TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ TINH DỊCH<br />
THEO MÙA<br />
<br />
THEO TUỔI VÀ<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Hà*; Nguyễn Xuân Hợi**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến hành trên 4.206 mẫu tinh dịch của bệnh nhân (BN) đến xét nghiệm tại Trung<br />
tâm Hỗ trợ Sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá sự thay<br />
đổi các thông số tinh dịch theo tuổi và theo mùa. Kết quả: nhóm tuổi > 50 có suy giảm về chất<br />
lượng tinh dịch, với tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường và tỷ lệ<br />
tinh trùng sống thấp nhất (lần lượt là 29,86 ± 19,01%; 4,27 ± 3,31%; 69,49 ± 16,54%). Chúng tôi<br />
cũng nhận thấy tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường cao nhất vào mùa xuân (51,1%) và thấp nhất<br />
vào mùa hạ (44,7%). Mùa xuân có mật độ tinh trùng cao hơn mùa hạ và mùa thu, trong đó mật độ<br />
tinh trùng giảm thấp nhất vào mùa thu (65,48 ± 57,23 triệu/ml). Mùa xuân có tỷ lệ tinh trùng di<br />
động tiến tới cao nhất (43,29 ± 19,81%), mùa hạ có tỷ lệ thấp nhất (41,09 ± 20,39%). Tỷ lệ tinh<br />
trùng sống và hình thái tinh trùng bình thường thấp nhất vào mùa thu.<br />
* Từ khóa: Tinh trùng; Tinh dịch.<br />
<br />
Impact of Seasonal Variation and Age on Human Sperm Parameters<br />
Summary<br />
The aim of this study was to investigate the relationships of human sperm parameters with<br />
season and age. Our population consisted of 4,206 semen samples from patients who<br />
presented to the IVF and Tissue Engineering Center, Hanoi Medical University Hospital for<br />
semen evaluation. Results: There was a significant decrease of sperm parameters in the group<br />
> 50 years old, with percentages of progressive mobility, normal morphology, and vitality were<br />
the lowest in this group (29.86 ± 19.01%, 4.27 ± 3.31%, 69.49 ± 16.54%, respectively). The number<br />
of normal sperm samples was highest in the spring (51.1%) and the lowest in the summer (44.7%).<br />
Higher median sperm concentrations in the spring as compared to the fall and the summer. The<br />
peak sperm progressive mobility rate was in the spring (43.29 ± 19.81%) and lowest in the<br />
summer (41.09 ± 20.39%). There were also seasonal variations in sperm morphology and vitality<br />
parameters. The median percent normal morphology and vitality were lowest in fall.<br />
* Keywords: Sperm; Semen.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khả năng sinh sản của nam giới phụ<br />
thuộc vào số lượng và chất lượng tinh<br />
trùng mỗi lần xuất tinh. Phương pháp phổ<br />
<br />
biến nhất để đánh giá chức năng sinh sản<br />
của nam giới nói chung và chức năng tinh<br />
trùng nói riêng là xét nghiệm tinh dịch đồ,<br />
với kỹ thuật chuẩn và đủ các thông số cần<br />
thiết [8]. Tinh dịch đồ ngày nay đ trở thành<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
** Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Mạnh Hà (nguyenmanhha@hmu.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017<br />
<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
một xét nghiệm thường quy ở đa số các<br />
labo hỗ trợ sinh sản. Mẫu tinh dịch có thể<br />
đánh giá bằng máy và phương pháp thủ<br />
công. Thách thức đặt ra là làm sao khắc<br />
phục được những sai số chủ quan trong<br />
đánh giá bằng phương pháp này. Để giải<br />
quyết vấn đề đó, năm 1980, WHO đ đưa<br />
ra những tiêu chuẩn chung cho đánh giá<br />
xét nghiệm tinh dịch người. Trải qua hơn<br />
30 năm với nhiều chỉnh sửa phù hợp,<br />
phiên bản V của Cẩm nang hướng dẫn về<br />
xét nghiệm chẩn đoán và xử lý tinh dịch<br />
người (2010) đ hình thành những tiêu<br />
chuẩn chung cho các bệnh viện, phòng xét<br />
nghiệm nam khoa trên toàn thế giới nói<br />
chung và tại Việt Nam nói riêng.<br />
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá<br />
trình sinh tinh, trưởng thành và khả năng<br />
tồn tại của tinh trùng. Các hormon GnRH,<br />
FSH, LH, GH, testosterol, inhibin trực tiếp<br />
tham gia điều hòa quá trình sinh tinh, đảm<br />
bảo số lượng và chất lượng tinh trùng.<br />
Nhiệt độ ảnh hưởng tới cả quá trình sinh<br />
tinh và hoạt động của tinh trùng khi được<br />
phóng thích vào cơ quan sinh dục nữ.<br />
Các tác nhân khác như rượu, ma túy và<br />
chất kích thích, tia phóng xạ, virut (quai bị),<br />
stress… tác động xấu đến quá trình sinh<br />
tinh và chất lượng tinh trùng. Trong những<br />
năm gần đây, nhiều tác giả trên thế giới<br />
hướng đến tìm hiểu sâu hơn về các yếu<br />
tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch,<br />
trong đó có độ tuổi của nam giới và mùa.<br />
Tại Việt Nam, đ có một số công trình<br />
nghiên cứu về chất lượng tinh dịch.<br />
Các nghiên cứu thực hiện trên nhiều nhóm<br />
đối tượng khác nhau, bước đầu cho thấy<br />
cách nhìn khái quát về đặc điểm tinh dịch<br />
đồ, xu hướng thay đổi của các thông số<br />
102<br />
<br />
và mối liên quan giữa thay đổi chất lượng<br />
tinh dịch đồ và tình trạng vô sinh ngày<br />
càng tăng. Tuy nhiên, kết quả của những<br />
nghiên cứu này không thống nhất. Hossain<br />
và CS (2012) nhận xét cùng với sự tăng<br />
lên của tuổi, cả thể tích tinh dịch và<br />
số lượng tinh trùng đều giảm [4]. Theo<br />
Nguyễn Thị Minh Tâm (2014), không có<br />
sự khác biệt rõ rệt về chất lượng tinh<br />
trùng ở các nhóm tuổi [2]. Các thông số<br />
tinh dịch thay đổi theo mùa cũng rất khác<br />
nhau tuỳ từng nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Góp phần<br />
xác định thay đổi các thông số tinh dịch<br />
theo mùa và lứa tuổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Các mẫu tinh dịch của BN làm xét nghiệm<br />
tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản và Công nghệ<br />
mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ<br />
tháng 12 - 2015 đến 11 - 2016.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Quy ước<br />
các mùa trong năm như sau: mùa xuân:<br />
từ 01 - 2 đến 30 - 4; mùa hạ: từ 01 - 5<br />
đến 31 - 7; mùa thu: từ 01 - 8 đến 31 - 10;<br />
mùa đông: từ 01 - 11 đến 31 - 1 [3].<br />
BN kiêng giao hợp từ 2 - 7 ngày trước<br />
khi làm xét nghiệm. Tinh dịch được lấy<br />
bằng tay như thủ dâm và xuất tinh trực<br />
tiếp vào lọ đựng mẫu. Lọ đựng mẫu đặt<br />
trên bàn thao tác hay trong tủ ấm (370C)<br />
trong thời gian chờ ly giải 30 - 60 phút<br />
trước khi làm xét nghiệm. Tiến hành đánh<br />
giá và phân loại mẫu tinh dịch đồ bình<br />
thường và bất thường theo tiêu chuẩn WHO<br />
(2010) [5].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Thay đổi tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường,<br />
bất thường theo tuổi của người chồng.<br />
- Thay đổi mật độ, độ di động, hình thái<br />
tinh trùng, tỷ lệ sống chết theo tuổi người<br />
chồng.<br />
- Thay đổi tỷ lệ mẫu tinh dịch bình thường,<br />
bất thường theo các mùa.<br />
- Thay đổi mật độ, độ di động, hình thái<br />
tinh trùng, tỷ lệ sống chết theo các mùa.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu:<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 20.0. Sử dụng phương pháp tính<br />
giá trị trung bình, phương sai, trung vị,<br />
khoảng tứ phân vị, phân tích sự khác biệt<br />
bằng test khi bình phương, kiểm định<br />
Kruskal Wailis, kiểm định Mann - Whitney<br />
cho so sánh số liệu bất đối xứng.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Đây là nghiên cứu mô tả không can<br />
thiệp nên không ảnh hưởng tới kết quả.<br />
Đối tượng nghiên cứu đều tình nguyện<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu<br />
theo nhóm tuổi.<br />
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu,<br />
những người xét nghiệm ở độ tuổi 20 - 40<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (85%) và phân bố ở<br />
hai nhóm tuổi 20 - 29; 30 - 39 tuổi với tỷ lệ<br />
xấp xỉ nhau. Độ tuổi 40 - 49 chiếm 9,2%;<br />
độ tuổi < 20 tuổi chiếm 4,4%. Chỉ có 1,4%<br />
người xét nghiệm ở độ tuổi > 50.<br />
Bảng 1: Phân bố các mẫu xét nghiệm<br />
theo mùa.<br />
Các mùa trong<br />
năm<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
941<br />
<br />
22,4<br />
<br />
làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Trường hợp<br />
<br />
Mùa xuân<br />
<br />
mẫu tinh dịch có bất thường đều được<br />
<br />
Mùa hạ<br />
<br />
1.217<br />
<br />
28,9<br />
<br />
giải thích và tư vấn điều trị. Mọi thông tin<br />
<br />
Mùa thu<br />
<br />
1.206<br />
<br />
28,7<br />
<br />
842<br />
<br />
20,0<br />
<br />
4.206<br />
<br />
100<br />
<br />
liên quan đến chất lượng mẫu tinh dịch<br />
được giữ kín.<br />
<br />
Mùa đông<br />
Tổng<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Kết quả phân tích cho thấy các mẫu<br />
<br />
Từ tháng 12 - 2015 đến 11 - 2016,<br />
<br />
được thực hiện trong thời điểm mùa hạ<br />
<br />
chúng tôi thu được 4.206 mẫu tinh dịch,<br />
<br />
và mùa thu chiếm tỷ lệ cao nhất và tương<br />
<br />
với độ tuổi thấp nhất 15, cao nhất 64, tuổi<br />
<br />
đương nhau, lần lượt 28,9% và 28,7%.<br />
<br />
trung bình 30,72 ± 6,77.<br />
<br />
Mùa xuân chiếm 22,4%; mùa đông 20,0%.<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Có sự khác nhau giữa tỷ lệ tinh dịch<br />
đồ bình thường - bất thường theo từng<br />
nhóm tuổi. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường<br />
ở nhóm tuổi < 20, 20 - 30 tuổi, 30 - 40 tuổi,<br />
40 - 50 tuổi lần lượt là 58,2%; 51,6%;<br />
<br />
51,2%; 51,8%, không có sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tinh dịch đồ<br />
bất thường ở nhóm tuổi > 50 là 75,4%,<br />
giảm so với các nhóm tuổi còn lại<br />
(p < 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường và bất thường theo các nhóm tuổi.<br />
Bảng 2: Thay đổi một số thông số tinh dịch đồ theo lứa tuổi.<br />
n<br />
<br />
Mật độ<br />
(triệu/ml)<br />
<br />
Di động tiến tới<br />
(%)<br />
<br />
174<br />
<br />
77,55 ± 74,93<br />
<br />
42,5 ± 19,23<br />
<br />
5,27 ± 2,98<br />
<br />
79,32 ± 13,65<br />
<br />
20 - 29<br />
<br />
1.688<br />
<br />
71,44 ± 59,86<br />
<br />
43,66 ± 20,00<br />
<br />
5,05 ± 2,75<br />
<br />
80,81 ± 11,34<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
1.688<br />
<br />
70,96 ± 58,42<br />
<br />
42,24 ± 19,99<br />
<br />
5.08 ± 3,42<br />
<br />
78,65 ± 13,35<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
363<br />
<br />
76,03 ± 62,76<br />
<br />
39,84 ± 19,33<br />
<br />
5,21 ± 3,01<br />
<br />
77,74 ± 11,65<br />
<br />
> 50<br />
<br />
49<br />
<br />
70,27 ± 69,25<br />
<br />
29,86 ± 19,01*<br />
<br />
4,27 ± 3,31*<br />
<br />
69,49 ± 16,54*<br />
<br />
4.206<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p* < 0,05<br />
<br />
p* < 0,05<br />
<br />
p* < 0,05<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
< 20<br />
<br />
p<br />
<br />
Hình thái<br />
nh thƣờng (%)<br />
<br />
Tinh trùng sống<br />
(%)<br />
<br />
Mật độ tinh trùng, độ di động tiến tới, hình thái tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống theo<br />
lứa tuổi là những thông số quan trọng nhất để đánh giá khả năng thụ thai. Chúng tôi<br />
nhận thấy tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường, tỷ lệ<br />
tinh trùng sống ở nhóm tuổi > 50 thấp hơn các nhóm tuổi còn lại.<br />
Khi phân tích tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường - bất thường theo bốn mùa xuân,<br />
hạ, thu, đông, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường 104<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
bất thường giữa các mùa trong năm. Tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường giảm dần từ<br />
mùa xuân (51,1%) xuống thấp nhất vào mùa hạ (44,7%) rồi lại tăng dần và đạt 49,3%<br />
vào mùa đông. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 3: Sự thay đổi chất lượng tinh dịch đồ theo mùa.<br />
Bảng 3: Thay đổi một số thông số tinh dịch theo mùa trong năm.<br />
n<br />
<br />
Mật độ<br />
(triệu/ml)<br />
<br />
Tỷ lệ tinh trùng<br />
sống (%)<br />
<br />
941<br />
<br />
81,30 ± 62,91<br />
<br />
79,78 ± 12,61<br />
<br />
5,04 ± 2,62<br />
<br />
43,29 ± 19,81<br />
<br />
Hạ (2)<br />
<br />
1.217<br />
<br />
66,18 ± 56,41<br />
<br />
79,55 ± 12,28<br />
<br />
5,26 ± 2,95<br />
<br />
41,09 ± 20,39<br />
<br />
Thu (3)<br />
<br />
1.206<br />
<br />
65,48 ± 57,23<br />
<br />
78,99 ± 12,84<br />
<br />
4,80 ± 3,62<br />
<br />
42,68 ± 20,11<br />
<br />
842<br />
<br />
78,66 ± 65,36<br />
<br />
79,42 ± 12,25<br />
<br />
5,26 ± 2,91<br />
<br />
43,28 ± 19,25<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p(1,2) < 0,05<br />
p(1,3) < 0,05<br />
p(2,4) < 0,05<br />
p(3,4) < 0,05<br />
<br />
p(1,3) < 0,05<br />
<br />
p(2,3) < 0,05<br />
p(3,4) < 0,05<br />
<br />
p(1,2) < 0,05<br />
p(2,4) < 0,05<br />
<br />
Mùa<br />
Xuân (1)<br />
<br />
Đông (4)<br />
p chung<br />
<br />
p từng cặp<br />
<br />
Hình thái<br />
nh thƣờng (%)<br />
<br />
Di động tiến<br />
tới (%)<br />
<br />
Có sự khác biệt về mật độ tinh trùng giữa các mùa. Mùa xuân có mật độ tinh trùng<br />
cao nhất (81,30 ± 62,91 triệu/ml). Mật độ tinh trùng giảm thấp nhất vào mùa thu<br />
(65,48 ± 57,23 triệu/ml), rồi lại tăng trở lại vào mùa đông (78,66 ± 65,36 triệu/ml).<br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ tinh trùng sống thấp nhất vào mùa thu<br />
(78,99 ± 12,84%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa mùa xuân và mùa<br />
thu (p < 0,05). Di động tiến tới cũng có sự khác biệt giữa các mùa, trong đó mùa xuân<br />
có tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao nhất (43,29 ± 19,81%), mùa hạ lại có tỷ lệ<br />
thấp nhất (41,09 ± 20,39%) (p < 0,05). Mùa thu là mùa có hình thái tinh trùng bình<br />
thường thấp nhất (4,80 ± 3,62%), khác biệt có ý nghĩa khi so với mùa hạ và mùa đông<br />
(p < 0,05).<br />
105<br />
<br />