THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
lượt xem 83
download
Một trong những tư tưởng về quản lý kinh tế của Hồ chủ tịch đó là sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp quan trọng để tích luỹ vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt ở một nước nghèo nàn và lạc hậu như nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
- THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ LỜI MỞ ĐẦU Một trong những tư tưởng về quản lý kinh tế của Hồ chủ tịch đó là sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp quan trọng để tích luỹ vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là ở một nước nghèo nàn và lạc hậu như nước ta. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, thất thoát lãng phí đang gây nhiều bức xúc và tranh cãi. Nó có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ trung ương xuống cơ sở; các cơ quan hành chính nhà nước; các doanh nghiệp, các cơ quan sự nghiệp; các tổ chức chính trị -xã hội; trong các gia đình và từng người dân, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng. Thất thoát lãng phí gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân; ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước; làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn, làm biến chất cán bộ,
- công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài. Nó là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế xã hội. CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ I. Khái quát về đầu tư 1. Khái niệm đầu tư Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. 2. Phân loại đầu tư 2.1 Đầu tư tài chính Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
- 2.2 Đầu tư thương mại Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung . 2.3 . Đầu tư phát triển 2.3.1 Khái niệm Đầu tư phát triển (ĐTPT) là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. 2.3.2 Vấn đề kết quả và hiệu quả của ĐTPT Kết quả của ĐTPT là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị,…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) và tài sản vô hình (những phát minh, sáng chế, bản quyền,…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của ĐTPT phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả ĐTPT cần được xem xét trên cả phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đối với đề tài về thất thoát, lãng phí (TTLP) trong đầu tư, chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân và giải pháp của vấn đề này theo khía cạnh ĐTPT.
- II. TTLP trong ĐTPT 1. Quan niệm về thất thoát, lãng phí 1.1 Thất thoát là gì? Thất thoát vốn trong đầu tư là tất cả các hoạt động tác động tới dự án đầu tư làm mất mát hoặc tổn thương các nguồn lực của dự án. Thất thoát xảy ra đối với khoản tiền đầu tư mà nhà đầu tư bỏ ra để trả cho các chi phí được duyệt trong quyết toán vốn đầu tư. Các khoản chi phí này chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ dẫn đến gian lận, tham nhũng hay rút ruột công trình gây thất thoát vốn ngay từ khi đồng vốn chưa đi vào dự án. 1.2 Lãng phí là gì Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí. Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta có thể hiểu lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian... vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dự án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm. Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết
- hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. 2. Các dạng TTLP trong ĐTPT TTLP xuất hiện dưới nhiều hình thức cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại cơ bản 2.1. TTLP trong đầu tư XDCB Đây là một dạng TTLP chi tiêu diễn rất nghiêm trọng. Thường bao gồm các dạng sau: - TTLP trong khâu quy hoạch (không có quy hoạch hoặc quy hoạch không tốt). - TTLP trong khâu xác định chủ trương đầu tư. - TTLP trong khâu thẩm định, phê duyệt, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. - TTLP trong khâu kế hoạch hoá đầu tư. - TTLP trong khâu đấu thầu xây dựng. - TTLP trong công tác chuẩn bị xây dựng. - TTLP trong khâu tổ chức thực hiện. - TTLP trong cơ chế quản lý giá trong xây dựng. - TTLP trong khâu thanh, quyết toán. 2.2. TTLP khác trong ĐTPT - TTLP trong công nghệ. - TTLP trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. - TTLP trong thu thuế. III. Những khả năng dẫn đến TTLP từ đặc điểm của ĐTPT
- Khi nghiên cứu về ĐTPT có thể thấy được rằng các đặc điểm của nó cũng tiềm ẩn những khả năng dẫn đến TTLP 1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn có thể dẫn đến TTLP Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Như vậy, nếu không có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm rất dễ gây ra TTLP. Với nguồn vốn đầu tư lớn như thế, nhưng quyết định đầu tư chủ yếu vẫn chạy theo số lượng mà chưa tính đến khả năng bố trí nguồn vốn, chưa chú trọng đúng mức đến hiệu quả đầu tư. Chính điều đó đã dẫn đến những lãng phí nguồn vốn ĐTPT. Lao động cần sử dụng cho các dự án là rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ không tuân thủ một kế hoạch định trước và không hợp lý đã làm chậm tiến độ của dự án và bị ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư… tạo ra TTLP 2. Thời kỳ đầu tư kéo dài gây TTLP các nguồn lực Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình ĐTPT có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Trên thực tế việc đầu tư dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn ngân sách lại phải phân tán, “rải mành mành” làm nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụng nên không phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư, gây TTLP các nguồn lực. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm khả năng TTLP cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 3. TTLP do thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… Trong quá trình đầu tư, quản lý quá trình vận hành kết quả đầu tư không tốt, không nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử dụng đã làm cho công trình không hoạt động tối đa được công suất, chậm thu hồi vốn và dẫn đến các hao mòn vô hình. Ngoài ra cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đómà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và rất dễ dẫn đến thất thoát lãng phí. 4. Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát do ảnh hưởng của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Các thành quả của hoạt động ĐTPT mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác nên công tác quản lý hoạt động ĐTPT cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau: Trước tiên chính là việc chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa học. Đối tượng đầu tư và quy mô đầu tư không thích hợp làm cho dự án đầu tư đó không hiệu quả. Ví dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than (do đó quy mô vốn đầu tư) phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Do trữ lượng than của mỏ ít mà quy mô của nhà máy sàng tuyển lớn nên không đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Thứ hai là vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư. Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá… Không đảm bảo xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất đã
- không thể khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, không tạo điều kiện phát huy hiệu quả vốn đầu tư gây TTLP. 5. ĐTPT có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động ĐTPT thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản phẩm không đạt công suất thiết kế… gây ra những tổn thất về vốn đầu tư. IV. TTLP trong các giai đoạn đầu tư. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tình hình TTLP trong ĐTPT xảy ra ở tất cả các khâu từ quy hoạch, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư. 1. Trong khâu quy hoạch Quy hoạch (QH) là khâu rất quan trọng, làm tiền đề cho các quá trình đầu tư. Hiện nay, chất lượng QH phát triển nhiều ngành chưa cao hoặc chậm được phê duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ QH phát triển ngành với vùng và địa phương, chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng đến yếu tố môi trường và xã hội… Rõ ràng là hiện chưa có sự thống nhất giữa QH “cứng” với quy hoạch “mềm”, giữa QH mang tính định hướng với QH mang tính chỉ tiêu. Chất lượng QH còn hạn chế, thiếu tầm nhìn dài hạn và đồng bộ, chưa tuân thủ tính khách quan của quy luật thị trường. Kế hoạch đầu tư phải chờ điều chỉnh, trong khi QH không sát, dẫn đến có công trình xây dựng xong hiệu quả rất thấp, gây TTLP lớn. Tình trạng lập QH cho có hình thức để đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ vẫn phổ biến; Khi chất lượng công trình kém, xuống cấp nhanh thì lại đổ cho thời gian, nhiệm vụ gấp, phải bảo đảm tiến độ trên giao… Tính pháp lý của QH thấp, phổ biến tình trạng không tuân thủ nghiêm theo QH, kế hoạch đã được duyệt; Thay đổi bổ sung không đúng thẩm quyền làm sai lệch QH chung, chưa tôn trọng QH của các ngành khác… 2. Trong công tác chuẩn bị đầu tư:
- Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: lập và thẩm định dự án đầu tư Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng chuẩn bị dự án vừa có tính chất chủ quan bắt nguồn từ chính các chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng ở giai đoạn này gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và vừa có tính chất khách quan phát sinh từ các bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong các định mức kinh tế - kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn. 3. Trong công tác thực hiện đầu tư Thực hiện đầu tư bao gồm: đấu thầu công trình và thi công dự án Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng như vụ Thuỷ cung Thăng Long, một số vụ của Tổng Công ty Dầu khí... Trong việc thi công công trình, những sai sót trong kỹ thuật thiết kế và thi công , vi phạm về nghiệm thu, thanh quyết toán, có tiêu cực xảy ra ở phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và cả phía nhà cung cấp. Đồng thời hiện tượng tráo đổi vật tư, thiết bị đưa vào công trình, nâng giá, khai khống khối lượng, cắt xén vật tư cũng đưa lại những TTLP cho công trình. 4. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác; hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. Việc kéo dài thời gian vận hành kết quả đầu tư làm cho mức rủi ro trong đầu tư cao hơn, dễ gây ra những lãng phí đối với công trình, dự án. V. Các nhân tố tác động đến TTLP trong đầu tư 1. Nhân tố con người Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tư có nhiều chức danh cán bộ như: khảo sát, tư vấn, thiết kế, soát, kiểm
- tra, giám sát, thẩm định, kiểm định, phản biện, quản lý doanh nghiệp tư vấn, người có thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công,… Mỗi chức danh nhiều khi không có các nhân nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới trách nhiệm, vậy nên đã xảy ra tình trạng “rất nhiều người có quyền, song rất ít người chịu trách nhiệm cụ thể” tồn tại trong quản lý điều hành và triển khai dự án nên thất thoát dễ dàng xảy ra. Vậy nguyên nhân là do đâu? 1.1 Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người yếu kém Phẩm chất đạo đức là yếu tố cơ bản đầu tiên của người cán bộ. Cán bộ có giỏi nhưng phẩm chất kém cũng không mang đến hiệu quả trong công tác. Đó là sự sa sút, biến chất về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, lợi dụng cương vị được giao cố ý làm trái, thông đồng, móc ngoặc với nhau để làm ăn phi pháp trong đầu tư XDCB, coi việc nhận dự án công trình XDCB như một cơ hội làm ăn để tăng thu nhập, làm giàu bất chính và thăng tiến, làm giảm hiệu lực của các nguyên tắc pháp lý, phá vỡ các quy trình quy phạm trong ĐTXD, gây nên những hậu quả đáng tiếc. Điển hình nhất là vụ PMU18 ở Bộ GTVT. Hiện nay, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, TTLP không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số TTLP. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án. 1.2 Trình độ chuyên môn thấp Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý vi phạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế, trình độ chuyên môn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, giá thành của dự án. Tại Hội thảo toàn quốc về nguồn nhân lực ngành xây dựng mới đây đã thống nhất nhận định: nguồn nhân lực trong XDCB vừa thiếu vừa yếu ở tất cả các khâu, các chủ thể tham gia quản lý triển khai (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, đến nhà thầu xây lắp).
- Thực tế này cũng đã được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận trong quá trình làm việc với các bộ, ngành địa phương. Báo cáo của Đoàn giám sát cho biết: Một số Ban quản lý dự án không có kỹ sư xây dựng; Việc phân cấp mạnh cho huyện, xã trong XDCB tỏ ra vượt quá khả năng chuyên môn của cán bộ thuộc các cấp này... 2. Cơ chế chính sách 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh Mặc dù nước ta đã có Pháp lệnh, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng vẫn chưa có cơ chế phòng ngừa, đấu tranh một cách cụ thể, đồng bộ, thống nhất chặt chẽ. Những nội dung pháp luật chưa thật sự tuyên truyền sâu rộng đến với dân, chưa thấm nhuần vào nhận thức, hành động của mọi người; chưa có chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm. Việc thực hiện cải cách hành chính vừa chậm vừa lúng túng, chưa tạo ra tác động tích cực cho phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. 2.2 Cơ chế quản lý, thanh tra giám sát không hiệu quả Tổ chức bộ máy quản lý điều hành các dự án đầu tư còn nhiều yếu kém, nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc. Vẫn còn tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào công việc của đơn vị kinh doanh. Cơ chế quản lý nhiều khi chưa được xác lập rõ ràng, minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã tiến hành và đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu chống quan liêu, lãng phí, chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa những cơ quan, tổ chức cùng ngăn chặn, chống lãng phí. Chưa thật sự huy động đông đảo nhân dân tham gia chống lãng phí. Chưa có cơ chế bảo vệ những người phát hiện, lên án các hành vi lãng phí. Trong bộ máy nhà nước, ở không ít nơi chưa thiết lập chế độ kiểm tra, giám sát quyền lực một cách chặt chẽ, cụ thể. Chính sách tài chính vẫn còn biểu hiện cơ chế "xin - cho". Việc thực hành dân chủ còn nhiều hạn chế, do độc đoán chuyên quyền dẫn đến những quyết định không chuẩn xác, làm lãng phí tiền của, thời gian, công sức, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân. 3. Nhóm nhân tố khách quan khác TTLP trong ĐTPT cũng là do nguyên nhân từ các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động.
- Những tác động trên sẽ làm giảm tiến độ của công trình, ảnh hưởng tới đội ngũ tham gia công trình, làm giá cả nguyên vật liệu dẫn đến thời kỳ đầu tư kéo dài tạo nên những lãng phí cho dự án. Chương II Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Đầu tư là hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư nhiều thì nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng cao, vì điều này còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Th??c tế đã chứng minh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm dần: năm 1995 đầu tư 3 đồng tăng trưởng 1 đồng, năm 2003 đầu tư 5 đồng tăng trưởng 1 dồng, năm 2005 đầu tư 7 đồng mới tăng trưởng 1 đồng. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn là hiện tượng TTLP trong đầu tư. Trong giai đoạn 2001-2005, lượng TTLP ở mức sơ bộ 15% thì con số cũng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống TTLP nhưng tình trạng này vẫn diễn ra tràn lan tại các công trình, dự án; và đây v?n đang là vấn đề nan giải của các cấp các ngành cần được giải quyết. TTLP hiện nay là nghiêm trọng, kéo dài suốt dọc trong tất cả các giai đoạn đầu tư, từ công tác QH đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư. I. TTLP từ công tác QH. QH là giai đoạn đầu tiên quyết định đầu tư vào đâu, đầu tư vào cái gì, quy mô như thế nào. Vì vậy, QH sai lầm sẽ tạo hệ lụy về lâu dài. Công tác QH của nước ta hiện nay còn mang tính bị động, chưa làm cơ sở, kế hoạch cho ?TPT, dẫn đến một số quyết định đầu tư sai lầm, hoặc dự
- án phải điều chỉnh nhiều lần, gây TTLP về vốn và các nguồn lực khác. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, TTLP do công tác QH gây ra lên tới 60-70% tổng TTLP trong đầu tư. 1. TTLP do QH thiếu tầm nhìn dài hạn QH đầu tư ở nước ta hiện nay thực sự chưa có sự thẩm định một cách kỹ càng về các căn cứ kinh tế xã hội như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, hay các yếu tố về thị trường. Từ đó, một số QH đã thể hiện rõ nét những sai sót, yếu kém: thiếu thị trường đầu vào; sản phẩm đầu ra không có chỗ đứng, không tiêu thụ được, nhà máy buộc phải đóng cửa, gây ra lãng phí vốn đầu tư. 1.1. Nhà máy thiếu nguyên liệu đầu vào. Lãng phí trên 52 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư nhà nước. Theo điều tra, trong giai doạn 2001-2007, các nhà máy(NM) chế biến rau quả của nước ta hầu như chỉ hoạt động với 25-30% công suất. Một điển hình là NM chế biến cà chua của công ty xuất nhập khẩu rau quả đặt tại Hải Phòng. Hoàn thành từ năm 2001 nhưng mỗi năm NM chỉ ho?t động với 4,5% công suất do không có đủ nguyên liệu. Thời điểm thu mua nhiều nhất của NM kể từ khi hoạt động là 150-170 tấn/ngày, dù vậy vẫn chưa đủ do công suất NM lên tới 240 tấn nguyên liệu/ngày.Được đầu tư dây chuyền hiện đại của Italy với tổng vốn đầu tư nhà nước trên 52 tỷ đồng, NM hoạt động không hi?u quả đã làm lãng phí nguồn vốn đầu tư. Do công tác QH, đặc biệt là QH vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập, việc xác định quy mô địa điểm một số cơ sở chế biến chưa tốt, chưa phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu; thậm chí có những doanh nghiệp chưa coi trọng việc phát triển vùng nguyên liệu, làm cho sản xuất luôn bị động, thiếu nguyên liệu, hoạt động dưới công suất. H?u qu? là NM buộc phải đóng cửa sản xuất, không có khả năng trả nợ, và việc quyết định đầu tư cho NM đã gây lãng phí lớn. Hoặc một hiện trạng nữa tại Thái Bình, công trình NM chế biến gạo sau thu hoạch ở huyện Đông Hưng, xây dựng xong nhưng do đặt ở vùng không có lúa nên NM rơi vào tình trạng đói nguyên liệu, buộc phải cho hai công ty khác thuê lại dùng việc khác.
- Thiếu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất còn là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đẩy giá thành nguyên liệu đầu vào, làm chi phí sản xuất và do đó giá sản phẩm cũng tăng theo. Đây là một lãng phí cho chi phí sản xuất không đáng có. 1.2. Nhà máy thiếu thị trường đầu ra. Xây NM 100 tỷ đồng rồi…đóng cửa: Theo Bộ Xây Dựng, trong năm 2005 có 43 công trình TTLP, tổng mức đầu tư trên 5362 tỷ đồng, trong đó có công trình NM gạch Granit thiên thạch Nam Định với số vốn 100 tỷ đồng, là công trình gây TTLP vốn đầu tư nhà nước lớn thứ hai trong tổng số 43 công trình. Đã có thời gian ngành sản xuất gạch ốp lát Ceramic và Granit nhân tạo đựơc xem là dễ kiếm lời do nhu cầu thị trường phát triển mạnh. Vì thế các doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư, đã không ít doanh nghiệp bị điêu đứng. Do không nghiên cứu kỹ lưỡng, không có khả năng dự báo trung và dài hạn về thị trường tiềm năng cho sản phẩm, các doanh nghiệp chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chỉ trong vòng 5 năm công suất ngành này tăng từ 67 triệu lên đến 170 triệu mét vuông/năm. Trong khi nhu cầu thị tr??ng những năm 2004-2005 châm lại, và năm 2005 còn giảm 13% do ảnh hưởng thị trường nhà đất. Dây chuyền sản xu?t gạch ốp lát Granit nhân tạo ở Nam Định công suất trên 1 triệu m2 mỗi năm, là một trong những dây chuyền lớn nhất ở Vi?t Nam. Bắt đầu tham gia thị trường đầu năm 2005, sản phẩm của NM đã nhanh chóng chất đầy các kho, và lấn sang khuôn viên xưởng. Chỉ sau gần ba tháng hoạt động, NM đã gia nhập đơn vị đóng cửa nhà xưởng, ngừng sản xuất. Do quy mô còn nhỏ, manh mún, vì vậy các doanh nghiệp không có lợi thế về giá cả; hơn nữa trình độ công nhân thấp kém, không tiếp thu được, không vận hành tốt dây chuyền hiện đại nên chất lượng sản phẩm làm ra kém, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, không được thị trường chấp nhận, buộc phải đóng cửa sản xuất. Việc đầu tư cho công trình không hiệu quả này là một lãng phí lớn với ngu?n vốn hạn hẹp của đất nước như hiện nay. 2. TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa ngành, vùng lãnh thổ.
- Sự thống nhất giữa các QH của ngành, vùng lãnh thổ là một điều quan trọng, cần thiết, đảm bảo cho phát triển toàn diện ,cân bằng trong tổng thể KTXH chung. Nhưng thực tế hiện nay việc lồng ghép các QH giữa các ngành với nhau , giữa các ngành với vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện chưa tốt, dẫn đến hậu quả là các dự án QH tràn lan, chồng chéo, không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, gây TTLP nặng nề. 2.1. Hiện trạng TTLP từ QH thiếu đồng bộ giữa các địa phương trong cùng một ngành. Một trong những khó khăn của công tác QH là sức ép rất lớn từ các địa phương. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa vào quy hoạch và được có các công trình, dự án này. Và không ít các dự án QH chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của ngành, địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triển kinh tế, công nghệ và hội nhập. Một ví dụ điển hình, nổi cộm gây TTLP là hiên trạng QH cảng biển của Việt Nam. Nước ta có hơn 3000km bờ biển, và đây là một lợi thế lớn để phát triển ngành khai thác thuỷ hải sản, giao thông đường biển; dẫn đến hiện tượng bùng nổ phát triển cảng biển ở những địa phương có lợi thế xây dựng cảng: Theo kế hoạch xây dựng cảng, từ nay đến năm 2010, bình quân cứ 300km bờ biển lại đầu tư ít nhất một cảng biển. So sánh với các nước có ngành hàng hải phát triển, con số này là bất hợp lý bởi lẽ đầu tư như vậy quá dàn trải, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều cảng nhưng cảng nào cũng nhỏ lẻ, manh mún, không phát huy hết công suất, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, cả nước có hơn 100 cảng biển nhưng lại không có cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế. Năm 2007, số lượng hàng hoá thông qua biển Bắc chiếm 25-30% công suất cả nước (công suất vẫn còn thừa); cảng phía Nam 57% quá tải. Trong khi đó miền Trung chiếm 30% tổng chiều dài cầu cảng cả nước nhưng khối lượng vận chuyển chỉ đạt 13%, ở tình trạng thiếu hàng . Trên bờ biển miền Trung có tới hàng chục cảng biển, tỉnh nào cũng có cảng, thậm chí có đến 2-3 cảng. Do mạnh ai nấy làm nên nguồn vốn xây dựng cảng bị chia nhỏ, dàn trải. Măc dù những cảng xây dựng gần đây quy mô khá lớn nhưng công suất khai thác còn thấp. Thực tế hàng
- chục cảng biển khu vực này phải chia nhau một lượng hàng. Nhiều cảng biển không có tàu đi hàng ngày, các doanh nghiệp không thể xuất hàng đi, phải chuyển vào Sài Gòn hoặc Hải Phòng chuyển qua Singapo, Hồngkông,… đẩy giá cước vận chuyển lên cao. Đó chính là một khoản lãng phí không nhỏ và không đáng có. Theo tính toán, vận chuyển một container 20 feet đi Osaka (Nhật Bản) qua cảng Đà Nẵng, thời gian vận chuyến chậm hơn 7-10 ngày, chi phí cao hơn 35-45 USD so với xuất từ cảng Sài Gòn. Thực trạng QH bất hợp lý của các cảng biển miền Trung dẫn đến cảng luôn trong tình trạng đói hàng. Nhiều cảng biển xây dựng quá gần nhau: cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng Áng 25 km; cảng Chân Mây (Thừa thiên-Huế) cách cảng Chân Mây (Đà Nẵng) 30 km... Thậm chí, cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) chỉ cách cảng Kỳ Hà 10 km. Cảng Chân mây, vốn đầu tư lên tới 203 tỷ đồng để đón tàu 3 vạn tấn nhưng do bất lợi về điều kiện tự nhiên, địa lý và nguồn hàng nên sản lượng qua cảng đạt thấp.Nếu đầu tư không bất hợp lý sẽ không xảy ra tình trạng TTLP, và nguồn vốn lớn đó có thể được sử dụng vào những mục tiêu KT-XH khác. 2.2. Thiếu vốn đầu tư gây TTLP. Do công tác QH kém, cơ chế xin - cho xuất hiện phổ biến tại các ngành, địa phương và quyết định đầu tư không gắn liền với trách nhiệm huy động vốn nên hiện tượng thiếu vốn cho công trình, dở dang công trình gây ứ đọng vốn; những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư là những đồng vốn “chết’’, không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây TTLP. Theo kế hoạch thì tổng mức đầu tư hệ thống cảng hàng không giai đoạn 2001-2005 được duyệt là 27.000 tỉ đồng nhưng bốn năm qua chỉ mới bố trí được... 2.510 tỉ đồng, đáp ứng 9,26% tổng mức đầu tư. Cảng biển cũng vậy: tính toán tổng mức đầu tư giai đoạn 2000-2010 là 60.000 tỉ nhưng đến nay chỉ mới xác định được nguồn vốn là 5.090 tỉ đồng. Trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản... tình trạng cũng y hệt như vậy. Do có quá nhiều công trình dự án vốn đầu tư không tương xứng, công trình trì trệ, kéo dài, dang dở dẫn đếnchồng chéo, kém hiệu quả gây lãng phí khủng khiếp hàng ngàn tỉ đồng. Cả trăm công trình thủy lợi dang dở đang đắp chiếu
- Khô hạn và lũ lụt mấy năm qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có một nguyên nhân quan trọng là thiếu công trình thủy lợi. Thế nhưng hiện có cả trăm công trình thủy lợi thi công dang dở và đang đắp chiếu do đầu tư dàn trải, thiếu vốn. Điển hình là hồ chứa nước Thanh Lanh ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư 53,4 tỷ đồng. Nằm giữa vùng đồi thấp của xã, hồ Thanh Lanh có dung tích thiết kế 9,9 triệu m3, phục vụ tưới cho 1.200 ha đất canh tác, cung cấp nước sinh hoạt cho số đông người dân Trung Mỹ trong mùa khô hạn. Nhưng chỉ được vài tháng sau đó, 3 đơn vị thi công là Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty xây dựng 1 và Công ty xây dựng 2 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đều rút lui khỏi công trường. Các hạng mục đang thi công dang dở như đập tràn nằm trơ khấc, sắt hoen gỉ, 3 năm chờ đợi chưa có một giọt nước chảy qua. Đập chính với chiều cao hơn 1m đá kè nay đã bị xói lở bởi mưa lũ. Ngay cả xe tải, máy xúc, máy ủi nằm phơi mưa, phơi nắng chờ vốn lâu quá cũng đã hoen gỉ, có nguy cơ biến thành sắt vụn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, hồ Thanh Lanh chia làm nhiều gói thầu. Nhưng gói thầu nào cũng dở dang. Thiệt hại trước mắt có thể đo đếm được là phần công trình đã thi công đang bị hư hại, khi xây dựng tiếp đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn. Hàng chục tỷ đồng đã đầu tư hoàn toàn không phát huy chút tác dụng nào mà còn khiến doanh nghiệp lao đao vì không có vốn quay vòng lại phải trả lãi vay ngân hàng.Hàng trăm ha lúa thiếu nước, năng suất thấp. Hàng loạt hệ thống kênh mương không xây dựng tiếp được và những vùng QH khác cũng bị ảnh hưởng xấu. 1.000 ha lúa 3 năm nay vẫn trông chờ nước Thanh Lanh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước còn gần 100 công trình thủy lợi cùng chung số phận như hồ Thanh Lanh. Với số vốn nằm chết tại các công trình lên đến cả nghìn tỷ đồng. Có thể liệt kê một số công trình lớn đã và đang cần gấp vốn để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như: công trình kiểm soát lũ Tân Thanh - Lò Gạch (Đồng Tháp), đê bao Vĩnh Hưng (Long An), hồ Phú Hòa (Quảng Bình), hồ Ái Tử (Quảng Trị), hồ Buôn Giong (Đăk Lăk). Đến nay, tổng vốn các doanh nghiệp đầu tư vào công trình thủy lợi còn bị nợ là 1.050 tỷ đồng. Hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vốn vào công trình
- đang điêu đứng, không ít đơn vị hiện có nguy cơ phá sản. Không ai xác định được khi nào các hồ đập bị đắp chiếu sẽ hoàn thành. 3. TTLP do chưa thống nhất QH với các QH phát triển tổng thể KT -XH. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác QH của nước ta còn kém, các QH chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với QH phát triển tổng thể. Điều này dẫn đến các QH chồng chéo lên nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện QH. Ngành GTVT cũng là một trong những ngành thể hiện sự yếu kém trong công tác QH và gây TTLP không nhỏ vốn đầu tư. QH ngành này nhìn chung diễn ra còn chậm, thiếu thống nhất, làm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn hơn nhiều lần so với tiền làm đường. Chi 750 tỷ đồng cho làm 1km đường: Quốc hội năm 2005 đã đưa ra những con số giật mình: Đoạn đường từ khu vực Trung Tự đến Ô Chợ dừa ở Hà Nội chỉ dài vẻn vẹn 1.082m, mà dự kiến phải chi đến 750 tỷ đồng- tức là khoảng trên 40 triệu USD/km. Năm 2002, đoạn đường từ Liễu Giai nối đến Đội Cấn chưa đến 1km chi phí hết khoảng 90 tỷ đồng, đắt gấp 5 lần so với trung bình trên thế giới. Hoặc năm 2005, đoạn đường từ Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến đến Nguyễn Trãi 6,3 km thì cần tới 1300tỷ đồng- 218 tỷ đồng/km- 14 triệu USD/km. Trong khi thế giới trung bình chỉ 1-1,5 triệu USD/km - ta đắt gấp 7 lần. Đây rõ ràng là những con số bất ngờ về lãng phí do thiếu QH. II. TTLP trong công tác chuẩn bị đầu tư 1.TTLP trong công tác nghiên cứu thăm dò thị trường Thị trường của một dự án chính là đầu ra của dự án. Thông thường nó được xác định trên cơ sở thị trường mục tiêu của dự án.Thị trường mục tiêu của dự án được xác định bằng ba bước cơ bản: - Phân đoạn thị trường
- - Xác định thị trường mục tiêu của dự án - Định vị sản phẩm cho dự án Việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhân lực. Việc nghiên cứu thị trường có vai trò đặc biệt, vì thế mà nó cần có các số liệu một cách chính xác, khách quan. Chính vì thế nó cần một nguồn kinh phí rất lớn. Như vậy nếu nguồn kinh phí đó không được sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ gây ra sự TTLP không hề nhỏ. Chủ trương chính sách của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong từng giai đoạn. Trong khi việc nghiên cứu thị trường cần một thời gian khá dài. Vì vậy đôi khi nó gây nên một sự TTLP không đáng có. Nguồn nhân lực thường là các cán bộ trẻ, vì vậy họ có ít kinh nghiệm. Do đó việc quản lý cũng như xử lý số liệu, phạm vi nghiên cứu không được đúng trọng tâm. Việc này cũng gây nên một sự TTLP tương đối lớn. Chúng ta có thể kể đến các công trình do thiếu sự quan trắc, xử lý số liệu dẫn đến đầu tư sai lầm. Được đầu tư với kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhưng các dự án cải thiện ô nhiễm môi trường ở TP Đà Nẵng gần như không phát huy được tác dụng, mặc cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải, không khí trên địa bàn ngày càng trầm trọng thêm. Điển hình trong số các dự án cải thiện môi trường không hiệu quả đó là Nhà máy xử lý nước thải KCN Hoà Khánh, Dự án bãi rác Khánh Sơn mới và Dự án thoát nước vệ sinh thành phố. Do công tác xác định, nghiên cứu thị trường còn nhiều thiếu sót dẫn đến dự án không phát huy được hết công năng của nó. Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường, trước khi quyết định đầu tư vào một sản phẩm mới các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả khi thực hiện. Vì thế khâu nghiên cứu thị trường cần được quan tâm đặc biệt. Việc này đôi khi làm các doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ ban đầu. Nếu doanh nghiệp nghiên cứu thị trường không đúng hướng sẽ dẫn đến thất bại trong đầu tư vào sản phẩm mới. Vì vậy việc tiếp cận sai thị trường và phối hợp không đồng bộ các công tác thăm dò thị trường sẽ gây tổn thất đặc biệt lớn trong quá trình đầu tư. 2. TTLP trong công tác xác định quy mô vốn và huy động vốn
- Vốn đầu tư cho dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Việc đầu tư được thực hiện trước khi dự án thực hiện cũng như trong quá trình dự án hoạt động Nguồn vốn cho dự án gồm có: + Nguồn vốn đầu tư trong nước: - Vốn nhà nước - Vốn của dân cư và tư nhân - Vốn của ngân hàng thương mại - Vốn trên thị trường tài chính + Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: - Vốn ODA - Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế - Vốn đầu tư trực tiếp FDI - Thị trường vốn quốc tế Việc TTLP trong việc huy động vốn có rất nhiều nguyên nhân, sau đây ta sẽ đi sâu vào vài nguyên nhân chính: 2.1.Việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước một cách phân tán, dàn trải dẫn đến việc thi công dở dang, chậm tiến độ dẫn đến TTLP vốn đầu tư. Thực trạng này diễn ra một cách phổ biến ở nước ta, có thể kể đến rất nhiều trường hợp điển hình. Năm 2005 có 2.280 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,2% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm, trong đó 48 dự án nhóm A chậm tiến độ, chiếm 11,54% tổng số các dự án nhóm A thực hiện đầu tư trong năm; năm 2006 có 3.595 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,1%, trong đó có 25 dự án nhóm A (8,28%); năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,9%, trong đó có 19 dự án nhóm A (7,88%).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Sao Việt”
53 p | 3032 | 1960
-
Đề án "Quản lý dự án đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam""
54 p | 1049 | 387
-
LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trong điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam
85 p | 463 | 194
-
LUẬN VĂN: Khái quát một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty Xây dựng số 6
57 p | 621 | 136
-
Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư: Lãng phí và thất thoát trong đầu tư
29 p | 492 | 117
-
Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp "
60 p | 525 | 100
-
Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống
60 p | 267 | 90
-
Báo cáo thực tập “Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống”
60 p | 295 | 85
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà
89 p | 135 | 34
-
Đề tài:"Thất thoát lãng phí nói chung và chỉ đi sâu vào thất thoát, lãng phí"
30 p | 138 | 33
-
Luận văn báo cáo đề tài : Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ vận tãi Hiệp Phương
90 p | 104 | 32
-
LUẬN VĂN: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp theo phương thức khoán
28 p | 126 | 30
-
ĐỀ TÀI " VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG "
4 p | 142 | 28
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư XDCB
43 p | 179 | 24
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư XDCB
42 p | 94 | 13
-
Thực tế phân tích tình hình tài chính tại Cty Sao Việt - 1
8 p | 58 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long
17 p | 30 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn