intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần dinh dưỡng và vai trò của đế đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) đối với chăn nuôi heo nái

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thành phần dinh dưỡng và vai trò của đế đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) đối với chăn nuôi heo nái" nhằm phân tích nhu cầu dinh dưỡng của heo nái ở các giai đoạn khác nhau cho thấy tiềm năng to lớn của việc ứng dụng đế đông trùng hạ thảo trong chăn nuôi heo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần dinh dưỡng và vai trò của đế đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) đối với chăn nuôi heo nái

  1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẾ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI HEO NÁI Đỗ Ngọc Yến Phương, Lâm Thị Ngọc Trang Khoa Thú y – Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, TS. Trịnh Thị Lan Anh TÓM TẮT Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) là một loài nấm dược liệu có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều hoạt chất quan trọng như cordycepin, adenosine, 17 loại acid amin và nhiều loại vitamin giúp loài này trở thành dược liệu quý giúp chống oxy hóa tốt, tăng cường sức khỏe ở con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng phụ phẩm này trong lĩnh vực thú y – chăn nuôi ở Việt Nam còn chưa nhiều và chưa được công bố rộng rãi. Đế đông trùng hạ thảo chứa phần chân quả thể, tinh bột, chất hữu cơ từ gạo lức, khoáng,… bổ sung còn dư do nấm chưa sử dụng hết, phụ phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất cao, chiếm 15 – 20% so với quả thể. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh đang ngày càng phổ biến và gây ra hậu quả nghiêm trọng, điển hình là tính kháng thuốc của các chủng gây bệnh ngày càng tăng, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm,… gây rủi ro lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Một vài giải pháp thay thế kháng sinh kiểm soát bệnh trong chăn nuôi heo đã được nghiên cứu, ứng dụng. Hiện nay xu hướng dùng thảo dược làm thuốc, bổ sung vào thức ăn chăn nuôi heo nhằm tăng sức đề kháng, giảm thiểu các loại bệnh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh đang rất được quan. Việc phân tích nhu cầu dinh dưỡng của heo nái ở các giai đoạn khác nhau cho thấy tiềm năng to lớn của việc ứng dụng đế đông trùng hạ thảo trong chăn nuôi heo. Từ khóa: Đế đông trùng hạ thảo, heo nái, mang thai, nuôi con, thành phần dinh dưỡng. 1. GIỚI THIỆU Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến có tác dụng rất tốt với sức khoẻ con người. Chứa nhiều hoạt chất quan trọng Cordycepin, Adenosine, 17 loại acid amin và nhiều loại vitamin giúp nó trở thành dược liệu quý giá. Cùng với sự phát triển, lượng sinh khối Cordyceps militaris được sản xuất ngày càng tăng và phần phụ phẩm của quá trình sản xuất là phần đế cũng rất nhiều. Phần quả thể có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn, phần đế thường ít được sử dụng hơn và nó trở thành nguồn phụ phẩm rất có giá trị. Hiện nay, chưa có báo cáo về việc sử dụng đế đông trùng hạ thảo bổ sung vào thức ăn chăn nuôi heo nái giai đoạn mang thai, nái nuôi con. Tuy nhiên, đã có các nghiêm cứu trên heo đang phát triển, gà thịt và trên chuột đều cho kết quả tích cực về khả năng miễn dịch, tăng trọng, kháng viêm,… mà đế đông trùng hạ thảo mang lại trên động vật thí nghiệm. Trong chăn nuôi, đối tượng heo nái mang thai 670
  2. và nái nuôi con, ở cả 2 giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng vừa phải đảm bảo tăng trọng cho nái mang thai đủ khả năng nuôi bào thai và sau sinh không quá gầy nhằm đảm bảo sản xuất đủ lượng sữa nuôi con, mặt khác phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo sữa cũng như để sau khi cai sữa thể trạng heo mẹ gầy sẽ không ảnh hưởng đến sự lên giống của nái. Hơn nữa, ở các giai đoạn này sau khi sinh nái rất dễ mắc bệnh về sinh sản như viêm tử cung, viêm vú, mất sữa,… gây ảnh hưởng sức đề kháng và sự tăng trưởng của heo con, đồng thời phải tốn chi phí điều trị sơ sinh và heo mẹ. Việc điều trị cho heo bệnh thường được chỉ định dùng kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả heo mẹ và heo con. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn phụ phẩm có giá trị dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe cho heo mẹ, heo con vừa hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng. Đế đông trùng hạ thảo là phụ phẩm rất tiềm năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này đối với chăn nuôi nói chung và heo nái nói riêng. Nguồn đế đông trùng hạ thảo vốn là thực phẩm bổ sung dùng được cho con người, các phân tích về tác dụng dược lý, thành phần hóa học và thành phần dinh dưỡng đều cho thấy đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người và một số động vật đã được báo cáo (thú nhai lại, gà, chim cút,…). Tận dụng nguồn phụ phẩm đế đông trùng hạ thảo ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi heo nái nói riêng và chăn nuôi nói chung là một hướng đi tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, giảm thời gian và chi phí điều trị, nâng cao sức khỏe của nái và con, tăng năng suất sinh sản, chất lượng và số lượng đàn con sinh ra; tăng chất lượng thịt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi hướng tới chăn nuôi bền vững. 2. THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẾ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Sinh khối đế đông trùng hạ thảo gồm các thành phần như gạo lứt, giá đỗ, nước dừa, nhộng tằm và phần gốc của nấm,... các thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy là giá thể cung cấp dinh dưỡng cho nấm đông trùng hạ thảo phát triển. Sau khi tách quả thể (sợi nấm) ra khỏi đế, đế được sấy khô, vẫn chứa những dưỡng chất quý (15 – 20%) so với quả thể, nhưng chúng có giá thành rẻ. Từ các thành phần các chất có trong phần đế, công dụng cũng giống như phần quả thể (bảng 1, bảng 2, bảng 3). Bảng 1. Hàm lượng acid amin tự do trong Cordyceps militaris Amino acid Hàm lượng (mg/g TLK ) Quả thể Phần đế Aspartic acid 4,75 0,36 Serine 3,13 0,39 Glutamic acid 8,79 1,40 Glycine 1,84 0,52 Histidine 1,84 0,46 Arginine 5,29 0,65 671
  3. Threonine 5,99 0,86 Alanine 5,18 0,98 Proline 6,68 2,99 Tyrosine 3,39 1,27 Vanline 3,46 0,65 Methionine 0,18 0,07 Lysine 15,06 2,20 Isoleucine 1,16 0,35 Leucine 1,43 0,46 Phenylalanine 1,15 0,42 Tổng 69,32 14,03 Các hợp chất chống ung thư: Hợp chất cordycepin (3′-deoxyadenosine) từ nấm cho thấy có hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng ung thư, ngừa di căn, điều hòa miễn dịch (Shonkor et al., 2010). Hoạt tính kháng oxy hóa: Các nghiên cứu cho thấy chất CM-hs-CPS2 chứa trong dịch chiết nấm Cordyceps militaris có tính kháng DPPH, hoạt tính khử và tạo phức ở nồng độ (8 mg/m) là 89%, 1,188 và 85% (Fengyao et al., 2011). Hạn chế virus cúm: Acidic polysaccharide (APS) tách chiết từ nấm Cordyceps militaris nuôi trồng trên đậu nành nảy mầm có khả năng ứng dụng trong điều trị cúm A. Chất này góp phần điều hòa hoạt động miễn dịch của các đại thực bào (Yuko et al., 2007). Bảng 2. Hàm lượng acid béo của Cordyceps militaris Hàm lượng (%của tổng FA) Acid béo Quả thể Phần đế Palmitic acid (C16:0) 24,5 21,5 Palmitoeic (16:1) 2,3 2,1 Stearic acid (C18:0) 5,8 5,0 672
  4. Oleic acid (C18:1) 6,0 17,7 Linoleic acid (C18:2) 61,3 33,0 Linoleic acid (C18:3) - 20,6 (Nguồn: Hyun Hur, 2008) Kháng khuẩn, kháng nấm và kháng ung thư: protein (CMP) tách chiết từ Cordyceps militaris có kích thước 12 kDa, pI 5,1 và có hoạt tính trong khoảng pH 7 – 9. Protein này ức chế nấm Fusarium oxysporum và gây độc đối với tế bào ung thư bàng quang (Byung-Tae et al., 2009). Hợp chất cordycepin còn cho thấy khả năng kháng vi khuẩn Clostridium. Các hợp chất dẫn xuất từ nấm có tiềm năng ứng dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột (Young-Joon et al., 2000). Cordycepin ngăn sự biểu hiện của gen T2D chịu trách nhiệm điều hòa bệnh tiểu đường thông qua việc ức chế các đáp ứng viêm phụ thuộc NF-κB, có tiềm năng ứng dụng như chất điều hòa miễn dịch dùng trong điều trị các bệnh về miễn dịch (Seulmee et al., 2009). Tính kháng viêm: để xác định tác dụng kháng viêm của nấm, dịch chiết từ quả thể nấm Cordyceps militaris (CMWE) đã được thử nghiệm về tác dụng kiểm soát lipopolysaccharide (LPS) (chịu trách nhiệm kích thích việc sản xuất nitric oxide), việc giải phóng các yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) và interleukin-6 (IL-6) của tế bào RAW 264,7. Các đại thực bào được thử nghiệm với nồng độ khác nhau của CMWE làm giảm đáng kể LPS, TNF- α và IL-6 và mức độ giảm theo nồng độ của dịch chiết. Những kết quả này cho thấy rằng CMWE có tác dụng ức chế mạnh đến việc sản xuất các chất trung gian gây viêm của tế bào (Wol et al., 2010). Bảng 3. Hàm lượng adenosine và cordycepin trong Cordyceps militaris Thành phần Hàm lượng (%) hoạt tính sinh học Quả thể Phần đế Adenosine 0,18 0,06 Cordycepin 0,97 0,36 (Nguồn: Hyun Hur, 2008) Trước những công dụng mà đế đông trùng hạ thảo mang lại đã có một số báo cáo về việc sử dụng đế đông trùng trên động vật. Chẳng hạn như nghiên cứu của Koh và cộng sự (2003) phát hiện ra rằng sợi nấm Cordyceps có thể được sử dụng như một chất kích thích tăng trưởng thay thế để cải thiện khả năng tăng cân và khả năng miễn dịch ở gà thịt. Ngoài ra, việc bổ sung 1 g/kg Cordyceps militaris làm tăng đáng kể trọng lượng cơ thể (BW) ở gà thịt (Han et al., 2015). Ở lợn cai sữa, chế độ ăn được bổ sung 1.000 µg/kg Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào (Cheng et al., 2016). Vì vậy, bổ sung phần đế nấm C. militaris vào thức ăn (CMS) có thể chứng minh là một phương pháp thay thế trong chăn nuôi không chỉ để cải 673
  5. thiện sức khỏe vật nuôi mà còn thân thiện với môi trường. Một nghiên cứu khác trên chuột của Lei Zhong và cộng sự (2017) đã chứng minh rằng việc bổ sung EC (các sản phẩm ép đùn từ hạt ngũ cốc) hoặc ECC (EC trộn với Cordyceps militaris) cho chuột có thể thúc đẩy khả năng tập luyện sức bền và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau mệt mỏi. ECC đã cho thấy tác dụng chống mệt mỏi tốt nhất, đặc biệt là với ECC-H (liều cao, 20 g/kg), cho thấy ECC có khả năng được đưa vào thực phẩm chức năng để chống mệt mỏi. Trong nghiên cứu của Lei Zhong và cộng sự (2017), dữ liệu cho thấy ECC- H có tác động đáng kể nhất trong việc thúc đẩy tăng trọng, hoạt động của các enzyme chống oxy hóa. Các polysacarid của C. militaris đã được phát hiện là có khả năng bảo vệ các mô chống lại tác hại của quá trình oxy hóa trong thí nghiệm của Liu và cộng sự (2016) với chuột. Chuột trong nhóm được bổ sung ECC có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid và duy trì chức năng tế bào bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme SOD (Superoxide dismutase), CAT (Catalase) và GSH- Px (Glutathione peroxidase) cao hơn nhóm đối chứng, điều này cho thấy ECC có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn trên chuột bằng cách cải thiện chức năng chống oxy hóa. 3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO NÁI 3.1. Giai đoạn nái mang thai Heo nái mang thai cần cung cấp đủ năng lượng cho cần thiết cho duy trì và cho các hoạt động (William, 1985) phát triển màng thai, sự lớn lên của tử cung, sự phát triển của nhau và tăng dịch tử cung, sự phát triển của thai (80% sự phát triển của thai ở giai đoạn cuối) và sự tăng trọng cơ thể mẹ để tăng tích lũy cho sản xuất sữa. Các giai đoạn phát triển này đều cần đầy đủ các chất dinh dưỡng acid amin, carbohydrate, lipid, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu hụt một trong số các dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe heo mẹ và sự phát triển của phôi, thai gây bệnh làm nguy hại cho heo nái lẫn và thai heo con trong giai đoạn mang thai. Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu protein, cơ thể sẽ tự phân giải protein (thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần cho sự sống như hormone, enzyme,… vì vậy heo bị gầy còm, teo cơ, suy nhược,…(Nguyễn Văn Hợp, 2020). Bảng 4. Nhu cầu acid amin trong khẩu phần nái mang thai (90 % vật chất khô) Trọng lượng nái lúc phối giống (kg) Nhu cầu 125 150 175 Protein thô (%) 12,9 12,8 12,4 Lsoleucine (%) 0,33 0,32 0,31 Leucine (%) 0,50 0,49 0,46 Lysine (%) 0,58 0,57 0,54 Methionine (%) 0,15 0,15 0,14 Methionine + 0,37 0,38 0,37 674
  6. Cysteine (%) Threonine (%) 0,44 0,45 0,44 Tryptophan (%) 0,11 0,11 0,11 (Nguồn: NRC, 1998) Theo Nguyễn Văn Hợp (2020) trong khẩu phần của heo phải có tối thiểu 5% xơ để tạo nhu động ruột bình thường chống táo bón cho heo nhất là nhóm heo nái chửa, nái nuôi con, sự táo bón làm xáo trộn sinh lý bình thường dẫn đến đẻ khó, kém sữa…Vitamin A rất cần thiết để hình thành hoàng thể, cơ quan nội tiết sản xuất ra hormon progesterone giúp định vị phôi bào trong sừng tử cung, cho nên nái thiếu vitamin A thì số con đẻ ra sẽ ít. Thiếu vitamin A trầm trọng có thể cả đàn con của heo nái sinh ra không có tròng mắt. Vitamin B1 cần thiết cho sự chuyển hóa carbohydrate là chất điều khiển các phản ứng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thiếu B1 heo chán ăn, chậm lớn, tổn thương hệ thần kinh, đau dây thần kinh. 3.1.1. Nhu cầu năng lượng Theo Nguyễn Quang Linh và cộng sự (2009), nhu cầu năng lượng cho heo nái được xác định như sau: Nhu cầu năng lượng = Năng lượng duy trì + Năng lượng cho phát triển mẹ + Năng lượng cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan. Đối với nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng mẹ và bào thai, qua thực tế nuôi dưỡng người ta thấy: Cứ 1 kg tăng trọng tiêu tốn 25 MJ ME hay 26 MJ DE. Vì vậy, nhu cầu năng lượng cho phát triển thai có thể tính là 26 MJ DE cho 1 kg tăng trọng hay 25 MJ ME cho 1 kg tăng trọng. (ME năng lượng trao đổi ăn vào MJ ME/kg). Heo nái cần được chăm sóc và cho ăn sau cho cơ thể heo mẹ có thể tăng trọng được 25kg. Tổng khối lượng tăng trong thời gian chửa là 45 kg. Theo Lê Minh Hoàng (2002), nhu cầu năng lượng của thức ăn giai đoạn mang thai phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, tăng trọng và những yếu tố liên quan đến môi trường và quản lý. Heo nái mang thai cần năng lượng cho: duy trì cơ thể, tăng trọng, phát triển bào thai. Trong 4 – 5 lứa đẻ đầu ở giai đoạn chửa cho heo ăn 1,7 – 2,3 kg thức ăn/ngày mà không ảnh hưởng đến số lượng heo con trong một lứa. Để hạn chế tăng trọng của heo nái trong thời kỳ chửa, phải cho ăn khẩu phần hạn chế. Nhu cầu protein: theo Whittemore (1985), trong giai đoạn mang thai heo mẹ tăng trọng 20 kg (protein tích luỹ 3000 g), nên nhu cầu protein tăng trọng trung bình 26 g/ngày. Nhu cầu protein cần cho sự phát triển tử cung heo mẹ: Theo Whittemore (1985), nhu cầu protein tích luỹ hàng ngày ở tử cung của heo mẹ như sau: 10 ngày có chửa, cần khoảng 3 g protein/ ngày. 50 ngày có chữa, cần khoảng 10 g protein/ngày, 75 ngày có chửa, cần khoảng 20 g protein/ ngày. 114 ngày có chửa, cần khoảng 50 g protein/ngày. Nhu cầu protein cần cho sự phát triển của tuyến vú: Theo Whittemore (1984), nhu cầu protein cho phát triển tuyến vú là rất ít, nhu cầu này đạt cực đại khoảng 10 g/ngày ở giai đoạn gần đẻ. Như vậy, nhu cầu protein cho phát triển bào thai và các tổ chức liên quan sẽ được tính toán như sau: Khối lượng sơ sinh cả ổ là 10 – 12 kg, khối lượng mảng nhau, màng ối 2,5 kg, tử cung heo mẹ là 3 kg, tuyến vú khoảng là 2 kg. Tổng tăng trọng 18 kg (protein tích luỹ 2,2 kg). Nhưng 675
  7. chủ yếu ở 34 ngày chia cuối, do vậy trung bình hàng ngày ở giai đoạn chưa cuối, protein cần tích luỹ ở bào thai và các tổ chức có liên quan là 65 g/ngày. Như vậy nhu cầu protein của heo nái ở giai đoạn chửa đầu 60 g + 26 g = 86 g ngày. Theo Whittermore (1998) số lượng các acid amin trong khẩu phần ăn của heo nái chửa như sau: Lysine 70 g, Threonine 45 g, Methionine + Cystine 40 g, Triptophan 15 g, Histidine 25 g, Leucine 75 g, Isoleucine 40 g, Valine 50 g, Tyrozine + Phenylalanine 75 g. Khẩu phần thức ăn của heo chứa khoảng 12% protein thô có thể dùng cho nhu cầu cho heo nái chửa nhưng tỷ lệ Lysine và Methionine + Cystine phải đảm bảo với mức 5% và 3,5% là tối thiểu. Nhu cầu khoáng: nhu cầu khoáng Theo Nguyễn Quang Linh và cộng sự (2009), chất khoáng chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít trong cơ thể heo (3 – 5% khối lượng sống) và với hàm lượng mỗi loại rất khác nhau. Khoáng đóng vai trò rất quan trọng cho heo nái chửa, vì sau 10 ngày có chửa, bào thai bắt đầu tích luỹ chất khoáng để hình thành bộ xương. Nếu thiếu khoáng heo con đẻ ra sẽ giảm đáng kể, tỷ lệ phôi chết cao hay yếu, khi đẻ run rẩy, phản xạ tìm vú mẹ chậm và yếu. Heo mẹ cũng sẽ đẻ khó, dễ mắc chứng bại liệt sau đẻ. Chúng ta nên cho heo ăn tỷ lệ một số chất khoáng như sau: Ca 0,5 – 0,6%, P 0,5%, NaCl 0,5% trong của khẩu phần. Nhu cầu vitamin: nhu cầu vitamin (VTM) Theo Lê Minh Hoàng (2002), vitamin có nhiều trong thức ăn động thực vật, nên nếu phối hợp khẩu phần có đủ rau xanh, protein và heo được vận động, tắm nắng đầy đủ thì có thể thu nhận đủ VTM cần thiết. Đối với heo nái chửa, VTM đóng vai trò rất quan trọng, vì khi thiếu chúng sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bào thai, thiếu trầm trọng có thể gây nên sẩy thai, chết thai, heo mẹ sẽ gầy yếu, dễ bị bại liệt sau khi đẻ. Các VTM đặc biệt quan trọng là nhóm A, D, E, K, B. 3.2. Giai đoạn nái nuôi con Nhu cầu protein: Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002) nhu cầu protein cho heo nái nuôi con là rất cao. Nếu không cung cấp đủ thì heo mẹ phải huy động nguồn protein dự trữ trong cơ thể của nó để tạo sữa, heo mẹ sẽ hao mòn cơ thể cao, lâu phục hồi lại sức khoẻ sau cai sữa. Bảng 5. Nhu cầu acid amin cho heo nái nuôi con (g/ngày) Acid amin Tỷ lệ với Lys Tỷ lệ với Lys g/ngày g/ngày (Lys = 100) (Lys = 100) Lysine 31,9 100 33 100 Met + Cysteine 19,8 62 18 55 Tryptophan 6,6 21 6,3 19 Threonine 23,6 74 23 70 Leucine 38,5 121 38 115 Lsoleucine 21,4 67 23 70 676
  8. Khi bổ sung protein cho heo nái nuôi con, chú ý tới chất lượng protein, đảm bảo tỷ lệ đạm động vật có chất lượng tốt với tỷ lệ thích hợp (cân bằng acid amin trong khẩu phần, tỷ lệ acid amin có thể như sau: Lysine 3,8%, Methionine + Cystine 2,5%, Threonine 2,6%, Leusine 6,4%, Tryptophan 0,8%, Histidine 1,9%, Izoleusine 4,5%, Valine 4,6%, Tyrozine + Phenylalanine 6,3%). Nhu cầu chất khoáng: Trần Văn Phùng (2008), đối với heo nái nuôi con, chất khoáng rất quan trọng vì (Nguồn: Nguyễn Thiện và Phạm Sỹ Lăng, 1996) nó liên quan đến quá trình trao đổi chất, sản xuất sữa và sức khoẻ heo mẹ, heo con. Một số khoáng quan trọng là Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Zn,... Trong đó Ca và P là quan trọng nhất, vì thiếu chủng heo mẹ phải huy động nguồn Ca, P tử trong xương để sản xuất sữa. Nên heo mẹ sẽ bị gầy yếu, mềm, xốp xương, bại liệt, kém ăn. Khi thiếu Na, K gây nên co giật thần kinh. Vì vậy cần đảm bảo tỷ lệ chất khoảng trong thức ăn heo nái nuôi con: Với tỷ lệ Ca chiếm 0,7 – 0,8 %, P chiếm 0,4 – 0,5%, muối ăn chiếm 0,5%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng dưới dạng premix khoảng 1%. Hoặc Fe: 80 mg, Cu: 8 mg, Zn: 50 mg/kg thức ăn. Nhu cầu vitamin: Theo Nguyễn Quang Linh và cộng sự (2009), vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng heo nái nuôi con. Thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất bị trở ngại, heo mẹ dễ mắc bệnh, sản lượng và chất lượng sữa kém. Trong các loại vitamin, thì quan trọng là các vitamin A, D, E, K, B, C. Hàm lượng các loại vitamin trong 1 kg thức ăn hỗn hợp: vitamin A: 3300 UI; vitamin D: 220 UI; vitamin B1: 1,1 microgam; B2: 3,3 mg; B12: 0,011 mg. Cho heo nái nuôi con ăn đủ rau xanh, vận động tắm nắng đầy đủ để tránh hiện tượng thiếu vitamin D. 4. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI MANG THAI VÀ SAU KHI SANH Heo trong quá trình mang thai và sau khi sinh thường mắc một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú dẫn đến mất sữa. Viêm là một quá trình phức tạp xảy ra do các chất hóa học, chấn thương vật lý khác nhau trong cơ thể bao gồm, tác nhân truyền nhiễm, phản ứng miễn dịch và rối loạn chuyển hóa (Ashley et al., 2012). Người đã chú ý đáng kể đến việc phát triển các sản phẩm chống viêm tự nhiên với độ an toàn cao hơn và ít tác dụng phụ nhất (Ngo et al., 2013). C. militaris là loài được nghiên cứu phổ biến thứ hai trong chi này. Một số hoạt động dược lý đã được ghi nhận, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, hạ lipid máu, chống khối u, chống vi khuẩn, chống virus, chống động vật đơn bào, chống viêm, bảo vệ hệ thần kinh, chống oxy hóa và bảo vệ hệ miễn dịch (Olatunji et al., 2018; Das. et al., 2010). Do đó, C. militaris có thể được coi là một ứng cử viên quan trọng để phòng và điều trị các bệnh khác nhau ở heo. 5. VAI TRÒ CỦA ĐẾ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ĐỐI VỚI TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA HEO NÁI Từ nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn nái mang thai, nái nuôi con cho thấy đế đông trùng hạ thảo có thể là một phụ phẩm rất hữu ích để bổ sung thêm các chất cần thiết trong suốt quá trình mang thai của heo. Đặc biệt trong các nghiên cứu về thành phần của trùng đông hạ thảo có tới 30% là protein, 17 loại acid amin khác nhau, cùng với hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng,… dồi dào rất tốt cho sức khỏe. 17 loại acid amin, các loại Vitamin như B12, A, C, B2, E, K…, nguyên tố vi lượng,… góp phần rất lớn trong việc tăng trọng của heo mẹ và sự phát triển bào thai, phát triển tuyến vú và quá trình hình thành 677
  9. sữa, tiết sữa trong giai đoạn nuôi con. Một số nghiên cứu bổ sung đế đông trùng hạ thảo vào thức ăn cho heo ghi nhận được những kết quả khả quan. Theo Hedegaard và cộng sự (2016), globulin miễn dịch trong huyết thanh là một chỉ số quan trọng để xác định khả năng miễn dịch dịch thể ở heo. IgA và IgG đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Do đó, những thay đổi về hàm lượng protein có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch của heo. Heo đang phát triển ăn chế độ có bổ sung CMS có biểu hiện lượng IgA và IgG tiết ra nhiều hơn, tỷ lệ tế bào lympho giảm so với heo đối chứng (Waewaree Boontiam et al., 2020). Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng cordycepin được sản xuất bởi C. militaris chức năng kích thích miễn dịch (Cheng et al.,2016; Xiong et al., 2013). Giải thích cho sự kích thích này có thể là do CMS có nguồn gốc từ môi trường gạo Thái Lan, chứa một lượng γ-oryzanol cao, kích hoạt sản xuất IgA (Henderson et al., 2012; Yang et al., 2014). Ngoài ra, sự hiện diện của γ-oryzanol đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt bài tiết cytokine và do đó làm giảm viêm niêm mạc liên quan đến nhiễm trùng Salmonella (Yang et al., 2014; Goodyear et al.,2015). Điều này cho thấy sự gia tăng chức năng đại thực bào có thể bảo vệ mô khỏi tổn thương do quá trình xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, ở heo đang phát triển được cho ăn CMS (Waewaree Boontiam et al., 2020). Từ những kết quả trên, có thể thấy đế đông trùng phù hợp với cả heo nái mang thai và nái nuôi con, vì ở giai đoạn này nái thường dễ mắc các bệnh như viêm tử cung, viêm vú,… việc bổ sung CMS vào thức ăn tác động tích cực đến khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời heo con sinh ra trong 24 giờ đầu có thể nhận được lượng kháng thể nhiều hơn từ sữa mẹ, đồng nghĩa là heo con theo mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, trình tăng tưởng ở các giai đoạn sau của heo cũng tốt hơn. Tuy nhiên, đây là những suy luận về tác dụng của đế đông trùng lên khả năng miễn dịch trên heo nái, cần có thêm nhiều nghiên cứu cụ thể trên heo nái để xác định đúng đắn hơn nhận định này. Waewaree Boontiam và cộng sự (2020) quan sát thấy rằng nồng độ AST không bị ảnh hưởng bởi các chế độ ăn uống, cho thấy việc bổ sung CMS không gây hại cho sức khỏe của heo đang phát triển. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol đã giảm ở heo ăn CMS (Waewaree Boontiam et al., 2020), kết luận này trùng với kết quả nghiên cứu của Lai và cộng sự (2012). Việc sử dụng cordycepin hàng ngày giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần bằng cách ức chế sự hấp thu lipid từ ruột. Tuy nhiên, Kết quả của Waewaree Boontiam và cộng sự (2020) ngược lại với Cheng và cộng sự (2016) đã quan sát thấy rằng sự trao đổi chất của chất béo trung tính đã bị thay đổi khi bổ sung C. militaris, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể nào được tìm thấy đối với nồng độ cholesterol. Theo Waewaree Boontiam và cộng sự (2020), sự khác biệt này có thể là do hàm lượng cordycepin, nguồn gốc C. militaris, thành phần thức ăn và giai đoạn sinh trưởng của heo. Điều này cho thấy kiểm soát tăng lipid máu bằng cách bổ sung CMS trong khẩu phần ăn cho heo đang phát triển là một cách tiếp cận có lợi. Theo Waewaree Boontiam và cộng sự (2020), nghiên cứu cho thấy heo đang phát triển được nuôi bằng 2 g/kg CMS có thể chống lại stress oxy hóa thông qua việc tăng sản xuất TAC và GSH-Px, đồng thời cho thấy nồng độ MDA giảm (Waewaree Boontiam et al., 2020). Những kết quả này đều được chứng minh trên heo đang phát triển, nhưng chưa được công bố trên heo nái. 6. KẾT LUẬN Kết quả của các nghiên cứu về nấm Cordyceps militaris cho thấy loài nấm này có thành phần dinh dưỡng cao, có chứa các hợp chất có dược tính và có tiềm năng ứng dụng lớn trong việc điều trị bệnh 678
  10. trong y học cũng như trong lĩnh vực thú y chăn nuôi. Từ những phân tích nhu cầu dinh dưỡng, bệnh tật,… ở heo giai đoạn cai sữa và xuất thịt cho thấy việc bổ sung phụ phẩm đế đông trùng hạ thảo vào thức ăn cho heo có thể giúp heo tăng cường sức đề kháng, tăng trọng, kháng viêm,... hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho heo, giúp tận dụng nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi heo, không chỉ ở heo cai sữa và heo thịt mà còn là ở giai đoạn nái mang thai và giai đoạn nái nuôi con. Việc bổ sung nguồn phụ phẩm đế đông trùng vào thức ăn có thể sẽ mang lại một phát hiện tiềm năng đối với sức khỏe, năng suất sinh sản, hạn chế tỷ lệ các bệnh viêm nhiễm sau sinh, đồng thời có thể tiết được kiệm chi phí và thời gian điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheng Y.H, Wen C.M, Dybus A, Proskura W.S. (2016). Fermented products of Cordyceps militaris enhance performance and modulate immune response of weaning pigs. S. Afr. J. Anim. Sci. 46(2):121-128. [Google Scholar]. 2. Chi A, Li H, Kang C, Guo H, Wang Y, Guo F. (2015). Anti-fatigue activity of a novel polysaccharide conjugates from ziyang green tea. Int J Biol Macromol. 80:566-72. 3. Fengyao W., Hui Y., Xiaoning M., Junqing J., Guozheng Zh., Xijie G. and Zhongzheng G. (2011). Structural characterization and antioxidant activity of purified polysaccharide from cultured Cordycepsmilitaris. African Journal of MicrobiologyResearch. 5(18): 2743-2751. 4. Han J.C, Qu H.X, Wang J.G, Yan Y.F, Zhang J.L, Yang L, Zhang M, Cheng Y.H. (2015). Effects of fermentation products of Cordyceps militaris on growth performance and bone mineralization of broiler chicks. J. Appl. Anim. Res. 43(2):236-241. [Google Scholar]. 5. Hedegaard C.J, Strube M.L, Hansen M.B, Lindved B.K, Lihme A, Boye M, Heegaard P.M.H. (2016). Natural pig plasma immunoglobulins have anti-bacterial effects:Potential for use as feed supplement for treatment of intestinal infections in pigs. PLoS One. 11(1):e0147373. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar] 6. Lai M.H, Chen Y.T, Chen Y.Y, Chang J.H, Cheng H.H. (2012). Effects of rice bran oil on the blood lipids profiles and insulin resistance in Type 2 diabetes patients. J. Clin. Biochem. Nutr. 51(1):15-18. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar] 7. Lê Đức Ngoan, Dư Thanh Hằng (2014). Giáo trình dinh dưỡng vật nuôi. NXB Đại học Huế. 8. Lei Zhong, Liyan Zhao, Fangmei Yang, Wenjian Yang, Yong Sun & Qiuhui Hu (2017). Evaluation of anti-fatigue property of the extruded product of cereal grains mixed with Cordyceps militaris on mice, Journal of the International Society of Sports Nutrition, 14:1, 15, DOI: 10.1186/s12970-017-0171-1. 9. Liu JY, Feng CP, Li X, Chang MC, Meng JL, Xu LJ. (2016). Immunomodulatory and antioxidative activity of cordyceps militaris polysaccharides in mice. Int J Biol Macromol. 86:594-8. 10. Ngo, L.T.; Okogun, J.I.; Folk, W.R. (2013). 21st century natural product research and drug development and traditional medicines. Nat. Prod. Rep. 30, 584-592. [Google Scholar] [CrossRef] [PubMed] 679
  11. 11. Nguyễn Văn Hợp (2020). Bài giảng chăn nuôi heo. Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. 12. Olatunji, O.J.; Tang, J.; Tola, A.; Auberon, F.; Oluwaniyi, O.; Ouyang, Z. (2018). The genus Cordyceps: An extensive review of its traditional uses, phytochemistry and pharmacology. Fitoterapia. 129, 293-316. [Google Scholar] [CrossRef]. 13. Phull, A. R., Ahmed, M., & Park, H. J. (2022). Cordyceps militaris as a bio functional food source: pharmacological potential, anti-inflammatory actions and related molecular mechanisms. Microorganisms, 10(2), 405. 14. Waewaree Boontiam, Chalong Wachirapakorn, và suchat Wattanachai (2020). Growth performance and hematological changes in growing pigs treated with Cordyceps militaris spent mushroom substrat. Published online 2020 Apr 23. doi: 10.14202/vetworld.2020.768-773. 15. Xiong Y, Zhang S, Xu L, Song B, Huang G, Lu J. (2013). Suppression of T-cell activation in vitro and in vivo by cordycepin from Cordyceps militaris. J. Surg. Res. 185(2):912- 922. [PubMed] [Google Scholar] 16. Yang X, Wen K, Tin C, Li G, Wang H, Kocher J, Pelzer K, Ryan E, Yuan L. (2014). Dietary rice bran protects against rotavirus diarrhea and promotes Th1-type immune responses to human rotavirus vaccine in gnotobiotic pigs. Clin. Vaccine Immunol. 21(10):1396-1403. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]. 680
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2