intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P6

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biểu hiện vết đỏ trong mắt là do xuất huyết dưới kết mạc. Dấu hiệu này xuất hiện khi có một mạch máu nhỏ vỡ ngay dưới lớp trong suốt trong mắt (lòng trắng). Người bệnh có thể không nhận ra biểu hiện này cho đến khi soi gương và nhìn thấy lòng trắng có màu đỏ tươi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P6

  1. Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P6: Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm? Hình ảnh xuất huyết dưới kết mạc. Một lần, khi thức dậy tôi thấy mắt mình có vết đỏ như máu. Đi khám bác sĩ nói là bị xuất huyết dưới kết mạc. Tôi rất lo lắng không biết bệnh này có nguy hiểm không? Biểu hiện vết đỏ trong mắt là do xuất huyết dưới kết mạc. Dấu hiệu này xuất hiện khi có một mạch máu nhỏ vỡ ngay dưới lớp trong suốt trong mắt (lòng trắng). Người bệnh có thể không nhận ra biểu hiện này cho đến khi soi gương và
  2. nhìn thấy lòng trắng có màu đỏ tươi. Kết mạc không thể hấp thụ máu nhanh ngay được vì thế máu bị giữ chặn lại dưới bề mặt trong suốt này. Xuất huyết dưới kết mạc trông có vẻ đáng sợ nhưng thực tế lâm sàng cho thấy bệnh không gây thay đổi thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt và tự biến mất trong vòng 10-14 ngày. Bạn có thể có cảm giác hơi cộm trên bề mặt nhãn cầu. Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc thường không rõ. Tuy nhiên một số yếu tố thuận lợi có thể gây vỡ mạch máu trong mắt như ho dữ dội, hắt hơi mạnh, mang vác nặng, nôn. Người bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp có thể dễ bị hơn. Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do thay đổi áp lực lúc đẻ. Thuốc chống đông máu như warfarin và aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới kết mạc. Ngoài ra, một số thành phần thảo dược như ginkgo có thể làm tăng nguy cơ tiềm tàng chảy máu trong mắt. Nên nói với bác sĩ điều này nếu bạn đang dùng các thuốc nói trên. Thông thường, với những xuất huyết dưới kết mạc không cần bất cứ điều trị đặc biệt nào, thấy xuất huyết dưới kết mạc tái phát nhiều lần hoặc kèm chảy máu ở chỗ khác thì bạn nên đến chuyên khoa mắt để được khám và điều trị.
  3. Ngừa viêm lợi Cháu năm nay 16 tuổi, rất hay bị viêm lợi mặc dù cháu giữ vệ sinh răng miệng rất cẩn thận. Xin hỏi bác sĩ có cách nào phòng ngừa được bệnh này không? Lê Hải Dương (Thanh Hóa) Lợi là hàng rào bảo vệ, chống lại vi khuẩn, các độc tố tấn công răng. Lợi bị viêm khi mất cân bằng giữa sự chống đỡ của hệ miễn dịch tại chỗ và vi khuẩn nằm trong mảng bám răng và cao răng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do thay đổi nội tiết, hormon (như dậy thì, mãn kinh, mang thai), răng khôn mọc lệch, vệ sinh răng miệng kém. Triệu chứng viêm lợi là đỏ, miệng có mùi hôi, chân răng tự nhiên chảy máu. Viêm lợi không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm quanh răng. Theo thư cháu nói giữ vệ sinh răng miệng rất tốt mà vẫn hay bị viêm lợi thì cháu phải tới bác sĩ nha khoa khám, lấy cao răng và những mảng bám quanh răng, uống thuốc nếu lợi chảy máu. Để hạn chế viêm lợi, tốt nhất hãy đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được lấy cao răng, phát hiện răng sâu. Việc chải răng đúng cách cũng là vấn đề rất quan trọng phòng ngừa viêm lợi.
  4. Có chữa khỏi viêm da tiết bã nhờn? Tôi bị ngứa ở đầu, mặt và lưng, khám bệnh kết quả là viêm da tiết bã nhờn. Bệnh của tôi có chữa khỏi được không ? Mai Thúy Hải (Bắc Ninh) Viêm da tiết bã nhờn là bệnh viêm da bong vảy, có sẩn, cấp tính hay mạn tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh gồm: hormon, dinh dưỡng, viêm nhiễm, sang chấn tinh thần. Bệnh nhân thường có triệu chứng: ngứa, các vùng da tổn thương ở đầu, mặt, ngực, lưng, rốn, có thể nhờn hoặc khô với vảy khô hay vảy vàng nhờn. Đỏ da, nứt da hay nhiễm khuẩn có thể gặp tại vùng da tổn thương. Bệnh cần chẩn đoán phân biệt khi tổn thương ở da đầu: nếu tổn thương là các dát đỏ ranh giới rõ rệt thường là bệnh vảy nến; khi đỏ da lan toả nhưng không có vảy dày trắng là viêm da tiết bã nhờn; chỉ có ít vảy da đơn thuần không có đỏ da gọi là gầu. Điều trị có thể dùng dầu gội đầu phù hợp với từng bệnh nhân, dùng xà phòng nhẹ nếu tổn thương ở mặt và các vùng da khác để vệ sinh hằng ngày, tránh kích ứng da. Thuốc dùng là kem hay dung dịch steroid nhẹ bôi lên tổn thương. Tuy nhiên loại bệnh này không thể điều trị dứt điểm mà bệnh sẽ tái đi tái lại suốt cuộc đời, mỗi đợt tái phát kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  5. Tẩy trắng răng có hại gì không? Răng tôi bị đen khiến tôi mất tự tin khi giao tiếp. Tôi định đi tẩy trắng răng nhưng nghe bạn bè nói tẩy trắng răng không tốt, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và răng miệng. Có đúng không, thưa bác sĩ? Lê Thu Hạnh (Thanh Hóa) Việc tẩy trắng răng hiện nay là nhu cầu thẩm mỹ cần thiết, nhất là đối với chị em. Thế nhưng việc tẩy răng được thực hiện tràn lan tại các phòng nha tư nhân - thiếu trang thiết bị, tay nghề kém, rồi bệnh nhân tự mua thuốc về tẩy... để lại nhiều hậu quả khôn lường, đó là gãy cổ chân răng, viêm tủy, bỏng lợi... Không phải ai cũng có thể tẩy trắng răng được. Các nha sĩ khuyên những người có cổ chân răng bị mòn, thiểu sản men răng, răng sâu quá nhiều, phụ nữ có thai, người mắc bệnh đái tháo đường, trẻ dưới 18 tuổi không nên tẩy trắng răng. Chỉ có thể thực hiện phương pháp trên cho những người răng không bị hỏng, sâu, vỡ nhiều hoặc có các mảng trám trên răng. Hiệu quả của việc răng trắng hay
  6. không phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân, vào men răng của từng người. Nếu bạn muốn tẩy trắng răng, nhất thiết phải tới các bệnh viện, các trung tâm có phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt để được nha sĩ khám, tư vấn đưa ra lời khuyên nên hay không nên tẩy trắng răng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2