intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THAN HOẠT TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

184
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Than hoạt có diện tích bề mặt lớn, nên hấp phụ vài thuốc và độc tố. Những chất hấp phụ kém: muối ở dạng ion (Sắt, Lithium, và Cyanide); những phân tử ít phân cực (rượu). Lập lại liều uống làm gia tăng đào thải những chất: - Có thể tích phân phối nhỏ. - Có chu trình gan-ruột, dạ dày-ruột: Digitoxin - Vào lòng ống tiêu hoá từ tuần hoàn ruột (phenobarbital, theophylline). II. CHỈ ĐỊNH: 1. Uống than hoạt sau ngộ độc qua đường uống để giới hạn sự hấp thu thuốc và độc tố. Thông thường sử dụng than hoạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THAN HOẠT TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC

  1. THAN HOẠT TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC Viết bởi BS Ngô Dũng Cường I. DƯỢC LÝ HỌC: Than hoạt có diện tích bề mặt lớn, nên hấp phụ vài thuốc và độc tố. Những chất hấp phụ kém: muối ở dạng ion (Sắt, Lithium, và Cyanide); những phân tử ít phân cực (rượu). Lập lại liều uống làm gia tăng đào thải những chất: - Có thể tích phân phối nhỏ. - Có chu trình gan-ruột, dạ dày-ruột: Digitoxin - Vào lòng ống tiêu hoá từ tuần hoàn ruột (phenobarbital, theophylline). II. CHỈ ĐỊNH: 1. Uống than hoạt sau ngộ độc qua đường uống để giới hạn sự hấp thu thuốc và độc tố. Thông thường sử dụng than hoạt sau khi làm trống dạ dày (gây
  2. nôn hoặc rửa dạ dày); tuy nhiên, trên thực hành lâm sàng và những nghiên cứu cho thấy than hoạt có thể sử dụng đơn thuần. Sử dụng tại nhà đối với trẻ em còn bàn cãi, ích lợi chưa được chứng minh. 2. Liều lập lại để tăng đào thải thuốc (như phần I); lượng thuốc hoặc chất độc uống vào > 1/ 10 liều than hoạt thông thường (ex: uống Aspirine 6- 10 g) hoặc khi bề mặt tiếp xúc với thuốc bị cản trở (pharmacobezoars hoặc gói thuốc, túi thuốc). III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 1. Liệt hoặc tắc ruột. 2. Uống acid hoặc kiềm (than hoạt gây khó khăn cho nội soi). 3. Cần tránh sử dụng phức hợp than hoạt-sorbitol cho trẻ em vì nguy cơ mất nước và tăng Natri máu). 4. Bệnh nhân lú lẩn có nguy cơ hít than hoạt ( cần bảo vệ đường hô hấp trước khi cho than hoạt). IV. TÁC DỤNG PHỤ:
  3. 1. Táo bón. 2. Căng dãn dạ dày, nôn với nguy cơ hít. 3. Tiêu chảy, mất nước, tăng Mg++ máu, tăng Natri máu do dùng chung với thuốc tẩy xổ, đặc biệt với liều lặp lại. 4. Tắc ruột nhất là khi dùng nhiều liều trên bệnh nhân giảm nhu động ruột. 5. Sự trầy giác mạc nếu văng vào mắt. 6. Sử dụng trên bệnh nhân có thai: than hoạt không hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, nhưng mất nước, tăng Natri máu ở mẹ sẽ ảnh hưởng cho thai. V. TƯƠNG TÁC: 1. Than hoạt làm giảm, ngăn cản sư hấp thu những thuốc khác, những antidotes khác (Acetylcysteine). 2. Khả năng hấp phụ của than hoạt giảm khi dùng chung với: kem, sữa, sirô đường. 3. Liều lặp lại của than hoạt làm tăng sự đào thãi những thuốc đìêu trị cần thiết khác (thuốc chống co giật). VI. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
  4. 1. Liều khởi đầu: - 1g/kg cân nặng (người lớn: 50- 100g ; trẻ < 5 tuổi: 10-25g) uống hoặc qua ống thông dạ dày. - Nếu số lượng độc chất đã biết, cho than hoạt gấp 10 lần lượng độc chất /cân nặng, và có thể chia liều ra 1- 2 ngày. 2. Liều lặp lại: - 15- 30g (0.25-0.5 g/kg) mỗi 2- 4giờ hoặc mỗi giờ. Người lớn: trung bình 12.5 g/giờ; Trẻ em, 0.2 g/giờ. Cho uống hoặc qua ống thông dạ dày. - Không nên cho thuốc tẩy xổ mỗi khi cho liều than hoạt. - Ngưng liều lặp lại khi có cải thiện lâm sàng hoặc nồng độ chất độc trong máu giảm. Theo kinh nghiệm thường cho trong 24- 48 giờ. - Bệnh nhân nôn, cần cho thuốc chống nôn: Metoclopramide hoặc Ondansetron, và nên cho than hoạt qua ống thông dạ dày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2