Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN HẦU<br />
THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas) NUÔI TẠI QUẢNG NINH<br />
SPECIES COMPOSITION OF PARASITES IN PACIFIC OYSTER (Crassostrea gigas)<br />
CULTURED IN QUANG NINH<br />
Trần Thị Nguyệt Minh1, Đỗ Thị Hòa2<br />
Ngày nhận bài: 02/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 6/2011 trên 116 mẫu hầu Thái Bình Dương<br />
(Crassostrea gigas) thu tại Vân Đồn - Quảng Ninh. Tất cả mẫu hầu còn sống được quan sát các tiêu bản ép mô tươi dưới<br />
kính hiển vi, phết mô nhuộm Hematoxylin, nuôi cấy bào tử trong môi trường FTM (Fluid Thioglycolate Medium) ở mô<br />
mang và mô màng áo hầu, cố định mẫu trong dung dịch Davidson cho phương pháp mô bệnh học. Kết quả cho thấy hầu<br />
Thái Bình Dương nhiễm 2 loài ký sinh trùng nội ký sinh đó là kén hợp tử của Nematopsis sp (tỷ lệ nhiễm 48,42%; cường độ<br />
nhiễm trung bình: 13,43 nang kén/mô mang (1cm2) và 1,89 nang kén/mô màng áo (1cm2) và Perkinsus sp ký sinh ở mang<br />
và màng áo vật chủ (tỷ lệ nhiễm: 13,15% và cường độ 16,46 ± 0,49 bào tử/mô (25mm2)). Ngoài ra, có 2 loài sinh vật bám<br />
đó là sun Balanus sp ký sinh ở vỏ ngoài của hầu (tỷ lệ nhiễm 28,75%; cường độ nhiễm 2-19 trùng/con) và giun nhiều tơ<br />
Polydora ký sinh vỏ trong và ngoài của hầu (tỷ lệ nhiễm 12,12%, cường độ 1- 4 trùng/con). Kết quả nghiên cứu đã góp<br />
phần bổ sung dữ liệu khoa học về ký sinh trùng ở động vật thân mềm nuôi ở Quảng Ninh, Việt Nam.<br />
Từ khóa: ký sinh trùng, Hầu Thái Bình Dương, Crassostrea gigas<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study was conducted on 116 Pacific oyster (Crassostrea gigas) samples at Van Đon district - Quang Ninh<br />
province from May 2010 to June 2011. Tissue from alive oysters was observed under microscope and smeared for stain<br />
Hematoxylin, gill and mantle oysters were incubated in FTM medium and tissue was fixed in Davidson solution for<br />
histopathology. The result shows that they were infected by two endoparasites: 1. Nematopsis sp in gill tissue (prevalence<br />
48,42%; sensetive infection 13,43 oocyst/gill tissue (1cm2) and in mantle tissue (prevalence 13,15%; sensetive infection:<br />
1,89 oocyst/mantle tissue (1cm2); 2. Perkinsus sp in gill and mantle oyster (prevalence 13,15% and sensetive infection<br />
16,46 ± 0,49 spores /tissue (25mm2)). In addtition, there are two species of ectoparasites: Balanus sp and Polydora sp<br />
(prevalence: 12,12%; sensetive infection 1-4 organism/oyster shells. The research result has supplied more scientific data<br />
on parasites in mollusc farming in Quang Ninh Province, Vietnam.<br />
Key words: parasite, pacific oyster, Crassostrea gigas<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas<br />
Thunberg, 1793) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế<br />
và giá trị dinh dưỡng cao. Sản lượng hầu trên thế<br />
giới ngày càng tăng, năm 2003 sản lượng hầu đạt<br />
4,38 triệu tấn và được nuôi ở 64 nước trên các châu<br />
lục (FAO, 2003). Ở Việt Nam, hầu Thái Bình Dương<br />
(TBD) lần đầu tiên được nhập vào năm 2002. Đến<br />
1<br />
2<br />
<br />
nay hầu TBD đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến<br />
ở các tỉnh ven biển. Trong đó, Quảng Ninh là một<br />
trong những tỉnh đi đầu về nuôi hầu ở Việt Nam.<br />
Tính đến cuối năm 2009, Quảng Ninh có khoảng<br />
500 ha nuôi hầu, tập trung nhất ở huyện Vân Đồn,<br />
năng suất đạt 2.500 - 3.500 kg/bè/100m2 [1].<br />
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì<br />
hiện nay bệnh ký sinh trùng thường xuyên xảy ra ở<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt Minh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
những vùng nuôi hầu trọng điểm, là nguyên nhân<br />
làm giảm sản lượng hầu nuôi thương phẩm. Trong<br />
đó, có nhiều bệnh đã xuất hiện trong danh sách<br />
quản lý của OIE (Tổ chức Sức khỏe động vật thế<br />
giới) và được thông báo trên toàn thế giới. Trong khi<br />
đó, đến nay Việt Nam vẫn chưa có tài liệu nào công<br />
bố về bệnh ở hầu và đặc biệt là nghiên cứu về ký<br />
sinh trùng trên hầu. Do đó, nghiên cứu thành phần<br />
giống loài ký sinh trùng ở hầu TBD được tiến hành<br />
để có cơ sở dữ liệu khoa học.<br />
<br />
khi nuôi cấy 5 - 7 ngày được đặt lên lam kính và<br />
nhuộm lugol’s iodine để quan sát bào tử nghỉ.<br />
Cường độ cảm nhiễm của ký sinh trùng Perkinsus<br />
sp ở mỗi mẫu hầu dựa trên số bào tử nghỉ có dạng<br />
hình cầu quan sát được trong miếng mô nuôi cấy.<br />
Phương pháp mô bệnh học của Dorothy<br />
W.Howard, D.W. và cộng sự (1983) được thực hiện<br />
nhằm phát hiện ký sinh trùng ký sinh ở mô của các<br />
tổ chức cơ quan như: mang, màng áo, tuyến tiêu<br />
hóa, tuyến sinh dục và chân.<br />
Trong nghiên cứu này, ký sinh trùng đơn bào nội<br />
ký sinh Perkinsus được định danh dựa trên sự quan<br />
sát bào tử sau khi nuôi cấy trong môi trường chọn<br />
lọc FTM. Ngoài ra, các loài ký sinh trùng khác cũng<br />
được định danh dựa vào hình dạng mô tả trong các<br />
tài liệu nhuyễn thể. Các tài liệu được sử dụng để<br />
định danh ký sinh trùng trong nghiên cứu gồm:<br />
- Ma Leopoldina Aguirre - Macedo et al, 2001.<br />
Parasite Survey of the Eastern Oyster<br />
- Jorge Cáceres-Martínez và CTV, 2010.<br />
Parassites of the Pleasure Oyster<br />
- Gregoria Erazo-Pagador, 2010. A parasitological<br />
survey of slipper-cupped oysters<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Hầu TBD Crassostrea gigas được thu tại Vân<br />
Đồn - Quảng Ninh, thời gian thu mẫu từ tháng 5<br />
đến tháng 12 năm 2010, số lượng mẫu thu tại các<br />
hộ nuôi là 116 mẫu. Một số phương pháp nghiên<br />
cứu bệnh động vật thủy sản thông thường được<br />
sử dụng để nghiên cứu thành phần giống loài ký<br />
sinh trùng:<br />
Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng ở các tiêu<br />
bản ép mô hầu dưới kính hiển vi, được tiến hành<br />
như sau: dùng kéo cắt miếng mô mang (1cm2) hoặc<br />
mô màng áo (1cm2) hầu và ép miếng mô giữa 2 lam<br />
kính, sau đó soi tươi phát hiện ký sinh trùng trên<br />
kính hiển vi quang học ở các độ phóng đại khác<br />
nhau (10X; 40X; 100X). Ngoài ra, phương pháp làm<br />
tiêu bản phết mô của hầu và nhuộm Hematoxylin<br />
cũng được tiến hành đồng thời.<br />
Phương pháp nuôi cấy bào tử trên môi trường<br />
FTM (Fluid Thioglycolate Medium) của Ray (1966)<br />
được sử dụng để xác định sự tồn tại các bào tử<br />
Perkinsus sp ký sinh trong mô hầu. Cụ thể, phương<br />
pháp nuôi cấy được thực hiện bằng cách lấy một<br />
miếng mô mang, màng ao kích thước 5*5mm, nuôi<br />
cấy ở điều kiện tối trong môi trường FTM có bổ sung<br />
kháng sinh (500 IU Penicillin G và Streptomycin/ml<br />
môi trường) và thuốc kháng sinh nấm 50µl<br />
Mycostatin/ống 9,5ml môi trường). Miếng mô sau<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Số mẫu và thời gian thu mẫu hầu dùng cho<br />
nghiên cứu<br />
Mẫu hầu TBD (C.gigas) phục vụ cho nghiên<br />
cứu được thu ngẫu nhiên tại các hộ nuôi hầu ở Vần<br />
Đồn - Quảng Ninh. Hầu được thu tại các thời điểm<br />
khác nhau: tháng 5 (mùa hè nắng nóng), tháng 9<br />
(mùa thu mát mẻ) và tháng 12 (mùa đông lạnh)<br />
nhằm xác định sự biến động thành phần giống loài<br />
hoặc mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng theo mùa<br />
trong năm. Kết quả bảng 1 cho thấy, kích cỡ hầu thu<br />
được ở cả 3 đợt khá đồng đều, đều là những cá thể<br />
hầu đã trưởng thành, được nuôi theo hình thức treo<br />
dây hay nuôi lồng trên bè…<br />
<br />
Bảng 1. Kích thước các mẫu hầu đã thu tại Vân Đồn<br />
TT<br />
<br />
Đợt thu mẫu<br />
<br />
Môi trường nuôi<br />
<br />
1<br />
<br />
27/5/2010 (n= 36)<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
Kích cỡ hầu (cm)<br />
Dài<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Rộng<br />
<br />
T: 30,8 C<br />
S: 30,3‰<br />
<br />
4,75 ± 0,63<br />
<br />
8,38 ± 0,79<br />
<br />
3,26 ± 0,66<br />
<br />
20/9/2010 (n=40)<br />
<br />
T: 30,30C<br />
S: 30,5‰<br />
<br />
4,82 ± 0,62<br />
<br />
8,96 ± 1,19<br />
<br />
3,36 ± 0,59<br />
<br />
25/12/2010 (n=40)<br />
<br />
T: 19,50C<br />
S: 33,2‰<br />
<br />
5,25 ± 1,06<br />
<br />
9,29 ± 1,51<br />
<br />
3,37 ± 0,65<br />
<br />
0<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
2. Thành phần ký sinh trùng ký sinh ở hầu TBD nuôi ở Vân Đồn<br />
Kết quả phân tích đã phát hiện 4 giống loài ký sinh trùng ký sinh ở hầu TBD. Trong đó, hai loài ở trong mô<br />
của các tổ chức cơ quan (Nematopsis sp và Perkinsus sp), một loài bắt gặp ở mặt ngoài và mặt trong của vỏ<br />
đá vôi (Polydora sp) và một loài bám ở mặt ngoài của vỏ đá vôi (Balanus sp). Mức độ nhiễm và cơ quan ký sinh<br />
của các giống loài ký sinh trùng đã phát hiện trên hầu được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Thành phần ký sinh trùng đã phát hiện được ở hầu TBD nuôi<br />
tại Vân Đồn - Quảng Ninh năm 2010<br />
TT<br />
<br />
Thành phần loài<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm (%)<br />
<br />
Cường độ nhiễm<br />
<br />
Cơ quan ký sinh<br />
<br />
Mang, màng áo<br />
<br />
1<br />
<br />
Nematopsis sp (n=116)<br />
<br />
48,42<br />
<br />
15,43 bt/mô mang (1cm2)<br />
1,89 bt/mô màng áo (1cm2)<br />
<br />
2<br />
<br />
Perkinsus sp (n=116)<br />
<br />
13,15<br />
<br />
6,46 ± 0,49 bt/mô (25mm2)<br />
<br />
Mang, màng áo<br />
<br />
3<br />
<br />
Balanus sp (n=116)<br />
<br />
28,75<br />
<br />
2 – 19 (Trùng/cá thể)<br />
<br />
Vỏ ngoài<br />
<br />
Polydora sp (n=116)<br />
<br />
12,12<br />
<br />
1 – 4 (Trùng/cá thể)<br />
<br />
Vỏ ngoài, vỏ trong<br />
<br />
4<br />
<br />
n: là số mẫu; bt: bào tử<br />
<br />
3. Ký sinh trùng đơn bào Nematopsis sp ký sinh ở hầu TBD tại Vân Đồn<br />
3.1. Mức độ cảm nhiễm (TLCN và CĐCN) nang kén bào tử Nematopsis sp<br />
Bằng phương pháp kiểm tra các tiêu bản ép tươi dưới kính hiển vi, đã phát hiện mô ở mang và màng áo<br />
hầu TBD nhiễm nang kén chứa các kén hợp tử Nematopsis với tỷ lệ và cường độ nhiễm thay đổi theo các đợt<br />
thu mẫu, tăng dần từ đợt thu mẫu vào tháng 5/2010 đến đợt thu mẫu vào tháng 12/2010.<br />
Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm nang kén bào tử Nematopsis trên hầu TBD ở Vân Đồn - Quảng Ninh<br />
TT<br />
<br />
Tháng thu mẫu<br />
<br />
TLCN (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
5 (n=36)<br />
<br />
25,26<br />
<br />
2<br />
<br />
9 (n=40)<br />
<br />
32,60<br />
<br />
3<br />
<br />
12 (n=40)<br />
<br />
87,39<br />
<br />
Tổng số mẫu<br />
N=116<br />
<br />
48,42<br />
<br />
Cơ quan<br />
<br />
CĐCN (nang kén/mô (1cm2))<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Mang<br />
<br />
5<br />
<br />
26<br />
<br />
6,58<br />
<br />
Màng áo<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
1,33<br />
<br />
Mang<br />
<br />
7<br />
<br />
59<br />
<br />
11,68<br />
<br />
Màng áo<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
2,09<br />
<br />
Mang<br />
<br />
4<br />
<br />
74<br />
<br />
28,03<br />
<br />
Màng áo<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
2,25<br />
<br />
Mang<br />
<br />
4<br />
<br />
74<br />
<br />
15,43<br />
<br />
Màng áo<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
1,89<br />
<br />
CQKS: cơ quan ký sinh; TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm; CĐCN: Cường độ cảm nhiễm<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ<br />
cảm nhiễm của Nematopsis ở hầu thấp nhất vào<br />
tháng 5 khi nhiệt độ cao (30,80C) và cao nhất vào<br />
tháng 12 khi nhiệt độ thấp (19,50C). Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Tuntiwaranuruk và<br />
cs (2008) về vẹm xanh (Perna viridis) nuôi tại Thái<br />
Lan, tỷ lệ nhiễm kén hợp tử Nematopsis tăng cao từ<br />
tháng 11 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004 (khi nhiệt<br />
độ tăng cao từ 270C - 32,50C) và tỷ lệ thấp từ tháng<br />
7 đến tháng 12 năm 2004 (khi nhiệt độ giảm dần từ<br />
320C - 270C) [15]. Tuy nhiên, để làm rõ mối quan hệ<br />
giữa nhiệt độ và tỷ lệ nhiễm kén hợp tử Nematopsis<br />
ở hầu TBD nuôi rất cần phải có những nghiên cứu<br />
trong nhiều năm với số mẫu phân tích nhiều hơn.<br />
Kết quả bảng 3 cũng cho thấy cường độ nhiễm<br />
trung bình của kén hợp tử Nematopsis trên mô mang<br />
<br />
102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
của hầu ở các tháng đều cao hơn so với cường độ<br />
nhiễm trên mô màng áo. Theo nghiên cứu của Azevedo<br />
và Cachola (1992), Nematopsis cũng được tìm thấy<br />
trên 2 loài: sò (Cerastoderme edule) và ngao (Ruditapes<br />
decussates), các kén hợp tử của Nematopsis ký sinh<br />
ở các mô liên kết khắp cơ thể nhưng bắt gặp nhiều<br />
ở mô mang của vật chủ [5]. Theo kết quả của Isaírá<br />
P.Padovan và CTV (2003), Nematopsis cũng được<br />
phát hiện trên mô màng áo ngao (Solen vagina) và<br />
trên một số loài hai mảnh vỏ khác ở Pháp [10].<br />
3.2. Đặc điểm về hình dạng, kích thước của kén hợp<br />
tử Nematopsis ở hầu TBD<br />
Nang kén hợp tử của Nematopsis sp có dạng<br />
hình cầu, kích thước của nang kén: 57,65 ± 13,66<br />
(µm) thay đổi phụ thuộc phụ thuộc vào số lượng các<br />
kén hợp tử có trong nang kén hợp tử (hình 1; 2; 3).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Hình 1. Kén (Ooyst) của Nematopsis sp nhiễm trên hầu (C.gigas)<br />
(mẫu ép mô tươi từ mang, màng áo, soi tươi không nhuộm)<br />
(hình A):Các nang kén (phagocyste) ký sinh trên mô mang của hầu (400X); (hình B): Có 6 kén (Oc) nằm trong 1 nang kén (Pha). Cấu tạo của các kén gồm: thành kén (Wa);<br />
nắp (Operculum –Op) và hạt bào tử (sporozoite -Sz).<br />
<br />
Hình 2. Kén hợp tử Nematopsis sp trên tiêu bản phết mang, màng áo hầu<br />
C.gigas (nhuộm Hematoxylin)<br />
(hình A): Kén Nematopsis từ mô màng áo của hầu (100X & 400X). (hình B): Từng đám nang của kén hợp tử từ mô mang của hầu (100X và 400X)<br />
<br />
Hình 3. Các kén hợp tử Nematopsis trên các tiêu bản mô mang hầu TBD (C.gigas). Nhuộm H &E<br />
Hình A (100X); hình B (400X); hình C (1000X)<br />
<br />
Bảng 4. Kích thước của kén hợp tử Nematopsis ký sinh trên mang, màng áo của hầu TBD<br />
Kén hợp tử (µm)<br />
<br />
Chiều dài<br />
<br />
Chiều rộng<br />
<br />
17,37 ± 1,05<br />
<br />
13,27 ± 0,81<br />
<br />
Nang kén hợp tử<br />
(µm)<br />
<br />
Số kén hợp tử/nang kén<br />
hợp tử<br />
<br />
57,65 ± 13,66<br />
<br />
1-13<br />
<br />
Số liệu thể hiện trong bảng trên là giá trị trung bình ± SD<br />
<br />
So sánh kích thước Nematopsis sp ký sinh trên các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác và kích thước hầu<br />
ở bảng 4 cho thấy, thấy kích thước kén Nematopsis sp trên hầu TBD nuôi tại Vân Đồn lớn hơn so với loài<br />
Nematopsis ký sinh trên Paphia undulate [Kén (chiều dài: 11,2 ± 0,6 µm; chiều rộng: 8,6 ± 0,5 µm); Nang kén:<br />
23,2 ± 5,7 µm] và nhỏ hơn so với loài Nematopsis ký sinh trên Perna viridis [(Kén (chiều dài: 17,6± 0,7 µm; chiều<br />
rộng: 12,7 ± 0,4 µm); Nang kén: 60,0 ± 9,9 µm [14].<br />
Theo Sabry và cộng sự (2007), nghiên cứu mô học trên hầu (Crassostrea rizophorae) khi nhiễm<br />
Nematopsis spp không có dấu hiệu mô và các cơ quan bị hư hại, chỉ ở những con nhiễm với cường độ cao mới<br />
thấy có sự tập trung của các tế bào máu do phản ứng của vật chủ với ký sinh trùng [12]. Kết quả nghiên cứu trên<br />
hầu TBD nuôi tại Vân Đồn, các mẫu hầu vẫn khỏe mạnh, không bộc lộ dấu hiệu bệnh lý dù bị nhiễm các nang kén<br />
Nematopsis với tỷ lệ cao 87,39% và có những con nhiễm tới 74 nang kén/mô mang (1cm2) ở đợt thu mẫu<br />
vào tháng 12/2010.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
4. Ký sinh trùng đơn bào Perkinsus sp ký sinh ở<br />
hầu TBD nuôi tại Vân Đồn<br />
4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus sp<br />
Kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy, tỷ lệ và<br />
cường độ nhiễm trên hầu TBD nuôi tại Vân Đồn cao<br />
nhất ở tháng 5 (19,44%; 9,14 bt/mô (25mm2), thấp<br />
ở tháng 9 (12,5%; 6,11 bt/mô (25mm2) và tháng 12<br />
(7,5%; 6,80 bt/mô (25mm2). Tuy nhiên, theo phương<br />
pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm của Ray (1966)<br />
cường độ cảm nhiễm của mỗi đợt thu mẫu đều<br />
được xem là rất nhẹ (6 -10 bào tử/mô (25mm2). Như<br />
vậy, vào mùa hè có nhiệt độ cao (tháng 5: 30,80C)<br />
thì tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus sp cao hơn so<br />
với mùa đông có nhiệt độ thấp (tháng 12: 19,50C).<br />
Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus của<br />
hầu tại Vân Đồn - Quảng Ninh<br />
TT Tháng thu mẫu TLCN (%)<br />
<br />
CĐCNTB (bào tử/mô<br />
(25mm2)<br />
<br />
1<br />
<br />
5 (n=36)<br />
<br />
19,44<br />
<br />
9,14 ± 2,61<br />
<br />
2<br />
<br />
9 (n=40)<br />
<br />
12,50<br />
<br />
6,80 ± 1,78<br />
<br />
3<br />
<br />
12 (n=40)<br />
<br />
7,50<br />
<br />
6,11 ± 1,54<br />
<br />
Tổng (N=116)<br />
<br />
13,15<br />
<br />
6,46 ± 0,49<br />
<br />
n: số mẫu thu; TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm; CĐCNTB: Cường độ<br />
nhiễm trung bình<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu của M.Gullian<br />
Klanian và cộng sự (2008) cho thấy, tỷ lệ nhiễm<br />
Perkinsus marinus trên hầu Crassostrea virginica<br />
ở Vịnh Mexico có sự thay đổi theo các mùa trong<br />
năm, vào mùa có nhiệt độ cao thì tỷ lệ nhiễm<br />
Perkinsus cao và ngược lại. Tỷ lệ nhiễm Perkinsus<br />
đạt 70% vào mùa khô (tháng 2 - tháng 3), 23% vào<br />
mùa mưa (tháng 6 - tháng 9) và 7% vào mùa đông<br />
(tháng 10 - tháng 1) [9]. Cũng theo nghiên cứu của<br />
Chu và cs (1994), nhiệt độ là yếu tố cao nhất quyết<br />
định đến mức độ nhạy cảm của Perkinsus trên hầu<br />
Crassostrea virginica [6]. Ngoài ra, theo Craig và<br />
cs (1989), quan sát trên 49 điểm nuôi hầu nhiễm<br />
Perkinsus từ Florida đến Tây Nam Texas thấy<br />
<br />
Số 3/2013<br />
rằng, nơi có tỷ lệ và cuờng độ nhiễm cao là nơi có<br />
nhiệt độ cao [7]. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm<br />
Perkinsus trên hầu TBD thu vào tháng có nhiệt độ<br />
cao (30,80C) cao hơn so với hầu thu được ở tháng<br />
có nhiệt độ thấp hơn (19,50C).<br />
Theo nghiên cứu của Ragone và cộng sự<br />
(1993) cho thấy độ mặn cũng có ảnh hưởng lớn đến<br />
Perkinsus, độ mặn >12 - 15‰ là điều kiện thích hợp<br />
cho sự phát triển Perkinsus trên vật chủ [11]. Kết quả<br />
nghiên cứu Eugene M.Burreson và cộng sự (1994)<br />
cho thấy độ mặn cao là nguyên nhân làm cho tỷ lệ<br />
và cường độ nhiễm Perkinsus trên hầu C.virginica<br />
ở Vịnh Mexico cao [8]. Độ mặn ở cả 3 đợt thu mẫu<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi đều >300C, do vậy<br />
ảnh hưởng của độ mặn lên mức độ nhiễm Perkinsus<br />
ở hầu TBD nuôi tại Quảng Ninh không rõ ràng. Tuy<br />
nhiên, cần phải thực hiện thu mẫu hàng tháng và kết<br />
hợp theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian<br />
dài hơn để có thể nắm được quy luật biến động về<br />
tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus trên hầu TBD.<br />
4.2. Đặc điểm của bào tử Perkinsus sp sau khi nuôi<br />
cấy trong môi trường FTM<br />
Bào tử nghỉ của Perkinsus sp ký sinh trên mô<br />
mang, màng áo của hầu sau khi nuôi cấy trong môi<br />
trường Fluid Thioglycolate Medium (FTM) từ 5 - 7<br />
ngày, có dạng hình cầu và bắt màu xanh đen với<br />
thuốc nhuộm lugol (hình 4), kích thước đường kính<br />
trung bình của bào tử: 33,91 ± 15,55µm (lớn nhất:<br />
57µm và nhỏ nhất: 17 µm) nhỏ hơn khi so sánh với<br />
kích thước bào tử nghỉ của Perkinsus ở hầu Châu<br />
Âu (97 ± 1,99 µm) sau 1 tuần nuôi cấy trong FTM,<br />
và xấp xỉ kích thước của bào tử Perkinsus ký sinh<br />
ở nghêu lụa (Paphia undulata) nuôi tại Việt Nam<br />
(35µm) [13], [3]. Mặc dù vậy vẫn không thể dựa vào<br />
kích thước của bào tử Perkinsus sau nuôi cấy để<br />
phân loại được đến loài ký sinh trùng này, vì kích<br />
thước của bào tử sau nuôi cấy ở môi trường FTM<br />
bị ảnh hưởng rất nhiều vào mô vật chủ và điều kiện<br />
nuôi cấy [13].<br />
<br />
Hình 4. Ký sinh trùng Perkinsus ký sinh ở mô mang và màng áo của hầu (C.gigas) nuôi cấy trong môi trường FTM<br />
<br />
Hình (A, B): Bào tử nghỉ của Perkinsus sp sau nuôi cấy đã nhuộm với Lugol (100X); hình C: Bào tử Perkinsus sp không nhuộm lugol (400X); Giai đoạn hình thành nang dày<br />
(mũi tên).<br />
<br />
104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />