intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức của tỷ giá

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

195
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian qua, tỷ giá đồng euro và JPY đã có rất nhiều biến động khó lường. Chẳng hạn như có những thời điểm tỷ giá giữa đồng euro so với đồng USD (euro/USD) lên đến 1.4 nhưng cũng có lúc xuống 0.8 và dự đoán những đồng tiền này sẽ còn tiếp tục có nhiều thay đổi trong thời gian tới. NHỮNG BIẾN ĐỘNG KHÓ LƯỜNG Năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khoản vay ngoại tệ là đồng JPY đã phải trả nhiều bài học đắt giá. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức của tỷ giá

  1. Thách thức của tỷ giá Thời gian qua, tỷ giá đồng euro và JPY đã có rất nhiều biến động khó lường. Chẳng hạn như có những thời điểm tỷ giá giữa đồng euro so với đồng USD (euro/USD) lên đến 1.4 nhưng cũng có lúc xuống 0.8 và dự đoán những đồng tiền này sẽ còn tiếp tục có nhiều thay đổi trong thời gian tới. NHỮNG BIẾN ĐỘNG KHÓ LƯỜNG Năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khoản vay ngoại tệ là đồng JPY đã phải trả nhiều bài học đắt giá. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại kép về tỷ giá khi VND trượt giá so với USD trong khi đồng USD cũng giảm giá so với JPY.
  2. Trước những diễn biến phức tạp của các đồng ngoại tệ trên thế giới, các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng đồng ngoại tệ, đặc biệt là những doanh nghiệp đang có nợ vay bằng ngoại tệ khác ngoài USD càng cần phải chú ý hơn nữa đến biến động tỷ giá. Để từ đó có được những giải pháp phù hợp cho mình, tránh trường hợp rơi vào thế bị động và thiệt hại cho doanh nghiệp của mình. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có quan hệ rất chặt chẽ với những biến động của tỷ giá, đặc biệt là các cặp tiền chính như: USD, JPY, euro… Một khi cuộc khủng hoảng này chưa kết thúc thì việc biến động tỷ giá sẽ vẫn còn là nỗi lo lắng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thời gian qua, thỉnh thoảng thị trường lại có những cơn sốt, từ nhẹ tới nặng. Dù nhẹ hay nặng thì cũng có những thiệt hại vì dù sao đó cũng là những biến động tỷ giá. Và lần nào cũng khó lý giải thỏa đáng về việc tăng tỷ giá, nhưng lần nào cũng là nỗi lo cho các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Và sau những cơn sốt như vậy, nhiều doanh nghiệp tiếc nuối vì không dự đoán được sự biến đổi của tỷ giá. Những tổ chức có giao dịch tài chính liên quan đến ngoại tệ thì lo lắng theo dõi và có những biện pháp phòng ngừa sự biến động của tỷ giá. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ? Tỷ giá thường có những biến động do những nguyên nhân như nguồn cung ngoại tệ từ ngân hàng lúc rất thiếu, lúc thừa. Khi doanh nghiệp cần bán nhiều thì ngân hàng không mua, nhưng lúc doanh nghiệp cần mua thì ngân hàng lại bán rất ít, rồi tỷ giá trên thị trường tự do lại biến động quá mạnh... Doanh nghiệp khi vay vốn phải vay VND, nhưng nguồn trả nợ là tiền hàng thu được từ nước ngoài lại là USD. Doanh nghiệp khi cần nhập khẩu phải mua USD với giá cao, nhưng khi ngoại tệ về tài khoản lại phải bán cho ngân hàng với giá thấp hơn... Vì vậy, do
  3. mức chênh lệch tỷ giá giữa mua và bán ngoại tệ mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm góp phần kiểm soát nhập siêu, ổn định kinh tế. NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT Các chuyên gia tài chính cho rằng, nếu tỷ giá lại biến động mạnh trong thời gian tới thì sẽ thêm nỗi lo cho doanh nghiệp trong bối cảnh năm 2009 vốn đã khó dự báo về thị trường và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Hiện nay, ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm góp phần kiểm soát nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.
  4. Với nội dung tuyên bố như vậy, doanh nghiệp có thể đoán định chính sách tỷ giá thời gian tới. Chắc chắn Ngân hàng nhà nước sẽ có một chính sách tỷ giá ổn định giúp nền kinh tế có thể dự kiến được kế hoạch tài chính, nhưng vấn đề không hẳn dễ dàng khi phải xử lý cân đối chung của kinh tế vĩ mô. Nếu chính sách tỷ giá nhằm tăng xuất khẩu thì lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu (mà Việt Nam vẫn là nước chịu áp lực lớn từ nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nguyên vật liệu phải nhập khẩu), gây ra tăng, giảm giá trong nước... Với bối cảnh như hiện nay, chính sách tỷ giá có vẻ như đang được quan tâm rất nhiều của các doanh nghiệp. Linh hoạt nhưng không gây sốc, đó là điều mà doanh nghiệp và các tổ chức tài chính mong muốn ở chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Với việc nới rộng biên độ tỷ giá, giao dịch mua bán USD của các ngân hàng đã dễ hơn trước. Dù sao thì “Ngân hàng cũng đã dễ thở hơn với USD” tức là ngày nay mua bán USD đã dễ hơn so với trước kia. Mặc dù biên độ giao dịch USD/VND hiện nay đã được nới rộng lên 3% nhưng giá giao dịch vẫn ở mức kịch trần. Do nguồn giải ngân FDI chậm, xuất khẩu và các nguồn thu khác giảm nên Ngân hàng nhà nước đã phải dùng đến nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia để tạo nguồn cung USD cho thị trường. Do nhu cầu USD cho nhập khẩu còn cao, có thể Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh biên độ mua bán USD nhằm khuyến khích xuất khẩu, tạo thêm nguồn cung trên thị trường. Tuy nhiên chính phủ vẫn nỗ lực kìm giá VND, tránh phá giá tiền Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách tỷ giá và tiền tệ. Điều đáng mừng là chính sách tiền tệ hiện nay đã được nới lỏng. Cụ thể, việc Ngân hàng nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đầu tháng 3/2009 từ 5% xuống 3% đã tạo thêm thanh khoản cho thị trường vốn. Giao dịch ngoại tệ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là đồng USD (chiếm tới 80%), 20% còn lại rơi vào các loại ngoại tệ khác như euro, JPY, bảng Anh (GBP)…
  5. Riêng với một số ngoại tệ khi giao dịch sẽ được chuyển đổi qua USD (chẳng hạn như đồng JPY). Do đồng USD chiếm đa số trong giao dịch ngoại tệ của Việt Nam nên những biến động của đồng tiền này sẽ được nhà nước bám sát và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động theo dõi chặt chẽ hơn với những biến đổi của tỷ giá để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2