Tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh
lượt xem 5
download
Bài viết Tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh trình bày các nội dung chính sau: Mô hình đánh giá yếu tố con người tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh; Giải pháp giảm thiểu rủi ro tham gia giao thông trong giai đoạn dịch bệnh; Các mô hình đề xuất tham gia giao thông an toàn; Mô hình kích hoạt cảm xúc trong giai đoạn dịch bệnh; Quá trình di chuyển và an toàn về nhà; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong an toàn gt và an toàn dịch bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh
- THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH ThS. Nguyễn Ngọc Tân UVBCH Hội khoa học và công nghệ Hàng không VN ThS. Trịnh Đức Thắng Đại học Cửu Long ThS. Nguyễn Ngọc Trang Công ty Cổ phần PICASSO GROUP KS. Nguyễn Ngọc Chánh, Trần Văn Quý Công ty cổ phần tập đoàn Trí Dũng KS. Nguyễn Ngọc Nam Công ty cổ phần cơ điện Mỹ Nhật Việt ThS. Nguyễn Thị Út Hiền ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM PGS.TS Nguyễn Duy Đồng Học viện Kỹ thuật Quân sự TÓM TẮT: Khi dịch bệnh, người tham gia giao thông dù bất kỳ lý do gì đi nữa thì nguy hiểm luôn rình rập, không những mưu sinh mà còn vì cộng đồng và tính chất công việc,... Nên việc tham gia giao thông hiện nay ngoài tính nhân văn, đúng pháp luật và thận trọng là một điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Ngoài việc tham gia giao thông an toàn thì tâm lý lái xe và môi trường dịch bệnh tác động không ít đến tính mạng người tham gia giao thông, tiêu chí đặt ra ra hiện nay là tham gia giao thông an toàn giao thông và an toàn dịch bệnh. Nhóm tác giả xin phân tích một vài điểm tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh. Từ khóa: Người tham gia giao thông, an toàn giao thông, tâm lý lái xe và môi trường dịch bệnh ABSTRACT: During an epidemic, traffic participants, for whatever reason, are constantly on the lookout, not only for earning a living but also for the community and the nature of their job, etc. As a result, engaging in traffic now requires, in addition to humanity, lawfulness and care in the current environment. Aside from participating in traffic safety, the driving psychology and epidemic environment have a significant effect on the lives of road users; the current criterion is to participate in traffic safety and safety. The author team would like to examine a few safe traffic points of view, and We hope the pandemic passes soon and everyone finds tranquility! Keywords: traffic participants, traffic safety, driving psychology and epidemic environment 28
- I. MỞ ĐẦU Có thể nói đất nước ta đã và đang trải qua một nỗi đau thương và mất mát chưa từng có về người, tài sản và nỗi đau tinh thần của nạn dịch. Có những đoạn đường ta đi trên cuộc đời có thể nói là vừa đi vừa khóc nhưng rồi không thể khóc mãi được, phải biết nén đau thương, gạt đi nước mắt và bình tĩnh để giải quyết, bảo vệ tài sản, tính mạng và những gì đã còn lại.Hiện nay dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhằm cải thiện tình hình, lấy yếu tố con người làm trung tâm, nhóm tác giả đưa ra một số mô hình mang tính chất thực tiễn và cấp bách hiện nay, mong rằng tiếng cười trẻ thơ sẽ quay trở lại với ngôi trường thân yêu, người đi làm có thể quay lại nơi làm việc,... Mọi thứ lại quay trở lại như bình thường. II. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ CON NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH Hình 1- Mô hình đánh giá yếu tố con người tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh Các yếu tố còn lại của tháp đều thể hiện, ở đây chúng tôi xin nói them về yếu tố gia đình và công việc. Khi lao động chính không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng kéo theo kinh tế gia đình giảm xuống, không có nguồn thu, kéo theo các hoạt động thu chi khác trì trệ. Điều tiên quyết hiện nay là mỗi cá nhân phải chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi dịch bệnh càng sớm càng tốt. Giữa sức khỏe và tài chính luôn có mối quan hệ với nhau, khi tài chính mạnh con người ta có thể giảm bớt các nhu cầu cấp cao nhưng khi tài chính yếu thì ngay cả các nhu cầu thiết yếu vẫn không đảm bảo, nên việc duy trì trong thời gian dài là điều khó khăn, khi ấy tất cả các yếu tố trên tháp nhu cầu hầu như khó bảo toàn được. 29
- Hiện nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mạnh thường quân,...Bạn bè quốc tế, không ai bị bỏ lại thể hiện tinh thần đoàn kết của toàn Đảng và nhân dân ta, quyết tâm đẩy lùi nạn dịch, đó là một tín hiệu đáng mừng. Hình 2 - Tháp nhu cầu Maslow III. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO THAM GIA GIAO THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH Khi thực hiện giãn cách xã hội, số người tham gia giao thông ít, đường vắng nhưng số người TNGT chỉ giảm hơn 50% tức là tỷ suất TNGT/TGGT (số tai nạn giao thông/ số tham gia giao thông) còn khá cao như vậy là do ý thức tâm lý tác động bệnh dịch và tâm lý chủ quan khi đường vắng. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu yếu phẩm, dược phẩm,...là nhu cầu cần thiết nhưng để an toàn trở về nhà là điều cần nên làm, chúng tôi xin đưa ra mô hình bốn vùng và các biện pháp. 1. Mô hình Mô hình này có thể nói chỉ số hạnh phúc là vùng xanh, và chỉ số bi đát nhất là vùng đỏ, nhiệm vụ cần thiết nhất là thần tốc tạo ra nhiều vùng xanh thì vùng đỏ càng ngày càng thu hẹp. 30
- Vùng đỏ: Mức nguy cơ rất cao, Vùng cam: Mức nguy cơ cao, Vùng vàng:Mức nguy cơ, Vùng xanh: Mức bình thường mới. Hình 3 - Mô hình ATGT giai đoạn dịch bệnh 2. Cách tính mô hình theo chỉ số ma trận (1) (2) (3) (4) Các công thức trên có thể áp dụng đưa lên trục tọa độ bốn miền, từ đó phân tích nguyên nhân chính từng vùng, từng địa phương,... nhằm có biện pháp thiết thực cho từng khu vực nhỏ. 31
- IV. CÁC MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN 1. Quyết định tham gia GT Hình 4 - Mô hình chủ thể quyết định có tham gia GT hay không 2. Mô hình chiến lược Hình 5 - Mô hình dòng nước thể hiện các bước đi thận trọng và chắc chắn trong dịch bệnh Mô hình trên là mô hình dựa trên quy luật tự nhiên của dòng suối, muốn con nước ấy trong thì qua nhiều tầng, thể hiện sự gạn lại chất bẩn của các tầng. 32
- Áp dụng mô hình trên cho sự tách các ca F0 riêng nhằm tránh lây nhễm. Ngoài ra mô hình trên còn thể hiện sự thận trọng từng bước nhưng chắc chắn của các chính sách. Trong mô hình trên là một parabol (đường cong lồi ngược) đỉnh của đường cong tạo sự giá trị ứng dụng cao tại mô hình thực thi đại trà, tại đây quyết định thực tế thành công hay chưa thành công thể hiện qua diễn biến và kết quả. 3. Mô hình cấu tạo cây gồm các lớp bảo vệ con người Hình 6 - Mô hình cây gồm các lớp bảo vệ con người an toàn Hình 7 - Mô hình thân cây áp dụng cho giai đoạn dịch bệnh Mô hình trên dựa vào nguyên lý của thân cây gồm có lõi, thịt và vỏ. Lấy con người làm trung tâm cốt lõi để giải quyết vấn đề trên cơ sở khoa học và tính nhân văn, các yếu tố bên ngoài càng dày thì càng an toàn. Khi giải quyết bài toán trên căn cứ tình hình thực tế hiện nay cần đạt tới điểm chạm (điểm nỗi đau, tử huyệt của vấn đề), điểm chạm của đại đa số hiện nay là sự mất mát về người và bài toán khó khăn tài chính. 33
- 4. Mô hình các loại hàng hóa và liên quan đến tham gia giao thông Hình 8 - Mô hình các loại hàng hóa và đặc trưng các mô hình trong an toàn GT, AT dịch bệnh 1. Hàng hóa tiện lợi (thiết yếu): có mặt khắp nơi, đây cũng có thể gọi là một trong những yếu tố thiết yếu và nhu cầu cần thiết đối với con người. Trong hoạt động giao thông giai đoạn dịch bệnh đây là nhu cầu chính để vận chuyển, nên cần xác định các điểm tập trung nguồn hàng, điểm tập kết và tuyến đường tập trung chạy qua. Nhằm mục đích quản lý và giúp họ tham gia an toàn giao thông, an toàn dịch bệnh. 2. Hàng hóa mua sắm (shopping): cân nhắc mới mua, như xe hơi nên sản phẩm này trong dịch bệnh có phần giảm, nhưng cần chú môi trường làm việc các dịch vụ này thường bảo quản tại nơi phòng lạnh, nhiệt độ thích hợp cho sự sống virut. Chúng ta quan tâm khi con người di chuyển trong môi trường này cần có biện pháp nghiêm ngặt tránh là các ổ lây nhiễm. 3. Hàng hóa chuyên biệt: rolex, ferrari (tạo ra dịch vụ, sp chuyên biệt),.., môi trường này không tập trung đông đại trà nhưng nếu yếu tố thiết yếu tập trung lây nhiễm ở con người thì mua sắm và chuyên biệt thì môi trường nhiệt độ phòng lạnh đễ tạo điều kiện cho virut lây nhiễm. 4. Hàng hóa đặc biệt: Như cháy nhà,..... dùng nó khi có nhu cầu đặc biệt. 5. MÔ HÌNH KÍCH HOẠT CẢM XÚC TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH Nỗi sợ bệnh tật và nghèo đói: Nếu mình không làm thì thực tế chứng minh nghèo đói và bệnh tật, điểm này tất cả chúng ta ai cũng sợ. Tiếp cận thực tế: Dù là mô hình hay thực tế thì phải cho họ thấy rằng nếu không thực hiện thì rơi vào nỗi đau chứ không phải hạnh phúc như bây giờ. Cảm giác tội lỗi (thật sự sợ): Thế là tạo ra nhân tố kích hoạt, mang tính cảm xúc, mang tính tội lỗi, thông điệp ở đây là: Con yêu của các bạn đang ở nhà, đang đợi bố mẹ về, người thân chúng ta đang ở nhà chúng ta hãy cùng nhau mang lại niềm vui cho con mình và họ, nếu có ý thức chúng ta sẽ không lây nhiễm cho họ. 34
- Kết quả đạt được: cho mọi người thấy rằng kết quả đạt được nhờ đúng đắn chiến lược và ý thức cả xã hội. Sự thành công: thành công hơn, phát triển sự nghiệp khi tuân thủ các quy định. Sự hài lòng và hạnh phúc: Nếu mọi người tuân thủ và ý thức thì xã hội ai cũng thoát cảnh dịch bệnh và thoát bế tắc tài chính cũng như hạnh phúc. Hình 9 - Mô hình kích hoạt cảm xúc trong giai đoạn dịch bệnh V. QUÁ TRÌNH DI CHUYỂN VÀ AN TOÀN VỀ NHÀ 1. Mô hình bánh răng tham gia GTAT Hình 10 - Mô hình bánh răng tham gia GTAT 35
- 2. Mô hình mật độ tham gia GT ảnh hưởng ATGT và lây nhiễm Hình 11 - Vùng an toàn tham gia giao thông và Mật độ tham gia giao thông ảnh hưởng đến tốc độ lây lan dịch bệnh Khi mật độ tập trung cũng như tham gia giao thông càng cao, mức độ lây nhiễm càng cao, trong công xưởng cần có các biện pháp phòng chống thận trọng, trong tham gia giao thông tránh khạc nhổ những giọt bắn và có các biện pháp che chắn, khử khuẩn liên tục tại các vị trí này, đặc biệt là các điểm ùn tắc giao thông, các vị trí dừng xe mật độ cao,... VI. MÔ HÌNH THAM GIA GT THỰC TẾ Hình 12 - Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tham gia giao thông thời dịch bệnh 36
- VII. AN TOÀN TRONG TANG CHẾ VÀ LỄ NGHI Mất mát trong dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi, nhưng để tránh giảm thiểu tối đa lây nhiễm cho người còn lại cần có các biện pháp ngăn ngừa trong tang chế, các thủ tục cần giảm bớt làm sao đảm bảo sự tiếc thương, tính linh thiên,... nhưng cũng đảm bảo sức khỏe cho những người ở lại vì vi rút không đùa với hơi thở đâu. VIII. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG AN TOÀN GT VÀ AN TOÀN DỊCH BỆNH Ứng dụng công nghệ vào đời sống và khoa học mang tính tất yếu, vì hiện nay tất nếu muốn phát triển ngay cả lĩnh vực giao thông càng phải áp dụng, muốn tiếp xúc nhiều tạo ra mối quan hệ và của cải vật chất cho toàn xã hội trong giai đoạn dịch bệnh. Hình 13 - Ứng dụng công nghệ 4.0 vào ATGT và an toàn dịch bệnh Ban hành và công bố: Thông qua các kênh truyền thông như in ấn sách báo, tạp chí, Web, Phát sóng như TV, radio,... Khuyến khích: Một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi,... Sự kiện và trải nghiệm: Các sự kiện được tổ chức tạo ra các trải nghiệm lĩnh vực an toàn giao thông và an toàn dịch bệnh. Quan hệ công chúng: Nhằm quảng bá hoặc bảo vệ hình ảnh đẹp các tấm gương,... Trực tuyến: Các hoạt động trực tuyến nhằm thu hút sự nhận diện và tăng cường ý thức tham gia phòng chống dịch cũng như ATGT. Di động: Sử dụng các phương thức truyền thông là điện thoại, điện thoại thông minh và máy tính bảng. 37
- Trực tiếp và sử dụng cơ sở dữ liệu: Sử dụng thư, e-mail, các mạng xã hội trên Internet để liên lạc. Sử dụng cá nhân: Sử dụng tương tác các cá nhân,... IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hiện nay tình hình dịch rất phức tạp nên chúng ta phải thích nghi của mỗi cá nhân theo hoàn cảnh của mình nhưng phải tuân thủ theo quy tắc chung của toàn xã hội trong đó khoa học và nhân văn tuân thủ theo luật pháp là tiên quyết cần thực hiện nhằm bảo vệ tính mạng con người và phát triển kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Các mô hình trên có thể áp dụng nhằm phân tích ra nguyên nhân chính từ đó đưa ra biện pháp khắc phục không những từng vùng, khu vực,...mà có thể áp dụng cho từng cá nhân nhằm thích nghi với tình hình chung của đất nước. Các biện pháp chỉ ra đều quy về đó là thận trọng trong tiếp xúc, áp dụng các biện pháp 5K,5T, vacxin, tăng sức đề kháng cơ thể bằng thành phần dinh dưỡng hợp lý,... lạc quan trong cách phòng ngừa, cũng như trong cách chữa bệnh (đối với trường hợp nhiễm bệnh). Như vậy an toàn đi lại trong dịch bệnh có một cái nhìn khác là: Đủ các tiêu chuẩn y tế quy định (người xanh) bằng các phương tiện giữa các vùng xanh hoặc các điểm di chuyển đi qua đảm bảo an toàn cho tính mạng và không lây nhiễm cho cộng đồng. Việc giám sát lưu thông trong thời gian dịch bệnh là cần thiết vì thực chất là giám sát an toàn cho tính mạng cộng đồng. Ổn định kinh tế đi đôi với việc giảm thiểu số ca mắc bệnh và thương vong là điều cần thiết. Dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chúng ta phải thích nghi với nó trong giai đoạn dịch bệnh, không những trong an toàn giao thông mà các sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo vệ và phát triển các thành quả mà chúng ta đã đạt được. Cuối cùng nhóm tác giả cầu mong đất nước sớm được miễn dịch cộng đồng, nhằm hạn chế thấp nhất số ca nhiễm, số ca khỏi bệnh tăng và giảm thiểu thấp nhất có thể tổn thất về người. Đất nước sớm trở lại bình thường và cầu mong mọi người bình an. Điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta sống sót sau đại dịch và nhằm khôi phục lại kinh tế cũng như có các định hướng không thể như trước đây mà cần thích ứng với môi trường mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 16/CT-TTg). 2. ThS. Nguyễn Ngọc Tân và nhóm tác giả trở về nhà an toàn khi tham gia giao thông- tạp chí Cầu Đường số 3/2021. 3. ThS. Nguyễn Ngọc Tân - Học và lái xe quyết định hạnh phúc tham gia giao thông- Báo Pháp Luật TPHCM Số ra 5/1/2021. 38
- 4. PGS.TS. Nguyễn Duy Đồng, Ths. Nguyễn Ngọc Tân,Ths. Trịnh Đức Thắng, Ths. Nguyễn Thị Út Hiền - Đề xuất mô hình xác định nguyên nhân giảm thiểu tai nạn giao thông trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam - Tạp chí GTVT Số ra đặc biệt tháng 11/2019. 5. TS. Nguyễn Duy Đồng, Ths. Nguyễn Ngọc Tân -Nghiên cứu đề xuất mô hình kiểm tra các tuyến đường khai thác theo quan điểm an toàn giao thông - Tạp chí GTVT số ra tháng 9/2017. 6. ThS. Nguyễn Ngọc Tân - Tạo sự tập trung cao độ cho người tham gia giao thông -SGGP số ra ngày 20/01/2017. 7. ThS. Nguyễn Ngọc Tân - Bảy kỹ năng để về nhà an toàn - Tạp chí GTVT số ra ngày 06/07/2015. 8. Nguyễn Ngọc Tân - Khắc phục điểm đen tai nạn giao thông - Báo SGGP số ra ngày 26/06/2014. 9. Đẩy mạnh xây dựng mô hình STARS, góp phần giảm thiểu TNGT (Tạp chí điện tử GTVT của Bộ GTVT ngày 14/8/2019). 10. Bầu trời rộng mở (Tạp chí của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam số tháng 1/2021). 11. Kotler Keller, Quản Trị Marketing,NXB Hồng Đức 2020. 12. TS.Alok Bharadwaj, Xây dựng hệ thống Marketing và bán hàng hiệu quả, NXB Công Thương, 2019. 39
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 2
42 p | 338 | 121
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Bác sĩ đa khoa - Thực hành cộng đồng: Phần 1
161 p | 146 | 34
-
Giáo trình Đảm bảo chất lượng xét nghiệm: Phần 2 - Trường ĐH Y tế Công cộng
127 p | 24 | 8
-
Tài liệu môn Dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
76 p | 98 | 7
-
Kiến thức, thái độ, thực hành đảm bảo an toàn cho trẻ dưới 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe máy tại trường mầm non Việt Triều, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2023
9 p | 17 | 3
-
Thực trạng hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ của nhân viên y tế tham gia giao thông
6 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng xe đạp điện và tai nạn giao thông ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Huế năm 2015
9 p | 30 | 2
-
Stress, lo âu ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông
4 p | 22 | 2
-
Giáo trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và phá thai an toàn (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
90 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn