JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0189<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 41-48<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐỐI VỚI<br />
VIỆC THỂ HIỆN BẢN THÂN THÁI QUÁ TRÊN FACEBOOK<br />
<br />
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà<br />
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận thức khá đầy đủ về<br />
biểu hiện, mục đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Các em có<br />
thái độ không thích, không đồng tình, thờ ơ và ít quan tâm tới các hành động thể hiện bản<br />
thân thái quá trên Facebook.<br />
Từ khóa: Thái độ; Thể hiện bản thân thái quá; facebok; Sinh viên đại học Văn hóa.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thời gian gần đây, facebook trở thành mạng xã hội thịnh hành nhất ở Việt Nam, nó có sức<br />
lan tỏa mạnh mẽ và là “món ăn tinh thần” không thể thiếu với nhiều người, nhất là đối với giới<br />
trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên ở các trường đại học. Facebook trở thành chiếc cầu nối để mọi<br />
người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày, cập nhật mọi tin<br />
tức trong cuộc sống. Facebook còn là nơi để sinh viên học tập, giải trí rất hiệu quả, đặc biệt là có<br />
thể kết bạn với bất kì ai và bất kì ở đâu. Bản chất của facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung<br />
là nhằm mục đích thiết lập và duy trì các tương tác xã hội. Ngoài công dụng đó ra, mọi người tìm<br />
đến facebook vì ở đó được tự do thể hiện chính kiến, thể hiện cái TÔI, và trên tất cả là gây sự chú<br />
ý. Hiện nay có một bộ phận các bạn trẻ, trong đó có cả sinh viên lợi dụng facebook để tự PR cho<br />
chính bản thân mình bằng hàng hiệu, bằng điểm đến, bằng tranh ảnh, hay thậm chí là khoe thân<br />
theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. . . Giới trẻ bây giờ “thể hiện” nhiều đến mức “nhàm” và đôi<br />
lúc còn “bậy bạ”, với đủ mọi cách để thỏa mãn cái tôi bằng số lượng like, bình luận và lượng người<br />
theo dõi. Khi phong trào thể hiện bản thân một cách thái quá tràn lan trên mạng xã hội facebook<br />
đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến thái độ và tư tưởng đạo đức của sinh viên – những người đang dành<br />
khá nhiều thời gian hàng ngày theo dõi và sử dụng facebook.<br />
Nghiên cứu về thái độ nói chung, thái độ của sinh viên nói riêng đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu. Riêng nghiên cứu về thái độ đối với một số hoạt động có các công trình: Nghiên cứu<br />
về sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội của Đào<br />
Lan Hương [5]; Thái độ của sinh viên về bạo lực giảng đường của Hà Thị Minh Chính [3]; Thái<br />
độ xã hội của cư dân mạng đối với sử dụng mạng xã hội của Trần Hữu Luyến [7]; Thái độ đối với<br />
hoạt động học tập của sinh viên Học viện An ninh Nhân dân của Nguyễn Đức Hưởng [6]. . . Riêng<br />
nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với hiện tượng thể hiện bản thân thái quá trên facebook thì<br />
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu.<br />
Ngày nhận bài: 20/8/2015. Ngày nhận đăng: 16/10/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Huệ, e-mail: huenguyentlgd@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
41<br />
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau<br />
như: Phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phương pháp xử lí số liệu<br />
bằng thống kê toán học. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 sinh viên năm thứ nhất của trường<br />
Đại học Văn hóa Hà Nội, năm học 2014 - 2015.<br />
<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu<br />
2.2.1. Kết quả nghiên cứu lí luận<br />
* Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều<br />
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường<br />
học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin<br />
nhắn cho họ và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng [10].<br />
Facebook còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin<br />
đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.<br />
* Thái độ là “những mẫu / kiểu có tính ổn định về tình cảm, về niềm tin về con người, về ý<br />
tưởng hoặc về sự vật, hiện tượng được dựa trên những trải nghiệm của cá nhân để định hình cho<br />
hành vi của người đó ở hiện tại cũng như tương lai và được phán xét – được đánh giá” [9; 697].<br />
* Thái độ của sinh viên đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook : Chúng tôi<br />
quan niệm thái độ của sinh viên đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook là biểu hiện<br />
cách ứng xử của sinh viên đối với việc thể hiện, trình diễn và miêu tả bản thân một cách quá mức<br />
của những người sử dụng Facebook như việc cập nhật liên tục các trạng thái trong ngày, đăng tải<br />
các nội dung cá nhân quá nhiều hoặc phản cảm trên Facebook nhằm câu like, câu view, comment<br />
để gây sự chú ý...<br />
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân thái<br />
quá trên Facebook được thể hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vì vậy, để đánh giá đúng<br />
thực trạng thái độ của sinh viên về việc thể hiện bản thân thái quá chúng tôi dựa vào các biểu hiện<br />
sau:<br />
- Nhận thức của sinh viên về: các cách thức thể hiện bản thân thái quá trên Facebook, mục<br />
đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook.<br />
- Cảm xúc: Biểu hiện thái độ đồng tình, ủng hộ hoặc bất bình, phê phán việc thể hiện bản<br />
thân thái quá; thái độ quan tâm hay thờ ơ, không quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân và<br />
biểu hiện hứng thú hay không hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá. Thái độ đối<br />
với những người có tài khoản Facebook hay thể hiện bản thân thái quá.<br />
- Hành vi của sinh viên khi có bạn bè, người thân thích, người quen thể hiện bản thân một<br />
cách thái quá trên Facebook như: mặc kệ, không quan tâm; góp ý, khuyên nhủ, giúp đỡ họ nhìn<br />
nhận được mặt hại của vấn đề hay ủng hộ họ tiếp tục hành vi.<br />
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng<br />
Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
Để đánh giá thực trạng sử dụng facebook của sinh viên như: lí do sử dụng facebook; thời<br />
lượng sử dụng trong ngày; thời điểm sử dụng trong ngày..., chúng tôi đã thiết kế 2 câu hỏi. Một câu<br />
<br />
<br />
42<br />
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...<br />
<br />
<br />
hỏi liệt kê thời gian, thời điểm sử dụng facebook trong một ngày và một câu hỏi liệt kê các lí do sử<br />
dụng facebook. Kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên<br />
Thời lượng sử dụng Thời điểm sử dụng Lí do sử dụng<br />
TL SL % TĐ SL % LD SL %<br />
5h 8 8 5 15 15 E 17 17<br />
Ghi chú: TL - Thời lượng; SL - Số lượng; TĐ - Thời điểm; LD - Lí do<br />
A: Cập nhật thông tin; B: Tán gẫu; C: Giao lưu, kết bạn; D: Thỏa mãn sở thích cá nhân;<br />
E: Để thể hiện bản thân.<br />
<br />
<br />
- Về thời lượng sử dụng, kết quả cho thấy sinh viên có nhu cầu rất khác nhau trong sử dụng<br />
facebook. Khoảng 30% sinh viên sử dụng facebook từ 2 đến 3 giờ một ngày. Dưới 2 giờ một ngày<br />
có khoảng 24% sinh viên. Từ 3 đến 4 giờ có 21%. Từ 4 đến 5 giờ có khoảng 18% sinh viên. Cá<br />
biệt, có khoảng 8% sinh viên sử dụng facebook trên 5 giờ một ngày.<br />
Có thể nói, đa số sinh viên dành thời gian cho việc sử dụng facebook khá lớn. Điều này<br />
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Nhật Anh [1] và Trần Thị Minh Đức [4]. Thực tế này<br />
đã ảnh hưởng lớn đến việc học tập và các hoạt động khác của sinh viên.<br />
- Về thời điểm sử dụng facebook của sinh viên cũng rất khác nhau, có 46% sinh viên sử<br />
dụng trong ngày, kể cả trong giờ học. Có khoảng 20% sinh viên sử dụng ở thời điểm trước lúc đi<br />
ngủ và cũng khoảng tỉ lệ đó sử dụng lúc sáng ngủ dậy. Có 15% sinh viên sử dụng không có thời<br />
điểm xác định, lúc nào thích là vào và có khoảng 10% sinh viên sử dụng lúc đêm khuya.<br />
- Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số sinh viên đều sử dụng facebook và lí do chủ yếu là để<br />
giao lưu, kết bạn; thỏa mãn sở thích cá nhân và cập nhật thông tin. Các lí do này đều có trên 40%<br />
sinh viên lựa chọn.<br />
Tiếp theo là các lí do vào facebook để tán gẫu (khoảng 30%) và khoảng 17% sinh viên vào<br />
facebook là để thể hiện bản thân. Số liệu thu được cũng cho thấy, sinh viên vào facebook với nhiều<br />
lí do khác nhau. Đa số sinh viên vào facebook vì từ 2 lí do trở lên, thậm chí có sinh viên sử dụng<br />
facebook vì tất cả lí do chúng tôi liệt kê ra.<br />
Thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook<br />
a. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội về việc thể hiện bản<br />
thân thái quá trên facebook<br />
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội về việc thể hiện bản<br />
thân thái quá trên Facebook, chúng tôi tìm xem xét trên ba khía cạnh: Thứ nhất, hiểu như thế nào<br />
là thể hiện bản thân thái quá trên facebook; thứ hai, nhận thức về mục đích thể hiện và thứ ba là<br />
hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá. Sau khi thu thập, xử lí số liệu, chúng tôi có kết quả<br />
như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
43<br />
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook<br />
Nhận thức về hiện tượng thể Nhận thức về Nhận thức về hậu<br />
hiện bản thân thái quá trên F mục đích thể hiện quả thể hiện<br />
BHNT SL % BHNT SL % BHNT SL %<br />
A 29 29 1 30 30 I 32 32<br />
B 27 27 2 18 18 II 12 12<br />
C 19 19 3 32 32 II 17 17<br />
D 25 25 4 20 20 IV 39 39<br />
Ghi chú: BHNT - Biểu hiện nhận thức; SL - Số lượng<br />
A. Là hành động chia sẻ tất cả các cảm xúc, tâm trạng của cá nhân lên F<br />
B. Bất chấp mọi thuần phong, mĩ tục, văn hóa để thể hiện bản thân trên F<br />
C. Thể hiện bản thân bằng mọi cách, không cần biết đến hậu quả<br />
D. Đưa hình ảnh hoặc phát ngôn không chuẩn mực của bản thânlên F<br />
1. Để câu like, câu view; 2. Để comment; 3. Để gây sự chú ý; 4. Để giết thời gian<br />
I. Gây phí phạm thời gian; II. Dấn thân thái quá vào đời sống ảo; III. Ảnh hưởng đến sức khỏe, uy tín;<br />
IV. Ảnh hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác của cá nhân.<br />
<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả sinh viên đều hiểu được thế nào là thể hiện bản thân<br />
thái quá. Các đáp án chúng tôi đưa ra thì đáp án A (Là hành động chia sẻ tất cả các cảm xúc, tâm<br />
trạng của cá nhân lên F) được nhiều sinh viên lựa chọn hơn cả, với 29%. Đáp án C (Thể hiện bản<br />
thân bằng mọi cách, không cần biết đến hậu quả) ít được sinh viên lựa chọn nhất, chỉ có 19%. Qua<br />
phỏng vấn trực tiếp sinh viên cũng cho kết quả tương tự.<br />
Nhận thức về mục đích thể hiện bản thân thái quá thì nhiều sinh viên cho rằng: để “gây<br />
sự chú í” (32%), tiếp theo có 30% sinh viên cho rằng để “câu view, câu like”. Còn lại khoảng<br />
20% sinh viên cho rằng để “giết thời gian” và cũng khoảng số lượng 20% sinh viên cho rằng “để<br />
comment”. Như vậy, sinh viên cho rằng, việc thể hiện bản thân thái quá chủ yếu để gây sự chú ý.<br />
Nhận thức về hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá, đa số sinh viên cho rằng, “Ảnh<br />
hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác của cá nhân” (39%), hơn 30% sinh viên cho rằng<br />
“lãng phí thời gian”, còn lại sinh viên cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho cá nhân sa<br />
vào đời sống ảo. Ngoài ra còn các hệ lụy khác đối với đời sống cá nhân.<br />
Như vậy, sinh viên nhận thức khá đầy đủ về biểu hiện, mục đích, hậu quả của việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook. Tuy nhiên, từ nhận thức đến việc có hành động phù hợp là cả một<br />
quá trình lâu dài. Chính vì vậy, một số sinh viên tuy nhận thức đúng nhưng vẫn có hành vi chưa<br />
đúng đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook.<br />
b. Thực trạng cảm xúc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook<br />
Để nghiên cứu cảm xúc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook, chúng tôi tiến hành đánh giá cảm xúc dựa trên mức độ quan tâm<br />
và mức độ hứng thú đối với các cách thể hiện bản thân thái quá trên facebook, bằng cách xây dựng<br />
bảng hỏi gồm 5 mức độ (rất quan quan tâm – 5 điểm; quan tâm – 4 điểm, bình thường – 3 điểm; ít<br />
quann tâm – 2 điểm; không quan tâm – 1 điểm) và (rất hứng thú – 5 điểm; hứng thú – 4 điểm; bình<br />
thường – 3 điểm; ít hứng thú – 2 điểm; không hứng thú – 1 điểm). Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm<br />
hiểu thái độ của sinh viên đối với các nội dung thể hiện và chủ nhân của các tài khoản facebook<br />
thích thể hiện bản thân thái quá.<br />
<br />
44<br />
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...<br />
<br />
<br />
- Đầu tiên, chúng tôi tiến hành đo mức độ quan tâm của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
đối với các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Kết quả thu được điểm trung bình<br />
mức độ quan tâm của sinh viên như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái quá<br />
trên facebook của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ2: Mức độ hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá<br />
trên facebook của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
Theo thang đo mức độ quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook<br />
thì nhìn chung, phần lớn sinh viên có sự quan tâm rất ít và gần như không đáng kể với các nội<br />
dung này. “Thông tin nóng hổi”, “bình luận các vấn đề nổi cộm”, “quan điểm sống” là những nội<br />
dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ các bạn sinh viên, các nội dung còn lại hầu như nhận<br />
được thái độ không rõ ràng và quan tâm rất ít. Các nội dung mang đậm tính chất thể hiện bản thân<br />
<br />
45<br />
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà<br />
<br />
<br />
thái quá trên facebook như các clip bắt chước phản cảm hay hình ảnh đồ giá trị, đắt tiền hoàn toàn<br />
không nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, thông qua phỏng vấn một vài<br />
sinh viên, họ thừa nhận, đôi khi sinh viên cũng quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái<br />
quá này, nhưng chỉ do tò mò một, hai lần, đến những lần xuất hiện tiếp theo là nhàm chán và không<br />
quan tâm nữa. - Mức độ hứng thú của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với các nội<br />
dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook cho thấy có sự tương quan thuận với mức độ quan<br />
tâm. Ba nội dung sinh viên hứng thú nhất đồng thời cũng là các nội dung được sinh viên quan<br />
tâm nhất. Đó là các nội dung, “Thông tin nóng hổi”, “bình luận các vấn đề nổi cộm”, “quan điểm<br />
sống”. Các nội dung “clip phản cảm bắt chước lại các clip nổi tiếng” và “hình ảnh hở hang” hoàn<br />
toàn không nhận được sự hứng thú từ các bạn sinh viên và có điểm trung bình kém nhất.<br />
Khi được hỏi về thái độ đối với những người hay thể hiện bản thân thái quá trên facebook ,<br />
kết quả chúng tôi thu được cho thấy một số sinh viên có thái độ chưa được rõ ràng lắm . Tuy nhiên,<br />
khi trò chuyện với sinh viên thì đa số đều có ý kiến không đồng tình và phản đối những nội dung<br />
không lành mạnh này cũng như đối với chủ nhân của nó. Chỉ có một số ít tỏ ra thích thú với một<br />
số nội dung thể hiện thái quá, nhất là các phát ngôn có tính chất câu like.<br />
c. Thực trạng hành vi của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên Facebook<br />
Khi sinh viên được hỏi nếu gặp các hành vi thể hiện bản thân thái quá của bạn bè, người<br />
quen trên facebook, bạn sẽ làm gì? Số liệu các câu trả lời thu được như sau:<br />
<br />
Bảng 3. Hành vi của sinh viên khi thấy các hoạt động<br />
thể hiện bản thân của bạn bè, người quen trên Facebook<br />
STT Hành động Số lượng Tỉ lệ %<br />
Đồng tình, thích thú và ủng hộ họ tiếp tục đăng tải các nội<br />
1 5 5,0<br />
dung thể hiện bản thân thái quá<br />
Thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ để họ tiếp tục thể hiện bản<br />
2 25 25,0<br />
thân thái quá<br />
Không đồng tình và góp ý, khuyên nhủ họ nên tập trung vào<br />
3 66 66,0<br />
công việc và cuộc sống thực tế<br />
Phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên<br />
4 4 4,0<br />
Facebook<br />
<br />
Qua số liệu thu được ở trên cho thấy, đa số sinh viên đều không đồng tình với vấn đề thể<br />
hiện bản thân thái quá trên facebook và sẽ góp ý, khuyên nhủ người quen, bạn bè nên tập trung<br />
vào công việc và cuộc sống thực tế, có 66% tổng số sinh viên lựa chọn phương án này. Tiếp theo<br />
là hành vi thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ để họ tiếp tục thể hiện bản thân thái quá với 25% sinh<br />
viên lựa chọn. Hành vi đồng tình, thích thú, ủng hộ tiếp tục đăng tải các nội dung thể hiện bản thân<br />
thái quá và hành vi phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên facebook có số<br />
lượng sinh viên lựa chọn xấp xỉ như nhau và chiếm tỉ lệ thấp nhất. Phương án đồng tình, thích thú<br />
và ủng hộ tiếp tục đăng tải các nội dung thể hiện bản thân thái quá chiếm 5% tổng số sinh viên.<br />
Hành vi Phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên facebook chỉ có 4% sinh<br />
viên lựa chọn.<br />
Tuy nhiên, khi phỏng vấn một số sinh viên, lại có những ý kiến cho rằng: “Nếu là bạn bè<br />
thân thiết thì có thể dễ dàng khuyên nhủ, góp ý giúp họ từ bỏ hành vi thể hiện bản thân thái quá,<br />
còn nếu chỉ là bạn bè bình thường, chỉ biết nhau, thì rất khó để góp ý mà thường sẽ mặc kệ, không<br />
<br />
46<br />
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...<br />
<br />
<br />
quan tâm nữa”. Như vậy, nếu như xem xét ở góc độ này thì vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn<br />
trong số lượng sinh viên lựa chọn hành vi góp ý, khuyên nhủ nên tập trung vào công việc và cuộc<br />
sống thực tế có thực hiện hành vi này đối với tất cả bạn bè trên facebook hay không.<br />
2.2.3. Đánh giá chung về thái độ của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook<br />
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội đối<br />
với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook cho thấy:<br />
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận thức khá đầy đủ về biểu hiện,<br />
mục đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Đa số sinh viên nhận biết<br />
được thế nào là thể hiện bản thân thái quá trên facebook, và phần nhiều cho rằng, đó là hành<br />
động chia sẻ tất cả các cảm xúc, hoạt động, diễn biến tâm trạng vui, buồn, tức giận, phẫn nộ trên<br />
facebook. Về mục đích thể hiện bản thân thái quá trên facebook, sinh viên đã nhận thức được một<br />
trong những mục đích để thể hiện bản thân trên facebook là để câu view, câu like và comment. Về<br />
hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook, phần lớn sinh viên nhận thấy sẽ dẫn đến<br />
phí phạm thời gian và dễ dấn thân vào lối sống ảo.<br />
Về cảm xúc, phần lớn sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội không quan<br />
tâm và không cảm thấy hứng thú đối với các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook.<br />
Về hành vi, đa số sinh viên có hành vi không đồng tình và sẽ góp ý, khuyên nhủ người quen,<br />
bạn bè nên tập trung vào công việc và cuộc sống thực tế, không sa đà vào cuộc sống ảo và thể hiện<br />
bản thân thái quá.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội có nhận thức rõ về vấn đề thể hiện<br />
bản thân thái quá trên facebook cũng như mục đích và hậu quả của nó. Thái độ của sinh viên đối<br />
với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook là không thích, không đồng tình, thờ ơ và ít quan<br />
tâm. Sinh viên cũng cảm thấy không mấy hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Tạ Nhật Anh, 2013. Thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên năm<br />
thứ ba trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tạp chí Giáo dục số 323 (kì<br />
1 – 12/2013), tr. 60-62<br />
[2] Nguyễn Lê Hoài Anh, 2015. Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng Internet và<br />
các biện pháp phòng tránh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60(3),<br />
tr. 160-168.<br />
[3] Hà Thị Minh Chính, 2003. Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên về bạo lực<br />
giảng đường. LV thạc sĩ TLH, trường ĐHSP Hà Nội.<br />
[4] Trần Thị Minh Đức, 2015. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Việt Nam. Tạp chí<br />
Tâm lí học, Số 5/2015, tr.14 – 27.<br />
[5] Đào Lan Hương, 1999. Nghiên cứu về sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh<br />
viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Sư phạm Hà Nội<br />
[6] Nguyễn Đức Hưởng, 1998. Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên Học viện An ninh Nhân<br />
dân. Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
47<br />
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà<br />
<br />
<br />
[7] Trần Hữu Luyến, 2015. Thái độ xã hội của cư dân mạng đối với sử dụng mạng xã hội. Tạp<br />
chí Tâm lí học, Số 5/2015, tr.1-13.<br />
[8] Đào Thị Oanh, 2012. Vấn đề nhân cách trong Tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo dục.<br />
[9] Lester A. Lefton, 2000. Psychology (Seventh Edition). A Pearson Education Company.<br />
[10] https://vi.wikipedia.org/wiki/Facebook,<br />
[11] http://blog.techz.vn/su-tran-trui-cua-mang-xa-hoi-va-xu-the-ylt31244.html<br />
[12] http://lomonoxop.edu.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/335/0/1803/Ban_ve_facebook_voi<br />
_hoc_sinh<br />
[13] http://news.go.vn/chuyen-dong/tin-1371126/tu-tao-scandal-gioi-tre-thoa-man-con-khat-duoc<br />
-noi-tieng.htm<br />
[14] http://m.tin247.com/khi_teen_the_hien_ban_than_qua_da_tren_mang_xa_hoi-20-2187<br />
8615.html<br />
[15] http://www.vatgia.com/hoidap/4058/280182/facebook-la-gi-cach-dung-facebook.html<br />
[16] http://www.womenshealthvn.com/ky-nang-song/canh-giac-khi-dien-qua-nhieu-tren-facebook<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Excessive self-expression on facebook by students enrolled at the Hanoi university of culture<br />
<br />
First year students at the Hanoi University of Culture have shown that they are aware of the<br />
consequences of showing personal information on Facebook. They dislike, disagree and disregard<br />
the action of showing oneself excessively on Facebook<br />
Keywords: Attitudes, self-express excessively, Facebook, Students of the Hanoi Cultural<br />
University.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />