ. Cũng có khi đau mỏi khớp xuất hiện ở những người ít vận động, hoặc thường xuyên phải vận động quá mức, hoặc người có thể trạng bất thường, ví dụ béo phì... Nếu tình trạng đau khớp của em có kèm theo viêm khớp thực sự (tức kèm sưng nóng đỏ khớp như đã nói ở trên) thì có thể em bị bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát, một bệnh khớp mạn tính xuất hiện sớm trước 16 tuổi và kéo dài liên tục trên 6 tháng, hoặc hiếm hơn là bệnh gút (trường hợp này nếu có thể xảy ra thì là bệnh gút bẩm sinh, do rối loạn một số enzym đặc biệt; vì bệnh gút thông thường hay gặp ở tuổi trung niên). Tóm lại do bệnh của em kéo dài đã trên 5 năm, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập... nên tốt nhất là em nên đến cơ sở chuyên khoa khớp để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.
  5. Phòng chữa bệnh mắt hột Quê tôi có nhiều người bị bệnh mắt hột, tôi rất sợ bị mắc bệnh này. Mong bác sĩ hướng dẫn cách phòng và chữa bệnh? Nguyễn Thị Nhài (Nghệ An) Mắt hột là bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia gây ra. Bệnh có những đợt tái phát, viêm kết mạc, viêm biểu mô giác mạc. Biểu hiện bệnh rất đa dạng, từ nhẹ không có triệu chứng gì đến Các tổn thương do bệnh mặt những trường hợp bệnh nặng kéo dài, hột. biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Những triệu chứng thường gặp là: cộm xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt, ngứa mắt, hay mỏi mắt. Tổn thương sẹo hóa của kết mạc dẫn đến cụp mi, lông siêu, lông quặm. Phòng bệnh bằng cách: rửa mặt bằng khăn riêng sạch, nước rửa sạch, giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt, nên đeo kính khi đi đường, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ; diệt ruồi nhặng. Đi khám bệnh ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt. Khi bị bệnh cần điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  6. Khi phát hiện thấy có những biểu hiện bất thường, bạn cần đi khám tại chuyên khoa mắt hay bệnh viện mắt để được tư vấn cách điều trị bệnh.
  7. Ai cần chẩn đoán trước và sau sinh? Tôi có thai lần đầu được 2 tháng, có nghe mọi người nói hiện nay để phát hiện sớm dị tật của thai cần đi siêu âm màu để chẩn đoán trước sinh, người khác lại nói phải chẩn đoán sau sinh. Xin quý báo tư vấn để tôi được rõ về chẩn đoán trước sinh và sau sinh. Ai cần làm xét nghiệm này? Phạm Thị Hoa (Lâm Đồng) Hiện nay nhờ những tiến bộ y học như siêu âm, sinh hóa máu mà rất nhiều bệnh tật được chẩn đoán sớm trong đó có chẩn đoán sớm về các di tật của thai nhi. Chẩn đoán trước sinh là một chẩn đoán sớm từ thời kỳ bào thai nhờ siêu âm hay xét nghiệm nước ối. Thông qua siêu âm đa chiều người ta có thể phát hiện được những dị tật như thai vô sọ, thai bị bệnh down, các dị tật ống thần kinh, dị tật tim, từ đó tư vấn cách điều trị sớm hoặc cần thiết nên phá thai. Còn chẩn đoán sau sinh là sau khi đẻ ra trẻ được lấy máu ở gót chân để làm xét nghiệm. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh này sẽ giúp chẩn đoán sớm các trường hợp như hạ đường huyết, bệnh về chuyển hóa như khuyết men G6PD để được điều trị kịp thời, nếu không trẻ sẽ tử vong. Hiện nay phần lớn các cơ sở
  8. khám chữa bệnh đã được trang bị máy siêu âm. Tuy nhiên không nhất thiết lần nào khám thai cũng phải làm những xét nghiệm này mà chỉ cần siêu âm đa chiều (màu) vào tuần thứ 12 đến 14 để kiểm tra độ dày da gây để xác định thai nhi bị bệnh doxn. Nếu có nghi ngờ thì bác sỹ sẽ hẹn siêu âm lại sau đó. Như vậy phụ nữ mang thai rất cần được chẩn đoán trước sinh và sau sinh. Đặc biệt những phụ nữ có nguy cơ như bị cúm, rubela, sởi, đái tháo đường, thừa cân, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi... Những phụ nữ có tiền sử đẻ con dị tật nên được khám và tư vấn di truyền trước khi mang thai. Muốn thế chị em khi mang thai cần đăng ký khám thai định kỳ tại cơ sở y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2