JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 148-153<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0038<br />
<br />
THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN CƠ HỌC KẾT CẤU CỦA SINH VIÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG<br />
Vũ Thị Lan Anh1 , Hoàng Thị Sinh Viên2<br />
1 Khoa<br />
<br />
Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Xây dựng<br />
<br />
2 Phòng<br />
<br />
Tóm tắt. Thái độ học tập của sinh viên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực cũng như kết quả học tập của người học. Vì<br />
thế nghiên cứu chúng là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường.<br />
Bài báo đề cập đến kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ học tập môn Cơ học kết cấu của<br />
sinh viên trường Đại học Xây dựng cũng như một số khuyến nghị nhằm tích cực hóa thái<br />
độ học tập môn học này cho sinh viên.<br />
Từ khóa: Thái độ, thái độ học tập, kết quả học tập, hứng thú học tập, tính tích cực học tập.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Thái độ học tập là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn luyện<br />
phẩm chất nhân cách và năng lực của người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: muốn<br />
học tập có kết quả phải có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn. Vì vậy, có thể nói, nếu có<br />
thái độ học tập tích cực sẽ giúp người học có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định rõ mục tiêu<br />
cần phấn đấu đạt được trong quá trình học tập của mình, tự giác, tích cực, chủ động học tập, từ đó<br />
có kết quả học tập tốt. Ngược lại, nếu thái độ học tập tiêu cực rất dễ dẫn đến chán nản, thờ ơ trong<br />
học tập và kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Đối với sinh viên (SV) cũng vậy, có<br />
thái độ học tập tích cực sẽ giúp sinh viên tự nguyện, tự giác, đào sâu suy nghĩ, độc lập, tích cực<br />
học tập để đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường và ngược lại.<br />
Với tầm quan trọng như vậy nhưng ở nhiều trường đại học nói chung và trường Đại học Xây dựng<br />
nói riêng, thái độ học tập là yếu tố chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Vì thế, tìm hiểu<br />
thái độ học tập nói chung và thái độ học tập môn Cơ học kết cấu (CHKC) nói riêng của sinh viên<br />
trường Đại học Xây dựng để từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hình thành và bồi dưỡng thái độ<br />
học tập tích cực cho sinh viên rất cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu.<br />
Thái độ học tập từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.<br />
Các tác giả phương Tây, trong nghiên cứu của mình, coi thái độ học tập là một trong những nhân<br />
tố đóng vai trò là động cơ thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh. Một số công trình tiêu biểu<br />
nghiên cứu về thái độ và thái độ học tập theo hướng như vậy là của các nhà tâm lí học xã hội như:<br />
V.Nayze, M.Phovec [4]...Ngoài những vấn đề được nghiên cứu một cách truyền thống, các nhà tâm<br />
lí học còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: các cơ chế hình thành hay sự định hình thái độ và<br />
thái độ học tập... do H.Hiebsch và M.Worwerg thực hiện. Các nhà tâm lí học Việt Nam khi nghiên<br />
Ngày nhận bài: 10/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2016.<br />
Liên hệ: Vũ Thị Lan Anh, e-mail: lananh.gdth@gmail.com<br />
<br />
148<br />
<br />
Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên Trường Đại học Xây dựng<br />
<br />
cứu về vấn đề thái độ học tập cũng đã xác định một số quan điểm cơ bản về vị trí, vai trò của thái<br />
độ trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy và học tập. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu<br />
của các tác giả Đào Thị Lan Hương, Phan Quốc Lâm, Bùi Thị Mùi, Nguyễn Văn Viễn, Lê Phước<br />
Lương . . . Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về thái độ học tập của học sinh nói chung và<br />
của sinh viên nói riêng chủ yếu thông qua nghiên cứu nhu cầu, động cơ học tập [2, 11], tính tích<br />
cực học tập, hứng thú học tập [1, 5, 9, 13] và vấn đề thái độ trong định hướng giá trị [6]. Những<br />
nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên, đặc biệt những nghiên cứu để vẽ nên bức tranh thực<br />
trạng, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm tích cực hóa thái độ học tập của SV đối với các môn<br />
học cụ thể ở các trường đại học còn mỏng, nên tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn cả về lí luận và<br />
thực tiễn.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD được biểu hiện trên cả ba mặt nhận thức,<br />
xúc cảm – tình cảm và hành vi.<br />
Bảng 1. Mức độ biểu hiện thái độ học tập môn CHKC của SV<br />
Điểm<br />
Biểu hiện thái độ học tập môn CHKC<br />
Mức độ biểu hiện<br />
trung bình<br />
1. Mặt nhận thức<br />
2,82<br />
Khá tốt<br />
2. Mặt xúc cảm – tình cảm<br />
2,68<br />
Khá tích cực<br />
3. Mặt hành vi<br />
2,61<br />
Khá thường xuyên<br />
Chung<br />
2,70<br />
Khá tích cực<br />
Thái độ học tập môn CHKC tích cực: 3,24 ≤ X ≤ 4; thái độ học tập môn CHKC khá tích cực:<br />
2,49 ≤ X