THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CÂY ĐẠI BI<br />
(BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC.) Ở THỪA THIÊN HUẾ<br />
TRẦN THỊ PHƯƠNG LY - LÊ QUỐC THẮNG<br />
Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
LÊ HUỲNH NGUYỄN<br />
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế<br />
Tóm tắt: Bằng phương pháp GC-MS, nghiên cứu đã xác định được 29 cấu tử<br />
trong tinh dầu lá cây Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC.) chiếm 99%. Các<br />
hợp chất borneol (40,33%), β-caryophyllene (26,51%), và thujopsene-13<br />
(5,56%) là thành phần chính của tinh dầu. Bằng phương pháp sắc kí cột trên<br />
silica gel, chúng tôi đã phân lập được hợp chất borneol sạch từ tinh dầu. Cấu<br />
trúc của hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hồng ngoại,<br />
phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh với số liệu của các tài liệu đã công bố.<br />
Từ khóa: Blumea balsamifera, tinh dầu, borneol<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cây Đại bi có tên khoa học là Blumea balsamifera (L.) DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae),<br />
là cây thuốc mọc hoang được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.<br />
Lá cây Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nồng, tính ấm; có tác dụng ôn trung hòa<br />
huyết, khử phong trừ thấp, tán ứ tiêu thũng, sát trùng. Trong dân gian, lá cây thường<br />
được dùng để chữa các chứng bệnh như: thấp khớp tạng khớp, đòn ngã tổn thương, sản<br />
hậu đau lưng, đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh, cảm mạo, đau dạ dày do lạnh, ỉa<br />
chảy; dùng ngoài chữa vết thương, chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da [1], [3].<br />
Trên thế giới cũng như trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về tinh dầu<br />
cũng như thành phần hóa học của cây Đại bi (B. balsamifera (L.) DC.). Monotecpen,<br />
sesquitecpen và flavonoit là những lớp chất chính đã được xác định trong cây Đại bi [3],<br />
[4], [6], [9]. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các vùng khác nhau thì thành<br />
phần và hàm lượng các chất là không giống nhau. Bài báo này chúng tôi công bố kết<br />
quả thành phần hóa học tinh dầu và cấu tử chính DB1 được phân lập từ tinh dầu lá cây<br />
Đại bi ở Thừa Thiên Huế.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất<br />
- Phổ GC-MS được đo trên máy QP2010 Plus hãng Shimadzu - Nhật Bản tại Phòng<br />
phân tích công cụ, Trường Đại học Sư phạm Huế.<br />
- Phổ NMR được đo trên máy BRUKER Avance 500 spectrometer [499,8MHz (1H) và<br />
125MHz (13C, DEPT)] tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
- Bình cầu đáy tròn 1000 mL, bếp điện, giá sắt, nhánh hứng tinh dầu, ống sinh hàn thẳng.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 59-64<br />
<br />
60<br />
<br />
TRẦN THỊ PHƯƠNG LY và cs.<br />
<br />
- Nước cất, natri sunfat.<br />
2.2. Mẫu thực vật<br />
Lá cây Đại bi được thu hái vào tháng 01/2013 tại Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.<br />
2.3. Xử lí mẫu<br />
Lá cây Đại bi tươi được cắt nhỏ, chưng cất với nước trong vòng 6 giờ bằng bộ dụng cụ<br />
chưng cất tinh dầu. Tinh dầu được làm khan bởi Na2SO4 khan trước khi đem phân tích.<br />
2.4. Phân tích thành phần hóa học<br />
Thành phần hóa học được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ<br />
(GC/MS), thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại<br />
phòng thí nghiệm Phân tích công cụ - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; cột<br />
Equyty-5 (dài 30,0 m; đường kính trong 0,25 mm; lớp phim dày 0,25 µm), khí mang<br />
Heli tốc độ dòng 1,50 mL/phút được giữ ở áp suất cố định 93,1 kPa. Nhiệt độ lò cột<br />
600C, nhiệt độ tiêm 250°C. Chương trình nhiệt độ: 60°C (giữ 1 phút), tăng 5°C/phút đến<br />
1000C, tăng 10°C/phút đến 170°C (giữ 5 phút), tăng 10°C/phút đến 220°C, tăng<br />
20°C/phút đến 300°C (giữ 10 phút). Thư viện phổ NIST-MS Search, Version 2.0 - 2005.<br />
Từ tinh dầu, bằng phương pháp sắc kí cột trên silica gel đã phân lập được chất tinh khiết<br />
DB1.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Bằng phương pháp GC-MS đã định danh được 29 cấu tử trong thành phần hóa học của<br />
tinh dầu lá cây Đại bi. Trong đó, thành phần chính là borneol (40,33%), β-caryophyllene<br />
(26,51%) và thujopsene-13 (5,56%).<br />
* Tinh dầu<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây Đại bi ở Thừa Thiên Huế<br />
Thời gian lưu<br />
Hàm<br />
Tên hợp chất<br />
(phút)<br />
lượng (%)<br />
6,866<br />
1,116<br />
Oct-1-en-3-ol<br />
7,296<br />
0,309<br />
Octan-3-ol<br />
8,706<br />
0,441<br />
β-cis-ocimene<br />
10,105<br />
0,637<br />
Linalool<br />
10,258<br />
0,343<br />
1-Methylene-3-(1-methylethylidene)cyclopentane<br />
10,803<br />
0,219<br />
Chrysanthenone<br />
11,242<br />
0,586<br />
3,3-dimethyl-6-methylene-1-cyclohexene<br />
11,294<br />
0,656<br />
(.+/-.)-Camphor<br />
11,750<br />
40,333<br />
(-)-Borneol<br />
14,100<br />
0,728<br />
Geranyl acetate<br />
14,860<br />
2,332<br />
1,3,4,7-Tetramethyltriclo[5.3.1.0(4,11)]undec-2-ene<br />
15,186<br />
5,564<br />
Thujopsene-13<br />
15,701<br />
0,160<br />
(+)-Cyclosativene<br />
15,848<br />
0,288<br />
α-Patchoulene<br />
<br />
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CÂY ĐẠI BI...<br />
<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
<br />
16,295<br />
16,441<br />
17,018<br />
17,151<br />
17,547<br />
<br />
4,633<br />
26,513<br />
1.844<br />
0,448<br />
0,614<br />
<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
<br />
18,779<br />
18,873<br />
18,959<br />
19,710<br />
<br />
0,829<br />
1,460<br />
0,870<br />
1,037<br />
<br />
24<br />
25<br />
<br />
19,928<br />
20,642<br />
<br />
1,495<br />
1,648<br />
<br />
26<br />
<br />
20,877<br />
<br />
1,975<br />
<br />
27<br />
28<br />
29<br />
<br />
21,054<br />
21,452<br />
21,518<br />
<br />
1,109<br />
0,672<br />
1,140<br />
<br />
61<br />
<br />
2-tertbutyl-1,4-dimethoxybenzene<br />
β-Caryophyllene<br />
α-Caryophyllene<br />
(-)-Alloaromadendrene<br />
1R,3Z,9S-4,11,11-trimethyl-8methylenebicyclo[7.2.0]undec-3-ene<br />
Hedycaryol<br />
Spathulenol<br />
2,5,9-Trimethylcycloundeca-4,8-dienone<br />
4-methylene-1-methyl-2-(2-methyl-1-propen-1yl)-1-vinyl- Cycloheptane.<br />
Guaiol<br />
1,1,3-trimethyl-7-methylenedecahydro-1Hcyclopropa[a]naphthalene<br />
ɤ-Eudesmol<br />
4,4-dimethylTetracyclo[6.3.2.0(2,5).0(1,8)]tridecan-9-ol<br />
β-Eudesmol<br />
Β-Humulene<br />
<br />
So sánh kết quả thu được với các kết quả nghiên cứu trước đó [2], [3], [9] về thành phần<br />
hóa học tinh dầu cây Đại bi ở các vùng khác nhau, chúng tôi có một số nhận xét sau:<br />
- Cây mọc ở những vùng khác nhau có thành phần và hàm lượng các chất khác nhau. Có<br />
thể điều kiện về thời tiết, thổ nhưỡng có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh tổng hợp<br />
các chất trong cây này.<br />
- Một điểm đáng chú ý: Thành phần cấu tử chính của tinh dầu lá cây Đại bi ở Thừa<br />
Thiên Huế khá giống với mẫu nghiên cứu ở Bangladesh.<br />
- Trong số các mẫu nghiên cứu ở Việt Nam thì hợp chất thujopsene-13 chỉ được tìm thấy<br />
trong mẫu nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế.<br />
Các chỉ số của tinh dầu thu được:<br />
- Hàm lượng: 0,115%<br />
- Tỉ trọng: 0,95.<br />
- Chỉ số khúc xạ: n = 1,48771.<br />
- Chỉ số axit: 3,64.<br />
- Chỉ số este: 45,45.<br />
* Hợp chất DB1: Borneol<br />
Từ tinh dầu (300mg), bằng phương pháp sắc kí cột trên silica gel với hệ dung môi rửa<br />
giải hexan:clorofom (100: 0 – 0:100) đã phân lập được chất DB1 sạch (50mg), có Rf =<br />
0,5 (hexan-CHCl3, 1:1). DB1 là chất rắn, màu trắng, có mùi thơm.<br />
<br />
62<br />
<br />
TRẦN THỊ PHƯƠNG LY và cs.<br />
<br />
Phổ IR của DB1 có đỉnh hấp phụ ở 3344 cm-1, tín hiệu đặc trưng của dao động hóa trị<br />
của liên kết O-H; các tín hiệu ở 2949 và 2877 cm-1, tín hiệu đặc trưng của dao động hóa<br />
trị của liên kết C-H; tín hiệu ở 1056 cm-1, tín hiệu đặc trưng của dao động hóa trị của<br />
liên kết C-O. Dựa vào các tín hiệu trên phổ IR, cho phép dự đoán hợp chất DB1 có chứa<br />
nhóm C-OH.<br />
Phổ 13C-NMR và DEPT (bảng 2) cho thấy tín hiệu của 10 nguyên tử cacbon, bao gồm:<br />
2 cacbon bậc 4, 2 nhóm methin (CH), 3 nhóm metylen (CH2) và 3 nhóm metyl (CH3).<br />
Tín hiệu của các nguyên tử cacbon đều xuất hiện ở vùng trường cao (δC< 80 ppm), cho<br />
thấy hợp chất này là một hợp chất no. Tín hiệu δC = 77,20 ppm là tín hiệu của nhóm<br />
oxymethin.<br />
Phổ 1H-NMR của DB1 (bảng 2) có tín hiệu của 17 nguyên tử hidro và hầu hết tín hiệu<br />
các nguyên tử hidro của hợp chất này ở vùng trường cao (δH = 0,84 – 4,00 ppm). Trong<br />
đó, ở δH = 4,00 ppm (1H; ddd; J = 10,0; 3,5; 2,0 Hz) là tín hiệu đặc trưng của nguyên tử<br />
hidro trong nhóm oxymethin. Ba singlet ở δH = 0,84; 0,85; 0,86 ppm (mỗi tín hiệu 3H)<br />
là tín hiệu của các nhóm metyl.<br />
Từ việc phân tích các số liệu phổ 13C- và 1H-NMR của DB1, chúng tôi dự đoán hợp<br />
chất này có công thức phân tử là C10H18O và là một dẫn xuất hydroxi của bornan [7]. Số<br />
liệu phổ 13C- và 1H-NMR của DB1 phù hợp với phổ của borneol ở từng vị trí tương ứng<br />
[5] (bảng 2). Như vậy cấu trúc của DB1 được xác định là borneol.<br />
H3C<br />
9<br />
<br />
CH3<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
H<br />
Hb<br />
<br />
5<br />
<br />
Ha<br />
<br />
4<br />
3<br />
<br />
Ha<br />
<br />
Hb<br />
6<br />
Ha<br />
<br />
H3C<br />
10<br />
<br />
2<br />
OH<br />
<br />
DB1: Borneol<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Hb<br />
<br />
H<br />
<br />
1<br />
<br />
Bảng 2. Phổ 13C-, 1H-NMR của DB1 và borneol [5] (125/500 MHz, CDCl3)<br />
δC<br />
δH<br />
DB1<br />
Borneol [5]<br />
DB1<br />
Borneol [5]<br />
49,4<br />
49,7<br />
77,2<br />
77,6<br />
4,00 ddd (1H, 10,0; 3,5; 2,0)<br />
4,04 ddd (1H, 10,0; 3,5; 2,0)<br />
38,9<br />
39,2<br />
1,90 m (H3a)<br />
1,90 m (H3a)<br />
1,61 m (H3b)<br />
1,63 m (H3b)<br />
45,0<br />
45,3<br />
2,25 m (1H)<br />
2,29 m (1H)<br />
28,2<br />
28,5<br />
1,73 m (H5a)<br />
1,75 m (H5a)<br />
1,21 m (H5b)<br />
1,22 m (H5b)<br />
25,8<br />
26,1<br />
1,25 m (H6b)<br />
1,26 m (H6b)<br />
0,94 d (13,5; 3,5, H6a)<br />
0,97 d (13,5; 3,5, H6a)<br />
47,9<br />
48,2<br />
-<br />
<br />
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CÂY ĐẠI BI...<br />
<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
18,6<br />
20,1<br />
13,2<br />
<br />
18,9<br />
20,4<br />
13,5<br />
<br />
0,84 s (3H)<br />
0,85 s (3H)<br />
0,86 s (3H)<br />
<br />
63<br />
<br />
0,86 s (3H)<br />
0,87 s (3H)<br />
0,88 s (3H)<br />
<br />
Borneol còn có tên thông thường là băng phiến, có mùi thơm và được dùng làm hương<br />
liệu trong mỹ phẩm. Theo y học cổ truyền, băng phiến có tác dụng khai khiếu, tịch uế<br />
chỉ thống; chủ trị chứng trúng phong, đàm quyết, kinh giản, bụng ngực đau lạnh. Theo<br />
kết quả nghiên cứu dược lí hiện đại, băng phiến có tác dụng ức chế các loại tụ cầu<br />
khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm, trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh<br />
ngoài da; β-caryophyllene là hợp chất có tính kháng viêm cao [1], [8].<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã xác định được 29 cấu tử (chiếm 99%) trong tinh dầu lá cây Đại bi (Blumea<br />
balsamifera (L.) DC.) ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp GC-MS. Trong đó, borneol<br />
là hợp chất có hàm lượng cao nhất (40,33%). Bằng phương pháp sắc kí cột trên silica<br />
gel chúng tôi đã phân lập được hợp chất borneol tinh khiết từ tinh dầu. Kết quả nghiên<br />
cứu góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng lá cây Đại bi để chữa trị các bệnh<br />
viêm nhiễm và định hướng việc khai thác borneol từ lá của cây Đại bi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
[6]<br />
[7]<br />
[8]<br />
[9]<br />
<br />
Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1), NXB Y học Hà Nội.<br />
Nguyễn Thị Tâm, Lê Nguyễn Lệ Thu, Nguyễn Viết Thân, Nguyễn Quang Thuỷ<br />
(2004). Nghiên cứu thành phần hoá học tinh dầu lá Đại bi (Blumea balsamifera(L.)<br />
DC.) Việt Nam, Tạp chí Dược học, 12-13.<br />
Bhuiyan M. N. I., Chowdhury J. U., Begum J. (2009). Chemical components<br />
involatile oil from Blumea balsamifera (L.) DC., Bangladesh Journal Botany, 38(1),<br />
107-109.<br />
Fujimoto Y., Uzawa J., Sunaryo G., Sumatra M. (1988). New sesquiterpenes from<br />
Blumea balsamifera D.C., Symposium On The Chemistry Of Natural Products.<br />
Jung Wook Choi, Ki Hyun Kim, Kyun Lee, Sang Un Choi and Kang Ro Lee (2009).<br />
Phytochemical Constituents of Amomum xanthioides, Natural Product Sciences,<br />
15(1), 44-49.<br />
Nessa F., Ismail Z., Mohamed N., Haris M. R. H. M. (2004). Free radical scavenging<br />
activity of organic extracts and of pure flavonoids of Blumeabalsamifera DC leaves,<br />
Food Chemistry, 88, 243 -252.<br />
Raymond J. Abraham, Andrew P. Barlov and Alan E. Rowan (1989). Substituent<br />
chemical shift in NMR, Magnetic resonance in chemistry (27), 1074 – 1084.<br />
Tabanca N, Kirimer N, Demirci B, Demirci F, Başer KH (2001). Composition and<br />
antimicrobial activity of the essential oils of Micromeria cristata subsp. phrygia and the<br />
enantiomeric distribution of borneol, J Agric Food Chem, Sep; 49(9): 4300 - 4303.<br />
Dictionary of Natural Products, version 18:1, Copyright©1982-2009 Chapman &<br />
Hall/CRC 2009.<br />
<br />