intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi Hầu hết những người trưởng thành cần ngủ khoảng 8 giờ một đêm để khi thức dậy cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo, người cao tuổi cũng vậy. Nhưng khi càng nhiều tuổi, chúng ta có thể gặp một vài rắc rối về giấc ngủ. Có nhiều cách để có thể ngủ tốt hơn hoặc ngủ đủ để cảm thấy mình được nghỉ ngơi đầy đủ. Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi? Người cao tuổi có thể cảm thấy buồn ngủ rất sớm vào buổi tối hoặc cảm thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

  1. Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi
  2. Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi Hầu hết những người trưởng thành cần ngủ khoảng 8 giờ một đêm để khi thức dậy cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo, người cao tuổi cũng vậy. Nhưng khi càng nhiều tuổi, chúng ta có thể gặp một vài rắc rối về giấc ngủ. Có nhiều cách để có thể ngủ tốt hơn hoặc ngủ đủ để cảm thấy mình được nghỉ ngơi đầy đủ. Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi? Người cao tuổi có thể cảm thấy buồn ngủ rất sớm vào buổi tối hoặc cảm thấy khó buồn ngủ khi đi ngủ, hoặc không thể ngủ được cả đêm. Họ cũng có thẻ thức giấc rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được nữa. Những vấn đề này có thể khiến cho người cao tuổi rất buồn ngủ vào ban ngày.
  3. Những nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi Nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Khi càng nhiều tuổi thì chu kỳ thức – ngủ dường như không hoạt động một cách hợp lý nữa. Một vài thói quen sống như: uống rượu, uống cà phê, hút thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thế do một số bệnh hoặc do đau khiến người bệnh không ngủ được hoặc do thuốc khiến cho người bệnh thức giấc. Người cao tuổi cũng như mọi lứa tuổi khác đều có thể bị một số rối loạn giấc ngủ như ngừng thở khi ngủ, hội chứng động đậy chân hoặc rối loạn cử động chi có tính chu kỳ. Chu kỳ thức – ngủ thay đổi như thế nào? Chu kỳ thức – ngủ thích hợp ở người khoảng 24 giờ. Đo nhiệt độ cơ thể và
  4. thời gian ngủ cũng như cấu tạo của giấc ngủ đã cho thấy những thay đổi theo thời gian giữa nhiệt độ cơ thể và chu kỳ thức – ngủ. Những chu kỳ sinh lý khác biệt như vậy xuất hiện có độ dài chu kỳ phụ thuộc thời gian. Các dao động được đồng bộ hóa một cách bình thường với nhau nhưng lại trở nên mất đồng bộ trong một số rối loạn giấc ngủ. Các rối loạn chu kỳ thức – ngủ có thể thoảng qua hoặc trường diễn. Loại thoảng qua hay gặp nhất là thay đổi múi giờ. Loại trường diễn được chia thành ba loại là: hội chứng pha ngủ muộn, hội chứng pha ngủ sớm, hội chứng thức – ngủ không theo chu kỳ 24 giờ. Người cao tuổi thường gặp kiểu pha ngủ sớm. Quá trình lão hóa dẫn đến những thay đổi đặc trưng trong thời gian ngủ và người cao tuổi thức dậy một cách tự nhiên sớm hơn vào buổi sáng, cảm thấy buồn ngủ, rồi đi ngủ sớm hơn vào buổi tối. Thuộc nhóm này còn gặp ở những người bị trầm cảm, lo âu. Họ ngủ rất sớm, thức giấc khoảng 4 - 5 giờ sáng, lo lắng và không thể ngủ tiếp được. Thay đổi cách thức làm việc và tập luyện đều đặn tốt hơn là dùng thuốc ngủ. Rượu và thuốc ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ? Việc sử dụng rộng rãi và lạm dụng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc ngủ, thuốc an dịu, hoặc uống rượu trước lúc đi ngủ…) có thể gây rối loạn giấc ngủ. Sự dung nạp hoặc ngừng thuốc có thể gây mất ngủ phụ thuộc thuốc. Các tác dụng gây ngủ ngắn hạn hoặc các hiệu quả duy trì giấc ngủ của thuốc mất đi và bản thân bạn hoặc bác sĩ thường tăng liều kết hợp với thuốc khác. Các biểu hiện giấc ngủ đặc hiệu có thể do cai thuốc một phần, thậm chí vẫn tiếp tục dùng thuốc và thường bị giải thích nhầm là hội chứng mất ngủ dai dẳng. Những người dùng thuốc ngủ thường xuyên và kéo dài bị rối loạn giấc ngủ do sự thức tỉnh thường xuyên kéo dài trên 5 phút, thường vào
  5. nửa đêm gần sáng. Vì hiệu quả của thuốc giảm đi, hiện tượng cai thuốc một phần xảy ra mỗi đêm và góp phần gây thức giấc sớm vào buổi sáng. Ngừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc liều cao hàng ngày có thể gây ra rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện ban ngày như bồn chồn, căng thẳng thần kinh, đau cơ toàn thân, trong trường hợp nặng có các triệu chứng cai thuốc như lú lẫn, ảo giác, có giật. Uống rượu nặng trong thời gian dài cũng như hưởng nặng nền đến giấc ngủ. Nếu bạn ngừng rượu đột ngột có thể kéo dài thời điểm buồn ngủ, giảm lượng ngủ toàn bộ; nặng có thể phát triển hội chứng cai rượu nhiếm độc cấp tính. Nếu ngừng từ từ, bất thường giấc ngủ có thể xảy ra một vài tuần và hầu hết đều trở về bình thường trong còng 2 tuần. Ngừng thở khi ngủ là gì? Người ngừng thở khi ngủ thường ngáy rất to, họ ngừng thở khoảng 10 – 30 giây trong khi ngủ rồi bắt đầu thở lại với tiếng ngáy. Điều này xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm. Mỗi lần như vậy đều gây thức giấc ít nhiều. Ngừng thở khi ngủ có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu vào ban ngày. Ngoài ra ngừng thở khi ngủ cũng làm cho bệnh tăng huyết áp và bệnh tim tồi tệ hơn. Giai đoạn ngừng thở có thể làm giảm bão hoà oxy, nhịp tim thay đổi hoặc vô tâm thu ngắn. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có thể do trung tâm điều hòa hô hấp bị ảnh hưởng trong béo phì hoặc hẹp đường thở trên do amidan phì đại, xương hàm ngắn hoặc khối u mô mềm của họng hầu. Bệnh thần kinh cơ của cơ hô hấp cũng có thể là một nguyên nhân góp phần. Không có bất thường mũi họng khi thức gợi ý vai trò thiếu đồng bộ của đường hô hấp trong bệnh sinh của ngừng thở khi ngủ. Nếu bạn bị ngừng thở khi ngủ và bạn tăng cân thì việc giảm cân là hữu ích.
  6. Nằm nghiêng khi ngủ, ngừng uống rượu hoặc không đùng thuốc ngủ nữa cũng có ích. Nhiều người bị ngừng thở khi ngủ có thế cần mang mặt nạ mũi vào ban đêm để giữ cho đường thở thông suốt. Điều trị bằng mặt nạ được gọi là áp lực đường thở dương liên tục. Điều này giúp cho bạn thở bình thường trong khi ngủ. Phẫu thuật có thể giúp một số người bị ngừng thở khi ngủ. Hội chứng động đậy chân là gì? Đây là cảm giác buồn bực, chủ yếu ở chân khiến bạn cảm thấy muốn động đậy chân hoặc thậm chí đi loanh quanh. Cảm giác này rõ rệt hơn vào buổi tối khi bạn nghỉ ngơi. Thường nhất là vào ban đêm sau khi bạn đã đi ngủ. Người cao tuổi thường gặp vẫn đề này hơn. Nếu bạn bị hội chứng này, đặt một cái đệm nóng hoặc lạnh dưới chân bạn hoặc ngâm chân nước nóng hoặc lạnh có thể làm giảm triệu chứng của bạn. Một số người nhận thấy các kĩ thuật thư giãn cũng có thể hữu ích. Bạn cũng có thể tự xoa bóp chân, bàn chân, ngón chân trước khi đi ngủ. Một vài loại thuốc cũng có thể có tác dụng nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Rối loạn cử động chi có tính chu kỳ là gì? Người bị rối loạn này có các cử động định hình, lặp lại của gập mu bàn chân, ngón chân đôi khi gập cả khớp gối và háng ở một hoặc cả hai chân nhiều lần trong khi ngủ. Tự bản thân không thể biết điều này trừ khi người ngủ cùng nói cho bạn biết. Rối loạn này có thể khiến bạn bị buồn ngủ vào ban ngày. Hội chứng này gặp trong nhiều loại rối loạn giấc ngủ. Các biểu hiện thường
  7. là thứ phát của rối loạn chu kỳ thức – ngủ hơn là biểu hiện của rối loạn nguyên phát. Cơ chế gây ra chưa rõ. Một số người mắc hội chứng động đậy chân cũng bị cả rối loạn cử động chân có tính chu kỳ. Thuốc có tác dụng trong cả hai trường hợp này. Có thể làm gì để ngủ tốt hơn? - Cố gắng đi ngủ sớm và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày. - Cố gắng không ngủ trưa quá 20 phút. - Không uống đố uống có cà phê sau bữa ăn trưa. - Không uống rượu vào buổi tối. Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng nó lại làm cho bạn tỉnh giấc vào giữa đêm. - Không nằm trên giường quá lâu để cố gắng ngủ. Sau khoảng 30 phút mà vẫn chưa ngủ được thì hãy dậy và làm việc gì đó nhẹ nhàng trong một lúc như là đọc sách, hoặc nghe nhạc nhẹ rồi quay trở lại đi ngủ khi đã buồn ngủ. - Hỏi bác sĩ xem liệu loại thuốc bạn đang dùng có khiến bạn mất ngủ không? - Đi khám bác sĩ nếu thấy đau hoặc bệnh tật làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. - Cố gắng luyện tập một ít mỗi ngày. Luyện tập có thể giúp người cao tuổi dễ ngủ hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2