Thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
lượt xem 1
download
Kết quả điều tra cây có tinh dầu tại xã Co Mạ đã xác định được 56 loài, 34 chi, 19 họ thuộc ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong số 56 loài cây có tinh dầu, có 47 loài phân bố ở độ cao từ 500 - 1.000 m và có 69,64 % tổng số loài được trồng trọt trong vườn nhà. Ngoài giá trị cho tinh dầu, các loài còn được sử dụng để chữa 9 nhóm bệnh. Có 5 loài trong tổng số 56 loài thuộc diện nguy cấp cần bảo vệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam THÀNH PHẦN CÂY CÓ TINH DẦU TẠI XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Hoàng Thị Thanh Hà*, Phạm Thị Mai, Vũ Đức Toàn Trường Đại học Tây Bắc * Email: hoanghatbu@gmail.com Tóm tắt: Kết quả điều tra cây có tinh dầu tại xã Co Mạ đã xác định được 56 loài, 34 chi, 19 họ thuộc ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong số 56 loài cây có tinh dầu, có 47 loài phân bố ở độ cao từ 500 - 1.000 m và có 69,64 % tổng số loài được trồng trọt trong vườn nhà. Ngoài giá trị cho tinh dầu, các loài còn được sử dụng để chữa 9 nhóm bệnh. Có 5 loài trong tổng số 56 loài thuộc diện nguy cấp cần bảo vệ. Từ khóa: Cây tinh dầu, họ Hoa môi, điều tra, xã Co Mạ. 1. GIỚI THIỆU Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng. Thống kê từ năm 2001 đến nay, Việt Nam có khoảng 657 loài cây có tinh dầu thuộc 357 chi và 114 họ [8]. Cây có tinh dầu đã được con người biết đến và sử dụng từ lâu đời thông qua các nghi thức tôn giáo. Cho đến nay, các loài cây có tinh dầu thường được chú ý sử dụng để chữa bệnh, làm đẹp, tạo hương thơm trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm,… Tinh dầu thiên nhiên có tính chất dễ bay hơi, dễ phân hủy nên ít gây hại đến môi trường và con người. Các nhà khoa học trên thế giới đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu về ứng dụng tinh dầu trong xua đuổi côn trùng nông nghiệp. Dadang và cs. (2017) tại Trường Đại học Nông nghiệp Bogor ở Indonesia đã sử dụng tinh dầu cây bạc hà và cây đinh hương để đánh giá khả năng xua đuổi mọt bột mỳ (Tribolium castaneum). Theo Sammour và cs. (2011), tinh dầu cây nem và húng quế đều có tác dụng chống lại rệp (Aphis craccivora Koch). Đặc biệt, các loài cây trong họ hoa môi (Lamiaceae) chứa tinh dầu có hiệu quả cao trong xua đuổi các loài động vật chân đốt như xua đuổi muỗi (Ansari và cs., 2000; Erler và cs., 2006; Odalo và cs., 2008; Padilha de Paula và cs., 2003,…), xua đuổi mọt thuốc lá (Hori, 2003), xua đuổi mọt đậu (Papachristos và Stamopoulos, 2002), xua đuổi sâu đục táo (Landolt và cs., 1999), xua đuổi bọ trĩ hại hành (Koschier và Sedy, 2003) [9],… Để đánh giá tính đa dạng thực vật có tinh dầu và sơ bộ tìm hiểu nguồn vật liệu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra các loài cây có tinh dầu phân bố tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu là cơ sở tuyển chọn các loài thực vật có tinh dầu triển vọng trong nghiên cứu xua đuổi côn trùng nông nghiệp tại tỉnh Sơn La. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian điều tra: Từ 26/7 - 11/8/2018. 2.2. Địa điểm điều tra: Ba bản thuộc xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Hình 1). Co Mạ là xã vùng cao của huyện Thuận Châu, xã gồm 21 bản, 1.255 hộ dân với 3 dân tộc anh em sinh sống là Mông (81,67 %), Thái (15,86 %), Khơ Mú (2,47 %). Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 14.657,65 ha, địa hình bao bọc bởi nhiều dãy núi đá xen lẫn với thung lũng và khe suối [7]. 2.3. Lập tuyến điều tra: Dựa vào kết quả thu thập thông tin sơ bộ, lập 4 tuyến điều tra qua các dạng sinh cảnh khác nhau như vườn nhà, thảm cỏ, thảm cây bụi, nương rẫy bỏ hoang, rừng nguyên sinh, rừng tái sinh. Chiều dài mỗi tuyến trên 10 km, đi qua các đai cao từ 500 m đến 1.500 m. Bảng 1. Tuyến điều tra đa dạng cây tinh dầu tại xã Co Mạ Tuyến Điểm đầu Điểm cuối Địa danh Tọa độ Địa danh Tọa độ Tuyến 1 Bản Po Mậu 103°26'11,7" E Núi Pha Chử 103°26'16,9" E 21°22'29,1" N 21°21'47,2" N Tuyến 2 Bản Po Mậu 103°26'11,7" E Bản Xá Nhá A 103°26'17,0" E 21°22'29,1" N 21°21'17,4" N
- 172 Hoàng Thị Thanh Hà, Phạm Thị Mai, Vũ Đức Toàn Tuyến 3 Bản Xá Nhá B 103°25'38,8" E Bản Xá Nhá A 103°26'17,0" E 21°20'25,1" N 21°21'17,4" N Tuyến 4 Bản Xá Nhá A 103°26'24,4" E Núi Pha Chử 103°26'16,9" E 21°21'41,4" N 21°21'47,2" N Hình 1. Sơ đồ vị trí lập tuyến điều tra 2.4. Điều tra trên tuyến: Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 [6]. Trên các tuyến điều tra đi cùng người dân bản địa để xác định vị trí có cây tinh dầu. Tại mỗi vị trí sử dụng thiết bị GPS để xác định tọa độ và độ cao phân bố. Ghi chép thông tin về tên địa phương, cách sử dụng, công dụng chữa bệnh của các loài từ kinh nghiệm của người dân địa phương, chụp ảnh mẫu, thu mẫu các loài chưa xác định được tên khoa học tại thực địa. 2.5. Xác định tên khoa học: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Dựa vào các khóa định loại và mô tả trong tài liệu chuyên khảo của các chuyên gia như sách Tài nguyên thực vật có tinh dầu Việt Nam (Lã Đình Mỡi, 2001) [8], Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [5], Thực vật chí Việt Nam - Họ Bạc hà (Vũ Xuân Phương, 2000) [4], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2003, 2005) [2], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000) [3]. Tình trạng bảo tồn của các loài quý hiếm được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [1]. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả điều tra, thống kê đã thu thập được 56 loài cây có tinh dầu thuộc 45 chi, 19 họ trong 2 phân lớp một lá mầm và hai lá mầm thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó lớp hai lá mầm chiếm số đông với 14 họ (chiếm 73,68 %) so với lớp một lá mầm có 5 họ (chiếm 26,32 %). Bảng 2. Thành phần loài cây có tinh dầu tại xã Co Mạ Lớp Họ Chi Loài Số họ % Số chi % Số loài % MAGNOLIOPSIDA 14 73,68 34 75,56 43 76,79 (Lớp hai lá mầm) LILIOPSIDA 5 26,32 11 24,44 13 23,21 (Lớp một lá mầm) Tổng 19 100 45 100 56 100
- Thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 173 Trong số 19 họ cây cho tinh dầu đã xác định được tại xã Co Mạ, có 5 họ có số loài chiếm ưu thế hơn các họ còn lại, số loài dao động trong khoảng 5 loài đến 15 loài. Bảng 3. Số lượng loài cây có tinh dầu trong các họ ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) STT Họ Số loài Tỷ lệ % STT Họ Số loài Tỷ lệ % 1 Asteraceae 7 12,5 11 Lauraceae 2 3,57 (Họ Cúc) (Họ Long não) 2 Apiaceae 5 8,93 12 Poaceae 1 1,78 (Họ Hoa tán) (Họ hòa thảo) 3 Araceae (Họ ráy) 1 1,78 13 Piperaceae 2 3,57 (Họ Hồ tiêu) 4 Araliaceae 1 1,78 14 Passifloraceae 1 1,78 (Họ ngũ gia bì) (Họ Lạc tiên) 5 Acanthaceae 1 1,78 15 Polygonaceae 1 1,78 (Họ Ô rô) (Họ Rau răm) 6 Campanulaceae (Họ 1 1,78 16 Rutaceae 5 8,93 Hoa chuông) (Họ Cam) 7 Chenopodiaceae (Họ 1 1,78 17 Saururaceae 1 1,78 Rau muối) (Họ Giấp cá) 8 Chloranthaceae (Họ 1 1,78 18 Scrophulariaceae (Họ 1 1,78 hoa sói) Hoa mõm sói) 9 Fabaceae (Họ 1 1,78 19 Zingiberales 8 14,29 đậu) (Họ Gừng) 10 Lamiaceae (Họ hoa 15 26,79 Tổng 56 100 môi) Các họ điển hình là họ Hoa môi (Lamiaceae) có 15 loài, họ Gừng (Zingiberales) có 8 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài, họ Cam (Rutaceae) và họ Hoa tán (Apiaceae) có 5 loài. Các loài cây chứa tinh dầu phân bố ở 6 dạng sinh cảnh sống. Tại khu vực nghiên cứu, một số loài phân bố chỉ ở một dạng sinh cảnh như Lá men (Mosla dianthera (Buch. Ham. Ex Roxb.)) phân bố tại nương rẫy, Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gagnep.) phân bố ở rừng già, Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) phân bố ở khe suối, Địa liền (Kaempferia galanga L.) phân bố ở vườn nhà. Đa số các loài phân bố ở 2 dạng sinh cảnh khác nhau như Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.) phân bố trong rừng già, rừng tái sinh; Sói nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) phân bố ở rừng già, vườn nhà; Bạc hà (Mentha arvensis L.) phân bố ở ven đường, vườn nhà; Kinh giới núi (Elsholtzia winitiana Craib.) phân bố ở rừng tái sinh, nương rẫy bỏ hoang; Cam núi (Toddalia asiatica (L.)) phân bố ở rừng già, rừng tái sinh; É lớn tròng (Hyptis suaveolens (L.) Poit.) phân bố ở ven đường, rừng tái sinh. Các tuyến điều tra qua rừng già phát hiện có 10 loài (chiếm 17,86 %), rừng tái sinh có 9 loài (chiếm 16,07 %). Ngoài ra, tại xã Co Mạ, người dân đã rất quan tâm đến việc trồng trọt các loài cây có tinh dầu trong vườn để thuận lợi cho việc thu hái và sử dụng trong gia đình. Chính vì vậy số loài trong vườn nhà thống kê có 39 loài, chiếm 69,64 % số loài thống kê được tại khu vực nghiên cứu. Theo ý kiến người dân địa phương, bằng cách thu thập ngoài tự nhiên và trồng trong vườn nhà sẽ giúp lưu giữ được nguồn gen cây thuốc và không phải đi tìm kiếm cây thuốc ở các khu vực xa nơi sống bởi các loài thực vật làm thuốc đã bị khai thác mạnh trong nhiều năm qua và đang trở lên khan hiếm. Địa hình có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố biến đổi thành phần loài của hệ thực vật. Xác định độ cao phân bố giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thực vật ở vùng nghiên cứu, đồng thời góp phần quan trọng cho công tác quy hoạch bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm.
- 174 Hoàng Thị Thanh Hà, Phạm Thị Mai, Vũ Đức Toàn Bảng 4. Sự phân bố theo sinh cảnh của các cây có tinh dầu tại xã Co Mạ STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ% 1 Rừng già 10 17,86 2 Rừng tái sinh 9 16,07 3 Nương rẫy, nương rẫy bỏ hoang 16 28,57 4 Vườn nhà 39 69,64 5 Ven đường 12 21,43 6 Bờ khe suối 4 7,14 Bảng 5. Sự phân bố theo độ cao các loài cây có tinh dầu tại xã Co Mạ STT Độ cao (m) Số loài Một số loài đặc trưng 1 500 - 799 23 Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels); Thạch xương bồ (Acorus calamus L.); Bạc Hà (Mentha arvensis L.); Lá men (Mosla dianthera (Buch. Ham. Ex Roxb)); Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.); Gừng đen (Kaempferia parviflora Wall. ex Baker),… 2 800 - 999 24 Cỏ thi (Achillea millefolium L.), É lớn tròng (Hyptis suaveolens (L.) Poit.); Tía tô đất (Melissa officinalis Linnaeus);Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers); Địa liền (Kaempferia galanga L.),…. 3 1.000 - 1.199 1 Kinh giới núi (Elsholtzia blanda Benth.). 4 1.200 - 1.500 8 Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.); Sói nhật (Chloranthus japonicus Sieb.); Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gagnep.); Tía tô hoa trắng (Perilla frutescens var. frutescens); Quế rừng (Cinnamomum cassia Nees et Bl); Vương tùng (Clausena indica (Dalz.) Oliv); Cam núi (Toddalia asiatica (L.)),… Tổng 56 Bảng 6. Các loài cây có tinh dầu cần bảo vệ tại xã Co Mạ STT Tên Tên Tên khoa học Sách Đỏ Tọa độ Hình ảnh địa phương phổ thông Việt Nam, 2007 1 Tav ntses Cây cỏ thi Achillea VU.B2a, 21o21.241’ N millefolium L. b(ii,iii,v) 103o26.426’ E 845m 2 Qab hub (ka Đảng sâm Codonopsis EN.A3c,d 21o21.788’ N hu) javanica 103o26.282’ E (Blume.) 1.300m Hook.f
- Thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 175 3 Dev zig (đê di) Cây sơn đậu Sophora EN.A3c,d 21o21.788’ N tonkinensis 103o26.282’ E Gagnep 1.300m 4 Luam lawg Cây vương Clausena VU.A3c,d.B2a,b(ii 21o21.690’ N ntoo (lau laư tùng indica (Dalz.) ,iii,v) 103o26.410’ E tông) Oliv 1.380m 5 Siv fwj xyab Cây hồi nước Limnophila VU.A1c,d 21o20.857’ N (si hư sa) rugosa (Roth) 103o26.147’ E Merr. 605m Ghi chú: EN (Nguy cấp - Endangered); VU (Sắp nguy cấp - Vulnerable); Hình ảnh được chụp bởi tác giả tại các tuyến điều tra trong khoảng thời gian từ 26/7 - 11/8/2018. Các loài cây có tinh dầu tại xã Co Mạ chủ yếu phân bố ở độ cao dưới 1.000 m so với mực nước biển (46 loài). Ở độ cao này, địa hình bao gồm các dạng sinh cảnh nương rẫy, vườn nhà, ven đường, ven suối, với những loài cây có tinh dầu thuộc dạng thân thảo và thân bụi như các loài Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels); Thạch xương bồ (Acorus calamus L.); Cơm nếp (Strobilanthes acrocephalus T. Anders); Bạc Hà (Mentha arvensis L.); Lá men (Mosla dianthera (Buch. Ham. Ex Roxb)); Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.); Gừng đen (Kaempferia parviflora Wall. ex Baker); Cỏ thi (Achillea millefolium L.), É lớn tròng (Hyptis suaveolens (L.) Poit.); Tía tô đất (Melissa officinalis Linnaeus); Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers);... Có 5/56 loài cây có tinh dầu thuộc khu vực nghiên cứu ở mức EN và VU cần được bảo tồn. Trong đó cây Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) và cây Sơn Đậu (Sophora tonkinensis Gagnep) có trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) cực kỳ nguy cấp cần phải nghiên cứu biện pháp nhân giống để bảo tồn nguồn gen. Cây Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.), cây Cỏ Thi (Achillea millefolium L.), cây Vương Tùng (Clausena indica (Dalz.) Oliv) là những cây ở mức VU. Những loài này chủ yếu là do người dân khai thác bán với trữ lượng lớn, liên tục trong nhiều năm nên số lượng loài trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng. Trữ lượng loài phát hiện rất ít và phân bố hẹp. Ngoài giá trị cho tinh dầu, các loài cây có tinh dầu tại khu vực nghiên cứu còn được sử dụng để chữa bệnh, làm rau gia vị, ăn quả. Thống kê kinh nghiệm của người dân địa phương cho thấy có 53/56 loài cây được sử dụng để chữa 9 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp có số loài sử dụng để chữa nhiều nhất (16 loài). Tiếp theo là nhóm cây chữa bệnh đường tiêu hóa (13 loài). Kết quả này cho thấy người dân địa phương đã tập trung khai thác công dụng chữa bệnh của các loài cây có tinh dầu theo hướng khá sát với tính chất của cây có tinh dầu. Với đặc tính vật lý nóng, dễ bay hơi nên tinh dầu có tính sát khuẩn và có khả năng tác động nhanh vào khứu giác nên có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm sốt, ho,… Một số loài cây có tinh dầu được sử dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm địa phương, bao gồm: Cây cỏ thi (Achillea millefolium L.) được sử dụng toàn bộ thân lá đun nước uống chữa bệnh mệt mỏi toàn thân, ăn uống không ngon, trướng bụng, tiêu chảy. Cây Gừng hoa múa treo (Globba pendula Roxb) dùng để nấu canh thịt hoặc đun nước uống chữa đau xương khớp. Cây Thạch xương bồ (Acorus calamus L.) dùng thân lá đun nước uống chữa bị cảm lạnh, sốt. Cây Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gagnep.) dùng thân lá đun nước uống chữa bệnh viêm họng sưng đau.
- 176 Hoàng Thị Thanh Hà, Phạm Thị Mai, Vũ Đức Toàn Bảng 7. Kinh nghiệm chữa bệnh từ các loài cây có tinh dầu tại xã Co Mạ STT Các nhóm bệnh Số lượng loài Tỷ lệ % 1 Tiêu hóa (đầy bụng, dạ dày, tiêu chảy,…) 13 23,21 2 Giải độc (động vật cắn,…) 2 3,57 3 Ngoài da (dị ứng, nhiệt miệng, cầm máu, nhiễm khuẩn vết 2 3,57 thương,…) 4 Xương khớp, gân (đau lưng, đau toàn thân,…) 5 8,93 5 Thuốc bổ 5 8,93 6 Thận (đường tiết niệu, lợi tiểu,…) 3 5,36 7 Sinh sản,… 2 3,57 8 Thần kinh (đau đầu, nhức đầu,…) 4 7,14 9 Hô hấp (Cảm cúm, sốt rét, viêm họng,…) 16 28,57 10 Không sử dụng làm thuốc 3 5,36 Tổng 56 100 4. KẾT LUẬN Đã điều tra và thống kê được 56 loài cây có tinh dầu thuộc 45 chi, 19 họ phân bố tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó, Hoa môi (Lamiaceae) có 15 loài, họ Gừng (Zingiberales) có 8 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài, họ Cam (Rutaceae) và họ Hoa tán (Apiaceae) có 5 loài, các họ còn lại có 1 loài. Trong số 56 loài, có 47 loài phân bố ở độ cao dưới 1.000 m và được trồng trọt trong vườn nhà chiếm 69,64 % tổng số loài. Ngoài giá trị cho tinh dầu, các loài còn được sử dụng để chữa 9 nhóm bệnh, trong đó có 16 loài dùng chữa bệnh hô hấp, 13 loài chữa bệnh tiêu hóa. Có 5/56 loài xếp trong nhóm các loài nguy cấp cần bảo vệ. Từ kết quả điều tra cho thấy thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La khá phong phú và đa dạng về loài. Các họ Lamiaceae, họ Zingiberaceae, họ Asteraceae, họ Apiaceae có số loài nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc thu thập mẫu và nghiên cứu ứng dụng tinh dầu vào phòng trừ tổng hợp côn trùng nông nghiệp trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ KH&CN, Viện KH&CNVN, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần II - Thực vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội. [2]. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) et al. 2003 - 2005. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II - III), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,. [3]. Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II, III, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [4]. Vũ Xuân Phương, 2000. Thực vật chí Việt Nam, Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [5]. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; IUCN, Đại sứ quán VQ Hà Lan tại Hà Nội và Mạng lưới LSNG VN xuất bản. [6]. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Ủy ban nhân dân xã Co Mạ, 2018. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2018. Báo cáo số 64/BC-UBND, ngày 21 tháng 6 năm 2018. [8]. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản, 2001. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
- Thành phần cây có tinh dầu tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 177 [9]. Luz Stella Nerio Quintana, Elena Stasthenco, Jesus Olivero - Verbel, 2009. Repellent activity of essential oils: A review. Bioresource Technology 101 (1): 372 - 8. A STUDY ON THE COMPOSITION OF ESSENTIAL OILS PLANTS IN CO MA COMMUNE, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Hoang Thi Thanh Ha, Pham Thi Mai, Vu Duc Toan Tay Bac University Abstract: The composition of essential oils plants in Co Ma commune was indentified with 56 species, 34 genera, 19 families of the Magnoliophyta divisions. Some 47 species of essential oils plants are distributed at an elevation from 500 to 1.000 m out of the 56 total species. The essential oils plants species accounted for 69.64 % of the total plants in famers gardens. In addition to the value for essential oils, the species are also used to treate 9 types of diseases. Out of 56 species, 5 species are on the list of endangered species that need protection. Keywords: Essential oil plants, Lamiaceae, identification, Co Ma commune.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu trong củ gừng (zingiber officinale roscoe.) trồng tại thành phố Bạc Liêu
4 p | 343 | 28
-
Nghiên cứu quy trình tách chiết và thành phần hoá học của tinh dầu cây Cúc Tần tại Thái Nguyên
7 p | 20 | 4
-
Hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) ở miền Bắc Việt Nam
7 p | 15 | 4
-
Thành phần hóa học tinh dầu gỗ và lá loài Du sam núi đất (Keteleria evelyniana Mast.) ở Việt Nam
3 p | 15 | 4
-
Thành phần loài và giá trị sử dụng thực vật có tinh dầu ở rừng đặc dụng Xuân Nha, tỉnh Sơn La
10 p | 9 | 4
-
Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá cây bông giờ (Curcuma cochinchinensis Gagnep.) ở tỉnh Phú Yên
8 p | 8 | 3
-
Thành phần nấm ký sinh trên rệp sáp và ve sầu gây hại rễ cây cà phê tại Đắk Lắk
8 p | 62 | 3
-
Thành phần hoá học và khả năng kháng oxi hoá của tinh dầu lá cây cỏ lào (Chromolaena odorata King & Robinson) ở Phú Yên
11 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây ngải cứu trồng tại Nghệ An (Artemisia vulgaris L.)
3 p | 7 | 3
-
Khảo sát những thông số thích hợp cho quá trình chưng cất và thành phần hóa học của tinh dầu lá tràm cừ Melaleuca cajuputi Powell
4 p | 7 | 2
-
Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ và kẽm đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus Jawitt) tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 8 | 2
-
Thành phần thức ăn của ếch cây phê - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La
7 p | 5 | 2
-
Đặc điểm thành phần loài và chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ ưu hợp cây họ dầu thuộc rừng kín thường xanh ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 50 | 2
-
Đa dạng thành phần loài họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An
9 p | 85 | 2
-
Thành phần loài và dạng sống thực vật cho tinh dầu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp tỉnh Sơn La
8 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu phát triển nguồn gen cây Gừng đen (Distichochlamys citrea) tại vùng đồi núi thành phố Hà Nội
17 p | 2 | 1
-
Thành phần hợp chất, hoạt tính xua đuổi của tinh dầu kinh giới (Elsholtzia ciliata (thunb.) hyl.) đối với Bọ hà khoai lang, Cylas formicarius (F.)
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn