intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P8

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi khuẩn Chlamydia. Mắt tôi bị đỏ, đau, có nhiều dử. Đi khám ghi là viêm kết mạc thể vùi. Xin quý báo tư vấn về bệnh này? Viêm kết mạc thể vùi là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây bệnh ở hệ thống sinh dục trên người lớn, sau một lần tiếp xúc bất thường với chất tiết sinh dục mà gây tổn thương mắt. Do đó viêm kết mạc thể vùi của người lớn chủ yếu xuất hiện ở người trẻ tuổi có hoạt động tình dục mạnh. Bệnh khởi phát với các triệu chứng mắt đỏ cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P8

  1. Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P8: Viêm kết mạc thể vùi Vi khuẩn Chlamydia. Mắt tôi bị đỏ, đau, có nhiều dử. Đi khám ghi là viêm kết mạc thể vùi. Xin quý báo tư vấn về bệnh này? Viêm kết mạc thể vùi là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây bệnh ở hệ thống sinh dục trên người lớn, sau một lần tiếp xúc bất thường với chất tiết sinh
  2. dục mà gây tổn thương mắt. Do đó viêm kết mạc thể vùi của người lớn chủ yếu xuất hiện ở người trẻ tuổi có hoạt động tình dục mạnh. Bệnh khởi phát với các triệu chứng mắt đỏ cấp tính, tiết dử và kích thích mắt. Tổn thương chủ yếu là viêm kết mạc có hột và viêm giác mạc nhẹ. Ở nhiều bệnh nhân có thể sờ nắn thấy hạch trước tai mềm. Thông thường, bệnh khỏi và không để lại sẹo. Nếu làm xét nghiệm tế bào kết mạc cho hình ảnh giống như trong bệnh mắt hột. Điều trị bệnh bằng thuốc uống tetracyclin hoặc erythromycin 250 - 500mg x 4 lần/ngày, trong 2 tuần; có thể dùng doxycyclin liều bắt đầu là 300mg, sau đó là 100mg/ngày, trong 2 tuần. Đồng thời phải kiểm tra xem có tổn thương viêm nhiễm ở hệ thống sinh dục để điều trị phối hợp với mắt. Bạn nên khám và điều trị tại chuyên khoa mắt phối hợp với việc khám và điều trị tại chuyên khoa sản phụ (nếu có tổn thương).
  3. Lấy ráy tai thường xuyên có tốt? Tôi rất thích lấy ráy tai và hay ra ngoài hàng làm dịch vụ này. Vừa rồi, bạn tôi đọc trên một cuốn tạp chí có nói là ráy tai rất tốt, không nên lấy thường xuyên. Xin hỏi bác sĩ có đúng không? Vũ Hồng Chương (Hải Phòng) Đúng là cái chất màu vàng trong tai bạn cho là đáng ghét lại rất có lợi. Nó làm vệ sĩ cho tai bạn với các nhiệm vụ: không làm ống tai bị khô, ngăn chặn bụi bẩn, nhiễm khuẩn. Ráy tai có 3 dạng: khô, cứng và ướt. Ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch, với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ. Vì thế, nếu bạn khỏe mạnh, không mắc bệnh gì về tai thì không nên lấy ráy tai thường xuyên. Những trường hợp bị hẹp ống tai, tai bị bẩn, viêm nhiễm, tuyến ráy tai bài tiết quá mạnh, cấu tạo ống tai ngoài quá hẹp, ráy tai tích lại quá nhiều thì nên lấy. Tuy nhiên, bạn phải biết cách, không được dùng tăm bông, vật nhọn để lấy bởi vô tình bạn đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tổn thương ống tai... Tốt nhất hãy tới bác sĩ chuyên khoa để lấy ráy tai khi cần thiết.
  4. Nấm kẽ Tôi bị ngứa nhiều ở vùng kẽ dưới vú, khám được biết bị nấm kẽ. Mong bác sĩ cho biết rõ về bệnh này? Nguyễn Thị Nhung (Ninh Bình) Nấm kẽ là bệnh ngoài da do nấm gây ra. Bệnh nhân có những ban không triệu chứng hoặc bị ngứa rất dữ Nấm gây tổn thương da và kẽ chân. dội. Tổn thương là các dát đỏ có bờ rõ, trung tâm sạch, bờ có vảy có xu hướng lan rộng ra xung quanh vùng kẽ. Ít gặp có mụn nước ở bờ tổn thương. Đôi khi có viêm mủ nang lông. Bệnh có thể để lại sẹo sau khi lành bệnh. Nuôi cấy cũng có thể phát hiện nấm. Nấm kẽ cần phân biệt với tổn thương khác ở vùng kẽ như: bệnh do nấm candida thường có màu đỏ tươi và có các tổn thương vệ tinh, sẩn, mụn mủ ở phía ngoài bờ tổn thương chính. Lang ben chẩn đoán bằng phương pháp soi tươi trong dung dịch KOH. Viêm da tiết bã ở vùng kẽ thường khu trú ở mặt, vùng ức, nách... Điều trị bệnh cần để thoáng và khô vùng kẽ dùng phấn rắc vào vùng tổn thương, tránh để ẩm. Dùng một trong các loại kem kháng
  5. nấm bôi tại chỗ tổn thương. Uống thuốc kháng nấm griseofulvin trong 1-2 tuần. Bạn nên đến khoa da liễu bệnh viện để khám và điều trị.
  6. Có nên bổ sung canxi cho người cao tuổi? Lâu nay tôi chỉ nghe nói tới việc bổ sung canxi cho trẻ em mà không thấy nói tới việc bổ sung canxi cho người cao tuổi. Trong khi đó thì những người cao tuổi như chúng tôi lại hay bị loãng xương. Vậy có nên bổ sung canxi không? Đào Hồng Gấm (Hải Phòng) Ở người cao tuổi có nhiều lý do khiến cho sự hấp thu canxi giảm, sự bài tiết canxi lại tăng lên làm cho tổng lượng canxi của cơ thể giảm. Thiếu canxi dẫn đến bệnh loãng xương, mật độ xương giảm, xương xốp, giòn, dễ gãy... Vì vậy việc bổ sung canxi cho người cao tuổi là cần thiết. Trước hết nên bổ sung canxi bằng thực phẩm như ăn thức ăn giàu canxi và dễ hấp thu (sữa bò, đậu nành, vừng, tôm, cá, cua, sò), ăn nhiều thức ăn giàu vitamin D (lòng đỏ trứng, gan động vật, cá hồi), nên ra nắng nhiều hơn vào buổi sớm... Trường hợp bổ sung bằng thức ăn không đủ có thể bổ sung thêm bằng thuốc. Các sản phẩm chứa canxi và vitamin D hiện có rất nhiều. Tuy nhiên việc bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2