intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THẬT VÀ GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay cả Giám đốc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội cũng không biết rõ có bao nhiêu tác phẩm và hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng này, dưới quyền quản lý của ông, là chính bản và bao nhiêu bản copy vô cùng khéo léo là bản nhái. Nhưng ông nói ông sẽ cố gắng tìm cho ra vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THẬT VÀ GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM

  1. THẬT,GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM
  2. Ngay cả Giám đốc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội cũng không biết rõ có bao nhiêu tác phẩm và hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng này, dưới quyền quản lý của ông, là chính bản và bao nhiêu bản copy vô cùng khéo léo là bản nhái. Nhưng ông nói ông sẽ cố gắng tìm cho ra vấn đề.
  3. Nhiều tác phẩm tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có thể là những bản sao được thực hiện để trưng bày thay thế những nguyên bản trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Giờ đây không rõ bức nào là thật, bức nào là giả nữa. Bùi Thanh Phương ở nhà cùng những tác phẩm của cha anh, Bùi Xuân Phái, gọi bước chuyển đổi mỹ thuật không được theo dõi, giám sát này là một “tai hoạ”. Hiện có khoảng 20.000 hiện vật treo trên tường, đặt trong các phòng trưng bày và cất trong kho, bao gồm các tranh, tượng, tác phẩm sơn mài, gốm, các tượng cổ và các đồ mỹ nghệ truyền thống. Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Trương Quốc Bình nói: “Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện một cuộc rà soát lại một cách toàn diện các hiện vật trưng bày và cất trong kho của chúng tôi. Sau khi chúng tôi đánh giá được toàn bộ các hiện vật, chúng tôi sẽ ghi rõ hiện vật ấy có phải là nguyên bản hay không.” Ông Bình đã và đang giải quyết nhiều vấn đề về tính xác thực của các tác phẩm mỹ thuật trong Bảo tàng. Các giám tuyển mỹ thuật và các nghệ sĩ đã ý thức được việc này nhiều năm rồi, nhưng mãi tới tháng 4 vừa qua, nó mới trở thành vấn đề được công chúng bàn luận nhiều, khi nó được nêu lên tại một hội nghị về bản quyền tổ chức tại Đà Nẵng.
  4. Phần lớn tình trạng lẫn lộn này là di sản của cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, kết thúc năm 1975, và cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Trung Hoa năm 1979, ở mức độ nhẹ hơn. Cuối những năm 1960, sợ rằng Mỹ sẽ ném bom Hà Nội, các quan chức bảo tàng đã sơ tán hàng trăm tác phẩm quan trọng về nông thôn cất giữ cho an toàn. Để thế vào chỗ của chúng trên các bức tường trưng bày, viện bảo tàng đã đặt các bản tranh chép: một số do chính các tác giả nguyên bản vẽ lại, một số do những người tập sự của các nghệ sĩ chép, một số do chính các nghệ sĩ chuyên chép tranh tay nghề cao, công tác tại phòng phục chế của bảo tàng đảm nhiệm. Tất cả đều là những bản sao trứ danh - hoặc còn gọi là phiên bản, như người Việt vẫn thường gọi những họa phẩm do chính tác giả của chúng sao chép lại. . Nhưng giờ đây, “nó là cả một tai hoạ” Bùi Thanh Phương, con trai của Bùi Xuân Phái là một họa sĩ nổi tiếng nói: “Người xem không dám chắc liệu những gì họ đang nhìn thấy là thật hay giả nữa.” Ông Phương nói ông không biết rõ bức nào trong số 7 bức được trưng bày trong bảo tàng là do chính cha ông vẽ nữa. Cha ông đã qua đời năm 1988. Ông Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội, người đã đọc tham luận gây tranh cãi tại hội nghị về bản quyền tác giả hồi tháng 4, cho biết trong một số trường
  5. hợp rõ ràng là ta không thể nắm được các nguyên bản hay các phiên bản được đem sơ tán cất giấu nữa. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, ông Bảo nói: “Do không có chuyện giám sát, nên khi các nghệ sĩ đem tranh về nhà họ có thể sao làm nhiều bản. Họ rất có thể giữ lại nguyên bản. Ta không có cách nào nắm được cả” Tại hội nghị, ông đã nói với cử tọa rằng: “Do công tác quản lý kém, viện bảo tàng đã mất nhiều tác phẩm nguyên bản trong thời gian đó,” rồi ông nói thêm rằng các cán bộ nghiên cứu không được phép kiểm tra tác phẩm “trong khi công chúng không biết rằng đấy là những phiên bản sao chép” Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn lý do tại sao ông lại nêu vấn đề đó vào lúc này, sau bao năm im ắng, lặng thinh, thì ông đáp: “Giờ đây, chúng tôi được tự do, dân chủ hơn và chúng tôi lên tiếng muốn bảo đảm rằng viện bảo tàng không còn trưng bày những bản sao nữa.” Nguyễn Quí Đức, chủ một gallery nhỏ chuyên “lăng-xê” các nghệ sĩ trẻ, đã nói sự cởi mở mới này đối với các kho tàng mỹ thuật của đất nước đã có thể diễn ra theo tinh thần của một chính sách gọi là “hội nhập”.
  6. Ông Đức nói “Hiện nay, “hội nhập” là một từ thường xuyên trên cửa miệng mọi người”, trong lúc Việt Nam tìm cách hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tuân thủ các tiêu chuẩn và các tập quán quốc tế. Ông Đức nói tiếp: “ Về cơ bản đó là một khẩu hiệu kinh tế, nhưng tôi thấy nó được áp dụng trong khắp các lĩnh vực. Nếu chúng tôi muốn hội nhập với thế giới, thì chúng tôi phải bắt đầu sửa sai những vấn đề này.” Những điều bí hiểm về viện bảo tàng này là một phần của vấn đề rộng lớn hơn về tính xác thực, nó đã đe doạ giá trị của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các bản sao chép đã nở rộ kể từ đầu những năm1990 trở lại đây, khi nền kinh tế khép kín bỗng được rộng mở và mỹ thuật Việt Nam trở nên phổ biến ở nước ngoài. Xã hội đang đổi mới, và các nghệ sĩ nghiệm thấy rằng họ có thể kiếm được tiền nhiều gấp 3-4 lần bằng cách chép tranh của chính mình rồi đem bán. Các nhà sưu tầm cũng nhanh chóng bắt kịp phong trào, và kết quả là người ta ngờ vực cả nền mỹ thuật Việt Nam, theo lời ông Nguyễn Đỗ Bảo nói. Ông nói: “Câu hỏi đầu tiên các khách mua tranh người nước ngoài hỏi chúng tôi là “Bức này có phải là tranh thật không đấy?” Nhiều gallery, nhất là ở Hà Nội, phàn nàn với tôi vì tình trạng quảng bá kém cỏi này .”
  7. Một số nghệ sĩ trở nên giàu có bằng cách biến xưởng sáng tác của họ thành các xí nghiệp và thoải mái sao chép tranh - theo ý kiến của Nora Taylor, một chuyên gia về mỹ thuật Việt Nam, công tác tại Viện Mỹ thuật Chicago. Nói về một họa sĩ trẻ tuổi nổi tiếng nọ, bà Nora Taylor cho biết: “Anh ấy có cả một nhà máy ùn ùn sản xuất ra tranh. Như bức Thiếu phụ với con Chim (Woman with a Bird), rất nhiều người có bức Thiếu phụ với con Chim. Ta không biết được những bức này là do chính họa sĩ vẽ ra hay do một sinh viên mỹ thuật sao chép lại, nhưng chúng được bày bán khắp nơi. Giờ đây, anh ta giàu sụ, có cả một biệt thự và một chiếc xe Mercedes”. Bà Taylor nói thêm: “Ngoài ra, Việt Nam chưa hề có một nền văn hóa lưu trữ tư liệu mạnh mẽ và chứng cứ về nguồn gốc hẳn hoi. Các tác phẩm cổ điển được sao chép vô tội vạ, mà không cần quan tâm đến vấn đề chính danh, nhằm mục đích trưng bày được rộng rãi hơn.” Nhiều “nguyên bản” khác nhau của một tác phẩm nổi tiếng, Chơi ô ăn Quan của Nguyễn Phan Chánh, giờ đây đang được bày tại các gallery ở cả Singapore lẫn Nhật Bản, theo lời bà Taylor cho biết. Còn theo các chuyên gia về mỹ thuật Việt Nam, ít nhất cũng có 3 phiên bản của bức Đêm Giao thừa bên Hồ Gươm (New Year’s Eve on Ho Guom Lakeshore) của
  8. Nguyễn Tư Nghiêm. Nhưng mỗi bức lại có những chi tiết nho nhỏ khác nhau, như về số người hoặc số cây cối chẳng hạn. Có lẽ tất cả đều là giả mạo, mà cũng có thể chúng đều được coi là nguyên bản cả. Khi Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở cửa lần đầu tiên vào năm 1966, theo lời ông Nguyễn Xuân Tiệp, nguyên phó giám đốc bảo tàng, viện đã không thể tiếp cận rất nhiều các cổ vật mà viện muốn trưng bày, như những bức tượng Phật cổ điển được lưu giữ tại các chùa chiền. Và thế là viện cứ đúc các bản sao để trưng bày. Ông Tiệp, người đã từng công tác 28 năm tại viện bảo tàng này, cho biết: “Kể từ ngày mở cửa viện bảo tàng đến nay, chúng tôi có cả những nguyên bản lẫn phiên bản -” Giờ đây, ngay cả cán bộ của viện cũng không dám chắc bức nào là tác phẩm chính gốc nữa. Theo nguyên Giám đốc Trương Quốc Bình, chỉ riêng vấn đề xác minh những tác phẩm nổi tiếng nhất của viện bảo tàng sẽ là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao. Ông nói: “Chúng tôi sẽ thành lập một Trung tâm Giám định Tác phẩm Mỹ thuật. Chức năng của Trung tâm là kiểm tra và giám định tất cả các hiện vật trong bảo tàng, để rồi chúng tôi có thể ghi rõ: “nguyên bản hay phiên bản”.
  9. Ông cũng cho biết viện bảo tàng đang cố gắng mua sắm các thiết bị khoa học hiện đại để kiểm tra tuổi của vật liệu. Ông nói thêm: “Đây là một công việc vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức chuyên môn.” Sau đó, ông tuyên bố, bằng một thứ tiếng Anh nhát gừng, đứt quãng : “Trong tương lai, hoặc một tương lai không xa, chúng tôi sẽ cố gắng làm được việc đó!”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2