intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thái độ đàng hoàng

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một phần do kinh nghiệm bản thân, một phần do đọc một bài báo mà tôi mới nảy ra những ý nghĩ dưới đây. Một ngày thứ bảy, gần tới giờ các tiệm đóng cửa rồi, một chị bạn tôi mua một vài món vặt. Về tới nhà, chị mới thấy đã vô ý lấy hai cây sà-lách đã gói sẵn. Ngày thứ hai, chị lại tiệm trả tiền món lấy dư đó. Các cô bán hàng đều ngạc nhiên, mà thấy họ ngạc nhiên chị cũng ngạc nhiên nữa. Các cô ấy bảo chị rằng các khách hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thái độ đàng hoàng

  1. Thái độ đàng hoàng Một phần do kinh nghiệm bản thân, một phần do đọc một bài báo mà tôi mới nảy ra những ý nghĩ dưới đây. Một ngày thứ bảy, gần tới giờ các tiệm đóng cửa rồi, một chị bạn tôi mua một vài món vặt. Về tới nhà, chị mới thấy đã vô ý lấy hai cây sà-lách đã gói sẵn. Ngày thứ hai, chị lại tiệm trả tiền món lấy dư đó. Các cô bán hàng đều ngạc nhiên, mà thấy họ ngạc nhiên chị cũng ngạc nhiên nữa. Các cô ấy bảo chị rằng các khách hàng cũng thường vô ý lấy lẫn như chị, nhưng chẳng có người nào trở lại trả tiền như chị. Lạ lùng nhất là tiệm đó ở trong một khu toàn những người đàng hoàng, ai cũng quen mặt nhau cả, thế là nghĩa làm sao nhỉ? Đó là kinh nghiệm bản thân tôi, còn bài báo thì nội dung như sau. Trong thế chiến vừa rồi, một cặp vợ chồng Áo nọ do một kẻ làm trung gian, mua được nhiều bức họa hiện đại rất có giá trị của một tư nhân đã sưu tập bây giờ muốn bán lại. Để có đủ tiền mua, hai ông bà đó phải bán những bức họa, cũng rất có giá trị, di sản tổ tiên để lại, những bức này của các họa sĩ trong phái lãng mạng Áo. Sau chiến tranh, hai ông bà hay rằng viện bảo tàng
  2. họa phẩm nọ phàn nàn đã mất những bức tranh hiện đại đó. Vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa, có kẻ đã ăn cắp những bức tranh đó rồi nhờ người trung gian bán lại cho ông bà. Thời chiến tranh ăn cắp những bức tranh đó không phải là việc khó, vì có nhiều bức họa hiện đại, bọn Đức Quốc Xã cho là "nghệ thuật đồi bại" rút ra khỏi viện bảo tàng, chất bậy một nơi, rồi hễ có dịp là lấy ra bán lén. Hay tin đó, cặp vợ chồng Áo đó phải làm gì đây? Họ có thể tự nhủ: "Mình bỏ tiền ra mua những bức đó mà mình lại không thể ngờ được rằng nó là của chính phủ, vậy thì nó thuộc về mình"; đành rằng một ngày kia, việc đó có thể tiết lộ ra được, nhưng muốn khỏi bị hậu quả thì cũng không khó, chỉ tìm cách bán ra ngoại quốc là êm. Có cả bọn thương mại quốc tế thiếu tư cách; tổ chức rất chặt chẽ, cứ giao cho bọn họ têu thụ dùm, sẽ chẳng có ai biết cả. Hết chiến tranh, có biết bao tác phẩm mĩ thuật "mất" như vậy, làm sao tìm cho ra các thủ phạm được, vậy thì có gì đâu mà lo. Và cặp đó đã hành động ra sao? Thưa, họ đem các bức họa trả cho chính phủ. Và theo chỗ tôi biết, họ cũng không đòi bồi thường nữa, với lại có đòi cũng khó được. Thế là họ mất toi những bức họa cổ của ông cha để lại. Nhưng điều quan trọng là hễ đã làm thiệt hại, dù là vô tình, thì cũng phải đền bù lại. Thái độ của cặp vợ chồng đó, phải gọi là gì bây giờ? Gọi là chính trực ư? Tôi thì muốn dùng một danh từ nghĩa rộng hơn: danh từ "đàng hoàng".
  3. Tiếng "đàng hoàng" gồm có nhiều đức như chính trực, thành thật, trung tín, lễ độ, tận tâm. (...) Thái độ đàng hoàng rất khó thực hiện đấy, chứ chẳng dễ đâu. Chúng ta cứ tự vấn tâm mà xem: Chúng ta đã chẳng có lần bắt được một của rơi, thấy nó chẳng đáng giá bao nhiêu, bèn giữ lấy, chứ không đem giao cho ty cảnh sát đó ư? Mặc dù ta hơi áy náy trong lòng rằng người đánh mất vật đó có thể tiếc ngơ tiếc ngẩn. Chúng ta đã chẳng có lần "quên", mượn sách rồi không trả đấy ư? Đã chẳng có lần bạn bè viết thư nhờ làm giúp một việc, thấy phiền nhiễu, không làm rồi sau bảo rằng không nhận được thư đấy ư? Có lần nào thiếu nợ ai một món tiền, dù rất nhỏ, rồi quên không trả chỉ vì chủ nợ tính tình rộng rãi, không đòi không? Rồi cô thu ngân vô ý thối d ư tiền cho ta, chúng ta biết mà cứ lặng lẽ đút túi không? Khi lái xe vô chỗ đậu, chúng ta làm sây sát một chiếc xe khác, có thể để lại miếng giấy nhỏ ghi tên họ và địa chỉ của mình, xin lãnh hết những phí tổn sửa mà xe, dù là rất nhỏ nhặt không? Có khi nào khéo léo không thưởng tiền cho một người đã tận tâm giúp ta không?
  4. Có bao giờ quá nhiệt tâm, chúng ta hứa giúp ai một việc gì, sau này ân hận, cố quên lời hứa đi không? Có lần nào ta nói xấu một người khác, sau thấy rằng mình lầm mà không chịu đính chính lại không? Biết rằng một người khác bị nghi ngờ một cách bất công, có bao giờ chúng ta làm biếng hoặc vì hèn nhát, tìm cách lẩn mà không đứng ra làm chứng để bênh vực người đó không? Có bao giờ chúng ta... Nhưng thôi, tôi xin để bạn tiếp tục tự vấn tâm. Về cái việc vấn tâm này, tôi nhớ lại một việc có thật mà chắc vài bạn đã được nghe rồi. Nhà soạn nhạc Richard Strauss, khi gần mất, ngỏ ý rằng những người hâm mộ nhạc của ông, khi ông mất, chắc sẽ mua những vòng cườm đắt tiền để biếu, ông xin họ dùng số tiền đó vào quỹ cứu tế các nhạc sĩ thì hơn. Rồi thì ra sao? Bạn đã đoán đúng đấy: quỹ cứu tế chẳng nhận được một đồng nào cả mà trên nấm mồ cũng chẳng có một vòng cườm nào cả. Bao nhiêu kẻ giàu có ngưỡng mộ ông đã "rút lui" một cách bần tiện. Nếu ta xét tỉ mỉ cái đức mà tôi gọi là "đàng hoàng" thì sẽ thấy nó chính là lòng "yêu tha nhân". Nhưng tiếng "yêu" có nghĩa bao quát quá, không rõ rệt, trái lại tiếng "đàng hoàng" chỉ rõ hơn thái độ thực tế mà ta phải có, đối với người khác. Người ta bảo ta "Phải yêu người khác như yêu chính
  5. bản thân mình". Như vậy nghĩa là phải yêu người đó tha thiết chăng? Hay là phải đừng làm cái gì có hại cho người đó mà còn giúp người đó sống nữa? Thí dụ xe tôi đụng, làm móp bên hông một chiếc xe đương đậu, mà không ai thấy cả. Tôi có thể có hai thái độ. Hoặc tôi chỉ nghĩ đến tôi rồi lẩn, như vậy tôi không có một chút ý thức gì về tình yêu tha nhân, mà cũng chẳng tự đặt mình vào địa vị người chủ xe, chẳng nghĩ đến sự thiệt hại bực mình tôi gây cho người đó nữa. Hoặc tôi cài dưới cái que chùi kiếng một miếng giấy nhỏ ghi tên và địa chỉ của tôi, như vậy chứng tỏ rằng chẳng những tôi biết những điều phải quấy mà nghĩ đến người chủ xe, ân hận đã gây ra một sự thiệt hại cho ông ta và sẵn sàng xin đền. Hành vi đó là một hành vi "đàng hoàng" mà cũng là một hành vi thân ái. Lại thí dụ rằng tôi lượm được một chiếc ví. Nó cũ kĩ mà chỉ chứa có mấy tấm hình. Tôi có thể tự thuyết phục tôi rằng nó chẳng có giá trị gì cả, khỏi phải đem lại ty cảnh sát hoặc rao trên báo; có thể liệng phắt nó ngay vào thùng rác, và làm vậy tôi có thể thấy yên tâm. Nhưng tôi cũng có thể nghĩ bụng rằng cái người đánh mất ví quí tấm hình hơn tiền bạc nhiều. Tôi tưởng tượng nỗi khổ tâm của họ, và tôi bèn đem chiếc ví lại ty cảnh sát, hoặc rao trên báo. Hành động đó chứng tỏ tôi có thái độ đàng hoàng và yêu tha nhân.
  6. Một thí dụ nữa: có một cô thu ngân thối dư tiền cho tôi. Tôi có thể tự nhủ: "Cô ấy vô ý thì phải chịu". Nhưng tôi cũng có thể nghĩ lại: "Cô ấy khi tính tiền, thấy thiếu, phải lấy tiền túi ra bù. Hâu quả: cô ấy phải nhịn cái vui đi coi hát tối nay, hoặc bỏ ý định mua đồ chơi cho đứa con cưng". Tự đặt mình vào địa vị người khác, đó là tình thương. Bạn thấy như vậy tiếng "đàng hoàng" bề ngoài có vẻ tầm thường, lần lần mang một ý nghĩa rộng rãi không ngờ và buộc ta có thái độ tinh thần nghiêm chỉnh. Và bạn cũng thấy rằng lòng yêu tha nhân không phải là một ý nghĩa trừu tượng hoặc chỉ có nghĩa là bố thí mà trái lại, quy định một cách rất cụ thể các giao tế hằng ngày của chúng ta với người chung quanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2