intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thai ngoài tử cung dưới gan: Báo cáo một trường hợp bệnh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân nữ 18 tuổi nhập viện vì trễ kinh, đau bụng và ra huyết âm đạo. Thăm khám lâm sàng, xét nghiệm beta HCG và siêu âm + CT + MRI cho thấy sự hiện diện một khối nằm dưới phân thùy giữa gan trái, ép vào thùy đuôi và phía trước động mạch chủ bụng. Qua nội soi ổ bụng, phát hiện khối nằm dưới gan, sau phúc mạc, sau cuống gan và sát mạch máu chủ bụng, tiến hành bóc tách khối nghi thai khỏi các mạch máu, xẻ khối thai lấy hết mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thai ngoài tử cung dưới gan: Báo cáo một trường hợp bệnh

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> THAI NGOÀI TỬ CUNG DƯỚI GAN:<br /> BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH<br /> Lê Xuân Tiên, Võ Minh Tuấn<br /> Bộ môn Sản, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br /> Bệnh nhân nữ 18 tuổi nhập viện vì trễ kinh, đau bụng và ra huyết âm đạo. Thăm khám lâm sàng, xét<br /> nghiệm beta HCG và siêu âm + CT + MRI cho thấy sự hiện diện một khối nằm dưới phân thùy giữa gan trái,<br /> ép vào thùy đuôi và phía trước động mạch chủ bụng. Qua nội soi ổ bụng, phát hiện khối nằm dưới gan, sau<br /> phúc mạc, sau cuống gan và sát mạch máu chủ bụng, tiến hành bóc tách khối nghi thai khỏi các mạch máu,<br /> xẻ khối thai lấy hết mô. Kết quả giải phẫu bệnh là mô nhau. Chẩn đoán xác định sau mổ là thai ngoài tử<br /> cung dưới gan. Thông qua trường hợp bệnh hiếm này, chúng tôi sẽ bàn luận về những vấn đề liên quan đến<br /> quá trình chẩn đoán và điều trị dựa trên quan điểm của những tài liệu khác về những trường hợp thai ngoài<br /> ở vị trí đặc biệt, từ đó giúp ích cho việc chẩn đoán sớm những ca tương tự về sau.<br /> Từ khóa: thai ngoài tử cung dưới gan, thai ở gan<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thai ngoài tử cung là sự làm tổ của khối<br /> <br /> được ghi nhận trong 50 năm dựa vào các báo<br /> <br /> thai ngoài buồng tử cung. Tỉ lệ thai ngoài tử<br /> <br /> cáo ca trên PubMed bằng tiếng Anh [4]. Thai<br /> <br /> cung trung bình từ 1 - 2%/thai kì. Theo dữ liệu<br /> <br /> ngoài tử cung dưới gan có nguy cơ tử vong<br /> <br /> điều tra hệ thống tại Hoa Kỳ từ năm 2000 đến<br /> <br /> cao gấp 7,7 lần so với thai ngoài tử cung nói<br /> <br /> năm 2011 thì tỷ lệ thai ngoài tử cung giảm từ<br /> <br /> chung.<br /> <br /> 2% xuống 1,6% [1].<br /> <br /> Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị dễ<br /> <br /> Vị trí thai ngoài tử cung: ở vòi trứng<br /> <br /> đưa đến biến chứng tử vong do khối thai vỡ.<br /> <br /> (97,7%), ổ bụng (1,4%), cổ tử cung và tại<br /> <br /> Ngày nay chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung<br /> <br /> buồng trứng (< 1%) [2]. Thai ngoài tử cung<br /> <br /> dưới gan hay ở gan là một thách thức. Lựa<br /> <br /> trong ổ bụng xảy ra hiếm và rất khó chẩn<br /> <br /> chọn điều trị tùy thuộc vào tình huống bệnh<br /> <br /> đoán. Một cuộc điều tra lớn có 5221 ca thai<br /> <br /> cảnh, phẫu thuật thường được ưu tiên (có thể<br /> <br /> trong ổ bụng, tỉ lệ 10.9 ca thai ngoài tử cung<br /> <br /> nội soi hoặc mổ hở), tuy nhiên trong một số<br /> <br /> trong ổ bụng trên 100.000 trẻ sinh sống, 9,2<br /> <br /> báo cáo cũng ghi nhận việc sử dụng Meth-<br /> <br /> ca thai ngoài tử cung trong ổ bụng/1000 ca<br /> <br /> otrexate (MTX) hay kali chlorua (KCl) để tiêm<br /> <br /> thai ngoài tử cung [3]. Trong đó thai ngoài tử<br /> <br /> trực tiếp vào khối thai sống mà không cần mổ<br /> <br /> cung ở dưới gan hay ở gan là cực kì hiếm,<br /> <br /> [5; 6]. Chính vì vậy, chúng tôi xin báo cáo 1<br /> <br /> chiếm tỉ lệ 0,03% các ca thai trong ổ bụng, có<br /> <br /> trường hợp thai ngoài dưới gan để bàn luận<br /> <br /> 21 ca thai ngoài tử cung ở gan hay dưới gan<br /> <br /> về phương pháp chẩn đoán và cách điều trị.<br /> <br /> II. BỆNH ÁN<br /> Địa chỉ liên hệ: Võ Minh Tuấn, Bộ môn Sản, Trường Đại<br /> học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn<br /> Ngày nhận: 2/1/2018<br /> Ngày được chấp thuận: 5/6/2018<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> Bệnh nhân nữ 18 tuổi, Para: 0000.<br /> Bệnh nhân trễ kinh 3 tuần, ra huyết âm đạo<br /> kéo dài 10 ngày, huyết đỏ sậm, lượng ít, kèm<br /> <br /> 83<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> đau bụng trước nhập viện 1 ngày, khởi phát<br /> <br /> cạnh buồng trứng phải + dịch túi cùng lượng<br /> <br /> đột ngột vùng hạ vị, đau âm ỉ liên tục, cường<br /> <br /> vừa, beta hCG = 644,9 mIU/ml. Chẩn đoán<br /> <br /> độ nhẹ, không lan không tư thế giảm đau,<br /> <br /> trước mổ: Xuất huyết nội nghi thai ngoài tử<br /> <br /> không hoa mắt chóng mặt, tiêu tiểu bình<br /> <br /> cung vỡ. Xử trí: Nội soi chẩn đoán và điều trị.<br /> <br /> thường, không buồn nôn, không sốt. Bệnh<br /> <br /> Kết quả phẫu thuật: ổ bụng có 150ml máu, 2<br /> <br /> nhân đến khám tại Bệnh viện đa khoa Kiên<br /> <br /> phần phụ bình thường, không thấy khối thai<br /> <br /> Giang với tổng trạng khá và sinh hiệu bình<br /> <br /> ngoài, đặt dẫn lưu ổ bụng. Sau phẫu thuật<br /> <br /> thường, được làm xét nghiệm beta hCG và<br /> <br /> bệnh nhân được làm lại xét nghiệm beta hCG<br /> <br /> siêu âm. Kết quả siêu âm: khối echo hỗn hợp<br /> <br /> mỗi 48h.<br /> <br /> Bảng 1. Diễn tiến beta hCG trước và sau mổ tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang<br /> Ngày<br /> <br /> Kết quả nồng độ beta hCG (mIU/mL)<br /> <br /> 11/08/2016 (trước mổ)<br /> <br /> 644,9<br /> <br /> 13/08 (sau mổ)<br /> <br /> 606<br /> <br /> 15/08<br /> <br /> 673,2<br /> <br /> Sau khi theo dõi tình trạng hậu phẫu thấy nồng độ beta hCG tăng, đồng thời lúc mổ vẫn chưa<br /> xác định được vị trí thai nên bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ để tiếp tục điều trị.<br /> Tình trạng nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ (16/8/2016): Bệnh nhân không ra huyết âm đạo,<br /> không đau bụng, tổng trạng khá, sinh hiệu ổn. Các xét nghiệm được thực hiện: siêu âm + CT+<br /> MRI và beta hCG, cùng một số xét nghiệm thường quy khác.<br /> <br /> Hình 1. Siêu âm phụ khoa<br /> Nội mạc tử cung dày 7,4 mm, lòng tử cung<br /> trống, 2 phần phụ không thấy bất thường.<br /> <br /> 84<br /> <br /> Hình 2. Siêu âm bụng<br /> Khối echo hỗn hợp dưới gan, cạnh trái cột<br /> sống.<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 2. Kết quả cận lâm sàng qua các lần thực hiện khác nhau<br /> Ngày<br /> <br /> Kết quả siêu âm<br /> <br /> βhCG<br /> (mIU/mL)<br /> <br /> Kết quả CT, MRI<br /> <br /> Niêm mạc tử cung = 7mm, lòng tử<br /> cung trống, khối echo hỗn hợp cạnh<br /> <br /> 16/08<br /> <br /> buồng trứng phải(P) + ít dịch cùng đồ > kết luận: Theo dõi thai ngoài tử cung<br /> (P), phân biệt với ứ dịch tai vòi (P).<br /> <br /> 786,7<br /> <br /> Không thực hiện<br /> <br /> ( không phù hợp với mô tả khi phẫu<br /> thuật lần đầu là 2 phần phụ bình<br /> thường)<br /> <br /> 19/08<br /> <br /> Sát bờ dưới gan trái gần đầu tụy có<br /> khối echo hỗn hợp đường kính 34 x 28<br /> <br /> CT: Thương tổn giảm đậm<br /> độ ở thùy đuôi gan, giới hạn<br /> <br /> mm, không tăng sinh mạch máu trên<br /> Dopler, quanh khối này có ít dịch -><br /> <br /> rõ, bờ đều, kích thước<br /> 33mm, bắt cản quang nhẹ<br /> <br /> Kết luận: Khối echo hỗn hợp gần đầu<br /> <br /> trong pha động mạch và<br /> <br /> tụy chưa rõ bản chất, theo dõi thai<br /> trong ổ bụng phân biệt với nang giả<br /> <br /> mạnh trong pha tĩnh mạch -><br /> Kết luận: Thương tổn ở thùy<br /> <br /> tuy.<br /> <br /> đuôi gan nghĩ u mạch máu.<br /> <br /> 21/08<br /> <br /> 23/08<br /> <br /> 1016<br /> <br /> 856<br /> Dưới gan trái (T) cạnh (T) cột sống có<br /> khối echo kém, không đồng nhất,<br /> <br /> MRI: Khối bất thường tín<br /> hiệu ở mặt dưới phân thùy<br /> <br /> không tăng sinh mạch máu, có giới<br /> hạn rõ, kích thước 30 x 47 x 50 mm -><br /> <br /> giữa gan (T) đến bờ trên tụy,<br /> có đặc điểm gợi ý khối máu<br /> <br /> Kết luận: khối u dưới gan chưa rõ bản<br /> chất, lòng tử cung có dạng echo hỗn<br /> hợp.<br /> <br /> 517.5<br /> <br /> tụ chưa loại trừ thai ngoài tử<br /> cung, tổn thương nằm giữa<br /> động mạch và tĩnh mạch chủ<br /> bụng, ép nhẹ thùy đuôi.<br /> <br /> Trong quá trình theo dõi: Bệnh nhân không đau bụng, tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm hồng, sinh<br /> hiệu ổn. bệnh nhân được nạo sinh thiết lòng tử cung (24/8) ra kết quả giải phẫu bệnh: nội mạc tử<br /> cung giai đoạn phát triển.<br /> Ngày 26/8/2016, sau khi đã thực hiện việc xác định chẩn đoán trong thời gian 10 ngày, bệnh<br /> nhân được hội chẩn mổ nội soi thám sát để tìm và lấy bỏ khối thai. Phẫu thuật thực hiện bởi bác<br /> sĩ sản phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ và bác sĩ ngoại tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả tường<br /> trình phẫu thuật:<br /> Vào bụng có ít dịch hồng loãng ở cùng đồ và dưới gan, tử cung và 2 phần phụ bình thường,<br /> có khối máu tụ đường kính 6 cm, nằm dưới gan, phía sau và bên trái cuống gan, có vỏ bao rõ.<br /> Tiến hành: Lấy khối máu tụ lẫn vỏ bao gửi giải phẫu bệnh lí, chèn 1 miếng surgicell cầm máu.<br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> 85<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Hình 3. Bộc lộ khối máu tụ dưới gan có vỏ bao<br /> Bảng 3. Kết quả giải phẫu bệnh<br /> Mô tả đại thể<br /> <br /> - Mô có đường kính 5 cm, nâu đặc dai<br /> <br /> Mô tả vi thể<br /> <br /> - Trong khối máu đông có mô lông nhau bình thường<br /> <br /> Kết luận<br /> <br /> - Lông nhau bình thường trong khối huyết tụ (lấy ở vùng dưới gan và sau<br /> cuống gan).<br /> <br /> Sau mổ bệnh nhân không đau bụng, sinh hiệu ổn, siêu âm lại không phát hiện bất thường sau<br /> mổ, đồng thời xét nghiệm beta hCG 2 lần sau kết quả đều giảm nhiều (101 mIu/mL -> 25,8 mIU/<br /> mL). Bệnh nhân được xuất viện 4 ngày sau mổ.<br /> <br /> III. BÀN LUẬN<br /> <br /> Bệnh viện Parklan từ năm 1980 đến năm<br /> <br /> Thai ngoài tử cung làm tổ ở bề mặt phúc<br /> <br /> 2005 ghi nhận: trong số 10 ca thai ngoài tử<br /> <br /> mạc theo sau sự di trú của khối thai ban đầu<br /> <br /> cung trong ổ bụng để tiến triển đến hơn 18<br /> <br /> nằm ở vòi trứng. Khoang chậu là vị trí phổ<br /> <br /> tuần chỉ có 6/10 ca được chẩn đoán trước mổ;<br /> <br /> biến nhất, nhưng cũng ghi nhận thai ngoài tử<br /> <br /> xuất huyết nội xảy ra ở 9/10 ca cần truyền<br /> <br /> cung trong ổ bụng ở một số vị trí khác [7].<br /> <br /> máu. Thai ngoài tử cung ở gan là một dạng rất<br /> <br /> Thai nằm ở gan là tình trạng hiếm gặp, với tỉ<br /> <br /> hiếm gặp trong nhóm thai trong ổ bụng. Phần<br /> <br /> lệ 1: 15000 ca thai trong tử cung [8]. Hơn 50<br /> <br /> lớn các ca thai ngoài tử cung ở gan ghi nhận<br /> <br /> năm (1967 - 2017), chỉ có 21 ca thai ngoài tử<br /> <br /> trước đây thường liên quan đến vỡ gan và<br /> <br /> cung ở gan được báo cáo trên các tạp chí y<br /> <br /> xuất huyết nội, tình trạng bệnh rất nguy hiểm<br /> <br /> khoa bằng tiếng Anh, trong số đó chỉ có 29%<br /> <br /> [9].<br /> <br /> thai vượt qua tam cá nguyệt 1 [4] .<br /> <br /> Thường chỉ nghĩ tới thai ngoài tử cung ở<br /> <br /> Thai ngoài tử cung trong ổ bụng thường<br /> <br /> gan khi đã có chẩn đoán thai ngoài tử cung<br /> <br /> chẩn đoán nhầm và chậm trễ, lí do vì bệnh ít<br /> <br /> nhưng không thấy khối thai ở vùng chậu, xung<br /> <br /> gặp, vị trí thai đặc biệt, đồng thời triệu chứng<br /> <br /> quanh tử cung.<br /> <br /> và biểu hiển lâm sàng cũng không điển hình.<br /> <br /> Hình ảnh học đóng vai trò quan trọng trong<br /> <br /> Một nghiên cứu của Worley và cộng sự tại<br /> <br /> chẩn đoán thai ngoài tử cung nói chung và<br /> <br /> 86<br /> <br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> thai ở gan nói riêng. Mặc dù siêu âm là lựa<br /> <br /> đang cho phép... Quay trở lại với một số báo<br /> <br /> chọn hàng đầu để chẩn đoán, tuy nhiên rất<br /> <br /> cáo thai ngoài tử cung ở gan của nước ngoài,<br /> <br /> nhiều tình huống không điển hình, đặc biệt là<br /> <br /> hình ảnh học được lựa chọn cũng đa dạng:<br /> <br /> thai ngoài tử cung có biến chứng thì cần công<br /> <br /> siêu âm, CT có hoặc không cản quang, PET -<br /> <br /> cụ cao cấp hơn là CT hoặc MRI. Sau khi bệnh<br /> <br /> CT, MRI. Wang và cộng sự ghi nhận kết quả<br /> <br /> nhân trong nghiên cứu này được nhập viện<br /> <br /> siêu âm mô tả một khối hỗn hợp vùng chậu<br /> <br /> Từ Dũ, siêm âm, CT và MRI đã được thực<br /> <br /> nhỏ, khi chụp CT không cản quang phát hiện<br /> <br /> hiện để xác định chẩn đoán. Kết quả siêu âm<br /> <br /> một khối có đậm độ vừa phải ở thùy trái gan,<br /> <br /> lần đầu tại Bệnh viện Từ Dũ có nhiều điểm<br /> <br /> CT có cản quang cũng không đem lại thêm<br /> <br /> không hợp lí khi nghi ngờ thai ngoài tử cung<br /> <br /> dấu hiệu gì; kết quả MRI cho thấy tổn thương<br /> <br /> ở vòi trứng phân biệt với hình ảnh ứ dịch vòi<br /> <br /> tròn có đậm độ thấp trên WI và có tín hiệu cao<br /> <br /> trứng, trong khi bệnh nhân đã được mô tả<br /> <br /> trên T2WI, trên MRI có cản quang thì tổn<br /> <br /> trong lần mổ đầu là 2 phần phụ bình thường.<br /> <br /> thương biểu hiện một mảng không đều, rõ<br /> <br /> Bác sĩ lâm sàng khi đọc kết quả này cần yêu<br /> <br /> hơn trong thì tĩnh mạch [10]. Bên cạnh đó<br /> <br /> cầu siêu âm hội chẩn lại ngay lúc đó. Chính vì<br /> <br /> cũng có trường hợp sử dụng PET - CT,<br /> <br /> sự thiếu chính xác trong lần siêu âm đầu tiên<br /> <br /> nhưng thực tế thì rất hiếm, một báo cáo ca<br /> <br /> nên hơn 2 ngày sau bệnh nhân mới được làm<br /> <br /> thai ở gan của tác giả Ye-Yu-Cai và cộng sự<br /> <br /> lại siêu âm và lúc này ghi nhận được khối bất<br /> <br /> năm 2017 tại Trung Quốc cho thấy: kết quả<br /> <br /> thường gần đầu tụy và dưới gan, CT được<br /> <br /> siêu âm là một khối phản âm dày ở thùy phải<br /> <br /> làm ngay sau đó và cũng xác định hình ảnh 1<br /> <br /> gan có vùng trung tâm dạng nang; tiếp đến<br /> <br /> khối tương tự như siêu âm. Sau 4 ngày bệnh<br /> <br /> bệnh nhân được làm CT với mô tả tổn thương<br /> <br /> nhân được lặp lại siêu âm và thêm MRI với<br /> <br /> đậm độ vừa ở ngoại vi và đậm độ thấp ở trung<br /> <br /> mong muốn có được một kết quả rõ ràng hơn.<br /> <br /> tâm thuộc thùy phải gan, trên phim có cản<br /> <br /> Tuy nhiên việc trị hoãn điều trị nội soi thám sát<br /> <br /> quang phần ngoại vi cản quang còn phần<br /> <br /> sớm cho bệnh nhân để thực hiện những cận<br /> <br /> trung tâm thì không, trên PET - CT phần ngoại<br /> <br /> lâm sàng hình ảnh học muộn sau đó là một<br /> <br /> vi có chuyển hóa đường glucose còn phần<br /> <br /> vấn đề cần xem xét. Theo chúng tôi, các ca<br /> <br /> trung tâm không có. Như vậy rõ ràng tập hợp<br /> <br /> lâm sàng chẩn đoán cần thực hiện trong một<br /> <br /> các dấu hiệu điển hình và không điển hình<br /> <br /> thời gian ngắn và bệnh nhân này nên được<br /> <br /> trên siêu âm, CT, MRI, PET - CT tạo điều kiện<br /> <br /> quyết định nội soi chẩn đoán + điều trị ngay<br /> <br /> thuận lợi cho việc chẩn đoán để từ đó giúp ích<br /> <br /> lần phát hiện khối bất thường dưới gan. Từ<br /> <br /> cho điều trị các tình huống đặc biệt này.<br /> <br /> lúc bệnh nhân nhập viện Từ Dũ đến lúc mổ là<br /> <br /> Điều trị thai ngoài tử cung ở gan tùy thuộc<br /> vào từng bệnh cảnh. Nếu khối thai vỡ gây<br /> <br /> 10 ngày, đó là một sự chậm trễ trong quá trình<br /> chẩn đoán, cần rút kinh nghiệm qua trường<br /> hợp này. Một lưu ý nữa là ngay lần mổ đầu<br /> tiên khi vào ổ bụng có 150 ml máu, 2 phần<br /> <br /> xuất huyết nội thì phẫu thuật cấp cứu mở<br /> bụng là lựa chọn hàng đầu, mục đích là tìm<br /> <br /> phụ và vùng chậu bình thường thì cần thám<br /> <br /> nhanh khối thai đang vỡ hay gan đang vỡ để<br /> cầm máu. Nếu khối thai chưa vỡ thì sau khi<br /> <br /> sát thật kĩ ổ bụng, hội chẩn với ngoại tổng<br /> <br /> chẩn đoán xác định sẽ lên kế hoạch mổ nội<br /> <br /> quát để tìm bằng được nguồn máu chảy từ<br /> <br /> soi hay mổ hở để tiếp cận khối thai và lấy đi.<br /> Đặc biệt trong tình huống khối thai sống có tim<br /> <br /> đâu, tránh bỏ sót tổn thương khi điều kiện<br /> TCNCYH 112 (3) - 2018<br /> <br /> 87<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0