intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần, các dạng tồn tại của Nitơ trong đất?

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.069
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần, các dạng tồn tại của Nitơ trong đất? Vai trò N đối với đất và cây trồng? a. Hàm lượng đạm trong đất Ðây là nguyên tố mà cây cần nhiều nhưng đất lại chứa ít. Trong đất Việt Nam N% chứa khoảng 0,1-0,2%, có loại dưới 0,1% như đất bạc màu. Hàm lượng N trong đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng hữu cơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần, các dạng tồn tại của Nitơ trong đất?

  1. Thành phần, các dạng tồn tại của Nitơ trong đất? Vai trò N đối với đất và cây trồng? a. Hàm lượng đạm trong đất Ðây là nguyên tố mà cây cần nhiều nhưng đất lại chứa ít. Trong đất Việt Nam N% chứa khoảng 0,1-0,2%, có loại dưới 0,1% như đất bạc màu. Hàm lượng N trong đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng hữu cơ. Nói chung hàm lượng mùn càng nhiều thì đạm càng nhiều (N chiếm 5-10% khối lượng
  2. của mùn). b. Các dạng đạm trong đất Ðạm trong đất được chia thành hai dạng lớn: Ðạm vô cơ và hữu cơ * Ðạm vô cơ: lượng đạm vô cơ trong đất mặt rất ít, chỉ chiếm 1-2% của N tổng số. Ở tầng dưới N vô cơ có thể chiếm tới 30% của N tổng số. N vô cơ trong đất tồn tại dưới dạng NH4+, NO3-, NO2- trong đó chủ yếu là NO3- và NH4+. Các dạng N vô cơ đều dễ tan, dễ được cây hút nên hàm lượng của chúng trong đất thay đổi rất nhiều không những theo mùa mà còn thay đổi giữa ngày và đêm, giữa ngày mưa và ngày nắng. NH4+ được sinh ra do tác dụng amôn hoá của vi sinh vật đối với chất hữu cơ chứa
  3. nitơ. Trong điều kiện hảo khí NH4+ dễ bị chuyển hoá thành NO3- nên chỉ trong đất lúa nước NH4+ mới ổn định và được tích luỹ. Trong đất ion NH4+ dễ bị đất hấp phụ và một phần chuyển sang trạng thái không trao đổi (nằm trong tinh thể khoáng sét). Ion NO3- không bị đất hấp phụ tồn tại chủ yếu trong dung dịch đất nên rất dễ bị rửa trôi. * Ðạm hữu cơ: Ðây là dạng N chủ yếu trong đất có thể chiếm tới 95% N tổng số. Dựa vào độ hoà tan và khả năng thuỷ phân người ta chia làm 3 loại: + N hữu cơ tan trong nước: Gồm các axit amin tương đối đơn giản, các hợp chất dạng muối amon (chiếm
  4. + N hữu cơ thuỷ phân: protein, nucleoprotein, azazon (chiếm >50% N tổng số). Khi ở trong môi trường kiềm, axit hoặc khi lên men chúng có thể thuỷ phân tạo các chất tương đối đơn giản hơn và dễ tan trong nước. + N hữu cơ không thuỷ phân: Chiếm 30- 50% của N hữu cơ tổng số, không hoà tan trong nước và cũng không thể dùng kiềm hay axit để thuỷ phân. c. Nguồn gốc của N trong đất + Từ tàn tích sinh vật + Do bón phân: Phân đạm vô cơ, phân hữu cơ (Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh) + Tác dụng cố định đạm của VSV. Dựa vào khả năng cố định N2 của các vi sinh vật có
  5. như: Azotobacte, Rhizobium, Clostridium. Ngoài vi khuẩn ra còn có tảo lam cũng có khả năng cố định N2 tự nhiên. + Tác dụng của sấm sét có thể oxy hoá N trong khí quyển thành dạng NO và NO2 sau đó các dạng N này hoà tan với nước mưa và rơi xuống đất + Do nước tưới đưa vào Việc đảm bảo về nitơ cho cây phụ thuộc vào tốc độ phân giải các hợp chất hữu cơ. Tuy vậy, muốn có sản lượng cây trồng cao không thể trông chờ vào lượng nitơ dự trữ trong đất cho dù đất có trữ lượng mùn lớn mà cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc vô cơ chứa nitơ vào đất vì nhu cầu về nitơ của thực vật rất lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2