intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi tình trạng dinh dưỡng trong quá trình điều trị hóa chất trên bệnh nhân ung thư phổi tại Bệnh viện K năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình hóa trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi tình trạng dinh dưỡng trong quá trình điều trị hóa chất trên bệnh nhân ung thư phổi tại Bệnh viện K năm 2022

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH CHANGE OF NUTRITIONAL STATUS DURING CHEMOTHERAPY IN LUNG CANCER PATIENTS AT NATIONAL CANCER HOSPITAL IN 2022 Nguyen Thi Thanh1,*, Hoang Viet Bach1, Nguyen Thi Thanh Hoa1, Dang Bao Ngoc1, Le Tran Mai Anh1, Le Thi Huong2 Vietnam National Cancer Hospital - 30 Cau Buou street, Tan Trieu commune, Thanh Tri district, Hanoi, Vietnam 1 2 Hanoi Medical University - No.1, Ton That Tung street, Khuong Thuong commune, Dong Da district, Hanoi, Vietnam Received 01/03/2023 Revised 20/03/2023; Accepted 17/04/2023 ABSTRACT Objective: Describe changes in nutritional status and side effects affecting nutrition of lung cancer patients during chemotherapy. Subjects and methods: A prospective descriptive study on lung cancer patients receiving adjuvant chemotherapy after surgery. Results: 14.3% and 8.6% of malnourished and overweight patients according to BMI before chemotherapy, decreased to 11.4% and 0% respectively after chemotherapy. According to PG- SGA, the risk of malnutrition before and after treatment is 33.3% and 28.6%, respectively. The most common side effects are loss of appetite, fear of the smell of food, and fatigue. Conclusion: The patient’s nutritional status improved after chemotherapy. During chemotherapy, patients may experience many side effects that affect nutrition. Key words: Nutritional status, lung cancer, side effects. *Corressponding author Email address: bsthanhnguyen0915bn@gmail.com Phone number: (+84) 985 368 491 1
  2. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2022 Nguyễn Thị Thanh1,*, Hoàng Việt Bách1, Nguyễn Thị Thanh Hòa1, Đặng Bảo Ngọc1, Lê Trần Mai Anh1, Lê Thị Hương2 1 Bệnh viện K - 30 đường Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Y Hà Nội - Số 1 phố Tôn Thất Tùng, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 01 tháng 03 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 20 tháng 03 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 17 tháng 04 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình hóa trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật. Kết quả: 14,3% và 8,6% bệnh nhân SDD và thừa cân béo phì theo BMI trước điều trị, giảm xuống lần lượt là 11,4% và 0% sau điều trị. Theo PG-SGA, tỉ lệ nguy cơ SDD trước và sau điều trị lần lượt là 33,3% và 28,6%. Các tác dụng phụ hay gặp nhất là chán ăn, sợ mùi thức ăn, mệt mỏi. Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân cải thiện sau quá trình hóa trị. Trong thời gian điều trị hóa chất, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, ung thư phổi, tác dụng phụ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thể là do khối u hoặc các triệu chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị dẫn đến làm tăng dị hóa, giảm Theo GLOBOCAN 2020, ung thư phổi (UTP) là loại lượng thực phẩm đưa vào. Bệnh nhân UTP gặp nhiều ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới [4]. Cho đến nay, tỉ triệu chứng tác động đến dinh dưỡng hơn các bệnh lệ bệnh nhân UTP phát hiện ở giai đoạn muộn còn cao nhân ung thư khác và số lượng triệu chứng thay đổi và tỉ lệ sống thêm của bệnh nhân UTP còn thấp. Do đó, nhiều qua quá trình bệnh lý [5]. So sánh với các bệnh việc chăm sóc, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân nhân ung thư khác, bệnh nhân UTP có tỷ lệ SDD cao hơn với 69% so với 57% và 45% ở bệnh nhân ung thư UTP được chú trọng, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng. đại trực tràng và ung thư đầu cổ. Tình trạng SDD của Bệnh nhân UTP là nhóm có nguy cơ cao bị suy dinh bệnh nhân UTP tiếp tục có xu hướng tăng lên sau quá dưỡng (SDD). Nguyên nhân SDD ở bệnh nhân UTP có trình điều trị. Cherminti Ben Adallab và CS theo dõi sự *Tác giả liên hệ Email: bsthanhnguyen0915bn@gmail.com Điện thoại: (+84) 985 368 491 2
  3. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 thay đổi tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân - Bệnh nhân mắc kèm một loại ung thư khác hoặc đã UTP sau 3 chu kì hóa trị cho kết quả tình trạng SDD từng trải qua hóa trị hoặc xạ trị trước đó. tăng từ 47% lên 77% theo công cụ NRI [6]. - Bệnh nhân mắc các khuyết tật ảnh hưởng đến cân đo Tình trạng SDD có nhiều tác động xấu cho bệnh nhân. chỉ số nhân trắc như gù, mất chi thể… Bệnh nhân SDD sẽ có nguy cơ cao bị giảm chức năng - Không điều trị đủ phác đồ 4 chu kì miễn dịch, giảm đáp ứng và dung nạp với các phương pháp điều trị, giảm chất lượng sống, tăng chi phí điều - Bệnh nhân mắc các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo trị… Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân UTP đường, rối loạn mỡ máu, gout. bị SDD ngắn hơn so với bệnh nhân không bị SDD. Địa điểm: Khoa Nội 1, Nội 2- Bệnh viện K Cơ sở 3 Trên bệnh nhân phẫu thuật UTP bị SDD, thời gian nằm viện cũng kéo dài hơn, thời gian sống không bệnh Thời gian: Từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 11 năm tật của nhóm thấp cân cũng ngắn hơn nhóm thừa cân 2022 hoặc béo phì. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Bệnh Tại Việt Nam và tại Bệnh viện K, số liệu về SDD trên nhân được đánh giá TTDD lần đầu vào điều trị hóa chất bệnh nhân UTP còn hạn chế. Sự thay đổi TTDD qua (T1), sau đó trước khi bệnh nhân lên điều trị lần tiếp quá trình hóa trị của bệnh nhân chưa được khảo sát. theo, gọi điện thoại cho bệnh nhân để hỏi về các tác Để tìm hiểu tác động của hóa chất đối với TTDD của dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng gặp phải trong lần bệnh nhân UTP, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm truyền vừa qua. Khi bệnh nhân vào điều trị lần thứ 4 mục tiêu: Mô tả sự thay đổi TTDD của bệnh nhân UTP (T2), đánh giá lại TTDD của bệnh nhân. trước và sau khi điều trị hóa chất và tác dụng phụ liên Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện các quan đến dinh dưỡng trong quá trình điều trị hóa chất. bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. Kết quả thu được 35 bệnh nhân. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi nghiên cứu được thiết kế riêng Đối tượng: Bệnh nhân UTP điều trị hóa chất bổ trợ sau Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập phẫu thuật được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Tiêu chuẩn lựa chọn: Epidata 3.1. Các phân tích được thực hiện bằng phần mềm STATA 12.0. Các thống kê mô tả và suy luận đều - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán UTP đã được được thực hiện với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05. Sử phẫu thuật và bắt đầu điều trị hóa chất dụng các test thống kê để đánh giá sự khác biệt giữa các - Bệnh nhân có thể nghe gọi điện thoại được tỷ lệ như χ2/Fisher’s exact test. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ 3. KẾT QUẢ 3
  4. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (N=35) Đặc điểm n % Nam 24 68,6 Giới tính Nữ 11 31,4 Dưới 50 tuổi 7 20,0 Nhóm tuổi 50-59 10 28,57 Từ 60 tuổi 18 51,4 Giai đoạn I 12 34,3 Giai đoạn II 12 34,3 Giai đoạn bệnh Giai đoạn III 10 28,6 Giai đoạn IV 1 2,8 Nhận xét: Nghiên cứu có 35 bệnh nhân tham gia. Tỉ lệ chiếm 80% và nhóm từ 60 tuổi chiếm 51,4%. Phần lớn nam giới và nữ giới lần lượt là 68,6% và 31,4%. Tuổi nhóm bệnh nhân ở giai đoạn sớm là giai đoạn I và II, trung bình là 58,3 ± 8,7, với nhóm từ 50 tuổi trở lên đều chiếm 34,3%. Giai đoạn IV chiếm 2,8%. Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI trước và sau điều trị Nhận xét: Theo BMI trước điều trị, tình trạng SDD tình trạng SDD và thừa cân béo phì giảm còn 11,4% chiếm 14,3%, thừa cân béo phì là 8,6%. Sau điều trị và 0%. 4
  5. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 Bảng 2. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo PG-SGA trước và sau điều trị Phân loại T1 T2 PG-SGA n % n % PG-SGA A 23 65,7 27 77,1 PG-SGA B 7 20,0 8 22,9 PG-SGA C 5 14,3 0 0 Tổng 35 100 35 100 Nhận xét: Theo PG-SGA, tỉ lệ nguy cơ SDD trước điều lệ này giảm xuống 22,9% và không có bệnh nhân nguy trị là 34,3% với 14,3% là nguy cơ nặng. Sau điều trị, tỉ cơ nặng. Bảng 3. Thay đổi cân nặng, BMI, điểm PG-SGA trước và sau điều trị Đặc điểm Cân nặng BMI Điểm PG-SGA ± SD 54,5±7,91 20,89±2,40 5±4,79 T1 Min-Max 41-78 16-26,1 1-15 ± SD 54,6±8,16 20,94±2,48 3,7±3,24 T2 Min-Max 40-75 16-27,2 1-11 p* >0,05 >0,05 >0,05 * Kiểm định Sign test trị này tăng lên 54,6 kg và 20,94 kg/m2. Điểm PG-SGA sau điều trị thấp hơn so với trước điều trị, tuy nhiên sự Nhận xét: Trước điều trị, cân nặng và BMI trung bình khác biệt không có ý nghĩa thống kê. lần lượt là 54,5 kg và 20,89 kg/m2. Sau điều trị, các giá Bảng 4. Tỉ lệ gặp một số tác dụng phụ liên quan đến dinh dưỡng qua các lần (N=35) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Tác dụng phụ n % n % n % Chán ăn 22 62,9 26 74,3 27 77,1 Sợ mùi thức ăn 19 54,3 19 54,3 20 57,1 Mệt mỏi 18 51,4 17 48,6 19 54,3 Táo bón 13 37,1 11 31,4 12 34,3 Buồn nôn 10 28,6 16 45,7 13 37,1 Khô miệng 4 11,4 4 11,4 6 17,1 Nhận xét: Tác dụng phụ hay gặp nhất là chán ăn với nhân lần truyền 1, lần 3 có xu hướng tăng thêm. Mệt 62,9% gặp trong lần truyền đầu, có xu hướng tăng dần mỏi gặp ở trên 50% bệnh nhân, tuy nhiên sự thay đổi qua các lần điều trị. Sợ mùi thức ăn gặp ở 54,3% bệnh qua lần 2, lần 3 không có xu hướng rõ ràng. 5
  6. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 4. BÀN LUẬN thấy, tỉ lệ nguy cơ SDD là 77% và điểm PG-SGA trung bình là 7,95 ở thời điểm trước điều trị hóa chất. Sau 4 Nghiên cứu có 35 bệnh nhân tham gia. Tỉ lệ nam giới chu kì điều trị hóa chất, tỉ lệ SDD tăng lên 86,7% và cao hơn nữ giới, lần lượt là 68,6% và 31,4%. Tuổi trung điểm PG-SGA trung bình tăng lên 11,21 [9]. Tỉ lệ SDD bình là 58,3 ± 8,7, với nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm của bệnh nhân UTP trong nghiên cứu của chúng tôi có 80%. Kết quả phù hợp với đặc điểm độ tuổi thường gặp tỉ lệ thấp hơn do 2 yếu tố. Một là, phần lớn bệnh nhân UTP là từ 50 tuổi trở lên, tỷ lệ mới mắc UTP tăng dần của chúng tôi ở giai đoạn sớm (68,6% ở giai đoạn I,II), theo tuổi và thường gặp ở nam giới [4]. Theo nghiên khi mà các triệu chứng ăn uống và thực phẩm ăn vào cứu của Phan Lê Thắng năm 2017, tuổi trung bình của (là những yếu tố để đánh giá PG-SGA) bị ảnh hưởng ít nhóm bệnh nhân là 55,8 ±8,3, trong đó tỉ lệ bệnh nhân hơn so với giai đoạn tiến triển. Hai là thời điểm đánh nhóm tuổi từ 50 chiếm 72,8% [1]. giá của chúng tôi là khi bệnh nhân vào điều trị đợt 1, cách thời gian phẫu thuật khoảng 4-6 tuần. Thời điểm Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu ở giai đoạn sớm này sau khi bệnh nhân đã được loại bỏ khối u thì thường là giai đoạn I và II, đều chiếm 34,3%, giai đoạn IV chỉ cải thiện các triệu chứng ăn uống và thường có tâm lý chiếm 2,8%. Tỉ lệ giai đoạn sớm cao hơn so với dịch “bồi bổ” tốt hơn nên đánh giá PG-SGA ở thời điểm này tễ bình thường của UTP. Khoảng 3/4 bệnh nhân UTP bệnh nhân chủ yếu không có nguy cơ dinh dưỡng. Sau được chẩn đoán ở giai đoạn III-IV, với giai đoạn IV có điều trị hóa chất tỉ lệ nguy cơ dinh dưỡng theo PG-SGA thể chiếm hơn 50% ở những nước phát triển. Tỉ lệ này cũng giảm đi, một phần là nhờ đáp ứng hóa chất, một cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê năm phần là do bệnh nhân được bác sĩ dự phòng và điều trị 2012 trên nhóm bệnh nhân được hóa trị bổ trợ sau phẫu tốt các triệu chứng ảnh hưởng nặng đến ăn uống như thuật thì giai đoạn 1 chiếm 8%, giai đoạn 2 chiếm 46%, nôn, buồn nôn. Ngoài ra do bệnh nhân rất cố gắng ăn giai đoạn 3,4 chiếm 39% [2]. Tuy nhiên nghiên cứu uống trong quá trình điều trị hóa chất, nhiều bệnh nhân của chúng tôi được tiến hành trên nhóm bệnh nhân UTP dù gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến ăn uống vẫn điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật, chỉ định phác đồ cố ăn được bằng lượng thực phẩm như thường ngày, này thường là ở bệnh nhân giai đoạn sớm. hoặc ngay sau những ngày bị giảm lượng thực phẩm, Phân loại TTDD theo BMI trước điều trị, phần lớn bệnh bệnh nhân đã ăn bổ sung lại vào những ngày sau đó, nhân chủ yếu có TTDD bình thường. Tỉ lệ SDD chiếm khi những triệu chứng gây kém ăn đã giảm hoặc mất đi. 14,3%, thừa cân béo phì là 8,6%. Sau 3 đợt điều trị, tỉ Cân nặng trung bình và BMI trung bình sau điều trị lớn lệ SDD và thừa cân béo phì giảm đi, xuống còn 11,4% hơn trước điều trị. Trước điều trị cân nặng, và BMI trung và 0%. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Lang bình lần lượt là 54,5kg và 20,89 kg/m2. Sau điều trị, các J. và CS, tỉ lệ SDD và thừa cân béo phì của bệnh nhân giá trị này tăng lên 54,6 kg và 20,94 kg/m2. Tuy nhiên UTP chiếm phần nhỏ, lần lượt là 14,0% và 21,7%. Tỉ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Theo nghiên lệ thừa cân béo phì ở nhóm bệnh nhân này cao hơn cứu của Lin T. và CS, cân nặng của bệnh nhân sau 4 đợt có thể do sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của điều trị hóa chất giảm từ 65,41 kg xuống 63,01 kg [8]. người Việt Nam (vùng khí hậu nóng) và người Bắc Baldwin và CS quan sát thấy bệnh nhân UTP bị giảm Trung Quốc (khí hậu lạnh hơn) [7]. BMI có mối liên 0,36±3,3kg sau 6 tuần điều trị hóa chất hoặc xạ trị [10]. quan nghịch với nguy cơ UTP. Thừa cân béo phì giảm Mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng cân nặng sau nguy cơ đối với UTP, tuy nhiên nếu béo phì quá mức khi điều trị hóa chất 3 đợt của bệnh nhân trong nghiên (BMI>40kg/m2) lại làm tăng nguy cơ UTP. cứu của chúng tôi không có xu hướng giảm cân nhiều Theo phân loại PG-SGA, tỉ lệ nguy cơ SDD trước điều như các nghiên cứu kể trên. Điều này là do sự khác biệt trị là 34,3% với 14,3% là nguy cơ nặng, điểm trung về giai đoạn bệnh, và sự quản lý các tác dụng phụ của bình là 5±4,79. Sau điều trị, tỉ lệ này giảm xuống 22,9% nhân viên y tế và sự cố gắng ăn uống của bệnh nhân. và không có bệnh nhân nguy cơ nặng. Li R. và CS Ngoài ra, phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đều đã nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ từng được nhân viên của Trung tâm dinh dưỡng lâm (UTPKTBN) giai đoạn tiến triển cho thấy 83,3% bệnh sàng tư vấn dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Điều nhân có nguy cơ SDD (PG-SGA B và PG- SGA C) [8]. này góp phần giúp bệnh nhân ý thức về dinh dưỡng và Theo nghiên cứu của Tie Lin và CS trên bệnh nhân UTP biết cách chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân trong quá (gồm 39,1% UTP tế bào nhỏ và 60,9% UTPKTBN) cho trình điều trị tốt hơn. 6
  7. N.T. Thanh et al / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 1-7 Trong các đợt điều trị hóa chất, tác dụng phụ ảnh hưởng chất tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn đến dinh dưỡng hay gặp nhất là chán ăn với 62,9% gặp thạc sĩ, 2012, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. trong lần truyền đầu, có xu hướng tăng dần qua các lần [3] Linh NT, Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho điều trị. Sợ mùi thức ăn là triệu chứng hay gặp thứ 2, bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện với 54,3% bệnh nhân gặp phải ở lần truyền 1, lần 3 có Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ, 2020, Đại học xu hướng tăng thêm. Mệt mỏi cũng là triệu chứng gặp Y Hà Nội, Hà Nội. ở trên 50% bệnh nhân, tuy nhiên sự thay đổi qua lần 2, lần 3 không có xu hướng rõ ràng. Theo nghiên cứu [4] Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al., Global của Nguyễn Thùy Linh, sau 2 tháng điều trị hóa chất Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng và dạ dày,các triệu of Incidence and Mortality Worldwide for 36 chứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bệnh nhân Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, trong nghiên cứu này hay gặp là chán ăn (40%), mệt 2021, 71(3), 209–249. mỏi (34%), buồn nôn (26%), thay đổi vị giác (20%), [5] Cooley ME, Symptoms in adults with lung nôn (16%), khô miệng (16%), đau (16%), nhiệt miệng cancer. A systematic research review. J Pain (12%), sợ mùi vị thức ăn (12%), tiêu chảy (12%), khó Symptom Manage, 2000, 19(2), 137–153. nuốt (8%), táo bón (8%) [3]. Mặc dù trong nghiên cứu có ghi nhận phần lớn bệnh nhân bị giảm lượng ăn uống [6] Chermiti Ben Abdallah F, Ben Saïd H, Chamkhi trong những ngày gặp các tác dụng phụ nêu trên, tuy N et al., [Assessment of nutritional status in nhiên sau đó bệnh nhân có thể ăn uống trở lại nên tình patients with primary lung cancer]. Tunis Med, trạng sụt cân của bệnh nhân không xảy ra nhiều. 2013, 91(10), 600–604. 5. KẾT LUẬN [7] Lang J, Shao Y, Liao J et al., Patient- Generated Subjective Global Assessment (PG- - Theo BMI, trước điều trị, tình trạng SDD là 14,3%, SGA) predicts length of hospital stay in lung thừa cân béo phì là 8,6%. Sau điều trị hai tỉ lệ này giảm adenocarcinoma patients. Br J Nutr, 2023, xuống còn 11,4% và 0%. 127(10), 1543–1548. - Tỉ lệ nguy cơ SDD theo PG-SGA trước điều trị là [8] Li R, Wu J, Ma M et al., Comparison of PG-SGA, 33,3%, trong đó 14,3% là nguy cơ nặng. Sau điều trị SGA and body-composition measurement in nguy cơ SDD là 22,9%, trong đó không có bệnh nhân detecting malnutrition among newly diagnosed có nguy cơ dinh dưỡng nặng. lung cancer patients in stage IIIB/IV and benign conditions. Med Oncol, 2011, 28(3), 689–696. - 62,9% bệnh nhân bị chán ăn, 54,3% bị sợ mùi thức ăn, 51,4% bị mệt mỏi trong lần truyền đầu. Các tác dụng [9] Lin T, Yang J, Hong X et al., Nutritional status in phụ có xu hướng tăng dần qua các lần điều trị. patients with advanced lung cancer undergoing chemotherapy: a prospective observational study. Nutr Cancer, 2020, 72(7), 1225–1230. TÀI LIỆU THAM KHẢO [10] Baldwin C, Spiro A, McGough C et al., Simple nutritional intervention in patients with advanced [1] Phan Lê Thắng, Nghiên cứu điều trị ung thư cancers of the gastrointestinal tract, non-small phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II, IIIA bằng cell lung cancers or mesothelioma and weight phối hợp phẫu thuật triệt căn và hóa-xạ trị bổ trợ, loss receiving chemotherapy: a randomised Luận án tiến sĩ, 2017, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. controlled trial: Oral nutritional interventions in [2] Nguyễn Thị Lê, Đánh giá kết quả điều trị ung thư cancer and weight loss. J Hum Nutr Diet, 2011, phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa 24(5), 431–440. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2